Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Chiến Thắng Mà Không Nói Đến Võ Công

13/12/201018:07(Xem: 11524)
III. Chiến Thắng Mà Không Nói Đến Võ Công

 

Vua Trần Thái Tông đã oanh liệt lãnh đạo các cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ. Tuy vậy, ngài chỉ chú trọng đến Phật học và thực hành quán chiếu trong đời sống hằng ngày. Các tác phẩm của ngài phản ảnh đời sống tâm linh trong sáng đó gồm có những quyển như Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Trúc Lâm Hậu Lục, Thạch Thất Mỵ Ngữ, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập và Tăng-già Toái Sự. Những tác phẩm này gồm có những bài kệ tụng, những thiền ngữ, những phần vấn đáp giữa ngài và môn đệ học thiền, cùng những bài thơ tỏa ra tinh thần giải thoát. Có điểm đặc biệt là ngài không đả động gì đến chuyện võ công hiển hách cũng như sự ứng dụng tinh thần thiền vào việc chiến đấu, dù ngài đã lãnh đạo và chiến thắng những cuộc ngoại xâm một cách rực rỡ. Điều ấy thật khác xa với một số các vị thiền sư Nhật Bản khi hướng dẫn môn đồ là những chiến sĩ xông pha ngoài trận mạc, trong đó có Bắc Điều Thời Tông (Hojo Tokimune), vị tướng quân đã điều động cuộc kháng chiến chống quân xâm lăng Mông Cổ, oanh liệt chiến thắng đạo quân hung dữ này khi họ đổ bộ lên bờ biển phía tây nước Nhật vào thế kỷ 13. Do đó, khi nói đến thiền và võ thuật, chúng ta nên tìm hiểu sự phát triển của thiền tại nước này.

Khi nói về Thiền tông, người Tây phương thường nghĩ ngay đến Nhật Bản, vì khi Thiền tông bị tiêu mòn sinh khí ở Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam thì nó lại phát triển ở Nhật Bản và ảnh hưởng sâu rộng đến các sinh hoạt võ thuật, văn chương, thi ca, hội họa, âm nhạc và kịch nghệ.

Có điều đáng lưu ý là, Thiền tông là một hệ phái của Phật giáo. Dù theo tông phái nào, người tín đồ Phật giáo cũng luôn tránh xa sự tranh chấp và chiến đấu. Vậy tại sao ở Nhật Bản cũng như Việt Nam vào thời nhà Trần, thiền lại được giới chiến sĩ - mà ở Nhật gọi là võ sĩ đạo - ưa chuộng?

Các chiến sĩ có nhu cầu học thiền vì hai lý do: Thứ nhất, thiền chủ trương luôn luôn sống trong hiện tại. Cái hiện tại đó không phải là sự trống rỗng lạnh lùng mà tràn đầy sự tỉnh thức chiếu diệu. Trong sự tỉnh thức chiếu sáng ấy, lòng ta thấy an ổn, tự tại và thoải mái. Người sống với hiện tại tràn đầy như thế thì không ngoái nhìn lại quá khứ để hối tiếc, cũng không mơ tưởng tương lai để mong chờ. Thực tại tối thượng luôn luôn là bây giờ và nơi đây, trong từng giây từng phút tràn đầy sự trong sáng, tĩnh lặng. Tâm giác ngộ rỗng lặng và bất động nhưng uyển chuyển và bén nhạy vô cùng.

Lý do thứ hai là, về phương diện lý thuyết và kinh nghiệm thực hành tâm linh, thiền không phân biệt sống và chết thành hai trạng thái đối nghịch: Khi tâm bất động, ở vào trạng thái định, thì mọi sự phân biệt đều tự chúng tan biến, cho nên mọi sự sợ hãi đều tự chúng tiêu trừ.

Do đó, khi ứng dụng thiền vào đời sống hằng ngày, người chiến sĩ khi tuốt gươm ra trận thì không ngoái cổ lại, không bị phân tâm khi đối diện với sự sống chết, chỉ một đường tiến tới như vị thiền sư kiếm sĩ Cung Bản Vũ Tàng (Miyamoto Musashi, 1584-1645) đã nói:

Dưới lưỡi kiếm đưa cao
Dù gặp địa ngục
Hãy tiến bước
Cực lạc là đây.

Cực lạc lúc nào cũng bây giờ và nơi đây. Đó là một điều cần thiết cho người chiến sĩ khi họ cần có một chỗ nương tựa tinh thần, và thiền cho họ điều ấy cũng như cung ứng cho họ một triết lý giản dị cho đời sống vào sinh ra tử, luôn phải đối diện với những bất trắc, tận trung với cấp trên, coi thường sự đau khổ cá nhân, bình thản trước mọi biến chuyển của cuộc đời.

Thiền không những cống hiến cho họ một triết lý giản dị về ý nghĩa cuộc sống, mà còn giúp cho họ một phương pháp huấn luyện tâm linh để thâm nhập vào thể tánh của niềm an bình tịch lặng và sự bất động của tâm trước mọi biến động trong thời buổi chiến tranh.

Những vị thiền sư lớn tuổi, trưởng thành trong đời sống tâm linh và đạo hạnh, xa lánh chuyện công danh, lại là chốn nương tựa tâm linh của những chiến sĩ trẻ trung gan dạ, đi tìm ý nghĩa cho cuộc sống hào hùng nhưng cũng mong manh như những cánh hoa anh đào rực rỡ mùa xuân.

Phương pháp thực hành thiền thật giản dị, trực tiếp, không nương tựa vào ngôn ngữ, chỉ dựa vào nỗ lực của chính mình để nguồn tâm tự nó yên tĩnh và chiếu sáng, cái ngã nhỏ bé với các bệnh hoạn của nó tự tan biến đi. Lúc đó, ta nắm được thực tại trong đôi tay trần: nắm bắt cái không thể nắm bắt được qua sự buông xả tuyệt đối. Thiền sinh chỉ nghe lời hướng dẫn của vị thầy, không cần nghiên cứu sách vở, tầm chương trích cú, sao lục kinh điển.

Những lời hướng dẫn của bậc thầy cho môn đệ thì rất linh động, tùy theo tâm trạng, nỗ lực, mức độ tỉnh thức của mỗi người mà chỉ dẫn một cách trực tiếp và giản dị. Những cuộc hỏi đáp giữa thầy trò là lưu đàm, nghĩa là nói năng trôi chảy tự nhiên như một dòng sông, trong sáng thảnh thơi, để giúp họ đạt được trạng thái chiếu sáng trong tĩnh lặng, hay mặc chiếu. Thiền sinh không còn chỗ nào để bám víu vào vì tất cả các khái niệm đều bị đập tan, và chỉ còn cách là trông cậy vào nỗ lực không ngừng nghỉ của chính bản thân mình.

Khi thâm nhập vào thể tánh uyên nguyên, khi uống được ngụm nước đầu nguồn của dòng suối tâm linh, thì thiền sinh trực tiếp kinh nghiệm, sống với sự rỗng lặng, chói sáng linh động, uyển chuyển mà trước đây chỉ được nghe bằng danh từ. Thật đúng như lời Bồ-đề-đạt-ma, vị Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa đã nói về Thiền:
Giáo ngoại biệt truyền
Bất lập văn tự
Trực chỉ nhân tâm
Kiến tánh thành Phật.

Tạm dịch:

Truyền riêng ngoài giáo
Không dùng chữ nghĩa
Chỉ thẳng tâm người
Thấy tánh thành Phật.

“Truyền riêng ngoài giáo” là một nét đặc biệt của thiền: Không sử dụng kinh điển để giúp người thấy được chỗ tâm yếu. Người chiến sĩ vốn không thích nhiều về lý thuyết mà chú trọng việc rèn luyện võ công. Khi lâm trận, tâm thức của họ chẳng khác gì một thiền sư: chỉ có sự chú tâm tuyệt đối vào hiện tại, không ngoái cổ nhìn lại phía sau. Nếu có chút phân tâm hay mối nghi ngại nào thì tinh thần sẽ bị dao động ngay. Những chiến sĩ tài ba thường là những người có ý chí sắt đá, coi thường chuyện sống chết, lòng không vướng bận chuyện danh lợi, tâm luôn bình thản... Họ sống cuộc đời nhiều lúc như kẻ khắc kỷ: tự tại trong sự dũng mãnh, đơn giản và thanh tịnh. Do đó, ở Nhật Bản thường có câu truyền tụng: “Hoàng gia theo Thiên Thai tông, giới quý tộc theo Chân ngôn tông, chiến sĩ thực hành Thiền, còn đa số quần chúng theo Tịnh Độ tông.” Lý do là Thiên Thai tông và Chân ngôn tông chú trọng rất nhiều đến các nghi lễ. Tịnh Độ tông thì rất giản dị về phương diện lý thuyết lẫn thực hành để được cứu rỗi, còn Thiền tông thì thích hợp với giới chiến sĩ can trường, những kẻ vào sinh ra tử.

Vị tướng quân Nhật Bản đầu tiên của dòng họ Bắc Điều (Hojo) học thiền là Bắc Điều Thời Lại (Hojo Tokijon, 1227-1263). Ông ta đã cung thỉnh các vị thiền sư Trung Hoa đời Tống sang dạy đạo và tự mình tham cứu chuyên cần. Khi Thời Lại qua đời thì người con là Bắc Điều Thời Tông (Hojo Tokimune, 1251 - 1284) kế nhiệm chức tướng quân. Vị tướng quân này đã lập đại chiến công với quốc gia khi ông điều động quân sĩ đánh bại cuộc xâm lăng của đại quân Mông Cổ. Nếu không có cuộc chiến thắng này, lịch sử Nhật Bản hẳn đã xoay chuyển theo đường lối khác. Bắc Điều Thời Tông tượng trưng cho tinh thần can đảm, bất khuất của người chiến sĩ Nhật Bản xuyên qua lịch sử của dân tộc này. Quân đội của ông đã lặng lẽ dàn quân trên bờ biển phía tây nước Nhật, chờ đợi đại quân Mông Cổ đổ bộ từ các chiến thuyền to lớn. Sự chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ Nhật Bản, cộng thêm cơn bão Thần Phong (Kamikaze) làm tan rã các chiến thuyền xâm lăng, đã làm cho ý đồ của quân Mông Cổ tiêu tan thành mây khói. Sau chiến thắng đó, tướng quân Thời Tông lại chỉnh đốn binh bị, tổ chức lại guồng máy hành chánh cho hữu hiệu hơn. Điều đặc biệt nơi Thời Tông là tuy bận việc quân quốc rất nhiều, nhưng ông ta lại rất chuyên cần học đạo với các vị thiền sư từ Trung Hoa sang.

Trong một buổi tham vấn với ngài Phật Quang Quốc Sư, vị thầy của mình, Thời Tông đã tìm đến tận đầu nguồn.

Thời Tông hỏi: “Kẻ thù xấu xa nhất của ta là sự hèn nhát. Làm sao con thoát được nó?”

Quốc Sư trả lời: “Hãy cắt cội nguồn sự hèn nhát đó.”

Thời Tông: “Nó đến từ nơi nào?”

Quốc Sư: “Nó đến từ Thời Tông.”

Thời Tông: “Con ghét sự hèn nhát nhất, làm thế nào nó lại đến từ con được?”

Quốc Sư: “Hãy quan sát cảm giác của chính mình khi nắm được cái tôi tên là Thời Tông. Chúng ta sẽ gặp nhau khi con thực hiện được điều ấy.”

Thời Tông: “Làm sao thực hiện được điều ấy?”

Quốc Sư: “Hãy chặn đứng mọi ý tưởng.”

Thời Tông: “Làm sao gạt được ý tưởng ra khỏi tâm?”

Quốc sư: “Hãy tĩnh tọa, nhìn vào chốn phát xuất ra các ý tưởng gọi là Thời Tông.”

Thiền đã làm cho nhân cách Thời Tông chiếu sáng; hay nói ngược lại, nhân cách Thời Tông đã chiếu sáng nguồn thiền.

Dĩ nhiên, ngoài sự can trường, Thời Tông còn là một binh gia xuất sắc, đã chuẩn bị kỹ lưỡng vấn đề chiến thuật, chiến lược như điều quân, tiếp vận, vận động tinh thần chiến đấu quân sĩ, nghiên cứu cách hành binh của đối phương.v.v... Ông cũng là một nhà hành chánh tài ba và hữu hiệu.

Cuộc đời của hai vị Tướng quân dòng Bắc Điều đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà quý tộc, chiến sĩ cũng như người dân Nhật Bản. Thiền tông từ đó lan tràn đến Tây kinh (Kyoto) là nơi ngự trị của Thiên Hoàng Nhật Bản. Vua và các nhà quý tộc cũng thành tâm học thiền.

Khi Thời Tông qua đời, Phật Quang Quốc Sư đã đọc một bài ai điếu:

“Trong lúc sinh tiền, Tướng quân Thời Tông đã thực hành mười điều tốt đẹp như mười hạnh nguyện của vị Bồ Tát: là một người con chí hiếu đối với cha mẹ, một bề tôi trung thành của Hoàng đế, một vị Tướng quân lo lắng chăm sóc cho hạnh phúc người dân, một người đã nỗ lực học thiền và đã đạt được chân lý tối thượng, đã thay vua vỗ an trăm họ, đã đánh tan đạo quân xâm lăng Mông Cổ mà lòng chẳng chút tự kiêu, đã xây dựng ngôi đại tự để tế tự vong linh của những chiến sĩ (đã bỏ mình trong cuộc chiến, không phân biệt Nhật hay Mông), đã tỏ sự tôn kính thầy tổ, rồi trước khi qua đời đã bình thản khoác chiếc áo của hành giả tu thiền và viết một bài kệ từ biệt với tinh thần sáng suốt vô cùng...” (Zen and Japanese Culture)

Thiền đã thay đổi sâu xa đời sống của người chiến sĩ, khi dòng suối tâm linh của họ khai mở, họ khoác lên người chiếc áo mới tinh của sự vô chấp và nhân cách họ hoàn toàn thay đổi, vì họ thấy rõ ý nghĩa thật sự của đời sống. Từ đó tinh thần võ sĩ đạo của người chiến sĩ khác hẳn với tính hiếu sát cuồng nộ hay hung bạo mà vô trách nhiệm. Người chiến sĩ học thiền luôn luôn có những đức tính quý báu: trung thành, hy sinh, trang trọng, hòa ái, không cố chấp hay cuồng tín, dũng mãnh mà nghiêm túc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2015(Xem: 14162)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 20009)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
16/05/2015(Xem: 20064)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 22757)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18515)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 24939)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
09/04/2015(Xem: 6272)
Kính mừng sinh nhật 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma
08/02/2015(Xem: 7903)
Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, không chỉ theo cảm nhận thông thường, có một sự bắt đầu và có sự chấm dứt. Như vậy là hợp lý; đấy là quy luật; đấy là tự nhiên. Cho nên bất cứ chúng ta gọi là Big Bang hay điều gì như vậy đi nữa, có một tiến trình tiến hóa hay một tiến trình của sự bắt đầu. Cho nên phải có một sự chấm dứt. Trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, tôi nghĩ sự chấm dứt hay tận thế sẽ không xảy ra trong vài triệu năm nữa. Bây giờ, sự ô nhiễm. Như quý vị biết tôi đến từ Tây Tạng. Khi chúng tôi ở Tây Tạng, chúng tôi không có ý tưởng về ô nhiễm. Mọi thứ rất trong sạch! Trong thực tế, lần đầu tiên khi tôi biết qua ô nhiễm và nghe mọi người nói về rằng tôi không thể uống nước, nó làm tôi ngạc nhiên. Cuối cùng kiến thức của chúng ta được mở rộng.
05/01/2015(Xem: 19068)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 16749)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567