Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo và hành hương

02/01/201105:16(Xem: 8617)
Phật giáo và hành hương
Pagoda_2
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới. 
 
Du ngoạn, du lịch, hành hương chính là một vài trong những phương cách làm tăng sự hiểu biết, khám phá nhiều lĩnh vực của đời sống. Du lịch là ngành công nghiệp không khói. Phát triển du ngoạn du lịch để thu được nhiều ngoại tệ, đã trở thành chính sách quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế của các nước trên khắp thế giới thời cận đại. Cho dù đó là một cảnh quan thiên nhiên, một di tích văn vật, văn hóa lịch sử, hay nhờ vào kinh tế thương mại phồn thịnh…, tất cả đều đã trở thành nguồn tài nguyên phát triển du lịch của các quốc gia trên khắp thế giới.

Trong sự nghiệp du lịch thì cảnh quan về hang động và chùa tháp của Phật giáo có thể coi là phong phú bậc nhất về cái đẹp nghệ thuật tôn giáo, cho nên tài nguyên cho các hoạt động thăm viếng ngoạn cảnh thật dồi dào. Người xưa đã có câu “Thiên hạ danh sơn tăng chiếm đa” (Những ngọn núi nổi tiếng dưới bầu trời này hầu hết là thuộc về các người tu hành). 
 
Thật vậy, từ xưa hầu hết tự viện của Phật giáo đều được xây dựng ở những nơi núi non trùng điệp, phong cảnh tú lệ. Kiến trúc tự viện vốn đã rất lộng lẫy xinh đẹp, lại lồng với vẻ đẹp tự nhiên của cổ thụ cao ngút, cho nên “danh sơn cổ sát”, “già lam thắng địa”, luôn là điểm đến đẹp nhất mà người đời thường mong muốn tìm tới thưởng thức, chiêm ngưỡng trong những ngày nghỉ ngơi giải trí. 

Đến tự viện của Phật giáo hành hương ngoạn cảnh, ngoài việc trực tiếp mắt thấy tai nghe, trong tâm hồn còn có những cảm nhận sâu sắc về sự khác biệt giữa chốn trần tục xô bồ náo nhiệt với chốn u nhã, tịch tĩnh. Từ đây, tinh thần được nâng cao không gì sánh bằng. Giáo nghĩa, nghi quy, văn hóa, di tích… của Phật giáo, đều có thể mang lại sự khơi gợi, mở rộng tư tưởng, tầm nhìn cho con người, có thể làm cho thân tâm an định, nhẹ nhõm. Ngay cả trong trường hợp người không có tín ngưỡng Phật giáo, cũng có thể yêu thích những chốn an tịnh, hòa nhã này.

Trước đây có những chùa chiền đạo tràng, kiến trúc rất cao hiểm, đặc biệt, rất có giá trị tham quan, ví dụ như chùa Huyền Không ở Sơn Tây, xứng danh là một ngôi tự viện treo bên sườn núi, mỏm đá nhấp nhô, nhìn xuống thung lũng sâu thẳm, hơn ba mươi tòa khác nhau như điện, đường, lâu, các, đan xen vào nhau, phối hợp hài hòa, có tính nghệ thuật cao, hệt như cung vàng điện ngọc đến từ hư không.

Hang đá Mạch Tích Sơn (1)  có quy mô to lớn, các hang động được phân bố rải rác trên các vách núi, đường núi hiểm trở được mở ra trên những vách cheo leo, uốn lượn quanh co, khiến người thưởng thức cảm thấy thỏa mãn; Đại Phật ở huyện Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên, chạm đục trên các vách đá hiểm trở, cao ngút sừng sững, khí thế hùng vĩ, để lại thánh dung muôn thuở, nhìn xuống chúng sinh; ngôi điện Phật bằng đồng (tục gọi là Kim điện) của Kim Đỉnh núi Nga Mi, được vận chuyển đến mãi tận từ Hồ Nam, các cảnh quan khác như bích họa Đôn Hoàng, tạc đá Vân Cương, tứ đại danh sơn, kỳ quan Ngũ Nhạc, cho đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, chùa Thiếu Lâm ở Tung Sơn, Thiên Phật Nhai ở núi Thê Hà Nam Kinh, Cung Bố- đạt-lạp (the Potala Palace) ở Tây Tạng, Phật Quang Sơn ở Đài Loan, chùa Ngô Ca (Vrah Vishnulok) ở Cambodia, Phù-đồ-bà-la (Borobudur, cũng gọi là Thiên Phật Đàn) ở Indonesia, tháp Đại Kim ở Miến Điện, chùa Phật Nha ở Tích Lan… , mỗi nơi đều ẩn chứa tính độc đáo, bản sắc rất riêng mang màu sắc tín ngưỡng văn hóa của họ.

Những giá trị nghệ thuật về chạm trổ hang đá, hội họa tượng Phật, kiến trúc chùa tháp, đến nay trở thành “báu vật” của toàn nhân loại. Ông Trương Kỳ Vân (1900 -1985), người sáng lập Trường Đại học Văn hóa Trung Quốc tại Đài Loan nói rằng: Phật giáo Trung Quốc trước đây thiếu việc hoằng pháp giảng kinh, tuy vậy vẫn có nhiều người tin theo Phật giáo, là bởi vì các công trình kiến trúc có chùa chiền, có Phật tượng, có nội hàm tuyên thuyết pháp âm hòa bình cho chúng sinh, cho nên có thể giáo hóa hướng dẫn nhân tâm.

Những phát triển về sự nghiệp ngành du lịch của các nước trên khắp thế giới ngày nay, không chỉ các thánh địa Phật giáo Trung Quốc mới có khách tham quan nhiều như cá diếc qua sông, mà các nơi khác như Nhật Bản (2), Hàn Quốc (3), Thái Lan (4),… cũng là điểm du lịch có lượng người hành hương như dệt, trong đó đặc biệt nhất là quốc gia Ấn Độ – nơi mà Đức Phật từng có nhân duyên hoằng hóa sâu sắc nhất có lượng người hành hương rất lớn: như vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) nơi Đức Phật ra đời, cây cổ thụ ở Bồ- đề-già-gia (Buddhagaya) là nơi Đức Phật giác ngộ đạo giải thoát, vườn Lộc dã (Mrgadava) nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên, cho đến thành Câu-thi na-la (Kuśinagara) nơi Đức Phật nhập Niết-bàn (Nirvāna), hay tinh xá Kỳ Viên (Jetavana Vihara), thành Ngọc Xá (Rajagrha), A-khương- đạt (Ajanta), núi Linh Thứu (Gijjhakuta), tinh xá Trúc Lâm (Veṇuvana), đều là thánh địa Phật giáo khiến con người luôn ngưỡng vọng hướng về.

Tiếp đó, đến Hàn Quốc thăm viếng chùa Tam Bảo có lịch sử trên ngàn năm, như chùa Phật Bảo Thông Độ, chùa Pháp Bảo Hải Ấn, chùa Tăng Bảo Tùng Quảng; ngoài ra còn có chùa Quan Âm Đạo Tràng Lạc Sơn gần biển, cũng đặc biệt có nét hiện đại độc đáo. Đến Nhật Bản tham quan các chùa Đường Chiêu Đề, chùa Dược Sư, chùa Đông Đại ở cố đô Nại Lương được ghi chép trong lịch sử, đều là danh lam chan chứa phong cách cổ, trứ danh cả thế giới. Đến Thái Lan thì có chùa Ngọc Phật, chùa Đại Lý Thạch, chùa Trịnh Ngọc, chùa Pháp Thân, nhất là tiện đường dạo chơi bên bờ sông Mê Nam (Chao Phray, một nhánh của dòng Mekong), càng có thể làm cho cuộc lữ trình của du khách thêm phần thơ mộng và ý vị.

Với một hành giả Phật giáo, hành cước du phương chính là một kiểu đi đây đi đó tham học khắp mọi phương xứ, một hình thức tầm sư phỏng đạo, cũng là một sự trải nghiệm trong đời sống. Mỗi lúc đến một thắng địa ở một quốc gia nào đó, đều cần phải dùng “tâm” để tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa lịch sử, phương thức sinh hoạt, một mặt mở rộng tầm nhìn, mặt khác quán chiếu tự tâm, bởi vì non xanh nước biếc, tùng lâm thảo mộc…, không chỗ nào không bao hàm trong một bộ đại thư “sinh mệnh” này; “vũ trụ đại thiên, nhân gian bách thái”, không một “ngõ ngách” nào không phải là cơ hội để thực hành tham thiền ngộ đạo. Cho nên, du ngoạn du lịch hành hương cũng có thể nói là thông qua học tập quan sát, đạt được quang minh, tâm khai ý tỏ. „

Nguồn: Phật giáo và thế tục, in trong bộ sách Phật học giáo khoa thư của Đại sư Tinh Vân, NXB. Từ Thư Thượng Hải, năm 2008, trang 43 – 46

1. Còn có tên là Mạch Tích Nhai, một trong những hang đá nổi tiếng của Trung Quốc; nằm ở phía Đông nam, cách thành phố Thiên Thủy, tỉnh Cam Túc khoảng 45km.

2. Nhật Bản lấy Phật giáo làm quốc giáo, khắp nơi đều có thể thấy tự viện Phật giáo trang nghiêm, ví dụ: Kiến trúc chùa Dược Sư giống như long cung, chùa Pháp Long là kiến trúc được tạo nên bằng gỗ cổ xưa nhất hiện đang tồn tại trên thế giới hiện nay, Kim Đường của chùa Đông Đại là đại Phật điện được tạo bằng gỗ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra, còn có rất nhiều tự viện, đạo tràng có giá trị du lịch, hành hương khác, cụ thể như chùa Đường Chiêu Đề, chùa Hưng Phước, chùa Vĩnh Bình, chùa Cao Sơn, chùa Bổn Nguyện, chùa Tổng Trì, chùa Hiếu Ân, chùa Tứ Thiên Vương, chùa Kim Các, chùa Trung Quan, chùa Thanh Thủy…

3. Phật giáo Hàn Quốc được truyền vào từ Trung Quốc trong khoảng năm 327 Công nguyên, đến nay đã có hơn 1.600 năm, tín ngưỡng Phật giáo đã đặt nền móng văn hóa bền vững cho xứ Kim chi, cũng đã lưu lại nhiều tài nguyên du lịch hành hương cho xứ sở này.

4. Thái Lan là quốc gia Phật giáo “kim bích huy hoàng” (nguy nga lộng lẫy), tự viện là cột mốc quan trọng nhất Thái Lan, chỉ tính riêng Băng-cốc đã có tới 300 ngôi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 59860)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 5126)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 5507)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 5343)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 6473)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 4363)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 3332)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 6034)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3905)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 5517)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]