Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Triệu Phú Keo Kiệt

04/12/201319:34(Xem: 28040)
08. Triệu Phú Keo Kiệt
blank

Triệu Phú Keo Kiệt



Ông triệu phú chầu vua từ hoàng cung trở về, thấy người thôn dân đang ăn một loại bánh chiên bằng bột chua. Y thèm quá, định thò tay vào túi lấy ra một vài xu lẻ; nhưng rồi y tự nghĩ: “Mua ăn như thế này thì hoang phí quá, hãy cố gắng nhịn đói cho đến nhà”.

Sự thèm muốn thúc bách làm cho bụng y đói cồn cào, nước dãi chảy ra; tuy thế, bước chân lên bục cửa, ý nghĩ khác lại nảy sinh: Nếu ta nói ta muốn ăn bánh chiên thì có nhiều người cùng muốn ăn, sẽ tốn kém xiết bao về gạo, thục tô, đường..?

Thế là vị triệu phú không dám nói ra với ai. Dù đã cố dằn ép sự thèm muốn, nhưng miếng bánh chiên trong chảo cứ hiện ra ám ảnh y. Vị triệu phú đi đi lại lại, sắc da mỗi lúc một vàng chạch, mạch máu nổi lên có vồng, tim đập liên hồi, mồ hôi cả người rịn ra. Cuối cùng không chịu được, y bước vào phòng, nằm co ro trên giường. Miếng bánh chiên lại hiện ra, bây giờ lại nhảy múa với sắc vàng lóng lánh mỡ.

Vợ người triệu phú thấy chồng sắc da từ thẫm hồng sang vàng, từ vàng sang tái xanh, mồ hôi tươm ra từng giọt, nước dãi theo nhau nhểu thành dòng; bèn đến bên xoa lưng, quạt mát rồi ân cần hỏi:

- Đi đường xa nắng mệt, chắc ông bị cảm mạo rồi đây?

Vị triệu phú lắc đầu:

- Cảm mạo không làm gì nổi ta, bà biết đấy!

Người vợ cảm thấy yên tâm, hỏi tiếp:

- Thấy ông không được thoải mái. Hay đức vua đã nói một điều gì làm ông chẳng hài lòng?

- Không, không phải thế. Đức vua không có liên hệ gì ở đây cả!

Người vợ cứ chất vấn:

- Con trai, con gái có đứa nào ngỗ nghịch khó dạy đã làm ông phiền lòng hả?

- Chúng khó dạy thì đánh, thì mắng, thì đuổi cổ nó ra đường cho đỡ tốn cơm, tốn áo. Vị triệu phú cố nói một hơi dài - chúng là cái thá gì mà làm phiền tôi được?

- Nô tỳ, kẻ làm công, có ai không chu toàn công việc?

Vị triệu phú đã cảm thấy tưng tức:

- Chúng thì như là đôi dép cũ, chiếc áo rách, xài không được thì quẳng đi thôi!

- Vậy thì tôi chắc? Tôi đã có gì không phải với ông rồi?

- Không! Không phải thế! Vị triệu phú phân trần - Bà là một người biết lẽ xướng tùy phu phụ, chưa có khi nào, một điều gì mà tôi trách bà được.

Người vợ ngạc nhiên, nhăn mày suy nghĩ hồi lâu; chợt bà hỏi chỉ vừa đủ nghe:

- Hay ông có một sở thích, một ham muốn, một khát ái nào chưa thỏa mãn chăng?

Miếng bánh chiên trong chảo bằng bột chua lại hiện ra, nhảy múa như khiêu khích. Vị triệu phú nuốt một cái ực. Nhưng sợ tốn kém, ông vẫn im lặng.

Người vợ lại xoa lưng, quạt mát, giọng hờn trách:

- Vợ chồng là bạn đường dài vui khổ có nhau, tối lửa tắt đèn hộ trì nâng đỡ nhau. Là kẻ cùng nói cho nhau nghe những điều khó nói. Nay ông có chuyện kín trong lòng mà không chịu nói ra, thì ông đã coi tôi như kẻ xa lạ mất rồi!

Thấy vợ hờn mát, vị triệu phú chống tay ngồi dậy, cố gắng nuốt một hơi rồi nói như làn gió phất qua ngọn lá:

- Ta sẽ nói. Ta sẽ nói bà ạ! Nó như thế này: Có một thèm muốn đang thúc bách ta. Ôi! Ta thèm làm sao một chiếc bánh chiên bằng bột chua mà người thôn dân kia ăn trên đường khi ta từ cung vua trở về.

Vị triệu phú kể lại chuyện. Người vợ “ồ” lên một tiếng, muốn cười mà không dám cười.

- Chỉ có thế mà không chịu nói. Ông là ngài triệu phú tiền rừng bạc bể. Nay tôi sẽ làm loại bánh chiên ngọt kia, và dọn cho toàn thể mọi người trong thị trấn Sakkhāra cùng ăn nhé?

Đại triệu phú nhíu mày:

- Bà nói cái gì ghê gớm vậy? Cho cả thị trấn Sakkhāra? Chúng cần phải làm mới có ăn.

- Tôi sẽ dọn đầy đủ cho mọi người trong cùng một đường phố vậy. Người vợ nói.

Vị triệu phú bĩu môi, nói mỉa:

- Tài sản của bà còn hơn tài sản của một ông vua giàu sang nhỉ?

- Thế thì tôi sẽ làm cho mọi người trong nhà cùng ăn.

Vị triêu phú xua xua tay:

- Thôi! Thôi! Thế là hoang phí hết sức.

- Vậy thì ta hãy làm vừa đủ cho con cái nó ăn.

Vị triệu phú lại gắt:

- Sao bà lại đem chúng vào đây?

Người vợ đấu dịu:

- Thế thì cho tôi và ông cũng được.

- Sao bà lại có ở trong đó nữa?

Vợ triệu phú ngoan ngoãn gật đầu:

- Phải rồi! Tôi sẽ làm cho một mình ông ăn thôi.

Vị triệu phú mỉm cười hài lòng. Lại nhỏ giọng:

- Nhưng mà bà này, làm ở tại đây không được đâu. Những ông sa-môn, đạo sĩ, con cái, nô tỳ, người làm công dòm ngó. Chúng sẽ chờ đợi để xin ăn. Ta sẽ làm ở một nơi kín đáo.

Người vợ gật đầu bước đi, triệu phú còn kêu lại dặn dò:

- Bà hãy đến nơi chỗ gạo thừa, để ra những hạt nguyên, chỉ lấy những hạt gạo vụn rồi đem xay. Xong rồi đừng khua động, lấy lò và chảo, một ít sữa, thục tô, đường cục.. nhớ là thứ đường để dành cho ngựa ăn - rồi chúng ta sẽ cùng lên tầng lầu thứ bảy, chiên tại đấy. Chiên xong, thế là hết phần việc của bà. Hãy để phần việc còn lại cho ta!

Người vợ làm y lời.

Vị triệu phú bước lên tầng lầu thứ nhất khóa cửa bằng chốt sắt kiên cố; leo lên lầu hai, khóa cửa bằng chốt sắt kiên cố. Bảy tầng lầu đều khóa bảy lớp như thế.

Người vợ đốt lửa trong lò, đặt chảo lên. Với đầy đủ bột, sữa, thục tô, đường, mật... bắt đầu làm bánh chiên...

Bậc Đạo Sư, vào buổi sáng ở trong hương phòng, tại Kỳ Viên tịnh xá, với thiên nhãn siêu nhân thuần tịnh, thấy rõ tất cả mọi việc xảy ra ở gia đình vị triệu phú, vào lúc đúng thời, bảo tôn giả Mahā Moggallāna:

- Cách Vương Xá thành khoảng vài do tuần về phía Bắc, có thị trấn Sakkhāra, này Mahā Moggallāna! Ở đấy có người triệu phú hà tiện, keo kiệt đệ nhất thế gian. Y thèm muốn một chiếc bánh bằng bột chua. Sợ tốn kém, sợ hao hụt tài sản, sợ người khác cùng ăn nên bảo vợ chiên bánh nơi tầng lầu thứ bảy, lối lên bằng bảy lần cửa khóa kiên cố. Này Mahā Moggallāna! Ông hãy đến đó, nhiếp phục và hóa độ người triệu phú ấy. Rồi dùng thần lực đem cả hai vợ chồng cùng với tất cả bánh, sữa, thục tô, mật, đường cục... về đây. Hôm nay, Như Lai cùng đại chúng tỳ-khưu năm trăm vị, ngồi tại Kỳ Viên, sẽ ngọ trai bằng những chiếc bánh chiên ngọt ấy.

Cúi đầu đảnh lễ đức Đạo Sư, tôn giả Mahā Moggallāna vận thần thông lực, trong nháy mắt đã đến Sakkhāra. Trước cửa sổ căn lầu thứ bảy của triệu phú hà tiện, tôn giả Mahā Moggallāna hiện ra sừng sững giữa hư không, với đại y trang nghiêm như một bức tượng vàng chói lọi.

Vị đại triệu phú giật thót mình, quả tim xúc động mạnh, mồ hôi rỏ long tong, tự nghĩ: Ta sợ như vậy nên đã lánh lên đến đây. Nhưng y cũng theo ta, đòi xin những chiếc bánh chiên, bèn nói:

- Này ông sa-môn có thần thông! Đứng giữa hư không như vậy có được gì đâu? Dẫu cho ông có đi kinh hành qua lại, ông cũng chẳng được gì! Đừng tưởng bở!

Tôn giả Mahā Moggallāna thay đổi oai nghi, vạch một con đường bằng bạch ngọc giữa không gian rồi đi kinh hành qua lại.

- Đi kinh hành như vậy mà làm gì, vô ích thôi! Vị triệu phú lắc đầu nói - dẫu ông có ngồi kiết già như phạm thiên, ông cũng chẳng được gì. Tôi chẳng cho cái gì đâu!

Đường bạch ngọc lóe lên rồi tắt, tôn giả Mahā Moggallāna an nhiên ngồi kiết già, quanh thân tỏa hào quang như mảnh trăng rằm chiếu sáng dịu dàng.

Vị triệu phú đã thấy ớn trong người nhưng vẫn cứ nói cứng:

- Kiết già giữa hư không kia ư? Cũng vậy thôi! Dẫu ông có đứng lọt trong cái lỗ thông hơi, ông cũng chẳng được gì! Tôi báo cho ông biết rõ như vậy.

Bức tượng kiết già châu báu giữa hư không biến mất, trên thành lỗ thông hơi nhỏ bằng con chim có thể bay lọt, tôn giả Mahā Moggallānaôm bát đứng uy nghi, trong lúc lỗ hổng kia không lớn ra mà ngài cũng không nhỏ lại.

Vị triệu phú đã sợ hãi, giọng nói đã mất bình tĩnh:

- Tài... đấy! Giỏi.. giỏi... đấy! Ông sa-môn à, nhưng nếu ông có phun khói, ông cũng chẳng được gì!

Rồi nơi lỗ hổng kia, khói xông tỏa mù mịt.

Đôi mắt vị đại triệu phú cay xè, buốt đau, nước mắt, nước mũi tuôn ra; y không còn dám nói: Dẫu cho có đốt lửa, ông cũng không được gì! Rồi tự nghĩ: Chẳng có gì mà ông sa-môn này làm không được, dẫu bắt mặt trời bỏ trong lòng bàn tay. Ông ta quả thật là gan lỳ. Nếu không cho thì hắn sẽ chẳng bao giờ đi!

Đợi cho khói tan loãng, ông quay qua bảo vợ:

- Này bà, hãy chiên cho ông sa-môn gan lỳ kia một cái bánh nhỏ, thật nhỏ, rồi tống y đi.

Người vợ lấy một tí bột bỏ vào chảo. Chiếc bánh chợt phồng lên làm đầy miệng chảo. Vị triệu phú nghĩ rằng vợ mình đã bỏ nhiều bột, tức giận nhìn vợ rồi khẽ nhấc đầu chiếc muỗng, khoắng một tí bột. Lạ lùng thay, bánh lại phồng lên, to gấp đôi chiếc bánh trước.

Vị triệu phú hừ một tiếng, cho bột dính một xíu ở đầu chiếc que, búng vào trong chảo. Lạ chưa? Chiếc bánh uốn mình lên, nhúc nhích phồng ra mãi, to gấp ba lần chiếc bánh thứ nhất. Lộn ruột, sôi gan, vị triệu phú kêu ùng ục trong cổ họng, hằn học làm chiếc bánh khác. Cho đến khi bột chỉ còn bằng hạt mè, bằng một tí bụi có thể dính được trên đầu ngọn cỏ... thế mà chiếc bánh vẫn cứ ngang ngạnh phình ra, to lớn hơn mãi.

Thoát hạn dầm dề, vị triệu phú quay lại rơi phịch trên ghế, nản chí:

- Này thôi bà ơi! Lấy ngay cho ông ta một cái. Cái nào đó cũng được.

Rồi đại triệu phú than dài:

- Ôi! Cái ông sa-môn thi gan với ta mà chiếc bánh cũng muốn thi gan với ta nữa!

Vợ đại triệu phú lấy một chiếc bánh từ giỏ. Kỳ lạ chưa! Tất cả bánh đã dính liền với nhau. Bà đã cố tách ra, nhưng không được. Vị đại triệu phú thấy vậy bước tới. Cả hai người cùng dùng hết sức lực kéo bánh. Nhưng vô ích, bánh đã dính làm một!

Mồ hôi toát ra ướt đẫm cả áo. Bao nhiêu thèm muốn biến mất, vị triệu phú thở hổn hển, giọng lạc hẳn đi:

- Ta không còn muốn ăn nữa. Này bà, hãy thí hết, hãy thí tất cả bánh cho ông ta! Ôi! Cái lũ bánh trời đánh!

Người vợ làm theo, đem cả giỏ bánh bố thí. Tôn giả Mahā Moggallānasau khi thọ nhận, rải tâm từ bi như chiếc bánh lớn hơn bao trùm cả không gian to rộng khiến cho tâm tư hai vợ chồng triệu phú lắng dịu, mát mẻ, khinh an. Rồi cất giọng Phạm thiên, ngài thuyết một thời pháp nói về công đức ba ngôi báu, kết quả rạng ngời như nhật nguyệt của sự bố thí... Do túc duyên nhiều đời kiếp, vị triệu phú nghe xong, khởi tâm tịnh tín:

- Thưa tôn giả, ngài hãy đến đây, hãy ngồi trên chiếc gường bằng bạc này mà độ thực.

Tôn giả Mahā Moggallāna:

- Này ông triệu phú, ta chưa thể ăn. Hiện giờ, đức Chánh Đẳng Giác với đại chúng năm trăm vị tỳ-khưu đang ngồi tại tịnh xá. Triệu phú và vợ có thể hoan hỷ không, khi tự mình với bánh, bột, sữa, thục tô, đường, mật... đi đến bên chân đức Đạo Sư?

Vị triệu phú nghiêng mình cung kính:

- Thưa tôn giả, bậc đại thần thông, đức Tôn Sư hiện giờ ở đâu?

- Tại Kỳ Viên tịnh xá, cách đây bốn trăm do tuần(1).

- Ôi, xa quá là xa. Thưa tôn giả, làm sao chúng ta có thể đi đến đó mà không mất nhiều thì giờ?

Tôn giả Mahā Moggallāna mỉm cười như sự hé nụ của đóa hoa vô ưu:

- Nếu các ngươi hoan hỷ, thì từ đây đến đó chỉ trong thời gian mấy cái bước chân mà thôi.

Vị triệu phú và vợ ngơ ngác.

- Với oai lực thần thông! Tôn giả Mahā Moggallāna nói tiếp - Ta sẽ làm cho đầu cầu thang vẫn nằm ở đây nhưng chân thang sẽ ở Kỳ Viên!

Triệu phú và vợ hoan hỷ bằng lòng.

Ngạc nhiên xiết bao, khi họ vừa bước chân xuống cầu thang thì cửa tịnh xá đã ở ngay trước mắt.

Đức Thế Tôn, tại trai đường lúc ấy đang ngồi trên bửu tọa với đại chúng đoanh vây. Đại triệu phú cung kính đến đổ nước rửa tay cho đức Phật và tăng chúng, cúng dường tất cả bánh, sữa, thục tô, bột, đường cục... rồi bắt đầu làm bánh.

Khi đức Thế Tôn và năm trăm vị tỳ-khưu dùng xong, triệu phú và vợ ăn cho đến thỏa thích nhưng bánh cũng không hết. Mấy trăm kẻ tàn thực ăn cho đến căng da bụng nhưng bánh vẫn còn thừa. Thấy chuyện kỳ lạ, một số vị tỳ khưu đến tâu với đức Thế Tôn, ngài dạy:

- Bánh kia là bánh của công đức. Ai không có nhân duyên với công đức này, không thể nào dùng chúng. Vậy này hỡi chư tỳ-khưu! Số bánh còn lại sẽ đổ xuống nơi cái hố hay một cái hang nào đấy (Nay bên cạnh cửa lớn chùa Kỳ Viên còn dấu tích cái hang, tên gọi là ‘Cái hang bánh chiên trong chảo’).

Đức Thế Tôn dạy thế xong, nói lời tùy hỷ với vợ chồng triệu phú. Cuối lời tùy hỷ, cả hai vợ chồng đều chứng quả Dự Lưu.

Từ đấy về sau, hai vợ chồng đại triệu phú tinh tấn trong giáo pháp này, như chiếc thuyền nhẹ qua bờ, và an trú vững chắc vào đích đến, họ cúng dường đến Tam Bảo những tám ức tài sản.


(1)Con số này e rằng không chính xác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2017(Xem: 9891)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 8690)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 9050)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 9238)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28256)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15386)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 17340)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35287)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 16720)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13450)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]