Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng vì màu da hay khác đạo

09/04/201316:12(Xem: 4419)
Đừng vì màu da hay khác đạo


ĐỪNG VÌ MÀU DA HAY KHÁC ĐẠO

Thích Lệ Thọ

---o0o---

Ngày nay thế giới đã thật sự bước qua ngưỡng cửa của thời kỳ trung đại hay chưa? một thời kỳ được xem là đen tối nhất của nhân loại, thời kỳ kỳ thị chủng tộc màu da và tôn giáo, đã gieo rắt nỗi kinh hoàng từ Âu sang Á. Mạng sống của con người bị người ta xem nhẹ, khi có những quan điểm bất đồng thì sự sung đột xãy ra tức khắc mà không cần biết hậu quả sẽ như thế nào. Trong khi cuộc sống của nhân loại có sự tương quan mật thiết đến mức độ : “ ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...” Ấy thế mà nhân loại phải chứng kiến nổi kinh hoàng ngày 11/09/2001. Phải chăng, người ta chỉ thay đổi ngôn từ cho hoa mỹ cho phù hợp với thời đại còn bên trong vẫn tiếp tục quay lại sống với thời kỳ đen tối (Dark age) để tiếp tục gieo rắc nổi kinh hoàng cho nhân loại!

Chúng ta thử đặt lại vấn đề, tại sao lại có cuộc khủng bố đó xãy ra, và lại xãy ra ngay trên một siêu cường quốc được xem như là bất khả xâm phạm về mọi mặt? Họ làm vì mục đích gì? Không một tổ chức nào thừa nhận việc làm trên, nhưng vừa qua CNN đã có trong tay một cuốc băng Video ghi lại những hoạt động của chính quyền Taliban có liên quan đến khủng bố, mà trước đó Mỹ chỉ nghi vấn. Từ cơ sở này chúng ta có thể đặt ra câu hỏi có phải vì sự ngấm ngầm tiếp tay và làm ngơ của Mỹ để Israel đàn áp Palestine trong nhiều năm qua? từ đó gây trong lòng cộng đồng người Hồi giáo nổi uất hận để đi đến hành động tấn công trả đũa Mỹ? Hay là người Hồi giáo có tham vọng muốn biến cả thế giới phải theo Thánh Ahla bằng cách khủng bố, để cho mọi người khiếp sợ mà quy phục, nên Tổng thống Bush đã kêu gọi nhân dân Mỹ, hay nói đúng hơn là cộng đồng Thiên Chúa giáo hãy mở cuộc thánh chiến để chống lại với người Hồi giáo? Nếu đây là mấu chốt của vấn đề thì 11/09 là kết quả một cuộc chiến của 2 Tôn giáo lớn trên thế giới!

Nếu những những giả thuyết của chúng tôi nêu ra là đúng thì thật là kinh khủng cho nhân loại. Hai trái Bom của mỹ ném xuống Nhật Bản làm cho người Nhật kiệt quệ nền kinh tế, nhưng vẫn phục hồi lại được sau 30 năm. Nhưng một khi chiến tranh Tôn giáo xãy ra thì sự huỷ hoại gấp hàng ngàn lần so với 2 trái Bom nguyên tử đã ném xuống Nhật Bản. Cụ thể là 2 quốc gia thù nghịch Israel và Palestine đã giết chết khoảng 30 ngàn người từ nhiều năm qua, 3000 người ngày 11/0 và hàng triệu người giữa Ấn Độ và Pakistan…giải quyết nhau không chỉ đơn thuần là vũ khí để giao tranh mà có cả đánh Bom tự sát và sinh hoá học. Một quả bom nguyên tử nổ trong một thành phố lớn chỉ có thể làm chết khoảng 100.000 người, nhưng 1 triệu người có thể mất mạng vì sự lan tràn của các loại virus và khuẩn mang bệnh. Người ta có thể làm bất cứ chuyện gì để đạt được mục đích trả thù. Rồi đây nhân loại nói chung và nước Mỹ nói riêng sẽ còn gánh chịu biết bao nhiêu vụ thảm kịnh tương tự ngày 11/09? “Chúng ta đã tấn công được kẻ cầm đầu lực lượng vô đạo, kẻ đã công khai và cố tình tuyên bố đối địch với đạo Hồi cả ngày lẫn đêm, ở ngay đất nước của hắn. Thánh Allah đã lệnh cho chúng tôi phải làm những kẻ vô đạo khiếp sợ, và chúng tôi quả thật đã làm những kẻ vô đạo khiếp sợ”, bu Ghaith tuyên bố” (18/4/2002 vnexpress)

Gần một năm trôi qua, mà trong lòng tôi vẫn còn bàng quàng trước thảm kịch của ngày 11/09. Tôi tự hỏi lòng, tại sao con người lại đối xử với con người bất nhẫn đến thế, họ nhân danh Thượng đế, Thánh Ahla để làm những chuyện mà các vị Thánh đó không bao giờ nghĩ tới! Họ chỉ làm theo bản năng, làm theo một đức tin mù quáng để tiếp tục gieo rắc tại hoạ cho nhân loại, trong khi nhân loại đang cố gắng bước ra khỏi bóng tối để hướng đến một loài người văn minh của thế kỷ thứ 21, một thế kỷ không có ranh giới của hận thù do sự kỳ thị chủng tộc và tôn giáo như cuộc họp thượng đỉnh của Trái đất đang hướng đến tìm tiếng nói chung cho nhân loại.

Mong rằng, hướng đi đó được phát triển mạnh để nhân loại thật sự được sống hoà bình và hạnh phúc như đôi dòng nhắn nhũ của tiền nhân đại đế Asoka với các tôn giáo: “Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình vì chỉ trích các tôn giáo khác, mà ta nên kính trọng các tôn giáo khác vì lý do này hay lý do nọ. Làm vậy, ta đã giúp cho chính tôn giáo mình phát triển và cũng đồng thời hổ trợ những tôn giáo khác. Hành động ngược lại chính là ta đã tự đào huyệt chôn tôn giáo mình và cũng gây hại cho những tôn giáo khác. Bất cứ ai vinh danh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác, tưởng như vậy là sùng bái tôn giáo mình, nghĩ là đã “Tuyên dương tôn giáo mình”. Nhưng, ngược lại làm như vậy là đã gây tổn thương nặng nề cho tôn giáo mình. Nên hòa thuận thì tốt: Hãy lắng nghe tất cả và sẳn sàng nghe các học thuyết của các tôn giáo khác với thiện chí"(Buddhism in the Eyes of Intellectualsby Dr. K.Sri Dhamanada)”

Delhi, 01/09/2002.

Lệ Thọ

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2010(Xem: 4734)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
30/08/2010(Xem: 3587)
Theo lịch sử tiến hóa của loài người, từ thời kỳ nguyên thủy, dân số trên trái đất này còn rất ít. Vì thế, sự ưu đãi của thiên nhiên mà con người được thừa hưởng rất lớn. Dĩ nhiên lúc đó, người ta không phải đặt vấn đề về kinh tế, mọi người chỉ sống và hưởng thụ tài sản của thiên nhiên một cách đơn giản. Nhưng đến giai đoạn dân số được phát triển với đời sống con người được tập hợp thành bộ tộc thì vấn đề bắt đầu xảy ra, vì đã xuất hiện sự tranh chấp về những nguồn lợi thiên nhiên.
30/08/2010(Xem: 5822)
Chưa bao giờ con người ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên đề mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình. Từ thuở chào đời, hình như định mệnh buộc nó phải đối mặt với một thế giới cứ muốn cắt giảm năng lực của mình, khi nó nhận ra hai bàn tay mình thì quá ngắn, hai chân mình lại quá chậm để có thể bắt kịp cái dòng chảy xiết của sinh tồn để hưởng thụ cuộc sống, nó phải nuôi dưỡng cơ thể.
30/08/2010(Xem: 7044)
Không giống những tôn giáo khác và những lý thuyết hiện đại về kinh tế học, đạo Phật cho rằng kinh tế học gắn liền với đạo đức học và lý thuyết về hành vi (kamma). Mặc dù nhiều nhà kinh tế xem kinh tế học là một khoa học “tích cực” của một loại hiện tượng xã hội, nhưng dưới cái nhìn của đạo Phật, kinh tế học có quan hệ đặc biệt với đạo đức học. Lý thuyết kinh tế học của đạo Phật nhấn mạnh quan điểm về sự chủ tâm (cetan(, tác ý) trong việc giải thích tư cách đạo đức con người. Trong bài này, tác giả cố gắng giải thích vài khái niệm quan trọng trong kinh tế học như đã được mô tả trong kinh điển đạo Phật để cho thấy rằng đạo đức học đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế học và do đó có một tầm quan trọng lớn đối với kinh tế học và ngược lại.
30/08/2010(Xem: 5283)
Đức Phật có đề cập gì đến sinh hoạt kinh tế hay không. Khi theo dõi những hậu quả của kinh tế thị trường, tôi còn phải đi tìm hiểu lập trường của Phật giáo về các vấn đề môi sinh, nhất là đối với việc khai thác tài nguyên không tái tạo, thái độ đối với sự nghèo khổ (và những chế độ chính trị đưa đến nghèo khổ), đối với chủ trương tiêu thụ hàng hóa thả cửa, đối với công ăn việc làm, vai trò của từ bi trong các hoạt động thương mãi và cuối cùng đến một câu hỏi tối hậu mà mọi tôn giáo đều muốn có câu trả lời: ý nghĩa của đời sống là gì?
28/08/2010(Xem: 53071)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6711)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 52024)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
08/08/2010(Xem: 3396)
Làm sao để mọi người đều có thể áp dụng lối sống lành mạnh? Làm sao để xã hội phát triển bền vững, hài hòa? Làm sao để mỗi người được sống hạnh phúc? Tại sao nhiều người đã biết rằng hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện là có hại cho sức khỏe mà họ vẫn không từ bỏ nó? Tại sao nhiều người biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với trái đất nhưng hàng ngày vẫn có những hành động trực tiếp, gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống?...
03/08/2010(Xem: 12480)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567