Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7 Cư Sĩ với việc Từ Thiện Xã Hội

13/05/201314:29(Xem: 3629)
Chương 7 Cư Sĩ với việc Từ Thiện Xã Hội


CẨM NANG CƯ SĨ

Tâm Diệu

CHƯƠNG 7 

CƯ SĨ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.[19] [1]

Những người Phật tử thông thường mà hoà thượng Sayadaw muốn nói đến là những người học Phật tại gia. Hoà thượng muốn nhấn mạnh đến vai trò của giới cư sĩ trong tình thế hiện nay. Đạo Phật bị suy thoái, tồn tại hay được phát triển phần lớn là do giới cư sĩ chúng ta. Trọng trách này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng trí tuệ, đến sự hiểu biết và nhất là đến từ tấm lòng từ bi của người Phật tử. Là một thành viên trong cộng đồng xã hội, chúng ta phải đối diện với tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người và xã hội, thế nên người cư sĩ Phật giáo không thể thụ động, đứng riêng lẻ ngoài cộng đồng. Chúng ta là một thực thể trong mọi hoạt động xã hội của cộng đồng nói riêng và của dân tộc nói chung.

Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của cộng đồng dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng Cư sĩ. Cho nên, muốn bảo tồn, duy trì và phát triển Phật giáo, người Cư sĩ Phật Giáo phải tích cực trong nhiệm vụ chung là phụng sự con người, phụng sự xã hội và đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc cải tiến xã hội và phát triển đất nước.

Muốn công việc cải tạo xã hội có kết quả tốt đẹpthì trước tiên cư sĩ phải tự cách mạng bản thân, sống có đạo đức. Mọi việc làm đều với mục đích trong sáng, không xuất phát vì lòng tham dục cho riêng cá nhân mình mà phải vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội và môi trường sống chung quanh. Luôn luôn lấy phúc lợi cho số đông, cho cộng đồng xã hội và cho dân tộc đất nước làm mục tiêu hành động. 

Cư sĩ nên tích cực tham gia các công tác thuộc xã hội, y tế, giáo dục, truyền thông và văn hóa, ngay cả chính trị. Tích cựctham dự vào các sinh hoạt cộng đồng từ thôn xóm đến vùng sâu vùng xa, từ thành thị đến trung ương. Có như thế, Cư sĩ mới có cơ hội tiếp cận với đồng bào của mình mà phụng sự họ để cải tạo xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Phụng sự xã hội là giúp đỡ và chia xẻ với người khác từ tinh thần đến vật chất và đem tấm lòng từ bi và ánh sáng Phật pháp đến với mọi người, làm cho mọi người hiểu và sống an lạc hạnh phúc.

Người Cư sĩ Phật giáo làm công việc xã hội với mục đích mang niềm an vui đến cho mọi người và vì mọi người chứ không phải để gây ảnh hưởng tôn giáo của mình đến với tôn giáo khác hay tạo thanh danh cho cá nhân. Tuỳ khả năng mà sẵn sàng giúp đỡ những người chung quanh mình khi họ gặp những hoàn cảnh khổ đau,như cung cấp cho họ những gì cần thiết trong đời sống thường ngày hoặc tốt hơn nữa là chỉ cho họ cách để làm đời sống họ được thịnh vượng hơn. Sau đó mới chỉ cho họ con đường thực hành Phật pháp.

Cứu hộ người là hành động cao đẹp khiến người ta cảm mến với mình, mà về với Phật giáo. Gặp người đau khổ, chúng ta nên đặt mình trong hoàn cảnh của họ để cùng thông cảm và chia xẻ nỗi khổ đau với họ. Sự giúp đỡ nhiều hay ít tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi người, nhưng quan trọng là ở tấm lòng.

Chia cơm sẻ áo, nói bằng những lời dịu dàng, hành động bằng tấm lòng không vụ lợi và gần gũi với những người cần giúp, chính là bốn nguyên tắc thâu phục lòng người, là nghệ thuật dìu dắt người, hướng dẫn người về với chính pháp, tiến đến việc cải tạo xã hội và xây dựng đất nước.

Đạo Phật là đạo cứu khổ. Khổ có mặt khắp mọi miền đất nước. Cho nên, cư sĩ cần phải đi vào xã hội nhiều hơn nữa để thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật. Chúng ta nên cố gắng gây quỹ cho những công cuộc cải tiến xã hội của người dân nghèo ở khắp mọinơi, lập bệnh xá, xây nhà tình thương, nuôi trẻ mồ côi, lo cho người già neo đơn. Chúng ta nên nhắc nhở người giàu là họ sẽ tiếp tục có đời sống giàu có bằng cách làm giầu chân chính, bằng cách bố thí nhiều hơn.

Trong các hoạt động công tác từ thiện xã hội, cư sĩ chúng ta phải quan niệm như là một con đường tu tập, một con đường lý tưởng để phụng sự chúng sinh, thể hiện giáo lý từ bi của đạo Phật, chứ không phải là phương tiện truyền đạo. Người cư sĩ Phật tử không thể tìm phúc lợi cho cá nhân mình mà không quan tâm đến người khác. Phúc lợi của mình luôn gắn bó với phúc lợi của chúng sinh. Sự tồn tại của đạo Phật không ở nơi sự nguy nga tráng lệ của chùa chiền và uy quyền của tổ chức giáo hội mà ở sự thực hành giáo pháp hầu đem lại sự sống an lạc hạnh phúc của Phật tử, của dân chúng và sự thanh bình của cộng đồng xã hội.

Có rất nhiều cách để bảo tồn, duy trì và phát triển Phật giáo ngay trong thời đại này. Nhưng dù cho ý định hay kế hoạch thực thi có xuất sắc cách mấy đi nữa mà không có tấm lòng vị tha, không có sự hợp tác chân thành và thống nhất ý chí giữa những cư sĩ thì Phật giáo sẽ bị đẩy lùi ra sau và ra xa những tôn giáo khác trong một tương lai rất gần.



[1]Ven.Sayadaw U. Sumana - Dịch và tóm tắt: Diệu Mỹ - Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism) http://www.thuvienhoasen.org/miendien-phatgiaothinhsuy.htm

---o0o---


---o0o---


Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 9035)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
07/01/2017(Xem: 9711)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ, muốn nhận rõ Bản tâm chân thường cũng phải từ chiếc thân tứ đại vô thường mà nhận.
27/12/2016(Xem: 12730)
Lịch sử là bài học kinh nghiệm luôn luôn có giá trị đối với mọi tư duy, nhận thức và hành hoạt trong đời sống của con người. Không có lịch sử con người sẽ không bao giờ lớn khôn, vì sao? Vì không có lịch sử thì không có sự trải nghiệm. Không có sự trải nghiệm thì không có kinh nghiệm để lớn khôn.
25/12/2016(Xem: 5276)
Theo các nhà nghiên cứu Phật học thì Đức Phật Thích ca đã dùng tiếng Magadhi để thuyết Pháp. Tiếng Magadhi là ngôn ngữ thuộc xứ Magadha ở vùng trung lưu sông Ganges (Hằng hà). Rất nhiều sắc lệnh của Đại đế Asoka được khắc trên các tảng đá lớn và các cây cột lớn được tìm thấy có thể cho chúng ta biết một phần nào về ngôn ngữ mà Đức Phật đã nói như thế nào.
22/12/2016(Xem: 24405)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13262)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
16/07/2016(Xem: 10096)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
24/04/2016(Xem: 31539)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15043)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11545)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567