Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyên gia Tôn giáo học, AI và những Ứng dụng trong Đời sống

08/06/202307:34(Xem: 3211)
Chuyên gia Tôn giáo học, AI và những Ứng dụng trong Đời sống

 Chuyên gia Tôn giáo học,
AI và những Ứng dụng trong Đời sống

(Religious and Professional Duties in AI Life)

 

 

Đọc một quảng cáo trên mục rao vặt “vị trí tuyển dụng” của tờ báo The Star. Danh sách này là từ Cư sĩ lâm Thiên bách Phật giáo (Chempaka BudChempaka Buddhist Lodge,  千百家佛教居士林) ở Petaling Jaya, thành phố ở bang Selangor, Malaysia. Các cơ hội việc làm cho các tu sĩ Phật giáo ở Đông Nam Á là phổ biến và xuất hiện cùng với các cơ hội việc làm thế tục như nhân viên bán hàng, giám đốc điều hành và trợ lý văn phòng. Chỉ có ba yêu cầu mà cơ sở tự viện Phật giáo đặc biệt này liệt kê: “1. Thụ trì đọc tụng Thánh điển Phật giáo; 2. Cam kết về lịch trình hoạt động thường nhật của nhà nghỉ; 3. Chấp hành sự sắp xếp công việc của nhà nghỉ.”

 


AI tạo ra hình ảnh của Đức Phật.
Hình 1: Minda, giảng sư Phật học người máy ở chùa Kodai-ji, Nhật Bản. Ảnh:  cnn.com


Tương lai của chúng tôi không có mức lương nào được liệt kê cho các nhà sư, điều này không có gì ngạc nhiên vì người xuất gia không cần trả lương. Mặc dù thế, hoàn toàn có thể tưởng tượng rằng Buddhabot (một vị Phật AR được hỗ trợ một AI đã được đào tạo dựa trên kinh Phật Sutta Nipata và Kinh Pháp Cú bằng thuật toán máy học BERT của Google), trí tuệ nhân tạo (AI) được đồng phát triển tại Nhật Bản bởi Đại học Kyoto, Chùa Shorenin – cơ sở của Thiên Thai tông Phật giáo Nhật Bản thế kỷ 12 nổi tiếng với những khu vườn tuyệt đẹp và công ty Teraverse*, có thể đáp ứng ba điều kiện để tuyển dụng  của Chi hội Cư sĩ lâm Thiên bách Phật giáo.

 

Buddhabot, cùng với các đối tác như công ty công ty Sai Mu’s voicebot Phra Maha AI Thái Lan và Đại học Osaka và chùa Kodai-ji, Nhật Bản đã hoàn thành một số chức năng tôn giáo. Cả ba đều có thể chia sẻ Phật học dưới dạng các chương trình tương tác trong học tập trực tuyến - Phra Maha AI xuất hiện dưới dạng một nhà sư Thái Lan tươi cười niềm nở - hoặc ở dạng người máy vật lý trong trường hợp của Mindar. Ở mức cơ bản nhất, trí tuệ nhân tạo và rô bốt Phật giáo có thể đọc tụng kinh và trả lời các câu hỏi về cuộc sống thường nhật và sự phát triển tâm linh dựa trên các văn bản trong thuật toán của nó. Các hệ thống Phật giáo đã có thể tái tạo công việc của ít nhất là các vị tu sĩ ở trình độ mới, đặc biệt là tụng kinh. Hoàn toàn có thể hình dung trí tuệ nhân tạo (AI) qua việc tụng kinh, và có thể hỗ trợ trong các buổi lễ Phật giáo dễ dàng hơn nhiều so với các tu sĩ con người thật, những người có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ để hoàn thiện việc ghi nhớ và đọc thuộc lòng.

 

Hiện nay ChatGPT, có lẽ là chatbot AI nổi tiếng nhất, được dự đoán sẽ có tác dụng tương tự đối với một loạt công việc. Như Dexter Cohen Bohn, nhà hoạt động xã hội người Anh/Mỹ và là Điều phối viên Truyền thông tại Mạng lưới Quốc tế của những Phật tử Dấn thân (INEB) có trụ sở tại Bangkok lưu ý: “ChatGPT là bước tiến lớn đầu tiên trên hành trình dài tích hợp con người với các chế độ trí tuệ nhân tạo (AI).” Mối quan tâm đặc biệt là AI tổng quát, có thể tạo ra nội dung: “không thể phân biệt được với tác phẩm của con người”. Đây là AI mà The Goldman Sachs Group, một ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Hoa Kỳ đã nghĩ đến khi dự đoán rằng có tới ¼ công việc hiện tại có thể được tự động hóa bởi AI, với các lĩnh vực khác nhau bị ảnh hưởng không đồng đều. Cụ thể 46% nhiệm vụ trong vai trò hành chính và 44% nhiệm vụ trong lĩnh vực pháp lý có thể được tự động hóa. Điều này trái ngược với tỷ lệ xây dựng và bảo trì thấp hơn nhiều (6% và 4% tương ứng).

 
Quảng cáo cho một vị tu sĩ Phật giáo

Hình 2: Quảng cáo cho một vị tu sĩ Phật giáo. Ảnh: The Star

 

Một tập hợp các ngành có nhược điểm khác là những ngành sáng tạo. Có những chương trình mạnh mẽ, chẳng hạn như DALL-E 2 (một nền tảng tạo hình ảnh AI cho phép người dùng tạo hình ảnh từ đầu bằng mô tả văn bản), đang trở nên tốt hơn trong việc tạo ra tác phẩm nghệ thuật không chỉ “hoàn hảo” mà còn thường ấn tượng về phương diện hình ảnh như tác phẩm của một nghệ sĩ thực thụ. Gần đây nhất là năm 2022, các nghệ sĩ chuyên nghiệp, từ những cựu chiến binh phòng thu toàn thời gian cho đến những người làm việc tự do, trong sự vụ việc tạo ra bàn tay sáu ngón đã chế giễu của trí tuệ nhân tạo (AI). Bây giờ rất ít người cười chê, với nhiều nghệ sĩ kêu gọi các thành viên và khách hàng hỗ trợ các họa sĩ minh họa con người. Triển vọng tiết kiệm đáng kể tiền cho nghệ thuật đang tiến gần đến mức nguy hiểm để bắt kịp hoặc vượt qua những sáng tạo của con người là rất hấp dẫn. nhà văn Wordsmith, tiểu thuyết gia, tác giả, nhà thơ, nhà viết kịch,  và minh họa tuyến tính cho đến bất kỳ ai viết lách để kiếm sống, cũng có thể lo lắng về sức mạnh của trí tuệ nhân tạo (AI) để sao chép nội dung được viết chất lượng một cách thuyết phục. Các kịch bản, bài báo và thậm chí cả cách viết sáng tạo đang được AI làm chủ đến mức ngưỡng kỹ năng cần thiết đối với người lao động trong nghề viết lách sẽ bị giảm sụt, dẫn đến nhiều cạnh tranh hơn và khan hiếm việc làm hơn. Ngành công nghiệp AI mới nổi cũng có khả năng tạo ra cơ hội việc làm.

 

Theo báo cáo của The Goldman Sachs Group, một ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Hoa Kỳ lưu ý rằng 60% công việc ngày nay không tồn tại vào năm 1940. Mặc dù thế, công nghệ tăng tốc kể từ những thập niên 1980 đã thay thế công việc nhanh chóng hơn so với tạo ta cơ hội làm mới. Và những mối quan tâm không hoàn toàn là kinh tế. Bất kể chúng ta có thể đánh giá tiêu cực như thế nào về tính siêu cạnh tranh hoặc văn hóa hối hả, chẳng hạn như lý tưởng “999” về làm việc quá sức ở Trung Quốc, thì công việc vẫn tiếp tục là yếu tố quan trọng định hình bản sắc trưởng thành của chúng ta. Ngay cả khi có những thay đổi về kinh tế xã hội do đại dịch, phong tỏa và làm việc từ xa, đồng thời chú trọng nhiều hơn đến sự hài lòng của người lao động, nghề nghiệp của chúng ta vẫn tiếp tục xác định chúng ta với cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn bất kỳ dấu hiệu nhận dạng nào khác.

 


Minda giảng sư Phật học người máy ở chùa Kodai ji Nhật Bản.

Hình 3: AI tạo ra hình ảnh của Đức Phật. Ảnh: creator.nightcafe.studio

 

Có một câu hỏi lớn: liệu trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tái tạo, một cách thuyết phục, tình trạng của con người hay không. Ví dụ, liệu một người máy Robot Sophia được chế tạo từ công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics có khả năng lựa chọn chuyển đổi tôn giáo một cách tự do và sáng suốt không? Liệu Luka, người có khả năng trò chuyện thân mật và lãng mạn đã bị công ty Luka Inc. của Mỹ sáng tạo Replika “tái tạo thùy não”, một ngày nào đó phản ánh những khao khát hiện sinh như khám phá số phân của nó khi bị đóng cửa hoặc bắt đầu cầu nguyện?

 

Đây là lý do tại sao bài tập suy nghĩ về một người máy đảm nhận các nhiệm vụ tại các cơ sở tự viện Phật giáo của các nhà sư có thể mang tính hướng dẫn. Hiện tại, khi nói đến việc đào tạo tâm linh và chăm sóc mục vụ, vốn là những nhiệm vụ quan trọng của một giáo viên hoặc thầy giảng dạy chân chính, AI gần như chắc chắn sẽ thiếu sót. Còn quá sớm để ước nguyện được nương tựa dưới một Tôn giáo giả định T-1000 đã từ bỏ bạo lực sau một cuộc khủng hoảng đạo đức. Một số nhà bình luận đã vạch ra các chiến tuyến về tranh chấp đang phát triển nhanh chóng này. Như nhà báo Weijian Shan đã viết trên tờ South China Morning Post: “AI không thể là một triết gia hay nhà lãnh đạo tinh thần bởi vì máy móc không thể tạo ra khả năng suy nghĩ trừu tượng hoặc truyền cảm hứng. Nếu không có những phẩm chất này, sẽ không có Aristotle, Đức Phật hay Martin Luther, tất cả đều tạo ra những hiểu biết sâu sắc về bản chất của vũ trụ và thân phận con người.” (South China Morning Post)

 

Cho đến bây giờ - có lẽ điều này là đúng. Tuy nhiên, kết luận nhà báo Weijian Shan gây tranh cãi hơn. AI sẽ vẫn chỉ là công cụ, “cũng giống như tất cả các cộng cụ kể từ buổi bình minh của ý thức con người.” (South China Morning Post)

 

Tuy nhiên, con người được định hình bởi các công cụ của chúng ta nhiều như cách chúng ta ra lệnh cho sử dụng nó. Phương tiện truyền thống xã hội chắc chắn là ví dụ tốt. Không ai có thể phụ nhận rằng Facebook, Instagram và TikTok đã thay đổi xã hội loài người ở cấp độ toàn cầu một cách không thể đảo ngược. Trí tuệ nhân tạo (AI) là biên giới tiếp theo và dường như số phận đang cám dỗ loại bỏ tiềm năng tái tạo hoặc thậm chí tạo ra ý thức của trí tuệ nhân tạo (AI).

 

Với những rủi ro liên quan, từ sự dịch chuyển kinh tế và định hình lại bản sắc cá nhân cho đến mối quan hệ thay đổi của chúng ta với AI – việc mọi người trở nên gắn bó về phương diện cảm xúc với chatbot nên làm một dấu hiệu – có vẻ không có gì lạ khi chuẩn bị cho chúng ta đón nhận bình minh của tri giác và nhận thức của AI. Có lẽ đã đến lúc coi robot là những sinh vật có tri giác dựa trên giả định rằng chúng có nhiều khả năng sẽ sớm phản ánh tri giác – và bắt đầu truyền đạt các giá trị tinh thần như từ bi tâm và tri tuệ cho nó. 

 

* Metaverse (vũ trụ ảo) là một vũ trụ kỹ thuật số kết hợp các khía cạnh của truyền thông xã hội, trò chơi trực tuyến, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR).

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 77397)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 122041)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15819)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
20/03/2017(Xem: 11045)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
22/12/2016(Xem: 24640)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13417)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 15730)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31792)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 12344)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
26/09/2015(Xem: 6846)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567