Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[19]- CẦU NGUYỆN VÀ THỜ CÚNG - Tiến Sĩ G.P. Malalasekera

14/05/201313:36(Xem: 4046)
[19]- CẦU NGUYỆN VÀ THỜ CÚNG - Tiến Sĩ G.P. Malalasekera

Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo

Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996

Thích Tâm Quangdịch
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000

---o0o---

(V)

TU HÀNH PHẬT GIÁO

---o0o---

19

CẦU NGUYỆN VÀ THỜ CÚNG

Tiến Sĩ G.P. Malalasekera

Người ta thường hỏi: "Người Phật Tử có cầu nguyện không?" "Người Phật Tử đến Chùa làm gì?" và " Thái độ của Người Phật Tử đối với cầu nguyện như thế nào?"

Cầu nguyện và thờ cúng thực ra hình thành một phần trọn vẹn của nhiều tôn giáo. Trong Phật Giáo, cầu nguyện có nhiều ý nghĩa. Trong tôn giáo hữu thần tin vào Thượng Ðế toàn năng có quyền vô hạn là Ðấng Sáng tạo thế giới, là cha của tất cả sinh vật, cầu nguyện có nghĩa chính là cầu khẩn Thượng Ðế, yêu cầu Ngài, xin Ngài hướng dẫn và che chở, ban sức khỏe và hạnh phúc và tha thứ các tội lỗi.

Phải nói rằng ngay từ đầu người Phật Tử không tin vào một Thượng Ðế như vậy và cũng không cầu nguyện theo ý nghĩa ấy. Người Phật Tử tin vào Nghiệp luật nói hạnh phúc hay bất hạnh phúc là kết quả về hành động của chính mình. Thịnh vượng hay ngược lại được tạo ra cho mỗi cá nhân bởi hành vi, lời nói và tư tưởng của cá nhân ấy. Nghiệp luật vô tư, không có tác nhân nào sau nó, chỉ huy hay quản trị nó. Vô tư, nó không nhân từ mà cũng không tha thứ. Tội lỗi chỉ có thể chuộc bằng cách làm điều thiện, điều thiện sẽ khắc phục được hậu quả của hành động tội lỗi. Tội lỗi theo ý nghĩa Phật Giáo không phải là vi phạm hay không tuân theo luật đặt ra có tính cách độc đoán của thượng đế bắt chúng sanh phải theo mà là hành động sai lầm của thân, khẩu, ý nó làm hỏng tính nết và cản trở sự phát triển nhân cách.

Vậy nên trong Phật Giáo không có cầu nguyện được chấp nhận theo ý nghĩa thông thường của từ này trên trần thế. Con người tự mình chịu trách nhiệm về điều thiện và tội lỗi, sung sướng và nghèo khổ và không chịu trách nhiệm cho ai cả. Thế giới không tùy thuộc vào sự tiến bộ hay thịnh vượng dựa vào bất cứ một người bên ngoài nào và nó không được xây dựng bởi một ai bên ngoài cả.

Người Phật Tử làm gì khi đến thăm chùa? Họ làm nhiều điều. Không có một ngày đặc biệt để thăm viếng chùa chiền tuy có ngày trăng tròn, ngày trăng mới mọc là những ngày rất phổ thông trong số nhiều người Phật Tử. Vào những ngày đó những người mộ đạo tu bát quan trai giới, mặc đồ trắng, đồ trắng tượng trưng sự đơn giản, thanh tịnh, và khiêm nhường. Những người mộ đạo này mang theo hoa, dầu, hương và đôi khi bột gỗ đàn hương và long não. Tại Chùa, họ rửa chân tay vì thanh tịnh thân xác và tâm tư được Ðức Phật ca ngợi. Trong chùa có nhiều bàn thờ và nhiều chỗ để dâng đồ cúng. Chỗ bàn thờ chính được gọi là Vihara(Chánh Ðiện) có nghĩa là tịnh xá nơi Phật cư ngụ.

Từ Viharakhởi đầu dùng có nghĩa là chỗ ở của Ðức Phật. Sau này nó cũng được dùng để chỉ chỗ ở của các thầy tu. Trong nghĩa ấy nó tương đồng với từ tu viện. Vihara cũng bao hàm hình ảnh của Ðức Phật, gợi ý cái gì đáng giá và đáng chú ý. Với người Phật Tử, hình ảnh tự nó không phải là một đối tượng để thờ phượng, nó chỉ là biểu tượng và tượng trưng Ðức Phật. Hình ảnh giúp cho người mộ đạo nhớ lại những đức hạnh vĩ đại của Ðấng Giác Ngộ. Về mục đích của sự thờ phượng, thật ra là không quan trọng dù có hình ảnh hay không hình ảnh nhưng hình ảnh giúp cho hành giả tập trung tư tưởng. Trong việc lễ lạy một hình ảnh, người Phật Tử không phải là một người sùng bái thần tượng gỗ, đất sét, hay bằng đá, và sự buộc tội người Phật Tử sùng bái thần tượng là do ngu muội hoặc cố ý xuyên tạc.

Có một điểm đáng lưu ý nữa là dùng từ Vihara để chỉ tòa nhà chứa đựng những vật tượng trưng cho Ðức Phật. Như đã nói trước đây, từ đó có nghĩa là một tịnh xá, cho nên với người Phật Tử, Vihara là nơi Ðức Phật sống, không những trong quá khứ mà ngay bây giờ trong hiện tại. Sự thờ cúng Ðức Phật không phải là cho một người nào đó chết, đã ra đi và không còn nữa mà là đối với một người nào đó vẫn sống và hiện diện trước mặt mình. Ðiều đó không có nghĩa là người Phật Tử tin tưởng Ðức Phật đã nhập diệt trước đây tại Câu Thi Na bây giờ vẫn sống tại một nơi đặc biệt nào đó và đang thực sự hoạt động trên đời. Nhưng người Phật Tử, vinh danh Ðức Phật, giống như hồi tưởng trong tâm đời sống hiện tiền của Ðức Giáo Chủ để hành động thờ cúng của mình sống động và có nghĩa lý.

Ðức Phật đã qua đời nhưng ảnh hưởng của Ngài vẫn còn tỏa trên thế giới như hương thơm mà mùi ngào ngạt vẫn tiếp tục bay tỏa dù chất liệu tạo ra đã không còn. Cảm nghĩ của người Phật Tử là những đồ dâng cúng của mình cho một người vẫn còn sống, cho Pháp Phật vẫn còn, và ký ức về cá tính rực rỡ của Ngài vẫn mãi mãi xanh tươi. Ðiều này giải thích tại sao một số Phật Tử dâng cúng đồ ăn và đồ uống tại các bàn thờ. Những lễ vật như thế duy nhất tượng trưng sinh khí về niềm tin và sự thành tâm của họ; không môt ai, cả đến người Phật tử ngu muội nhất tin là Ðức Phật hiện nay lại ăn và uống các lễ vật ấy. Ðó là cách thức Phật Giáo bày tỏ một hình thức lý tưởng quan niệm của chúng ta về Ðức Phật như một ảnh hưởng sống động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Dâng hoa và hương là một sự dâng lễ thờ phượng, một hành động vinh danh, tôn thờ và tri ân dù lễ vật này không có giá trị thực chất. Cũng giống như chúng ta dâng một vòng hoa hay một bó hoa cho một người nào đó với ước vọng giãi bày lòng tôn kính, kính trọng, cảm tình và lòng tri ân của chúng ta. Dâng cúng hoa và hương được theo sau bởi lời tụng câu kệ nhắc nhở trong tâm đến những đức hạnh tuyệt vời của Ðức Phật.

Như Ngài Hòa Thượng Nanamoli đã nói: "Ðức Phật quả là một Ðấng Ban Phước Lành đã chấm dứt tất cả phiền não và khổ đau, Ngài là người toàn bích, đáng được vinh danh, Ngài đã đạt được trí tuệ tối thượng và giác ngộ, Ngài đã chỉ dẫn con đường của kiến thức chính đáng, tư cách đạo đức, Ngài đã tìm ra hòa bình và hạnh phúc, nhận thức ra chân lý về thế giới, như một nhà hướng đạo và một người bạn không ai có thể bì kịp cho những ai muốn tìm đến sự hướng dẫn cũa Ngài, Ngài là thầy của trời và người."

Phải chú ý rằng không có yêu cầu để được ưu đãi, không có van nài để được che chở, mà là nhớ và diễn tập lại đức hạnh của một vĩ nhân, đối với người Phật Tử đó là con người vĩ đại nhất từ trước tới nay.

Sau đây trong một bài kệ khác người mộ đạo tuyên bố chấp nhận Ðức Phật là vị Ðạo Sư, là người chỉ đạo chừng nào mình còn sống, và bằng đức hạnh của sự kiện này hạnh phúc sẽ đến với mình. Ðó là sự xác nhận niềm tin của người ấy vào Ðức Phật và chấp nhận lối sống do Ngài vạch ra. Quan trọng hơn nữa là người mộ đạo bày tỏ lòng cương quyết tự thắng mình nhằm đạt an lạc Niết Bàn mà Ðức Phật đã đạt được do sự tu tập đức hạnh và chứng đắc trí tuệ. Người mộ đạo nhớ trong tâm là trong hàng loạt sanh tiếp diễn, trong một thời gian dài, Ðức Phật (được biết trước đây là vị Bồ Tát hay người tìm cầu giác ngộ hoàn toàn) trau dồi những đức tính ấy dẫn chúng sanh đến toàn hảo và giác ngộ tối thượng. Trên con đường tu tập, Vị Bồ Tát hay Phật-sắp-thành, coi sự cố gắng không quá khó khăn, không có sự hy sinh quá lớn. Không chỉ trong một lần sinh mà trong nhiều lần sinh, Ngài đã hy sinh mạng sống theo nguyên tắc mà Ngài đánh giá cao để phục vụ người khác.

Tất cả mọi người đều có thể trở thành Phật, nếu họ quyết tâm và có thiện chí theo con đường Phật Ðạo. Ðức Phật không đạt cái vĩ đại mà những người khác không thể đạt được. Lối sống của Ðức Phật gọi là Pháp và người mộ đạo nhớ lại bằng câu kệ, đức tính và những đặc đặc điểm và đặc tính nổi bật của giáo lý. Vậy nên Phật Pháp được nói đến rõ ràng không huyền bí hay bí mật đằng sau mà hoàn toàn mở rộng như một bàn tay mở ra mà sự hữu hiệu được biểu hiện là rõ ràng và và hiển nhiên có bằng chứng, Phật Pháp bất diệt và vô tận, lúc nào cũng tốt đẹp khắp mọi nơi mọi lúc, chấp nhận thử thách, mời điều tra và nghiên cưú, Phật Pháp không chút dấu giếm, không nằm trên tin ngưỡng mà trên sự tin chắc, không mơ hồ mà xác thực trong mục tiêu vạch ra, mà chân lý và hạnh phúc có thể đạt được bởi cá nhân và nỗ lực tích cực không tùy thuộc vào ai khác mà hùng mạnh xiết bao .

Người mộ đạo cũng nhớ lại sự khuyến khích và mở mang tinh thần của chính mình đang có, và thường là đã có, những người tự hiến dâng cho sự nhận thức toàn vẹn Pháp, con đường giải thoát, tranh đấu nghiêm chỉnh để tiến tới mục tiêu của sư tìm kiếm - loại bỏ tham, sân và si. Họ là những tấm gương của đời sống lương hảo, hạnh kiểm tốt, chính trực, không có gì đáng trách trong cư xử, đáng được vinh danh và tôn kính, đáng được mọi người biết. Những người cao thượng này được biết là Tăng Già hay cộng đồng của những đệ tử giác ngộ làm trong sạch thế giới bằng điều thiện và tính chất thiêng liêng của đời họ, tránh tội lỗi, thúc đẩy điều lành, và tràn đầy vũ trụ với tư tưởng hữu nghị, thiện chí và hòa bình. Người mộ đạo cúng dường cho những người thoát ly gia đình thực hành hạnh bố thí và rộng lượng. Nhớ đến những người cao thượng này trong niềm hiếu thảo, người Phật Tử tu tập giữ giới và tràn ngập tâm tư với tư tưởng cao cả, người đó dấn mình vào sự tu tập mức độ cao hơn - thiền định hay trau dồi tâm (bhavana).

---o0o---



Source : BuddhaSasana Home Page

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2017(Xem: 8083)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 9166)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 9775)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 12836)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 5321)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 24672)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13429)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 10137)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
24/04/2016(Xem: 31815)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15140)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567