Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[12] Tuổi trẻ với vấn đề Trí tuệ

13/05/201313:15(Xem: 2666)
[12] Tuổi trẻ với vấn đề Trí tuệ


Đạo Phật và Tuổi Trẻ

Hòa thượng Thích Thanh Từ

--- o0o ---

-12-

Tuổi trẻ với vấn đề Trí tuệ

Con người sở dĩ được gọi là con người là do có trí khôn ngoan và biết luân thường đạo đức. Giá trị của con người không phải ở thể xác to béo mà ở tinh thần sáng suốt chân chính. Nếu một người nào không có hiểu biết gì, hoặc có một mớ hiểu biết hỗn tạp đen tối thì còn gì đau khổ bằng!

Vì thế, mỗi con người chúng ta cần phải trau dồi trí tuệ để trở nên một con người xứng đáng với danh nghĩa của nó. Nhất là tuổi trẻ, tuổi đầy triển vọng phát huy trí tuệ, như tấm gương sẵn sàng phản chiếu ánh sáng, nhưng phải chờ có ánh đèn, ngọn đuốc, ánh sáng mặt trời...

Tuy con người cần phải trau dồi trí tuệ, nhưng phải biết trí tuệ là gì? - Trí tuệ là kiến thức rộng rãi, cao sâu, sáng suốt. Nhờ trí tuệ, con người biết hợp đoàn bảo vệ nhau, biết tổ chức guồng máy xã hội, biết chế tạo những khí cụ nông nghiệp, kỹ nghệ..., biết phát triển khả năng mình, biết tư tưởng những triết lý cao siêu, biết ăn ở theo luân lý đạo đức. Tóm lại, trí tuệ là một kiến thức sáng suốt, hướng dẫn con người sống hợp lý và vươn lên.

Tuổi trẻ trí óc còn minh mẫn nhưng rất trống, rất khát khao thu nhận những kiến thức của phụ huynh, của sư hữu, của tiền nhân truyền lại. Như dạ dày trống rỗng đang đón chờ những thức ăn dồn vào để tiêu hóa. Nhưng phải là thức ăn có chất bổ dễ tiêu mới có sinh tố bồi dưỡng cơ thể, nếu thức ăn chứa nhiều chất độc và khó tiêu thì sẽ hại dạ dày và hại luôn cả cơ thể. Trí óc bạn trẻ cũng thế, thu nhận những kiến thức cao đẹp chân chính sẽ tự cải đổi đời sống cá nhân mình trở nên chân chính và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Trái lại, chỉ thu nhận toàn những kiến thức điêu ngoa gian trá thì cá nhân mình đã hư hỏng mà xã hội cũng đến nguy cơ.

Hun đúc cho trí tuệ bạn trẻ được sung mãn, rực rỡ là nhiệm vụ to tát của phụ huynh. Những người nhịn ăn, nhịn mặc, dành để tài sản cho con cháu sau này là thương con cháu đã đành; nếu không giáo dục về phần trí tuệ vẫn còn là một khuyết điểm lớn. Có những người lưu lại sự nghiệp cho con, con chưa được hưởng đã qua tay người khác, nên dành để tài sản chưa phải là kế vĩnh viễn cho con cháu. Sự quan trọng và chắc chắn là trí tuệ; dạy dỗ cho con cháu được trí tuệ chân chánh là kẻ làm cha mẹ biết nghĩ đến sự lâu dài cho con cháu. Trí tuệ không ai có thể cướp được, cũng không ai lường gạt được, nó lại soi đường cho mình, cho mọi người khỏi sa chân vào hầm hố, nên rất quí báu.

Phụ huynh đã có bổn phận với con cháu, thì những ông thầy há không có trọng trách hay sao? Thế hệ trước đã qua, để lại cho thế hệ sau những tư tưởng, những kinh nghiệm, kẻ làm thầy có bổn phận thâu nhặt những tư tưởng, những kinh nghiệm ấy, rồi nhào nặn lại cho hợp thời, sẽ đem hun đúc vào tâm não tuổi trẻ để được phát huy sáng tỏ. Kho tư tưởng kinh nghiệm của người xưa để lại rất dồi dào phong phú, nếu kẻ làm thầy không chịu khó chọn lọc đem ra dạy bảo học sinh cho kết quả, để đầu óc các bạn trẻ sau này rỗng tuếch, ấy là tội rất to của kẻ làm thầy.

Tuy thế, các bạn trẻ không nên ỷ lại cả vào phụ huynh, vào giáo sư, mà phải tin tưởng vào phần tự lực, tự trau dồi trí tuệ cho mình. Ðành rằng nhờ sự chỉ dạy của cha mẹ, sự hướng dẫn của giáo sư, nhưng phải cộng thêm sức cố gắng của mình mới có kết quả. Nếu vô phúc cho một số các bạn nào, sớm không được sự chỉ dạy của cha mẹ, và gần gũi thầy bạn, các bạn phải cố gắng gấp bội lần hơn, để tự trau dồi trí tuệ cho mình.

Chúng ta đã biết, có xác thịt mà không có trí tuệ thì ấy chỉ là một khối da thịt biết ăn, biết mặc mà thôi. Người không trí tuệ khác nào kẻ lạc lõng trong rừng đêm không trăng sao, không đèn đuốc, còn gì đau khổ bằng! Phật dạy: "Nỗi khổ bị thiêu đốt ở địa ngục, nỗi khổ con lạc đà chở nặng, nỗi khổ đói khát của loài quỉ đói chưa gọi là khổ, ngu si không biết lối đi mới thật là khổ."

Lẽ đương nhiên muốn thoát khổ, chúng ta cần phải có trí tuệ. Nhưng trí tuệ thế nào mới thoát khổ được?Đây là điểm quan trọng trong bài này.

Bởi vì có lắm người khôn ngoan mà gian trá, xảo quyệt, họ lợi dụng trí sáng suốt của họ để lừa người, bịp chúng, nên càng khôn ngoan càng gây đau khổ cho chính họ và tang tóc cho mọi người. Như Tào Tháo ở Trung Hoa thời xưa, sự gian hùng của y đã làm cho bao nhiêu người thời ấy phải điêu linh tang tóc. Trên lịch sử hiện đại còn biết bao nhiêu kẻ như thế và hơn thế nữa. Một khi lừa bịp được người, họ càng hăng hái tự đắc mà quên cả tội lỗi đã gây. Nên có câu: "Có học thức không có đạo đức là người ác..." Những kẻ như thế, ai dám bảo họ là ngu? Nhất định họ là người có trí, nhưng là "TRÍ ÐIÊU NGOA".

Lại một hạng người khôn nữa, họ thông minh lắm, học rộng nhớ nhiều, họ tưởng như trí thông minh của họ không còn ai bì kịp, do đó đâm ra tâm khinh người ngạo vật. Những người ấy coi trời đất bằng nắm tay, toàn cả người trong xã hội bằng cây kim. Họ khinh tất cả và xem thường tất cả. Ði đâu họ cũng mang theo cây cờ ngã mạn, gần ai họ chỉ gây sự bực tức cho người. Nếu ai gắng gượng giới thiệu với họ: "Ông kia tài giỏi, người nọ đức cao...", thì chỉ nhọc một phen bĩu môi của họ mà thôi. Hạng người này không tài nào khuyên dứt họ được, như hòn đá cứng khó mong xông ướp được mùi thơm. Nhà văn Cao Bá Quát điển hình cho nhóm người này, kết cục đời ông chỉ là:

"Ba hồi trống giục mồ cha kiếp,
Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời!"

Trí ấy gọi là " TRÍ KIÊU MẠN".

Trí điêu ngoa, trí kiêu mạn nguy hiểm dường ấy, tại sao người ta lại hun đúc nên nó? Ðiều này bởi nhiều lẽ:

* Trước nhất là phụ huynh, phụ huynh chỉ muốn con em khôn ngoan, mà không giản trạch cái khôn ngoan chân chánh, cái khôn ngoan tà ngụy. Cứ dồn hết vào đầu óc non nớt ấy tất cả cái khôn ngoan ở thế gian, tưởng thế là thỏa mãn nhu cầu của tuổi trẻ và sẽ trở nên hay. Ðâu ngờ đó là lối đầu độc trẻ con trong lúc trí óc rất vô tư không biết chọn lựa. Như người kia cứ dồn cả thức ăn vào dạ dày khi nghe nó đòi hỏi, mà không phân biệt thức ngon, dở, lành, độc, kết quả rồi ôm bụng kêu đau.

* Kế là thầy. Ông thầy không phải là cái máy phát thanh, cứ phóng hết những điều mình đã thâu một cách vô tư, để mặc thính giả hiểu sao cũng được. Thính giả của các ông là nhóm tuổi trẻ măng tơ đang bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa đời, như khách bộ hành chưa thuộc đường, đang ngỡ ngàng đứng trước ngã tư, kẻ hướng dẫn có bổn phận giải thích và hướng dẫn cho đến đích. Nếu để cho khách mặc ý chọn đường thì làm sao bảo đảm được con đường chính đại.

* Rốt sau là xã hội. Người trong xã hội phức tạp, nào tốt, nào xấu, nào lành, nào dữ v.v... Những gương tốt lành lại hiếm, mà gương xấu dở lại nhiều. Như trăm màu ngàn sắc vận hành trước mặt gương thì lạ gì phản ảnh trung thành của mặt gương có trăm màu sắc. Ðầu óc của thiếu niên bị hun đúc bởi những tập quán, tư tưởng, hành động của người trong xã hội, nên rồi họ trưởng thành theo cái đà ấy - đà điêu ngoa, ngã mạn - rất dễ dàng hư hỏng.

Nói thế, không phải là đổ trút mọi tội lỗi cho phụ huynh, thầy, người trong xã hội, mà các bạn trẻ phải nhận lấy trách nhiệm quan trọng hơn cả. Giả sử phụ huynh, thầy, bạn, người trong xã hội rất vô tư đối với sự giáo dục các bạn, nhưng cũng tùy thuộc tính tình của các bạn mà hấp thụ điều hay, điều dở. Ví dụ: thằng Nhân, thằng Tợn ngồi nghe ông cụ kể chuyện cổ tích "ông Thiện ông Ác".Trong khi nghe, thằng Nhân yêu chuộng hành động của ông Thiện, trái lại thằng Tợn thích việc làm của ông Ác. Và sau khi nghe, những hành động ấy vẫn còn lảng vảng trong tâm não hai đứa trẻ. Như vậy, hai quan niệm sai biệt ấy lỗi tại ai? Lại một thí dụ nữa: "Thằng Ái và thằng Bạo cùng đứng xem đứa trẻ mục đồng bắn chim. Khi thấy chim bị trúng đạn, Bạo vỗ tay reo cười, ngược lại Ái bùi ngùi thương hại." Ấy cũng cùng xem một hành động mà hai đứa bé có cảm xúc khác nhau, lý do tại đâu? Nếu không phải ảnh hưởng tánh tình là gì? Do đó sự hư hỏng của các em thiếu niên ngày mai, các bạn phải chịu trách nhiệm một phần lớn, nếu không nói là tất cả.

Ðấy là tướng trạng và lý do của trí điêu ngoa, trí kiêu mạn, còn phần trí tuệ chân chánh là thế nào?

Người có trí tuệ thì biết phân biệt lẽ chánh tà, biết nhận định việc phải quấy và biết tôn sùng điều thiện, khinh chê điều ác. Trí phân biệt ấy sẽ đưa ta xa tà gần chánh, bỏ ác theo lành, sửa quấy thành phải. Nó là động cơ thúc đẩy con người từ hạng phàm phu tiến lên quả vị Hiền Thánh. Nhờ trí này, người ta kiên quyết tìm phương pháp giải khổ cho mình và quả cảm cứu giúp mọi người. Sự phát minh của các nhà khoa học, sự hy sinh cứu đời của các đức giáo chủ đều do trí tuệ làm động cơ.

Trí tuệ có công dụng chiếu tan những mây mờ giả ảo, bày tỏ chân tướng của vạn vật ở giữa cuộc đời này. Như ngọn đèn sáng soi vào nhà tối, các vật trong nhà đều hiện bày tỏ rõ. Nó cũng đủ công năng đưa người thoát vòng đau khổ. Cho nên Phật dạy: "Trí tuệ là con thuyền đưa người qua bể khổ, là thứ lương dược chữa lành mọi căn bệnh của chúng sanh, là chiếc búa bén chặt gãy cây phiền não, là ngọn đèn sáng chiếutan tất cả tối tăm."Nhờ trí tuệ người ta mới thấu đạt chân lý, trở thành bậc giác ngộ.

Các bạn trẻ! Xin lỗi các bạn, có khi nào các bạn muốn người ta gọi mình bằng thằng "lưu manh" hay đứa "xảo quyệt" chăng? Chắc hẳn là không. Các bạn có muốn người ta mến mình như vị Hiền, quí mình như ông Thánh chăng? Chắc là có. Vậy là các bạn ghét "trí điêu ngoa", "trí kiêu mạn" lắm rồi; các bạn đều tỏ ra yêu chuộng "trí tuệ".

Có lẽ các bạn đã băn khoăn tự hỏi phải làm sao để được trí tuệ? Tôi xin góp ý kiến với các bạn.

Muốn được trí tuệ, các bạn phải học thánh giáo. Thánh giáo tôi muốn nêu ra đây là kinh điển nhà Phật vậy. Chắc bạn cho tôi là quá chủ quan. Phải thế, thưa bạn, tất cả kinh điển nhà Phật đều nhắm vào sự xây dựng trí tuệ làm căn bản. Như vừa nghe hai chữ đạo Phật, bạn đã thấy ý nghĩa đó rồi. Chính đạo Phật là đạo giác ngộ, cho nên toàn thể hệ thống giáo lý nhà Phật đều nhắm mục tiêu ấy. Thái tử Tất-đạt-đa, sau khi giác ngộ dưới cội bồ-đề, mới được gọi là Phật, tức là bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Nhờ sự giác ngộ ấy, nên mỗi lời Ngài phán ra đều thích hợp với chân lý.

Bạn thử nghĩ, trước đây trên hai mươi lăm thế kỷ, đức Phật đã quả quyết tuyên bố rằng: "Chúng sanh và thế giới là nhân duyên kết hợp mà thành."Câu nói ấy đã phủ nhận tuyệt đối đấng Tạo hóa hay Thượng đế, trong khi khắp Á, Âu người ta đều phủ phục và hiến dâng tất cả sanh mạng cho Thượng đế. Câu nói ấy mãi đến ngày nay - thời đại nguyên tử - cũng không ai chối cãi được. Những câu giá trị tương đương như vậy còn bàng bạc khắp trong biển giáo lý của Ngài. Vì thế, bạn cần phải học, học để khai thông ý kiến chân chánh của bạn.

Muốn được trí tuệ, bạn phải gạt bỏ những thứ phiền não làm rối loạn tâm hồn bạn. Phiền não tức là những thứ giận, hờn, thương, ghét, buồn phiền... Bạn có nhớ chăng, mỗi khi bạn nổi cơn giận dữ thì trí khôn ngoan của bạn liền đó bị lu mờ. Ðôi thanh niên nam nữ yêu nhau thắm thiết, họ sẽ mù quáng khi gặp hoàn cảnh buộc phải lìa nhau. Khi bạn ghét ai, dù người ấy đưa ý kiến rất hay, bạn cũng không thèm nghe. Ðó! bạn thấy chưa, phiền não nó che đậy khiến con người mê tối, nên trước bạn phải gạt bỏ nó. Bạn sống thản nhiên và bình tĩnh một chút là bạn sẽ thấy trí tuệ trở về với bạn.

Lại nữa, muốn được trí tuệ, bạn phải lóng lòng trong sạch. Bạn có thấy không, mặt nước hồ trong trẻo thì bóng trăng và vạn vật in hình. Tâm hồn ta yên tịnh thì chân lý của vũ trụ sẽ hiện bày. Ðể tập cho tâm hồn yên tịnh, mỗi tối trước khi ngủ, bạn ngồi yên chừng mười lăm phút để phản tỉnh tư tuởng và hành động của bạn trong ngày qua. Nếu thấy có những cái dở, bạn phải cương quyết chừa, nếu thấy có cái hay, bạn gắng sức phát triển. Thế là dần dần, bạn sẽ phát sanh trí tuệ.

Còn điều đại tối kỵ với trí tuệ mà bạn phải tránh, là rượu mạnhsự chơi bời trác táng.Rượu là kẻ thù số một của trí tuệ, vì trí tuệ là do yên tĩnh phát sanh, mà rượu là thứ kích thích hỗn loạn. Bạn thử thí nghiệm, khi uống vào một cốc rượu mạnh, bạn có thể giải được một bài đại số khó hay không? Nếu muốn giải được, bạn cần phải yên tĩnh. Sự chơi bời trác táng tai hại cũng tương tợ như vậy. Nếu muốn có trí tuệ, bạn phải cữ hẳn hai điều này.

Các bạn trẻ! Ðể kết luận bài này, tôi mong mỏi các bạn cố gắng thực hành mới mong phát huy trí tuệ. Các bạn rất đủ điều kiện khai thác trí tuệ. Các bạn hãy cố gắng lên, đừng để ngày tháng lững lờ trôi, cuối cùng các bạn vẫn sống triền miên trong đêm tối. Các bạn đừng để phải hối hận như anh chàng cùng tử kia mang sẵn trong chéo áo một viên ngọc quí, mà mãi lang thang đầu làng, xó chợ xin ăn, đợi có người biết đến chỉ, mới sực nhớ đem dùng. Rất muộn thay!

--- o0o ---

Source: Thiền Tông Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2018(Xem: 6723)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
03/06/2018(Xem: 25089)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
13/03/2018(Xem: 12647)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27575)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6694)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 87200)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 137202)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 18672)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
20/03/2017(Xem: 12485)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
22/12/2016(Xem: 28340)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]