Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chủ Nghĩa Cực Đoan đang Khiêu Chiến với các Giá Trị của Nhân Loại.

09/04/201317:04(Xem: 4378)
Chủ Nghĩa Cực Đoan đang Khiêu Chiến với các Giá Trị của Nhân Loại.

 

Chủ Nghĩa Cực Đoan
Đang Khiêu Chiến với các Giá Trị của Nhân Loại
(Sự Bất Lực Toàn Cầu Khi Đối Mặt với các Thách Thức của Người Taliban)
Nguyên tác: Hary Jai Singh
Thích Giác Hoàng dịch

---o0o---

Lời người dịch: Sự kiện những người cuồng tín Taliban phá huỷ các tượng Phật ở Babiyan vào ngày 5-6 tháng 3 năm 2001 đã tạo ra một làn sóng phản kháng mãnh liệt của giới chức có thẩm quyền và giới báo chí ở khắp mọi nơi. Sự kiện phá huỷ những công trình căn hoá, nghệ thuật, lịch sử đó không phải là một cơ hội giành cho các giới báo chí khai thác trong một hai ngày, mà thực sự vấn đề này đã làm cho không biết bao nhà tri thức thuộc mọi tôn giáo và cả không tôn giáo, đặc biệt là tín đồ Phật giáo không khỏi đau lòng và nó liên tục được phản ánh trên các tờ báo tại Ấn Độ, và một số nước khác cho tới ngày 18-03-2001 vẫn chưa chấm dứt.

Hành động cuồng tín phá huỷ các công trình văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của Phật giáo nói riêng và là di sản văn hoá, lịch sử của nhân loại nói chung đã làm cho những thức giả, những người làm văn hoá không khỏi phải suy nghĩ, chấn động vì những mất mát lớn lao của bao thế hệ tiền nhân đã񠫨ổ công tạo dựng.

Để góp phần biểu hiện quan điểm không thể nào chấp nhận về những hành động phỉ báng tôn giáo cực đoan, xem nhẹ di sản chung của nhân loại theo quan điểm của những người cuồng tín Taliban, người dịch chuyển ngữ một bài viết của tác giả người Ấn Hari Jaisingh, được dăng tải trên tờ The Tribune (Diễn Đàn) ra ngày thứ sáu, 9-3-2001 ở Ấn Độ, trong số trên 70 bài khác nhau được đăng tải trên các báo và trên các mạng lưới truyền thông (website) khác nhau.

Ngay trên tờ báo, người biên tập đã in rất đậm tiêu đề chính, rất có ấn tượng: Fanaticism at War with Human Values và tiêu đề phụ lợt hơn: Global Impotence in Face of Taliban Challenge và một đoạn in đậm (bằng tiếng Anh) cho nội dung chính bài báo đó như sau:

Hành động man rợ của người Taliban đã nhấn mạnh đến sự rỗng tuếch tận gốc rễ của những gì mà người Hồi giáo bạo cường truyền bá. Họ không biết quý trọng đến những giá trị của nhân loại và cảm xúc của những tôn giáo khác. Vấn đề ở đây không phải là vấn đề tôn giáo nữa. Các tượng Phật thuộc toàn thể nhân loại. Các tượng Phật này thể hiện một số ý tưởng đẹp nhất của nhân loại. Chúng là biểu tượng cho văn hoá toàn cầu, vượt khỏi mô hình tôn giáo nhỏ hẹp. Tuy nhiên,sự thách thức thật sự là thế giới văn minh phải trả lời như thế nào về những người man rợ đang hoạt động dưới danh nghĩa Hồi giáo này.


Người Taliban lại bôi thêm một vết bẩn nữa vào "vai trò khủng khiếp" của họ, nhắc lại thế giới về những hành động man rợ tương tự đã xảy ra vào những thời điểm khác nhau với những lý do khac nhau. Sự kiện phá huỷ thư viện lớn nhất thế giới vào thời của đại đế Alexandria ở Ai Cập là một trường hợp gây chấn động. Thư viện đó phải cháy mất sáu tháng trường. Người ra lệnh phá huỷ thư viện đó rõ ràng là không biết thưởng thức và quý trọng kiến thức [của nhân loại để lại]. Nhưng đối với thế giới, việc đốt cháy như vậy là một thảm hoạ không gì so lường được.

Mullah Muhammad Omar - người ra lệnh huỷ phá tượng Phạt ở Bamiyan không hiểu gì về giá trị di sản nghệ thuật và văn hoá. Trong khoảng 1500 năm xảy ra hai sự kiện khác biệt. Suốt thời gian 1500 năm này, những người theo chủ nghĩa cực đoan dưới các hình dạng khác nhau không từ bỏ được sự cuồng tín của họ. Điều khác biệt đáng lưu ý ở đây, là có lẽ thế giới ít bạo hành hơn sự bạo hành của họ ngày nay.

Vào thế kỷ thứ X, Khalifa Hakun II đã làm cho Andalusia (thuộc Bồ Đào Nha) thành trung tâm văn hoá của Âu Châu. Thư viện của ông chứa khoảng 400.000 đầu sách, người kế thừa của ông là Al-Nansur đã ra lệnh huỷ phá toàn bộ.

Cùng một tinh thần "phá hoại các công trình văn hoá" (vandalism) đã thúc đẩy Mohammad bin Bakhtyan triệt phá trường đại học Nalanda, một trung tâm học vấn lớn nhất thời bấy giờ vào năm 1197 TL. Những người cực đoan của Indonesia có lần chủ tâm đặt mìn phá huỷ ngôi chùa ở Borobudur - một kỳ quan kiến trúc có tầm cỡ theo lối kiến trúc phối hợp giữa Phật giáo và Ấn giáo, bây giờ cũng là di sản của thế giới.

Những người cực đoan tôn giáo thường thường chống lại việc nghiên cứu triết học và khoa học, đó là điều hết sức rõ ràng. Vì vậy, khi thế giới đang mở tầm nhìn trước những điều kỳ diệu của tư tưởng Hy Lạp vào thời Trung Cổ, thì những người cực đoan lại khép kín tâm trí của họ lại trước tất cả hình thái học vấn. Do đó, khi châu Âu đi qua giai đoạn Cải Cách lớn (great Reformation), giai đoạn Phục Hưng (the Renaisance) và thời kỳ Biện Chứng (the Age of Reason) , thì thế giới Hồi giáo vào những ngày đó, nói chung vẫn trơ trơ trước những tư tưởng mới.

Thật là một điều đáng tiếc, một vài yếu tố phá hoại đã phủ nhận tất cả những gì của người Hồi giáo về sự sáng tạo và vẻ đẹp trong nền văn minh nhân loại. Ngày nay chủ nghĩa cực đoan của nguời Taliban trông giống như chủ nghĩa cực đoan của thời Trung Cổ (Middle Ages fanaticism), đáng lý là không có chân đứng trong thế kỷ XXI này.

Người Taliban muốn xoá sạch [những di sản văn hoá] và biến Afghanistan thành mảnh đất hoang vu. Chiến tranh xảy ra, đầu tiên chống lại Liên bang Sô-viết và ngay trong chính quân ngũ của họ, có người thật sự đã đưa đẩy Afghanistan vào thời đại đồ đá (Stone Age). Hàng ngàn người đã và đang trốn chạy đất nước của họ, ngay cả nguy hiểm đến tính mạng của họ.

Người Taliban là con đẻ của những người theo chủ nghĩa cực đoan Pakistan, của ISI và CIA. Chúng đã đẻ ra con quỷ Frankenstein [con quỷ phản chủ và đã giết hại chủ nó]. Về điều này, người trấn thủ tiền trạm ở Peshawar (Pakistan) viết như sau: "Thực sự, những người cực đoan và bạo động, là dấu xác nhận tiêu chuẩn về văn hoá của người Taliban ngày nay, hoàn toàn không phù hợp với Hồi giáo."

Con ác quỷ vẫn còn hữu ích cho cơ quan ISI - con quỷ của Pakistan đã cung cấp đạn dược cho các cuộc chiến tranh móc xích ở Ấn Độ và các nơi khác. Người ta có thể tìm thấy hàng ngàn kẻ giết người Taliban điên khùng ở đâu, nếu không đề cập đến Pakistan và Afghanistan?

Một vài học giả Hồi giáo nói rằng không có chỗ cho một chính thể thuộc chính trị thần quyền trong kinh Qu’ran. Một vài người khác nói rằng, Không có chỗ cho một chủ nghĩa thế tục (secularism) tồn tại trong xã hội Hồi giáo. Chân lý là gì? Thật là khó xác định. Nói chung, về phía một số nhà trí thức Hồi giáo và những người trông có vẻ có khuynh huớng giác ngộ không chấp nhận điều ngớ ngẩn trên.

Ở đây, cũng cần nên biết rằng, Phật giáo là tôn giáo duy nhất xuất phát từ nỗi thống khổ của con người. Chàng thanh niên Siddhartha đã chấn động vì nỗi khổ đau đó. Người đã từ bỏ ngôi báu. Không có tôn giáo nào có lẽ có được niềm cảm hứng tuơng tự. Việc bạo hành đối với một tôn giáo thánh thiện như vậy cho chúng ta thấy bản chất thật của người Taliban. Họ là những người phá hoại các công trình văn hoá vô tâm của thời đại chúng ta.

Có lẽ Samuel P. Huntinton, một giáo sư Mỹ nổi tiếng và là tác giả của tác phẩm Sự Xung Đột của các Nền Văn Minh(The Clash of Civilizations) đã tiên đoán. Ông đã đoán trước sự nổi loạn của người Taliban. Lời tiên tri của ông về sự xung đột của các nền văn minh dường như đang trở thành sự thật. Sự xúc phạm ở Bamiyan và của những người Hồi giáo mà người Taliban đang đánh cuộc chứng minh lời tiên đoán của ông là đúng.

Thế giới vẫn chưa thoát khỏi các bàn tay của những người cực đoan tôn giáo dẫn dắt. Điều đó không thể nào được. Cả Hitler và Musolini có thể uốn nắn thế giới như họ muốn ư? Cả hai đều thất bại. Những người theo chủ nghĩa cực đoan này cũng không thể nào thành công được.

Nhân dân của đất nước này [Ấn Độ] thật sự phải xin lỗi cho những gì đã xảy ra ở phía nhân dân Afghanistan. Họ là bà con chú bác của chúng tôi. Hoàng hậu Kaikeyi của thiên anh hùng ca Ramayana và Hoàng hậu Gandhari của thiên sử thi Mahabharatacó quê hương đều ở Afghanistan cả. Afghanistan đã từng là trung tâm chính của Phật giáo dưới các triều đại Kushan.

Vương triều Kushan, một trong những vương triều lớn nhất, thủ đô toạ lạc ở Purushapura (Peshawar ngày nay), trải dài từ Mathura đến Trung Quốc, bao bọc cả Trung Á. Kaniska (ka-nị-sắc-ca), một trong những vị Hoàng Đế vĩ đại của Ấn Độ, đã tổ chức cuộc kết tâﰠkinh điển Phật giáo lần thứ tư tại Kasmir. Phật giáo từ Kasmir và Afghanistan đã truyền đến Trung Á và Trung Quốc. Và Bamiyan lúc bấy giờ là trạm dừng chân cho các đoàn thương gia và các đoàn lữ hành trên con đường tơ lụa (Silk Route).

Cho đến khi Hồi giáo du nhập, Afghanistan là một trung tâm hưng thịnh và là một phần của nền văn minh Ấn Độ vĩ đại. Những người Afghanistan đã làm gì cho chính họ!

Hãy làm những gì mà nó là. Hiện tượng người Taliban là một sự thách thức lớn nhất về xã hội, văn hoá, chính trị, triết học và an ninh đối với giá trị của nền văn minh Ấn Độ, mà các giá trị này đặt nền tảng trên các tiêu chuẩn chung có đạo lý.

Việc phá huỷ các tượng Phật của người Taliban là một chủ nghĩa vô cùng tiêu cực đã xé nát tất cả những lời dạy cao thượng của Hồi giáo. Mối nguy hiểm ở đây nằm ngay trong chủ nghĩa cực đoan mà rất thường xuyên vượt qua ranh giới địa lý của nó. Chúng ta đã thấy các yếu tố tác hại đã phản ứng như thế nào về các tượng Phật bằng đá khổng lồ và xa xưa ở Bamiyan, cùng với các công trình nghệ thuật trước Hồi giáo đã񠦣273;ược minh hoạ trong các hình tuợng tuyệt tác này.

Các bức tượng ở Bamiyan là một kho tàng quý giá của nhân loại. Chúng là một phần di sản vô cùng phong phú của nhân loại.

Sự đóng góp của Phật giáo đối với nền văn hoá phong phú của châu Á đã từng rất nhiều về các phương diện khác nhau. Nó biểu tượng cho một lý tưởng phổ quát. Vì vậy thật là xấu hổ đối với những người có nhiệm vụ bảo vệ nền văn hoá của nhân loại lại không có câu trả lời nào về chủ nghĩa man rợ của thời Trung Cổ này.

Chủ nghĩa phá huỷ các công trình văn hoá trắng trợn này làm cho ta thấy sự bất lực của những lực lượng dân chủ của thế giới và các cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc. Các cơ quan và lực lượng này thường được khoác chiếc áo giá trị của nhân loại, dòng chảy văn hoá không biên giới và sự bảo tồn các di sản chung, như: nghệ thuật, văn học, kiến trúc, chùa tháp,v.v…, nói chung là tất cả những gì thuộc đại loại như vậy. Tại sao họ lại bó tay?

"Không cần đặt lại vấn đề nữa, Phật giáo là một trong những sản phẩm vĩ đại của trái tim người Mẹ Ấn Độ" Thi hào Rabindranath Tagore đã từng phát biểu một cách cô đọng như vậy. Ông cũng đã từng tuyên bố: "Tôn giáo vĩ đại của Đức Phật đã từng truyền bá tinh thần hợp nhất sống động trên một phần lớn mảnh đất Á châu. Nó hoàn toàn rút khỏi các cuộc chạy đua và phục hồi niềm hy vọng và niềm tin của người châu Á, thoát khỏi sự rối loạn và tìm kiếm bản ngã."

Hành động man rợ của người Taliban đã nhấn mạnh đến sự rỗng tuếch tận gốc rễ của những gì mà người Hồi giáo bạo cường truyền bá. Họ không biết quý trọng đến những giá trị của nhân loại và cảm xúc của những tôn giáo khác. Vấn đề ở đây không phải là vấn đề tôn giáo nữa. Các tượng Phật thuộc toàn thể nhân loại. Các tượng Phật này thể hiện một số ý tưởng đẹp nhất của nhân loại. Chúng là biểu tượng cho văn hoá toàn cầu, vượt khỏi mô hình tôn giáo nhỏ hẹp. Tuy nhiên, sự thách thức thật sự là thế giới văn minh phải trả lời như thế nào về những người man rợ đang hoạt động dưới danh nghĩa Hồi giáo này.

Bạo hành là một trong những thách thức lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt ngày nay. Dĩ nhiên, giâﮠdữ và trả thù bằng các phương tiện bạo lực không phải là đáp án. Cũng vậy, những người và những quốc gia đã văn minh hãy tự hỏi lại chính mình về những lầm lạc này và hãy suy nghĩ các phương thức và các phương tiện để đánh bại những tư tưởng của quỷ dữ Satan này và các việc làm gây mâu thuẫn, làm ly khai chân lý, ly khai các giá trị của nhân loại, tình thương yêu đại đồng và tình hữu nghị.

Tagore đã nhìn thấy ngay trong Đức Phật một sự biểu hiện hoàn hảo của một bậc Tối Thượng, "hiện diện trong chính bản thân Ngài tất cả mọi người trong mọi thời đại, trên khắp mọi miền, và tâm thức của Ngài không hề bị các bức tường biên giới của tuổi tác, chủng tộc hay quốc gia làm thương tổn."

Trong bối cảnh này, sự thất bại của người Taliban và thiếu niềm tin trong tôn giáo méo mó của họ, thì ta có thể hiểu. Họ thật sự đáng được thương xót, và mảnh đất của những bậc Đạo Sư vĩ đại và các tôn giáo siêu phàm, thánh thiện và hợp nhất có thể đấu tranh và chăm sóc họ như một phần của ngươì Ấn, không, đó là những giá trị của nền văn minh nhân loại!

---o0o---


Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2016(Xem: 24576)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 13398)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
30/04/2016(Xem: 15695)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31726)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
04/03/2016(Xem: 15123)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11600)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
26/01/2016(Xem: 12302)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
15/12/2015(Xem: 6619)
Yêu thương hay thù oán không chỉ là tình riêng cuả mỗi con người mà còn là một cảm xúc chính trị. Đã có nhiều thí dụ cho thấy là các hiệu ứng của cảm xúc này lan toả đến hệ thống pháp luật, mà đòi công lý hay tự thiêu của dân oan tại Việt Nam là trường hợp phổ biến. Thực ra, trong bất cứ một nền tảng công lý nào thì điểm chính yếu cũng là phải tìm ra một hệ thống luật pháp công minh và tinh thần trọng pháp của người dân và chính quyền để áp dụng trong thực tế.
09/12/2015(Xem: 7247)
Theo đa số các nhà nghiên cứu, thực trạng nóng lên toàn cầu (global warming) hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu (global climate change) là có thật và ngày càng gia tăng một cách trầm trọng. Nguyên nhân chính là sự gia tăng quá nhanh trong việc thải khí cạc-bon đi-ô-xít (carbon dioxide) trong vòng 30 năm qua do đốt nhiên liệu hóa thạch, fossil fuels (Cox, P. M., et al., 2000), cũng như những hoá chất khác không phải do hoá học hữu cơ (Hansen, J., et al., 2000), và vì nhu cầu sinh hoạt của con người từ sự nhả khói và khí độc của các hãng xưởng công nghệ lớn nhỏ, xe ô-tô cho đến nạn phá rừng, các trại chăn nuôi súc vật đến chất liệu phế thải của các nhà máy thuỷ điện, v.v...
03/12/2015(Xem: 27331)
Đức Phật lịch sử tuyên bố trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận." Sư Triệu Châu mang bát gậy dạo khắp các tùng lâm và tự khuyên mình như sau: 七歲童兒勝我者、我即問伊。百歲老翁不及我者、我即教他。Trẻ con bảy tuổi hơn ta thì ta hỏi nó, ông già trăm tuổi chẳng bằng ta thì ta dạy va."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567