Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1- Nuôi Dưỡng Lòng Vị Tha

14/05/201317:46(Xem: 3708)
1- Nuôi Dưỡng Lòng Vị Tha


THẾ GIỚI HÒA ĐỒNG

HỘI LUẬN GIỮA H.H THE DALAI LAMA& TÁM NHÀ TÂM LÝ HOA KỲ

Bản dịch:Chân Huyền

Nhuận sắc: Chân Văn

CHƯƠNG 1

NUÔI DƯỠNG LÒNG VỊ THA

Diễn văn của Đức Đạt lai lạt ma

Từ bi, tình yêu và lòng vị tha không phải chỉ là những đức tính được các tôn giáo đề cao, giảng dạy. Loài người, ngay cả loài vật, đều cần lòng vị tha và tình thương mến, để có thể phát triển, tồn tại và sống còn. Khi chưa ra đời, còn trong bụng mẹ, sự bình an của mẹ đã có liên quan mật thiết với sự bình an của chúng ta. Ngày từ những tuần lễ đầu đời, là thời gian quyết định cho sự phát triển của đứa trẻ, một cái vuốt ve giản dị của bà mẹ cũng rất quan trọng cho bộ óc chúng ta được nảy nở. Suốt mấy năm sau đó, chúng ta không thể sống còn nếu không có sự trìu mến và tình thương của mẹ hay của một người khác. Nay khôn lớn rồi, ta vẫn cần có người mình tin cậy được, có người ban cho mình sự trìu mến. Và lúc về già, ta lại cần lệ thuộc nhiều vào tình thương mến của mọi người. Đời sống con người là vậy.

Tương lai chúng ta tuỳ thuộc vào giới trẻ. Để cho lớp người này khi khôn lớn trở thành một thế hệ lành mạnh, chúng ta cần tạo cho họ một môi trường nhiều tình thương từ khi họ còn nhỏ. Chúng ta có thể nhận diện một cách dễ dàng những trẻ em mà cha mẹ không chăm nom chúng vì những lý do riêng tư nào đó. Chúng luôn có những cảm giác bất an, không nơi nương tựa. Tâm trí hay bị xao động, và kết quả là cuộc đời chúng cũng bị hư hao cách này hay cách khác. Trong một gia đình lành mạnh, trẻ luôn nhận được tình thương mến và sự che chở, chúng sẽ sung sướng và phát triển lòng tự tin. Vì vậy chúng sẽ khoẻ mạnh hơn, sống cuộc đời có giá trị hơn. Lòng từ bi và tình thương yêu là những yếu tố quyết định trong chuyện này.

Mục đích của đời sống là gì? Tôi tin rằng sự hài lòng, vui vẻ và hạnh phúc là những mục tiêu tối hậu của đời sống. Và căn bản của hạnh phúc là thiện tâm, lòng từ bi và tình thương yêu. Nếu chúng ta có những thứ này, dù gặp nghịch cảnh, ta cũng ít bị phiền trược. Mặt khác, nếu chúng ta thiếu từ bi, nếu tâm ta tràn đầy giận hờn, thù hận, thì sống trong hoàn cảnh nào ta cũng không được bình an. Thiếu từ bi, ta sẽ thấy bất an, do đó sanh tâm sợ hãi và thiếu tự tin. Một biến cố nhỏ cũng làm tâm thức ta bị lung lay. Nhưng nếu tâm an, thì dù chuyện nghiêm trọng có xảy tới, ta cũng sẽ biết cách đối phó.

Muốn xử dụng được tất cả trí thông minh của con người, ta phải có bình tâm. Nếu vì giận dữ mà ta mất thăng bằng thì khó mà ta xử dụng được trí thông minh một cách tốt đẹp. Trí thông minh đó sẽ bị xử dụng một cách lầm lẫn nếu chúng ta bất an, bị những tư tưởng yếm thế ảnh hưởng. Hãy coi lại lịch sử loài người vài ngàn năm qua, nhất là trong thế kỷ 20 này, chúng ta sẽ thấy những thảm kịch như vụ Holocaust (Hitler giết tập thể người Do Thái hồi thế chiến thứ hai 1939-1945). Nó xảy ra là do lòng thù hận, sợ hãi và nghi ngờ. Và chúng ta cũng chứng kiến nhiều phát triển tốt đẹp nhờ những trạng thái tinh thần thiện hảo như lòng từ bi chẳng hạn.

Trong nền kinh tế thế giới thời hiện đại, mỗi quốc gia đều có liên hệ mật thiết với các quốc gia khác. Ngay cả những nước không thân thiện nhau cũng vẫn phải hợp tác về kinh tế và về cách sử dụng tài nguyên chung của thế giới. Vậy thì, trong gia đình cũng như ngoài thế giới. Loài người cần có sự hoà hợp và tinh thần hợp tác. Sự hợp tác chân thật không do sức mạnh, mà do sự tương kính lẫn nhau, trong đó tinh thần vị tha chính là một yếu tố căn bản.

Khi một cá nhân có tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng nhân loại, người đó tự nhiên sẽ chăm sóc sinh môi chung, trong đó có cả việc làm cho sự gia tăng nhân số và phát triển kỷ nghệ chậm bớt lại. Nếu chúng ta suy nghĩ hẹp hòi, chỉ nhìn quanh mình thôi, chúng ta sẽ không xây dựng được một tương lai tốt đẹp. Trong quá khứ, khi ta coi thường hậu quả việc mình làm thì còn đỡ nguy hiểm . Nhưng ngày nay, với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể tạo ra những hậu quả lớn hơn nhiều, dù tốt hay xấu. Sự đe doạ của vũ khí nguyên tử, và những khả năng phá huỷ môi sinh, tỷ như việc phá rừng, gây ô nhiễm, tầng ô-zôn (ozone) bị thủng… đã tới mức cần báo động. Chúng ta có thể thấy được những mối nguy hiểm tiềm tàng đó. Tuy nhiên, có những mối nguy ít nhận biết được nhưng chúng còn nguy hiểm hơn nhiều, như lớp đất màu-tài nguyên thiên nhiên đang biến mất. Vì tới khi chúng ta thấy được ảnh hưởng của chuyện này, thì đã quá trễ!

Vậy thì, nói cho cùng, muốn có sự hợp tác thật sự, có tinh thần trách nhiệm đích thực căn cứ vào lòng từ bi và vị tha, chúng ta phải biết tương kính, phải biết chăm lo-không phải chỉ cho loài người-mà cho cả các loài sinh vật và môi trường trái đất nữa. Chúng ta phải giảm bớt sự xâm phạm và quấy động thiên nhiên đi. Tinh thần vị tha là chìa khoá của việc tạo hạnh phúc cho cá nhân, gia đình, quốc gia và cộng đồng thế giới.

Khi tôi đi vòng thế giới, gặp gỡ những người thuộc các khuynh hướng khác nhau, tôi nhận ra thời nay, nhiều bạn tỏ ra thật sự quan tâm tới những vấn đề này và có cùng quan điểm như tôi vừa trình bày. Vấn đề căn bản là làm sao chúng ta có thể phát triển và duy trì lòng từ bi. Các tôn giáo giúp chúng ta rất nhiều, nếu chúng ta có tín ngưỡng. Nếu bạn không có tín ngưỡng, bạn cũng vẫn có thể sống hạnh phúc được. Lòng từ bi, tình yêu, sự tha thứ không phải là những xa xí phẩm. Đó là những điều căn bản khiến chúng ta sống còn.

Khi tôi nói về sự quan trọng của lòng từ bi và tình yêu, người ta thường hỏi tôi làm sao để phát triển nó? Điều này không dễ. Tôi không tin là có một phương thức nào đặc biệt khiến cho người ta có thể phát triển những đức tính này ngay lập tức. Bạn không thể chỉ bấm một cái nút là chúng hiện ra. Tôi biết có nhiều người kỳ vọng ở Đạt lai lạt ma những chuyện như vậy. Nhưng thật ra, tôi chỉ có thể hiến tặng những kinh nghiệm của riêng tôi mà thôi. Nếu bạn thấy điều gì hữu ích, tôi mong bạn cứ xử dụng nó. Nếu bạn không quan tâm tới những chuyện này thì cứ bỏ qua, cũng không sao.

Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu bằng cách tìm hiểu cuộc sống hàng ngày của chính mình, và quan sát những câu chuyện của người chung quanh để thấy những hệ quả của sân hận, hay của lòng từ bi, tình yêu thương. Nếu chúng ta để tâm so sánh hai thái độ này, ta sẽ hiểu sâu hơn về những hậu quả tiêu cực của lòng sân hận, về những hậu quả tích cực của lòng thương người. Khi mà chúng ta tin chắc vào lợi ích của lòng vị tha, và sự thiệt hại của sân hận – bao giờ nó cũng làm ta đau khổ - thì ta sẽ cố gắng để bới giận dữ. Chúng ta sẽ cẩn trọng hơn. Chúng ta thường nghĩ sự sân hận bảo vệ, giúp chúng ta chống lại chuyện gì đó, nhưng đó là một quan niệm lầm lẫn. Điều quan trọng là ta phải thấy những hậu quả tệ hại của lòng sân hận. Tôi thấy sân hận không có ích lợi gì cả.

Đôi khi người ta tưởng rằng khi gặp một thiên tai hay bị người đồng loại làm đau khổ, nếu ta tức giận thì ta sẽ có nhiều năng lực và can đảm để tranh đấu. Nhưng theo kinh nghiệm riêng, tôi thấy dù cơn giận có cho ta năng lực, thì đó cũng là một sức mạnh mù quán, khó lòng kiểm soát nó được. Trong lúc giận đó, ta có thể bất cần, nhưng sau vài phút, ta sẽ rất hối tiếc. Khi giận dữ, ta thường nói những lời lẽ cay độc, lỗ mãng mà sau không thể rút lại được. Nhưng khi cơn giận hết rồi, ta sẽ thấy mình thật đáng ghét lúc gặp lại người kia, chỉ vì khi sân si, chúng ta đã mất hết lý trí, gần như điên vậy. Có nhiều loại và nhiều trình độ giận dữ. Khi giận ít ta còn kiểm soát nó được, nhưng khi có những cái sân hận lớn hơn, mạnh hơn, ta phải tìm những kỹ thuật khác để xử lý nó. Ngay khi ta nhìn thấy tính cách tiêu cực của tình cảm này, là cái giận đã giảm bớt cường độ rồi.

Tôi là người quê ở miền Bắc xứ Tây Tạng. Dân vùng đó thường rất nóng tính. Vậy nếu tôi có giận, tôi có thể vịn vào đó để được tha thứ. Khi tôi 15 hay 20 tuổi, tôi khá nóng nảy. Nhưng sau nhờ học đạo Bụt và trải qua nhiều khó khăn, tôi tiến bộ nhiều trong việc giữ cho tâm an bình. Những hoàn cảnh khó khăn là cơ duyên rất tốt để tập luyện tâm tính. Nó cho ta cơ hội nảy nở được mối quyết tâm.

Ngày nay so với hai mươi hay ba mươi năm trước, tâm tôi vững chãi hơn nhiều. Dĩ nhiên đôi khi tôi cũng còn bị xao động, nhưng trạng thái này biến đi khá nhanh, và nóng giận thì hầu như không còn. Kết quả là tôi sống hạnh phúc, vui vẻ hơn. Khi nghe phải một tin rất xấu, tôi bị khó chịu mất vài phút, nhưng sau đó không bị phiền não gì nữa. Nhờ tu tập, chúng ta có thể thay đổi, chúng ta có thể tự cải thiện. Kết quả tu luyện đối với tôi, là tâm tôi tương đối bình an. Tôi không bao giờ phải dùng thuốc ngủ, và khi nào ăn cũng ngon miệng. Qua kinh nghiệm riêng, tôi tin chắc rằng khi bớt sân hận chúng ta sẽ mạnh khoẻ hơn, hạnh phúc hơn, cười nhiều hơn và có nhiều bạn hơn.

Trí thông minh là ưu điểm số một của con người. Nó có thể ước định những hệ quả ngắn hay dài hạn của những công việc ta muốn làm. Nhưng nó không còn sáng suốt khi ta bị chao đảo bởi những cảm xúc mãnh liệt. Khi ta hành động trong cơn giận, ta không biết là có hiệu quả hay không. Nhưng nếu không giận dữ, ta có thể phân tích tình hình và biết có nên phản ứng mạnh mẽ chăng. Nếu cần, ta sẽ phản ứng mà sau đó không ân hận. Nếu chúng ta thật sự có tinh thần liên đới trách nhiệm, ta cũng quan tâm tới những người liên hệ và hậu quả lâu dài đối với họ. Nhìn rõ như vậy, ta sẽ thấy là những phản ứng trong khi không giận dữ thường có hiệu quả và thích hợp với hoàn cảnh hơn. Sân hận chỉ mang cho chúng ta một ít năng lực, nhưng chúng ta cũng có thể vận dụng năng lực từ những thứ khác để không gây đổ vỡ cho ta và cho người khác.

Chúng ta hay đồng hoá, coi một người trực tiếp hay gián tiếp làm hại chúng ta là “kẻ thù”. Bình thường ta không ưa kẻ thù. Ta thường nhìn người mà ta gọi là kẻ thù như một thực thể hoàn toàn ở bên ngoài ta, tỷ dụ như một người hay một nhóm người xâm phạm tài sản, làm hại bạn bè, hoặc định giết hại ta. Nhưng nếu chúng ta Quán sâu hơn, ta sẽ thấy là 3 thứ - của cải, bạn bè, và thân mạng mình - đều không phải 100% là nguồn hạnh phúc của mình. Đôi khi vì tài sản, ta phiền não nhiều hơn; vì bạn bè, ta gặp rắc rối hơn, và vì thân mạng mình, ta bị nhiều đau đớn. Ví thử những liên hệ đó là những nguồn hạnh phúc của ta, thì sự thật ra sao? – Ta có thể nói đó là 70 hay 80% những nguồn hạnh phúc không thể là 100% được.

Mặc khác cái tâm an nhiên và tự tại là một nguồn gốc rất quan trọng của hạnh phúc. Gần như chắc chắn là khi tâm bạn an thì bạn sẽ vui (lạc). Một kẻ thù từ bên ngoài, dù mạnh tới đâu, cũng không thể đánh thẳng vào cái tâm an nhiên của mình được, vì sự an nhiên đó không có hình sắc (vô tướng). Nguồn hạnh phúc chân thật này chỉ bị cái sân hận của chính ta phá huỷ mà thôi. Vậy, kẻ thù thật sự của ta, kẻ phá hoại hạnh phúc của ta chính là cái giận.

Xin hãy suy nghĩ theo những dòng chữ này như một sự thực nghiệm, hay một nghiên cứu khoa học. Khi một nhà khoa học nghiên cứu chuyện gì, nếu họ thấy điều ích lợi, họ sẽ nuôi dưỡng chúng. Nếu thấy cái gì có hại hay độc địa, họ sẽ tránh. Tâm ta cũng vậy. Ta có nhiều tâm thức khác nhau, nhiều ý tưởng, cảm giác, mọi thứ đều có ảnh hưởng vào hạnh phúc của chúng ta. Khi chúng ta tự quán sát tâm mình, ta có thể nuôi dưỡng những tâm thức nào tích cực, có lợi và tránh những tâm thức tiêu cực, có tính phá hoại. Điều khác nhau giữa sự nghiên cứu khoa học và quán sát tâm thức là khi làm khoa học ta cần có phòng thí nghiệm rộng rãi, phòng ốc nhiêu khê, và một số vốn khổng lồ. Trong thế giới nội tâm, ta chỉ cần quán tưởng coi những tư tưởng nào có ích, cái nào có hại, và luôn luôn cố gắng phát triển những gì mình thích mà thôi. Với thời gian, tâm tình bạn sẽ trở nên thăng bằng hơn, bạn sẽ tự thấy mình hạnh phúc và bình an hơn nhiều. Đây là một thứ thiền tập cho tâm thức, rất đáng tập và rất giản dị.

Nụ cười là một đặc điểm đẹp nhất của loài người. Không có mấy giống vật biết cười. Tôi mới đi thăm “thế giới biển cả” (Seaworld) tại San Diego, thấy nhiều giống vật rất thông minh và giống loài người lắm, nhưng chúng không biết cười! Có hai loại cười khác nhau: cười hồn nhiên và cười giả tạo. Nếu ta cười thật sự và thành thật, hiện khởi từ lòng thương người, thì cái cười làm cho ta dễ chịu lắm.

Mỗi ngày khi thức giấc, ta tự bảo “hãy thương người”. Nếu ta có thái độ vị tha đó, nhiều điều thuận lợi sẽ xảy ra. Nhưng nếu ta thức giấc trong hờn giận hay ghen tuông, những cảm thọ tiêu cực này sẽ khiến chúng ta suốt ngày nghi ngờ, khó chịu. Khi chúng ta thành thật tìm hiểu và phân tích những điều này tuỳ theo kinh nghiệm sống của chính mình hay theo lời kể lại của hàng xóm, thì dần dần, ta sẽ lấy lại được thăng bằng và khả năng nhận ra ngay khi bắt đầu có những cảm thọ tiêu cực.

Tôi thực tập những điều vừa nói, và tôi biết nó rất hữu ích. Tôi ráng thành thật với tất cả mọi người, kể cả người Trung Quốc. Nếu tôi nuôi dưỡng, phát triển những cảm thọ độc ác, giận dữ, thù hận, thì ai là người sẽ bị thiệt? Tôi sẽ mất hạnh phúc, ngủ không yên, ăn không ngon, và lòng sân hận của tôi cũng chẳng làm hại gì được người Trung Quốc. Nếu tôi bị dao động, thể chất tôi sẽ bị yếu đi, và tôi sẽ chẳng đem hạnh phúc được cho ai nữa.

Một số người có thể phe bình tôi, nhưng tôi ráng sống an lạc. Nếu tôi muốn làm việc có hiệu quả cho Tự Do và Công Lý, cách tốt nhất là tôi phải không thù hận, không có ác tâm. Nếu chúng ta an nhiên và thành khẩn, ta có thể làm việc rất nhiều trong vòng ba bốn mươi năm. Tôi nghĩ như vậy vì tôi nhất quyết chọn phương cách bất bạo động, căn cứ vào tình nghĩa huynh đệ. Công việc tôi làm đã có đôi chút kết quả.


----o0o---

Vi tính: Tường Chánh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/09/2010(Xem: 3865)
Trong cuộc tấn công khủng khiếp, hồi 9 giờ sáng thứ ba 11 tháng 9 năm 2001 một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boing đang trên đường bay hướng về thành phố New York và thủ đô Washington. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Trung Tâm Thương mại Thế giới ở New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút.
10/09/2010(Xem: 58929)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 5101)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 5470)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 5303)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 6440)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 4311)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 3305)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5987)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3884)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]