Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10-Tuổi trẻ với hạnh Nhẫn Nhục

06/02/201115:45(Xem: 2633)
10-Tuổi trẻ với hạnh Nhẫn Nhục

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-10-

Tuổi trẻ với hạnhNhẫn Nhục

Em là một thiếuniên, quả tim chứa đầy máu nóng, mỗi khi bị ai nhục mạmáu trong người sôi lên, toàn thân nóng rực, rồi em muốntrả thù bằng cách nào cho đã cơn giận dữ. Hoặc khi suynghĩ sắp làm một việc gì, lòng em nóng nảy bồng bột muốnlàm trong chốc lát cho xong.

Sự nóng nảy và nông nỗi ấy đãnhiều lần khiến em phải hối hận và đau khổ. Lắm lúcem cũng muốn bình tĩnh lại, nguội đi một chút, nhưng khigặp việc rồi cũng chứng nào tật ấy. Vì muốn giúp em mộtphương tiện để tự chủ lấy mình, tôi xin giới thiệu emHẠNH NHẪN NHỤC do đức Thế Tôn đã dạy.

Nhẫn nhục không có nghĩa là ươnhèn khiếp nhược, khom lưng cúi đầu trước mọi hành độngbạo tàn của người mà là kiên gan bền chí nhịn chịu mọisự mạ nhục, sự khó khổ, sự khen ngợi cũng như sự thắngthế, để hoàn toàn làm chủ lấy mình, để sau rồi xây dựnglại họ.

Muốn nhịn chịu được sự nhụcmạ, em nên nghĩ thế này: người mắng ta, vì tại ta làm quấyhay vô cớ tự họ đặt điều?

Nếu ta làm quấy nên họ mắng thìđiều ấy rất đáng, còn gì mà phải giận trách. Ðã khônggiận trách là chớ, mà ta lại phải xin lỗi người là khác.Vì tại ta gây nhân nên họ mới trả quả. Người gây nhânmới là người đáng tội. Như hôm nào đó, em đứng trướcsân, bỗng nhiên con Vện rượt con Mèo chạy ngang qua em. Mèoliệu chạy không kịp, đứng lại thủ thế. Vện vừa nhàotới, Mèo vớ cho một cái xể mặt. Trước cảnh đó, em nêntrách Mèo hay trách Vện? Cũng thế, ta lầm lỗi bị ngườimạ nhục, thì nên tự trách, không nên oán giận người. Cóthể mang ơn họ là khác, vì họ cho ta một bài học xứngđáng để nhớ mãi mà tránh.

Nếu ta không làm điều gì quấy,vô cớ tự họ bịa chuyện để mạ nhục ta, ta nên nghĩ:Người ấy không biết lẽ phải quấy, họ đã mất hết tríkhôn, là một kẻ cuồng không khác, ta chỉ nên thương xóthơn là giận trách. Hơn thua với kẻ cuồng thì ta cũng cuồngnốt. Hơn nữa, nếu em thấy là phải mà bị họ mạ nhục,em cứ lặng im giữ cái phải của em. Nếu em mắng chửi lạihọ, thì em cũng quấy như họ. Như có anh chàng mặc bộ đồtrắng muốt đi trên lộ, gặp bọn chăn trâu đang chơi bùn,mình mẩy lem luốc. Chúng ghét cái trắng sạch của anh, nênhốt bùn vãi anh. Lúc đó anh nên chạy, hay nên hốt bùn vãilại chúng?

Nếu anh muốn giữ cho tròn trắngsạch, cố nhiên anh phải chạy. Cũng vậy, muốn toàn vẹnlẽ phải, em nên nhịn kẻ quấy, đợi qua cơn nóng giận củahọ, em sẽ phân giải thì kết quả hơn.

Hoặc giả em là người tốt, kẻxấu thấy ganh ghét em, họ đến mạ nhục em, khi ấy em nêncoi lời mạ nhục như cơn gió thoảng, không cần chống đối.Kẻ mang việc xấu đến; họ sẽ tự chịu xấu lấy. Phậtdạy: "Kẻ ác hại người hiền, như ngửa mặt lên trờiphun nước bọt, nước bọt không tới trời, trở lại rơitrên mình, như ngược gió tung bụi, bụi chẳng tới người,trở lại làm nhơ mình..." -- (Kinh Tứ Thập Nhị Chương)

Khi bị mạ nhục, nếu em không dằnđược cơn nóng giận, tức nhiên em chửi mắng đánh đậplại họ. Rồi cứ thế mãi, họ vay, em trả; vay trả, trảvay không bao giờ dứt. Như Xoài mắng Ổi, Ổi đánh Xoài.Xoài tìm cách trả thù, Ổi lo phương báo oán, oán thù khôngbiết bao giờ hết. Chi bằng ta áp dụng câu: "Oan gia nênmở không nên kết"(Khổng Tử)hoặc câu: "Lấyânbáo oán, oán liền tiêu diệt"(Phật dạy),thì nhẹ nhàng rảnh rang biết mấy.

Tuy nhiên, nói thế em sẽ ngờ rằng:Nhịn họ e họ sẽ cho mình là khiếp nhược? - Không! Khôngphải thế đâu! Em không nhớ Hàn Tín chịu lòn trôn tên duđãng tại chợ Hoài Âm đó sao? Chịu nhục như vậy mà saunày ai dám chê Hàn Tín là khiếp nhược? Nếu có, ấy chỉlà bọn vũ phu thiếu trí mà thôi. Em là người cao thượngcó chí lớn, em nhịn những lời nhục mạ của bọn bất lương,không phải vì em sợ họ mà chính vì cái chí lớn của em.Như em có cái chén kiểu quí, có người đem muỗng dừa haybát sành đến chọi thử với chén quí của em. Khi ấy, emnên chọi hay nên nhịn thua họ?

Thảng hoặc, em cho rằng nhịn họđể bảo vệï tính tốt, lẽ phải và chí lớn của mình,để mặc tình họ gây tội ác, như vậy tỏ ra mình ích kỷtiêu cực, không có tinh thần xây dựng cho người? Không phảinhịn họ là ích kỷ đâu em! Nhịn là phương pháp lợi ngườitoàn vẹn. Vì khi người ta nóng mới thóa mạ em, khi ấy emcũng nóng, chống đối lại họ. Hai cái nóng cùng gặïp nhauthì phải nổ. Như vậy khi nóng giận chống đối người,không có nghĩa là xây dựng họ, mà chính là gây oán thù.Nếu ai nói: "Tôi chống lại là vì tôi thương, muốn cảithiện giùm họ", ấy là lấy lời nhân nghĩa để che đậycái tính xấu nóng nẩy của mình.

Chẳng những ta nhịn chịu sự nhụcmạ, mà còn phải nhịn chịu sự khó khổ. Bởi vì con ngườisanh trên đời, không phải đến đâu cũng gặp toàn tháp ngàvà nhung gấm, mà phải đương đầu với phong ba bão tố. Nguờicó sức nhịn chịu được những trở ngại mới mong đạtđược kết quả tốt đẹp cao quí. Bằng không nhịn được,dễ sanh nản lòng thối chí. Dù người có sức mạnh cử nổitrái tạ ngàn cân, có tài chọc trời khuấy nước, mà khôngcó chí kiên nhẫn, khi gặp sự thất bại dồn dập đến mìnhthì nhăn mày, héo mặt, con người ấy không làm nên việcgì đáng kể. Trái lại, người yếu đuối, tài lực tầmthường mà bền gan chịu đựng, mỗi lần vấp ngã chỉ xemđó là một kinh nghiệm, càng thất bại nhiều thì kinh nghiệmcàng giàu, chí càng dẻo dai bền vững, con người thế ấykhông việc gì làm chẳng được. Có vị Tỳ-kheo hỏi Phật:"Cái gì mạnh hơn cả?"Phật dạy: "Nhẫn nhục mạnhhơn cả."(Kinh Tứ Thập Nhị Chương)Thật vậy, chỉ cóngười nhịn chịu được mọi khó khăn, vượt qua mọi trởngại mới mong lập được sự nghiệp vĩ đại trên đời.

Bị nhục mạ, gặp cảnh trở ngạituy khó nhịn, nhưng người ta dễ biết đề phòng, nên cóthể nhịn được. Ðược ngợi khen, gặp việc thắng thếlà điều tốt, thỏa thích ý mình, nên ít ai để ý dè dặt,do đó mặc tình tâm phóng túng, gây họa rất to. Như xe vàođường hiểm nguy không lật, mà thường lật ở đường thẳng.

Người bị nhục mạ nhịn khôngđược cơn tức giận, nên gây tai họa, kẻ gặp cảnh trởngại, nhịn không được lòng buồn nản, nên bỏ hư hỏngcông việc, ta được ngợi khen, được thắng thế, nếu khôngnhịn được lòng tự đắc của mình, nên dễ sinh ngã mạnkhiến mọi người đều ghét. Như trò Kiêu lâu nay tuy họcdở mà nói năng nhỏ nhẹ khiêm tốn, nên được cả lớpai cũng thương. Một hôm đến giờ toán, thầy giáo cho bài,may sao anh làm rồi sớm lại trúng, khi các bạn anh làm chưarồi. Thầy giáo thấy thế khen ngợi anh trước chúng bạn.Có lẽ đây là lần thứ nhất, Kiêu được hơn chúng bạnvà thầy khen, mắt anh sáng lên, nhìn chúng bạn thấy họ tầmthường quá. Từ đó về sau, ai trông thấy Kiêu không cònlà một trò khiêm tốn dễ thương, mà là đứa bé khinh mạnđáng ghét.

Khi biết nóng giận là tính dữ,nản chí là nết hư, thì ngã mạn cũng là tật xấu. Nhưngkhó trị nhất là ngã mạn, vì ta không thể biết được nókhởi tự bao giờ, chỉ có kẻ khác biết thôi. Phật dạy:"Có thế lực mà khôngỷ mình là khó."Muốn nhịnchịu được sự khen ngợi, ta nên nghĩ thế này:

Tiếng ngợi khen của người đờiít khi đúng sự thật. Hoặc họ muốn làm đẹp lòng ta đểnhờ ta giúp một việc gì, nên họ khen? Hoặc họ khen là đểgợi tính hiếu thắng, tự cao của ta, đặng đưa ta về chỗhư hèn? Hoặc vì nể ta, khen cho ta được vừa ý... Tất cảsự khen ấy đều không đúng sự thật, đã không đúng sựthật thì có gì mà ta mừng, tự đắc?

Nếu người khen biết được ta,và trăm phần trăm đúng sự thật, thì ta nên nghĩ: Sự thànhcông tốt đẹp ấy không phải tài của ta, mà do phước lànhđời trước còn lưu lại. Ðã do phước lành mà được việc,khi được ta cần phải gieo giống phước lành nhiều hơn đểsau này khỏi mất, mà tính tự cao, ngã mạn là thứ thuốcđộc làm ung tất cả mầm phước đức, ta cần phải tránh.

Người gặp những trường hợptrên mà không nhẫn nhục thì sau sanh hối hận. Như Tý bịSửu mắng, không dằn được cơn nóng, Tý đánh Sửu trọngthương. Anh Sửu trông thấy, nóng lòng vì em, chụp gốc câyđập Tý lỗ đầu. Rốt cuộc cả hai đều trọng bệnh vàcùng vào bệnh viện. Như câu cách ngôn Tây phương: Sống vìlưỡi kiếm, chết vì lưỡi kiếm (Qui vit par l’épée, meurtpar l’épée).

Bao nhiêu sự buồn khổ thời gianTý nằm trong bệnh viện, có phải tại ai có ác ý muốn hạiTý chăng? Hay chính tự Tý chuốc lấy? Sự thực không ai làmkhổ mình. Nếu thắng được cơn giận dữ, làm gì Tý phảinằm trong bệnh viện thế này. Cho biết mọi khổ đau đếnvới mình phần nhiều là tại mình không nhịn được lòngnóng nảy bồng bột của mình mà ra. Như ngài Thích-đề-bà-nahỏi Phật: "Vật gì giết an lạc? Vật gì giết vô ưu?Vật gì gốc của độc, nuốt hết tất cả thiện?"Phậtđáp: "Sân hận giết an lạc. Sân hận giết vô ưu. Sânlà gốc của độc. Sân nuốt tất cả thiện."

Chẳng những thế, người khôngnhẫn ít khi làm chủ được mình mà thường bị ngoại cảnhchi phối. Như Hận không muốn gây sự với Manh nhưng Manh khiêukhích, không chịu nổi cơn nóng giận, Hận chửi đánh ẩuđả. Thế rồi, cả hai cùng chịu khổ. Hoặc như Tốc muốnhọc đến cử nhân nhưng thi trung học rớt vài phen, thốichí anh muốn trở về cày ruộng... Những người như thếđều bị hoàn cảnh lung lạc, không có chí vững bền tựchủ.

Người biết nhẫn dù gặp việclớn cũng biến thành nhỏ, dữ hóa hiền, không mấy khi phảihối hận, tâm thường an lạc. Phật dạy:"Nếu có ngườitrí ưa tu nhẫn nhục, người ấy dáng điệu hòa nhã, hằngtươi tỉnh, ưa vui cười, mọi người trông thấy đều hoanhỉ, nhìn không biết chán..." -- (Kinh Ưu-bà-tắc, phẩm NhẫnNhục.)

Lại nữa, người hay nhẫn nhụclà đã tạo cho mình một nghị lực phi thường, thắng cảnội tâm và ngoại cảnh. Phật dạy: "Người hay nhẫn nhụcmới đáng gọi là bậc hữu lực đại nhân."(Kinh PhậtDi Giáo)Thật vậy, bậc đại nhân bao giờ cũng kiên nhẫn,bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh. Chỉ có bọn vũ phu mớinóng nảy hấp tấp, làm việc theo nộ khí nhất thời.

Xét qua sự nhẫn nhục, em đã thấyrõ chỗ quí, tiện và lợi hại thế nào rồi. Giờ đây mờiem bắt tay vào việc tập luyện hạnh nhẫn nhục. Có thựctập em mới thấy sự lợi ích thiết thực của nó. Ðốivới tuổi thiếu niên mà thiếu nhẫn nhục thì không mong thànhcông, lập nghiệp gì cả. Bởi vì trong lúc thiếu thời, sốngvề tình cảm hơn lý trí, nên phải tập nhẫn nhục để hạnchế bớt sự sôi nổi bồng bột trong lòng.

Hơn nữa, tuổi thiếu niên em chưatừng nếm mùi cay chua của cuộc đời - nếu có cũng chútít thôi - nên kinh nghiệm đời em chưa có, vì thế tâm em dễhăng hái, cũng dễ chán nản. Tập nhẫn nhục sẽ giúp em cóđủ thì giờ cho lý trí làm việc, nhẫn nhục sẽ tập choem có tính bền dẻo khi va chạm cuộc đời. Vì thế đờiniên thiếu của em rất cần có nhẫn nhục.

Muốn đạt được hạnh nhẫn nhục,em cần phải quán từ bi. Vì có nước từ bi mới dập tắtđược ngọn lửa nóng giận. Từ bi sẽ giúp em hăng hái hoạtđộng, kiên nhẫn vượt mọi khó khăn để thành công trêncông trình lợi tha viên mãn.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2013(Xem: 25708)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 51787)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 20490)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 16559)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 14861)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
30/10/2013(Xem: 34074)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 36337)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26406)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22416)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 35921)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567