Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thời Làm Điệu (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

02/11/202208:03(Xem: 19679)
Một Thời Làm Điệu (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

mot thoi lam dieu-ht thai hoa



MỤC LỤC

 

 

Chết trong sự sống. 5

Trò chơi và lời tiên tri 8

Quét và cỏ là lá 10

Tiếng chuông đã ngân tròn. 14

Thi kệ đầu tiên. 17

Phật tâm trên cát 21

Quán tâm Phật 25

Quán phật tâm.. 28

Quán tâm.. 32

Rau Rớn ven bờ. 37

Bây giờ chú ở đâu? 40

Từ thuở ấy. 42

Bao gạo Thầy tôi 44

Diệu pháp năm xưa 45

Thế trí biện thông. 48

Tâm ở đâu? 49

Trái mít ân tình. 50

Chiếc nón lá 51

Thi kệ năm xưa 53

Vị thầy như thế 58

Phật sự. 61

Ít bận tâm.. 64

Về một bài thơ. 66

Dư báo phải trả 71

Thi kệ cuối cùng. 73

Một thời lại được thăng hoa 75

Tâm và hình khác đời 79

Làm hưng vượng dòng dõi bậc thánh. 100

Nhiếp phục ma quân. 113

Nghĩ đến công ơn tương quan. 125

Phát khởi bản nguyện cứu giúp ba cõi 141

Không phải là phật giáo. 157

PHỤ MỤC. 170

Vị thầy của nhiều thế hệ 170

Giữ tâm bình thường. 175

Giây bìm bị cắt 177

Thầy Châu Lâm còn đó. 181

Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng 
Thích Lương Phương Viện Chủ  Tự Viện
Phước Duyên – Huế  (1933 - 2022) 189


 

Chết trong sự sống

 

Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.

Đến khi về nhà, tôi hỏi mẹ tôi rằng, mẹ có chết không? Mẹ tôi nói, mẹ rồi cũng chết, nhưng chừ thì chưa. Tôi lại hỏi tiếp, mẹ chết, còn ba có chết không? Mẹ tôi trả lời, ba cũng chết. Tôi hỏi ba mẹ chết hết, con sống với ai? Mẹ tôi có vẻ xúc động và im lặng. Tôi hỏi tiếp, thế thì mai mốt con lớn rồi, con cũng chết như ông Hờ phải không? Mẹ tôi nói, đâu có phải lớn mới chết, có khi nhỏ cũng chết. Tôi lại hỏi vì do đâu mà có chết mẹ? Mẹ tôi chỉ nhìn tôi rồi cười, mà không trả lời, sau đó mẹ tôi nói, trưa nay ba đi làm việc về, rồi con sẽ hỏi ba.

Ba tôi đi làm việc về, tôi hỏi ba tôi rằng, tại sao ông Hờ chết vậy ba? Ba tôi nói, ông già thì ông chết thôi, có gì đâu mà hỏi. Như vậy, ông Hờ chết là do già, vậy do đâu mà ông Hờ già hả ba? Ba tôi trả lời là do ông có sinh ra trên đời nầy. Rồi, ba tôi lại hỏi tôi, con còn nhỏ, hỏi mấy chuyện ấy để làm gì? Tôi trả lời là để biết. Ba tôi bảo tôi xuống hỏi mẹ, còn ba chỉ trả lời ngang đó thôi. Tôi thưa, con đã hỏi mẹ rồi, mẹ nói đâu có phải già mới chết, trẻ cũng chết mà, con hỏi tại sao? Mẹ bảo con chốc nữa, ba đi làm việc về thì hỏi ba, còn mẹ chỉ trả lời ngang đó thôi.

Như ba tôi trả lời, già mà chết, thì ai cũng dễ hiểu, nhưng “trẻ cũng chết”, câu nói ấy của mẹ tôi, đã đánh động cái tò mò của tôi, khi tôi mới chín tuổi. Và sau khi xuất gia làm chú điệu, nhờ Thầy tôi dạy, tôi mới nhận ra được điều nầy. Thầy dạy: “Cái chết có ngay trong cái sống, vậy mấy điệu phải siêng năng tu học, đừng để đời mình trôi qua trong từng giây phút của cái chết và cái sống một cách oan uổng”.

Lời Thầy dạy năm xưa, bây giờ mỗi khi ngồi ngẫm lại thấy thấm thía làm sao! Quả thật như vậy: “Nếu ta sống và chết trong ngũ dục, thì sự sống và cả sự chết của ta đều là oan uổng, chứ không phải chỉ có chết mới oan uổng, mà sống không oan uổng đâu nhé!”.

 

 

 

Trò chơi và lời tiên tri

 

Năm tôi học lớp nhì (nay là lớp bốn), trường làng, giờ giải lao, Thầy giáo bảo, trong lớp có em nào có khả năng ngồi yên để cho những người khác vọc mà không cười?

Nhiều học sinh giong tay, trong đó có tôi. Những người giong tay lần lượt lên ngồi ngay giữa lớp để cho những người có khả năng vọc cười, tìm đủ mọi cách làm cho người ngồi yên ấy phải bật cười.

Trong những người ngồi yên ấy, không ai là không bị bật cười, bởi những người có khả năng vọc người khác cười ấy họ có khả năng vọc cười một cách thiện xảo, chỉ có mình tôi là bất động từ đầu đến cuối.

 

Thầy giáo tuyên bố trong cuộc chơi này, em Trí (tên của tôi) thành công. Và Thầy giáo còn nói, em Trí có khả năng làm Thầy tu trong tương lai.

Như vậy, theo Thầy giáo tôi ngày ấy, cho rằng: Thầy tu phải là người có khả năng ngồi bất động trước những ồn ào và giễu cợt của  mọi người.


 

Quét và cỏ là lá

 

Học xong tiểu học, tôi xin cha mẹ xuất gia, cha mẹ tôi đồng ý và đưa tôi đến chùa Phước Duyên-Huế, xin Thầy trú trì cho tôi được xuất gia. Được Thầy tôi đồng ý mà không có điều kiện nào cả, bấy giờ tôi và cha mẹ tôi hết sức vui mừng.

Cha mẹ tôi ký thác tôi cho Thầy, rồi lạy Thầy, chào ra về và dặn tôi: "Tu là khó lắm, con đã ưa, thì phải cố gắng làm cho được, và ba mẹ cũng cố gắng tu để giúp con. Và con phải luôn luôn biết vâng lời Thầy dạy. Thầy là người cha tinh thần đó nghe không. Con hãy gắng lên, ba mẹ về nhé!".

Tôi rươm rướm nước mắt, chắp tay tiễn đưa cha mẹ ra khỏi cổng chùa và đứng yên lặng đưa mắt dõi nhìn theo cha mẹ với hai tâm trạng: một tâm trạng ưa tu, và một tâm trạng còn tiếc tiếc, cho đến khi cha mẹ đi khuất dạng, tôi từ cửa tam quan đi vào, Thầy bảo, Trí lấy chổi quét sân chùa đi con!

Như vậy, bước đầu hành điệu của tôi là quét lá sân chùa.

Ở nhà tôi chưa bao giờ cầm chổi và quét nhà và sân, kể cả giặt áo quần, vì tất cả việc ấy đều có các chị tôi, còn tôi chỉ biết ăn, học, chơi và nghịch.

Vì là chưa bao giờ cầm chổi để quét, nên từ cách cầm chổi đến cách quét rác đều là lúng túng, nên Thầy tôi đã dạy cho tôi bài học hành điệu đầu tiên là quét.

Thầy tôi dạy cho tôi cách cầm chổi và cách quét, phải đưa những lát chổi nhanh, mềm và nhẹ, không nên quét ngược gió, quét lá đến những chỗ thấp un lại và hốt đổ sau vườn chè để làm phân cho cây.

Lại nữa, mỗi khi quét là phải quét từ chỗ cao đến chỗ thấp, để những chỗ thấp ấy lâu ngày cũng biến thành chỗ cao, để sân chùa không còn có chỗ cao thấp, nhìn vào thấy đẹp nghe không Trí!

Nghe lời Thầy dạy, trong lòng rộn lên những nỗi vui mừng, vì ở nhà có khi nào mình được cha mẹ dạy cho mình cách quét rác này đâu, ngay cả năm năm học ở trường làng cũng không nghe Thầy cô nào dạy cho mình quét sân quét nhà kiểu này cả.

Tôi vui sướng và thực tập mỗi ngày, thỉnh thoảng nỗi nhớ nhà gợn lên trong tâm, tôi hát nghêu ngao, lát chổi không chủ động, Thầy tôi nhìn thấy vậy và hỏi: Trí, một tuần rồi con quét rác đã được chưa? Tôi bỏ chổi xuống, chắp hai tay, dạ bạch Thầy, tạm được.

Thầy cười và nói: "được đâu mà được, còn lâu lắm con ạ".

Một tuần sau nữa, Thầy lại hỏi tôi: Trí quét chùa đã sạch chưa con? Tôi chắp tay cúi đầu và thưa. Kính bạch Thầy, dạ sạch!

Thầy cười và nói: "sạch đâu mà sạch". Nghe Thầy dạy, tôi nhìn lui, nhìn tới, nhìn qua, nhìn về trên sân chùa không còn một chiếc lá nào, mà sao Thầy nói với mình sân chùa chưa sạch.

Biết ý tôi băn khoăn, Thầy dạy: "Trên sân chùa mới sạch lá, chứ đâu đã sạch cỏ. Sân chùa có cỏ làm sao gọi là sân chùa sạch được. Trước sân chùa, cỏ cũng là lá đó con à!".

Như vậy, mới ở chùa hành điệu một tuần, tôi đã học đến hai bài học-một là "quét"; và một bài học "cỏ là lá". Hai bài học thật hết sức thực tế và thâm trầm.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 7063)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 6265)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
10/09/2010(Xem: 59804)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
06/09/2010(Xem: 6886)
“Trước sự Nô Lệ của Con Người” là nhan đề chúng tôi dùng để gọi tập sách này, gồm những bài viết và những bài thảo luận quan trọng mà chúng tôi đã trình bày trong những hội nghị quốc tế và quốc nội. Những vấn đề đặt ra trong tập sách đều nhắm vào một trọng tâm độc nhất: tìm lại con đường của văn hoá Việt Nam trước sự nô lệ của con người để khai quan một chân trời cho ý thức tự do của nhân tính
03/09/2010(Xem: 5238)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3886)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 6478)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 8306)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5913)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 62912)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]