Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[27]- BỒ TÁT, LÝ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO - Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula

14/05/201313:42(Xem: 4121)
[27]- BỒ TÁT, LÝ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO - Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula

Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo

Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996

Thích Tâm Quangdịch
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000

---o0o---

(VI)

TỔNG QUÁT

---o0o---

27

BỒ TÁT, LÝ TƯỞNG TRONG PHẬT GIÁO

Hòa Thượng Tiến Sĩ W. Rahula

Có một niềm tin lan tràn, nhất là ở phương Tây, là lý tưởng của Nguyên Thủy coi như đồng nhất với Tiểu Thừa, là để trở thành A La Hán, trong khi lý tưởng của Ðại Thừa là trở thành Bồ Tát và cuối cùng đạt trạng thái thành Phật. Phải nói cho minh bạch, niềm tin đó sai. Ý kiến này được truyền bá bởi những nhà Ðông Phương Học vào thời điểm khi sự nghiên cứu Phật Giáo bắt đầu phôi thai ở Tây phương, và một số người đã chấp nhận mà không muốn nhọc công đi vào vấn đề bằng cách nghiên cứu kinh điển và đời sống truyền thống tại các nước Phật Giáo. Nhưng sự thật là cả hai Nguyên Thủy và Ðại Thừa đều nhất trí chấp nhận lý tưởng Bồ Tát là cao nhất.

Thuật ngữ Tiểu Thừa(Cỗ Xe Nhỏ) và Ðại Thừa(Cỗ Xe Lớn) không thấy có trong văn học Nguyên Thủy tiếng Pali. Những từ ngữ này cũng không tìm thấy trong Tam Tạng Kinh Ðiển tiếng Pali hay trong những bộ luận về Tam Tạng Kinh Ðiển. Cũng không thấy có luôn trong biên niên sử tiếng Pali tại Ceylon, những cuốn DipavamsaMahavamsa. Biên niên sử Dipavamsa(vào khoảng thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên) và những bộ luận bằng tiếng Pali ghi nhận Vitandavadins, một phái của những Phật Tử bất đồng quan điểm giữ một vài quan điểm không chính thống về một số vấn đề trong giáo lý của Ðức Phật. Phái Vitandavadinvà Nguyên Thủy đều trích dẫn giống nhau từ những căn cứ đáng tin và đặt tên những kinh trong Tam Tạng Kinh Ðiển hầu hỗ trợ cho lập trường của mình, sự khác biệt chỉ là cách thức giải thích. Biên Niên sử Mahavamsa(thế kỷ thứ Năm trước Công Nguyên) và một bộ luận về Vi Diệu Pháp có nhắc đến Vetullahay Vetulyavadins(Sanskrit: Vaitulyavadin) thay vì Vitandavadin. Từ bằng chứng của kinh điển, không thể nào nhầm lẫn mà coi hai thuật ngữ - Vitanda và Vetulya- tượng trưng cho cùng một trường phái hay cùng một phái.

Chúng ta biết từ cuốn Abbidhamma-Samuccaya, một bộ kinh Ðại Thừa đáng tin cậy (thế kỷ thứ tư sau Công Nguyên) những từ Vaitulya Vaipulya đồng nghĩa, và Vaipulyalà Bồ Tát Thừa. Vậy Bồ Tát Thừa rõ ràng là Ðại Thừa. Cho nên Vaitulya chắc chắn mang nghĩa Ðại Thừa.

Cho nên chúng ta có thể chắc chắn từ VitandaVetulyadùng trong Biên niên sử tiếng Pali và các bộ luận nói đến Ðại Thừa. Nhưng những từ Tiểu Thừa và Ðại Thừa không được họ biết đến, hay bị lờ đi hay không được họ công nhận.

Toàn thể các học giả chấp nhận là những từ Tiểu Thừa và Ðại Thừa là những danh từ đặt ra sau này. Nói theo lịch sử, Nguyên Thủy đã hiện hữu trước khi các danh từ này ra đời. Nguyên Thủy được coi như giáo lý nguyên thủy của Ðức Phật truyền vào Ceylon và thiết lập tại đây vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên trong thời đại Hoàng Ðế A Dục tại Ấn Ðộ.Vào thời đại ấy không có gì được gọi là Ðại Thừa. Ðại Thừa xuất hiện sau này vào khoảng bắt đầu thời đại Ky Tô Giáo. Không có Ðại Thừa thì không thể có Tiểu Thừa. Phật Giáo đi vào Sri Lanka với Tam Tạng Kinh Ðiển và các Bộ Luận, vào thế kỷ thứ ba trước Công Nguyên, vẫn giữ nguyên không thay đổi là Nguyên Thủy, và không trở thành màn tranh chấp giữa Tiểu Thừa và Ðại Thừa được phát triển sau này tại Ấn Ðộ. Cho nên dường như không hợp lý khi bao gồm Nguyên Thủy vào cả hai loại này.

Ðại Thừa chuyên đề cập với Bồ Tát Thừa hay cỗ xe của Bồ Tát nhưng cũng không quên hai loại: Thinh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa. Thí dụ, ngài Vô Trước, người sáng lập ra hệ thống Yogacara (Du Già) trong cuốn Magnum Opus, Du già Sử Ðịa Luận, đã có hai chương nói về Thinh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa trở thành Bồ Tát Thừa cho thấy cả ba thừa đều được coi trọng trong Ðại Thừa. Nhưng địa vị của Thinh văn hay Duyên giác thấp hơn Bồ Tát. Ðiều này cũng phù hợp với truyền thống Nguyên Thủy vẫn cho rằng một người có thể trở nên Bồ Tát và đạt quả vị của một Ðức Phật hoàn toàn giác ngộ, nếu không được, có thể đạt quả vị của một Bích Chi Phật hay một thánh quả Thinh Văn tùy theo khả năng. Ba tình trạng này được coi như ba đắc quả trên cùng một con đường. Thực ra, Kinh Sandhinirmoocarana (Giải Thâm Mật Kinh - một bộ kinh Ðại Thừa) nói rõ ràng Thinh Văn Thừa và Ðại Thừa tạo thành một thừa, và chúng không phải là hai khác biệt và hai cỗ xe khác nhau.

Ba Cá Nhân

Bây giờ, ai là ba cá nhân: Thinh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát? Rất ngắn gọn:

Một Thinh Văn là đệ tử của Ðức Phật. Một đệ tử có thể là tăng, ni, ưu bà tắc hay ưu bà di. Hướng vào sự giải thoát của mình, một Thinh Văn theo và tu tập giáo lý của Ðức Phật, và cuối cùng đạt Niết Bàn. Thinh Văn cũng phục vụ người khác, nhưng khả năng chỉ có giới hạn.

Một Bích Chi Phật (Ðộc Giác Phật) là người một mình chứng đắc Niết Bàn khi không có Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác trên thế giới. Vị Phật này cũng phục vụ người khác nhưng trong một đường lối giới hạn. Vị này không thể khám phá ra Chân Lý cho người khác như Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, một Ðức Phật hoàn toàn giác ngộ làm.

Một Bồ tát là một người (nhà sư hay cư sĩ) ở trong vị trí chứng đắc Niết Bàn như hàng Thinh văn hay Bích Chi Phật, nhưng vì lòng từ bi rộng lớn cho thế giới, từ bỏ tất cả và chịu khổ đau trong luân hồi để cứu người khác, toàn thiện chính mình trong một thời gian dài không kể siết và chứng đắc Niết Bàn và trở thành một Vị Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác, một Ðức Phật giác ngộ hoàn toàn. Khả năng phục vụ người khác vô giới hạn.

Ðịnh nghĩa về ba thừa (tín đồ của ba thừa) đưa ra bởi ngài Vô Trước hết sức lợi ích cho kiến thức và làm sáng tỏ một số điểm. Theo ngài, một Thinh Văn (là một người dùng xe đệ tử) là một người sống theo luật lệ của một đệ tử. Bởi bản chất có tính năng mềm yếu, hướng vào sự giải thoát của chính mình do sự trau dồi không luyến chấp, tùy thuộc vào Kinh, người Ðệ Tử, tu tập những đức tính lớn và nhỏ, dần dần chấm dứt được khổ đau. Người đi xe Duyên Giác Thừa là một người sống theo luật lệ của một vị Phật Ðộc Giác. Bản chất có năng lực trung bình, hướng vào sự giải thoát của chính mình do sự trau dồi của không luyến chấp, có ý đạt giác ngộ chỉ bằng sự phát triển tinh thần của chính mình, tùy thuộc vào chính mình, tu tập những đức tính lớn và nhỏ, sinh vào thời không có Phật trên thế giới và dần dần chấm dứt được khổ đau. Người theo Ðại Thừa (đi cỗ xe lớn) là người sống theo luật lệ của Bồ Tát, bởi bản chất có những tính năng sắc bén, hướng vào sự giải thoát cho tất cả chúng sanh, tùy thuộc Kinh Bồ Tát, làm cho các chúng sanh khác hoàn thiện, trau dồi cảnh giới Phật thuần túy, nhận được những lời tiên đoán hay tuyên bố thọ ký của Chư Phật và cuối cùng chứng đắc Giác Ngộ đầy đủ và toàn bích. (Samyakasambodhi).

Từ những điều này, chúng ta có thể thấy bất cứ ai mong mỏi trở thành Phật là một Bồ tát, một người Ðại Thừa, dù người ấy sống trong một quốc gia hay cộng đồng mà theo phổ thông và truyền thống được coi như Nguyên Thủy hay Tiểu Thừa. Tương tự như vậy, một người mong muốn đạt Niết Bàn với tư cách một đệ tử là Thinh Văn Thừa hay Tiểu Thừa dù người đó sống tại một qưốc gia hay cộng đồng coi như là Ðại Thừa. Vì vậy khi tin không có Bồ Tát trong những quốc gia Nguyên Thủy và tất cả là Bồ tát trong các quốc gia Ðại Thừa là sai. Không thể hiểu nổi nếu những hàng Thinh Văn và Bồ Tát lại tập trung tại các khu vực theo địa dư riêng rẽ.

Xa hơn nữa, ngài Vô Trước nói cuối cùng khi một Bồ Tát chứng Giác Ngộ, người ấy trở nên một A La Hán, một Như Lai (có nghĩa Phật) . Nơi đây phải hiểu rõ ràng không những chỉ có đệ tử Thinh Văn Thừa mà một Bồ Tát cũng có thể trở nên một A La Hán khi cuối cùng chứng Phật quả. Lập trường của Nguyên Thủy cũng đúng như vậy: Ðức Phật là một A La Hán - "Araham Samma-Sambuddha"- A La Hán, Ðức Phật giác ngộ đầy đủ hoàn toàn" .

Ðại Thừa giải thích rõ ràng là một Ðức Phật, một Bích Chi Phật và một thánh quả Thinh Văn, tất cả ba đều ngang bằng, và giống nhau về phương diện thanh tịnh hóa, hay giải thoát khỏi những ô trược và bất tịnh (Klesvaranavi-suddhi) .

Ðiều này cũng gọi là giải thoát thân và trong đó không có dị biệt giữa cả ba. Ðó có nghĩa là không có ba Niết Bàn khác biệt cho ba người. Niết Bàn giống nhau cho cả ba. Nhưng chỉ có Ðức Phật mới đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi tất cả những chướng ngại của sự hiểu biết hay chướng ngại của kiến thức, không phải là Thinh Văn hay Bích Chi Phật. Ðiều này cũng được gọi là Pháp Thân (Dharma-Kaya) và chính trong Pháp Thân vô số đức tính, khả năng và tài năng mà Ðức Phật trở nên cao hơn không thể so sánh với Thinh Văn và Bích Chi Phật.

Quan điểm Ðại Thừa này cũng phù hợp với Tam Tạng Kinh Ðiển Nguyên Thủy bằng tiếng Pali. Trong Kinh Samyutta-Nikaya, Ðức Phật nói Như Lai và một tỳ kheo (đệ tử Thinh Văn Thừa) giải thoát do trí tuệ bằng nhau về phương diện giải thoát, nhưng Như Lai khác biệt tỳ kheo giải thoát ở chỗ Như Lai khám phá ra con đường mà trước đây không biết.

Ba đẳng cấp của Thinh Văn, Bích Chi Phật và Phật được ghi trong những Kinh Nidhikanda và Khuddapatha, cuốn thứ nhất của Kinh Khuddaka-Nikaya (Tiểu Bộ), một trong năm bộ sưu tập về Tam Tạng Kinh Ðiển Nguyên Thủy. Kinh này nói bằng cách tu tập các đức hạnh như nhân từ, đạo đức, tự kiềm chế vân vân, một người có thể đạt, giữa các việc khác, sự toàn thiện của một đệ tử, Giác Ngộ của một Bích Chi Phật, và cảnh giới Phật. Những điều này không được gọi là thừa (cỗ xe).

Trong truyền thống Nguyên Thủy, những điều trên được gọi là Bodhis (Giác Ngộ), không phải là Yanas (cỗ xe). Bộ luật bằng tiếng Pali Upasaka-janalankaraviết về đạo đức cho người cư sĩ vào thế kỷ thứ 12 bởi một Hòa Thượng tên là Ananda theo truyền thống Nguyên Thủy của Mahavihara tại Anuradhpura, Sri Lanka, có ba giác ngộ: Giác ngộ của hàng Thinh Văn, Giác ngộ của hàng Duyên giác, và Giác ngộ của chư Phật. Cả một chương của cuốn này bàn luận về ba giác ngộ này rất chi tiết.

Chương này nói khi một đệ tử đạt giác ngộ, người đó được gọi là Savaka-Buddha.

Bồ Tát

Giống như Ðại Thừa, Nguyên Thủy vẫn coi Bồ Tát có vị trí cao nhất. Lời bình luận trong Kinh Jataka (Tiền Kiếp của Ðức Phật), về truyền thống Mahavihara tại Anuradhapura, cung cấp một thí dụ rõ ràng: trong quá khứ xa xăm, nhiều thời đại không kể siết qua, có một nhà tu khổ hạnh tên Sumedha(tiền thân của Ðức Phật). Vào thời đại đó có một vị Phật tên là Dipankara(Nhiên Ðăng). Sumedhađến gặp vị Phật này xin cầu đạo và dưới sự hướng dẫn của Ngài, đạt được khả năng đạt Niết Bàn. Nhưng Sumedhatừ chối và quyết định, vì từ bi cho cả thế giới, Sumedhamuốn trở thành một vị Phật như Ðức Nhiên Ðăng để cứu độ những người khác. Ðức Nhiên Ðăng tuyên bố và tiên đoán nhà tu khổ hạnh vĩ đại này một ngày nào đó sẽ trở thành Phật; Ngài cho Sumedhatám nắm hoa. Cũng làm như vậy, những đệ tử của Ðức Nhiên Ðăng, những vị đã đắc quả A La Hán dâng hoa cho vị Bồ Tát (Sumedha). Câu chuyện về Sumedhanày cho thấy rõ ràng vị trí của Bồ Tát trong Nguyên Thủy.

Mặc dầu Nguyên Thủy giữ lập trường cho rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành Bồ tát, không có nghĩa là quy định hay nhất định tất cả phải là Bồ Tát, như vậy không thực tiễn. Quyết định là do cá nhân tùy thích muốn chọn con đường Thinh Văn, hay Duyên Giác - Bích Chi Phật, hay Bồ Tát Thừa (Ðức Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác). Nhưng lúc nào cũng giải thích rõ ràng địa vị Chánh Ðẳng Chánh Giác cũng cao hơn và hai đẳng kia thấp hơn. Nhưng không phải những đẳng này không được coi trọng.

Vào thế kỷ thứ 12 sau Công Nguyên, Myanmar (một quốc gia thuần túy Nguyên Thủy) Hoàng Ðế Alaungsithu tại Pagan, sau khi xây Chùa Shwegugyi, khắc một bài thơ bằng tiếng Pali trên một tấm bia ghi lại hành động sùng đạo này và ông cũng công khai tuyên bố quyết định muốn trở thành Phật chứ không trở thành bậc Thinh Văn.

Tại Sri Lanka, vào thế kỷ thứ Mười, Hoàng Ðế Mahinda Ðệ Tứ (956-972 sau Công Nguyên) trên một tấm bia khắc lời tuyên bố: "Không ai mà chỉ có các Bồ Tát mới trở thành Vua của Sri Lanka (Ceylon)". Như vậy người ta tin rằng những vị Vua của Sri Lanka đều là Bồ Tát cả.

Một Hòa Thượng tên Maha-Tipika Culabhayaviết cuốn Malinda-Tika(vào khoảng thế kỷ 12 sau Công Nguyên) theo truyền thống Nguyên Thủy của Mahavihara tại Anudhapura, trong phần cuối có ghi ông mong muốn trở thành Phật: Buddho Bhaveyam"Tôi muốn trở thành Phật" có nghĩa tác giả là một vị Bồ Tát.

Chúng tôi tình cờ thấy phần cuối của một số bài viết tay trên lá cây cọ tại Sri Lanka có ghi tên và trên cả một số bản sao có ghi lời nguyện muốn trở thành Phât, và những người này tự coi mình như các Bồ Tát. Vào cuối các cuộc lễ hay để tỏ lòng sùng đạo, vị tỳ kheo thường đưa ra lời nguyện cầu, khuyên nhủ giáo đoàn phát nguyện đạt Niết Bàn bằng cách thực hiện ba giác ngộ - Thinh Văn - Duyên Giáchay Bồ Tát- như họ nguyện cầu tùy theo khả năng.

Tại Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, những nước được coi là Nguyên Thủy, rất nhiều Phật Tử, cả tăng ni và cư sĩ, phát nguyện quyết tâm trở thành Phật để cứu độ người khác. Họ thực ra là các Bồ Tát ở những giai doạn phát triển khác nhau. Vì vậy có thể thấy rằng tại các quốc gia theo trường phái Tiểu Thừa, không phải tất cả mọi người đều là Thinh Văn mà còn có cả Bồ Tát.

Có sự dị biệt lớn có ý nghĩa giữa Nguyên Thủy và Ðại Thừa về lý tưởng Bồ Tát. Nguyên Thủy, mặc dầu giữ lập trường lý tưởng Bồ Tát là cao nhất và cao thượng nhất, không cung cấp tác phẩm riêng biệt nào dành cho chủ đề. Những giáo lý về lý tưởng Bồ tát và hành động Bồ Tát tìm thấy rải rác tại nhiều nơi trong kinh sách Pali. Ðại Thừa theo định nghĩa dâng hiến cho lý tưởng Bồ Tát, không những chỉ sáng tạo một kho tàng văn chương xuất sắc về chủ đề mà còn tạo ra giới Bồ tát huyền bí thật hấp dẫn.

---o0o---



Source : BuddhaSasana Home Page

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 136514)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18583)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
09/01/2017(Xem: 10254)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thườngcũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
08/01/2017(Xem: 11509)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 12032)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 14307)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 6008)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 28285)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15408)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 12770)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]