Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

13/12/201017:42(Xem: 14577)
Lời Nói Đầu
Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay, các nước châu Âu, châu Úc và châu Mỹ đều đang trong giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hóa Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, Hoa đạo, Trà đạo, vườn cảnh... cùng các sinh hoạt khác mà những dân tộc châu Á đã mang theo đến xã hội phương Tây.

Một trong các chân lý mà Đạo Phật nhấn mạnh là tính cách thường hằng giữa mọi cái vô thường, cái không bao giờ thay đổi giữa những sự thay đổi tiếp nối nhau đến vô cùng.

Cái không bao giờ thay đổi vốn bao la như vũ trụ, trong sáng tĩnh lặng không có bắt đầu và tận cùng. Đó là chân tâm, là Phật tánh, là tâm chân thật nơi mỗi chúng ta. Tâm này không có bắt đầu và không có tận cùng, không có sinh ra rồi chết đi, bao la cùng khắp nên không đến từ đâu và cũng không đi về đâu, vừa tĩnh lặng vô cùng mà vừa linh động kỳ diệu, nên được gọi là tịch và chiếu.

Nơi loài vật và thiên nhiên, tánh rỗng lặng, trong sáng, tinh sạch, tỏa chiếu ấy vẫn có, nên nói rằng Phật tánh có mặt ở mọi loài và mọi thứ. Tánh chân thật tự nhiên ấy được gọi là Pháp giới tánh hay là tánh của vạn pháp trong thế giới chân thật. Đó là thế giới của cái tuyệt đối, hay thế giới của lý.

Mọi sự vật đều bị hạn chế trong không gian và thời gian và có tính vô thường. Tánh thay đổi hay vô thường là một tiến trình tự nhiên, miên viễn của mọi sự vật, của vạn pháp, trong thế giới hằng ngày và ở khắp mọi nơi. Tất cả sự vật đều được sinh ra, có mặt, hư hoại rồi tan rã khi duyên kết hợp giữa chúng không còn nữa. Các phần tan rã này rồi sẽ kết hợp với nhau khi gặp những yếu tố thuận lợi mới, hay duyên mới, để rồi lại xuất hiện trong một hình thái mới mà Đạo Phật gọi là duyên hợp hay duyên khởi. Nếu nhìn mọi sự vật, hay vạn pháp, qua những chuỗi tác động mãi mãi không cùng, trùng trùng điệp điệp, thì chúng ta thấy được tính cách trùng trùng duyên khởi của vạn pháp. Đó là thế giới của mọi sự vật trong không gian và thời gian tương đối, hay thế giới của sự.

Điều kỳ diệu của đời sống là cái tuyệt đối, hay lý, cũng không bao giờ tách lìa cái tương đối, hay sự. Lý và sự, cái tuyệt đối và cái tương đối cùng lúc có mặt với nhau, trong nhau, không hề tách rời, không hề ngăn ngại, như nước và sóng trong biển cả. Đó là thế giới của lý sự viên dung, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tuyệt đối và tương đối. Và điều kỳ diệu hơn nữa là trong thế giới hằng ngày có mặt mọi màu sắc, dáng vóc, âm thanh, mùi, vị, cảm xúc cùng các ý tưởng, tâm tư... tất cả đều trong sáng, rỗng lặng, yên ổn trong những thay đổi, tác động, chuyển biến thuận nghịch vô cùng vô tận. Đó là thế giới của sự sự vô ngại, là cảnh giới mà mọi thứ cùng có mặt bên nhau nhưng không ngăn ngại nhau. Đó là cảnh giới của tâm giác ngộ hay trong trạng thái tự do tuyệt vời, siêu việt lên mọi mâu thuẫn của những sự khác biệt.

Các nét đẹp của nền văn hóa Phật giáo sáng rực trong cái lý, trong cái sự, trong lý sự viên dung và trong sự sự vô ngại pháp giới đó. Thật ra, cái đẹp kỳ diệu ấy không giới hạn trong nền văn hóa của một dân tộc hay nhiều chủng tộc, trong nền văn hóa của phương Đông hay phương Tây. Cái kỳ diệu đẹp đẽ bao la ấy có mặt ở mọi nơi, mọi chốn.

Thấy được cái thiên thu vĩnh cửu nơi một chiếc lá ngô đồng rực rỡ vừa rụng xuống trên bãi cỏ xanh; nhìn được cái lặng yên bất động nơi những cánh bướm bay lượn chập chờn quanh những đóa hoa xuân tươi thắm vừa chớm nở; bắt gặp được nét mặt an bình và nụ cười thầm lặng sâu thẳm nơi khuôn mặt của một thanh niên đang hoạt động náo nhiệt giữa chốn phố phường, cũng giống như nét mặt và nụ cười của một tượng Phật cổ trong ngôi chùa tĩnh mịch, xa cách trần gian; nghe được cái tĩnh lặng vô cùng trong những âm thanh vang dội; an ngự trong sự bình an tỏa chiếu giữa mọi sự quay cuồng, náo nhiệt, chuyển biến, thương yêu hay ghét bỏ... Với đôi bàn tay trần, cầm được đóa hoa tỏa đầy hương thơm cùng màu sắc rực rỡ của thiên thu vĩnh cửu trong một phút giây ngắn ngủi.

Đó là sự tự do cao vút nhất và cũng là sâu thẳm nhất, đó là niềm hạnh phúc bao gồm cả đất trời, mênh mông vô tận, không có bắt đầu và tận cùng. Đó là sự chân thật diễn ra từng giây phút nơi đây và mọi chốn. So với sự chân thật của cuộc đời ấy, những điều trình bày trong tập sách nhỏ bé này chỉ là hạt bụi trong vũ trụ mênh mông.

Chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn các tác giả có ảnh được sử dụng trong sách này. Đó là những bức ảnh Trà đạo và vườn thiền do Sở Thông tin Nhật Bản phổ biến, bức ảnh tượng Phật ở bảo tàng viện Victoria và Albert, ảnh của Zena Flax về một cộng đồng Phật giáo ở Anh, các bức cổ họa Trung Hoa và Nhật Bản và các bức hình khác, cùng hình vẽ các vị Phật và hình đăng trên những tạp chí Phật giáo không có ghi tên tác giả.

Phật Lịch 2537

Đệ tử THÍCH PHỤNG SƠN cẩn bái

Xuân Quý Dậu – 1993

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/12/2016(Xem: 15712)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17589)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35852)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
26/01/2016(Xem: 14094)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
26/09/2015(Xem: 7481)
Cây bạch đàn là cây cao và có cành lá xum xuê nhất khu vực này. Tiếng chim kêu hót vang lừng mỗi sáng là từ trên những cành cao của cây này. Xa hơn, ở đầu đường, có hai cây cau dừa (cây cọ — palm tree), cao hơn cây bạch đàn nhiều, nhưng chim không làm tổ trên ấy (không hiểu vì sao; có lẽ vì cây quá cao, hoặc ở đó có nhiều tranh chấp, hiểm nguy hơn). Nơi cây bạch đàn, có ít nhất vài tổ chim, khác loại. Đúng là “đất lành chim đậu.” Có lần nghe tiếng quạ kêu bất thường, tưởng là quạ đến đuổi phá các loài chim khác, nào ngờ quạ bị chim đuổi. Rõ ràng là hai con chim trắng, thân nhỏ, lại rượt đuổi mấy con quạ đen to gấp ba lần. Không chỉ đuổi khỏi cây bạch đàn, mà đuổi thật xa, tít trên không trung, nhào lộn ngoạn mục, đuổi khỏi khu vực, đuổi khuất tận dãy phố bên kia đường. Thế mới biết, quạ tuy thân to lớn, bộ dạng dữ dằn, tiếng kêu rùng rợn ma quái so với các loài chim hiền lành khác, mà khi lâm trận thì lại không có chút dũng khí hay tinh thần chiến đấu nào. Quạ chỉ giỏi tấn công nhữn
24/06/2015(Xem: 31515)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 16097)
Có khoảng năm trăm triệu Phật tử trên thế giới, đạo Phật được coi là tôn giáo lớn đứng thứ tư của hành tinh. Với hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, đạo Phật có một điểm chung là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định đạo Phật là tôn giáo của hòa bình. Con đường của đạo Phật là quá trình nhận biết đau khổ, nguyên nhân khổ đau và kết thúc nó với đích cuối cùng là được giải thoát.
15/06/2015(Xem: 24080)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
16/05/2015(Xem: 24906)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26530)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]