Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 15: Vai trò tôn giáo trong xã hội tân tiến

12/11/201017:52(Xem: 10201)
Chương 15: Vai trò tôn giáo trong xã hội tân tiến


Chương15

VAITRÒ TÔN GIÁO TRONG XÃ HỘI TÂN TIẾN

Mộtsự kiện đáng buồn trong lịch sử nhân loại là tôn giáotừng làm một nguồn chính cho các cuộc xung đột. Ngay ởhiện đại, còn có các cá nhân thương vong, các cộng đồnghủy diệt, các xã hội bất ổn như kết quả của cuồngtín và cừu hận đến từ tôn giáo.

Chẳngtrách sao có những câu hỏi đặt ra về vị trí của tôn giáotrong xã hội loài người. Tuy nhiên nếu suy nghĩ tận tường,chúng ta thấy xung đột nhân danh tôn giáo trổi dậy từ hainguồn chính. Một chỉ là kết quả của sự đa nguyên tôngiáo - các khác biệt chủ thuyết, văn hóa và nghi thức giữatôn giáo này và khác. Rồi có xung đột trổi dậy trong khuônkhổ của chính trị, kinh tế, và các yếu tố khác, chủ yếuở trình độ cơ chế. Sự hòa hợp liên tôn giáo là then chốtvượt qua xung đột loại đầu tiên. Trong trường hợp loạithứ nhì, cần tìm ra vài giải pháp. Thế tục hóa và đặcbiệt là sự tách lìa hệ thống tôn giáo khỏi các cơ chếcủa quốc gia có thể làm giảm bớt vấn đề cơ chế. Tuyvậy, vấn đề quan tâm của chúng ta trong chương này là sựhòa hợp liên tôn giáo.

Đâylà một diện rất hệ trọng trong điều mà tôi gọi là tráchnhiệm toàn cầu. Nhưng trước khi quán sát vấn đề vào chitiết, tưởng cần nên xét qua câu hỏi tôn giáo có thích đángthật sự trong thế giới hiện đại chăng. Nhiều người lậpluận phủ bác. Như tôi đã từng quán sát trước đây, đứctin tôn giáo không phải là điều kiện tiên quyết của tháiđộ luân lý hoặc của chính hạnh phúc. Tôi cũng đã đềnghị, dù một người có thật hành tôn giáo hay không, cácphẩm tánh tâm linh như tình thương và tâm từ bi, nhẫn nại,bao dung, tha thứ, khiêm cung, vân vân đều cần thiết. Đồngthời, tôi phải làm sáng tỏ điều tôi tin tưởng, đó làtất cả các thứ trên sẽ được phát huy dễ dàng và hữuhiệu nhất trong khuôn khổ của thật hành tôn giáo. Tôi cũngtin rằng, khi một cá nhân thành tín thật hành tôn giáo, cánhân đó sẽ hưởng lợi lạc rất lớn. Những người triểnkhai được một niềm tin vững chắc, đặt nền tảng trênsự hiểu biết và cội rễ trong thật hành hàng ngày, thườngdễ đối phó cùng nghịch cảnh hơn những người không có.Do đó, tôi cũng đoan quyết rằng, tôn giáo có khả năng khônlường trong việc tạo lợi lạc cho nhân loại. Biết sử dụngđúng đắn, đó là một thứ công cụ hữu hiệu tuyệt vờitrong việc xây dựng hạnh phúc nhân sinh. Đặc biệt, tôn giáogiữ một vai trò dẫn đạo trong việc khuyến tấn loài ngườiphát huy một cảm thức trách nhiệm đối với tha nhân vàmột nhu cầu cần giới luật theo đạo lý.

Dođó, trên các nền tảng này, tôi tin rằng tôn giáo vẫn cònrất thích đáng cho thời đại mới. Nhưng cũng nên quán xétđiều này: vài năm trước đây, thân xác của một ngườiThời Đồ Đá được khám phá trong băng thạch ở đỉnh núiAlps tại Âu châu. Mặc dù đã hơn năm ngàn năm, thân xác đóvẫn còn được giữ nguyên trạng. Ngay cả áo quần vẫn cònkhá nguyên vẹn. Tôi còn nhớ đã từng nghĩ đến việc nếucó thể hồi sanh cho người đó trở về đời sống ngày nay,chúng ta sẽ biết được có bao nhiêu điểm tương đồng cùngông. Chắc hẳn chúng ta sẽ thấy rằng ông cũng quan tâm đếngia đình và các người thân thuộc, đến sức khỏe của ông,và vân vân. Bất kể khác biệt về văn hóa và diễn đạt,chúng ta vẫn còn có thể nhận diện nhau qua trình độ cảmxúc. Có thể sẽ không có lý do gì để giả định rằng ôngấy ít quan tâm đến việc tìm hạnh phúc và tránh đau khổbằng chúng ta. Nếu tôn giáo, với sự nhấn mạnh về việctìm hạnh phúc và tránh đau khổ qua việc thật hành giớiluật luân lý và vun bồi tình thương và từ bi, có thể đượccảm nhận thích đáng trong quá khứ, thật khó thấy tại saolại không còn tương tự trong hiện tại.

Chorằng trong quá khứ giá trị của tôn giáo có thể hiển nhiênhơn vì đau khổ của loài người rõ rệt hơn do thiếu thốncác tiện nghi tân tiến. Nhưng bởi vì loài người chúng tavẫn còn đau khổ, dù rằng ngày nay kinh nghiệm đó nằm trongnội tại nhiều hơn, như tinh thần và cảm xúc phiền nhiễu;và bởi vì tôn giáo ngoài các tuyên ngôn về chân lý cứuđộ, còn quan tâm đến việc giúp chúng ta vượt qua đau khổ,cho nên chắc chắn vẫn còn rất thích nghi.

Nhưthế làm cách nào chúng ta có thể đem đến sự hòa hợp thiếtyếu để vượt qua mọi xung đột giữa các tôn giáo? Nhưtrong trường hợp các cá nhân dấn thân vào kỷ luật giớichế các phản ứng trước ý niệm và cảm xúc tiêu cực vàvun bồi các phẩm tánh tâm linh, then chốt nằm ở việc pháthuy tri thức. Trước tiên cần phải nhận diện các yếu tốngăn trở. Tiếp theo phải tìm cách vượt qua chúng. Có thểloại ngăn trở đáng kể nhất cho hòa hợp liên tôn chínhlà thiếu sự thẩm định giá trị của các truyền thốngtín ngưỡng khác.

\Chođến gần đây, sự truyền đạt giữa các nền văn hóa khácnhau, ngay cả các cộng đồng khác nhau, rất chậm chạp hoặccó khi không có. Vì lý do đó, thiện cảm dành cho truyền thốngtín ngưỡng khác không cần thiết phải hệ trọng - dĩ nhiênngoại trừ nơi nào các thành viên của nhiều tôn giáo khácnhau cùng chung sống cận kề. Nhưng thái độ đó không còntồn tại được. Trong thế giới hiện đại ngày càng phứctạp và tùy thuộc vào nhau, chúng ta bắt buộc phải nhìn nhậnsự hiện hữu của các nền văn hóa khác, các nhóm nhân chủngkhác, và, dĩ nhiên, các niềm tin tôn giáo khác. Dù thích haykhông, đa số chúng ta đang kinh nghiệm sự đa dạng đó trêncăn bản mỗi ngày. Tôi tin rằng cách tốt nhất để vượtkhỏi vô minh và đạt được tri thức chính là đối thoạicùng các thành phần của truyền thống tín ngưỡng khác. Điềunày có thể diễn tiến bằng nhiều phương cách khác nhau.Thảo luận giữa các học giả trong đó sự đồng quy, vàcó thể còn quan trọng hơn, sự dị phân giữa các truyềnthống tín ngưỡng khác nhau được khảo sát và thẩm định,đó là điều rất giá trị. Ở một trình độ khác, rấthữu ích khi có các cuộc hội ngộ giữa các tín đồ bìnhthường phụng hành các tôn giáo khác biệt, hầu chia sẻ kinhnghiệm của mình. Đó là phương cách hữu hiệu nhất đểcó thể thẩm định được các thuyết giảng của truyềnthống khác.

Trườnghợp của tôi, sự hội ngộ của chính tôi cùng cố linh mụcThomas Merton, vị tu sĩ Ki-tô giáo thuộc dòng Cistercian, đãtạo linh cảm sâu đậm. Các cuộc thảo luận đã giúp tôitriển khai được một sự ngưỡng phục sâu xa đến các thuyếtgiảng của Thiên Chúa giáo. Tôi còn cảm nhận rằng các cuộcgặp gỡ đôi khi cùng quý lãnh đạo tôn giáo khác, tụ họpcầu nguyện chung cho một chánh nghĩa chung, quả vô cùng hữuích. Sự tập hợp tại Assisi ở Ý đại lợi vào năm 1986,khi đại biểu các tôn giáo chính trên thế giới cùng đếncầu nguyện cho hòa bình thật lợi lạc vô lượng cho cáctín đồ của rất nhiều tôn giáo, như là biểu tượng củasự đoàn kết và một sự tận hiến cho nền hòa bình củatất cả. Cuối cùng, tôi cảm thấy sự thật hành của cácthành viên theo các truyền thống tôn giáo khác nhau cùng đihành hương chung có thể rất hữu ích. Trong tinh thần đó,năm 1993, tôi đi Lourdes, rồi đến Jerusalem, thánh địa củaba tôn giáo lớn trên thế giới. Tôi cũng đã viếng thăm cácđền điện khác nhau của Ấn giáo, Hồi giáo, đạo Jain, vàđạo Sikh ở cả Ấn độ lẫn nước ngoài. Gần đây, nhânmột cuộc hội thảo nhằm luận bàn và thật hành thiền địnhtheo truyền thống Thiên Chúa giáo và Phật giáo, tôi có thamdự một cuộc hành hương lịch sử của các hành giả thuộccả hai truyền thống, trong một chương trình cầu nguyện,thiền định, và thoại

luậndưới gốc Bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng ở Ấn độ.Đó là một trong số các thánh địa quan trọng nhất củaPhật giáo. Khi các trao đổi như thế diễn ra, tín đồ củamột truyền thống sẽ thấy rằng, cũng như trong trường hợpcủa chính mình, giáo lý của các tín ngưỡng khác vừa lànguồn cảm hứng tâm linh vừa là hướng dẫn đạo lý chocác tín đồ. Rõ rệt hơn nữa, bất kỳ chủ thuyết hoặccác thứ khác biệt ra sao, mọi tôn giáo chính trên thế giớiđều quan tâm đến việc giúp đỡ cá nhân trở thành ngườitốt. Tất cả đều nhấn mạnh đến tình thương và từ bi,nhẫn nại, bao dung, tha thứ, khiêm cung, vân vân, và đều cóthể giúp cá nhân phát huy các điều đó. Hơn nữa, thí dụdo các vị sáng lập mỗi tôn giáo chính đưa ra đều minh chứngcụ thể một mối quan ngại trong việc giúp tha nhân tìm hạnhphúc qua sự triển khai các phẩm tánh trên. Ngay trong đờisống riêng của chính chư vị, mỗi vị đều hành xử bằngsự chân phương cao cả. Các giới luật đạo lý và tình thươngdành cho tất cả mọi người là ấn dấu của đời chư vị.Họ không sống xa hoa như vua chúa. Thay vì vậy, họ tự nguyệnchấp nhận sự đau khổ - không hề xét đến các nặng nềkhổ nhọc - hầu tạo lợi lạc cho nhân loại như là mộttoàn thể. Trong sự giáo huấn của chư vị, tất cả đềunhấn mạnh đến sự phát huy tình thương và tâm từ bi, vàphủ nhận các ham muốn ích kỷ. Và mỗi một vị đều kêugọi chúng ta phải chuyển hóa tâm trí của mình. Thật thế,dù có đức tin hay không, tất cả chư vị đều xứng đángđược chúng ta tán thán ngưỡng phục sâu xa.

Đồngthời, khi đi sâu vào những thoại luận cùng tín đồ cáctôn giáo khác, chúng ta dĩ nhiên cần phải hoàn tất trong đờisống hàng ngày giáo lý của chính tôn giáo mình. Một khi takinh nghiệm về lợi lạc của tình thương và tâm từ bi, củagiới luật đạo lý, chúng ta sẽ dễ nhận ra giá trị củacác giáo lý khác. Nhưng cốt yếu phải nhận ra thật hànhtôn giáo đòi hỏi nhiều thứ chứ không phải chỉ nói, "Tôitin cậy" hoặc, như trong Phật giáo, "Tôi quy y" là đủ. Cũngnhiều hơn là phải đi lễ chùa, đền điện, hoặc giáo đường.Và học giáo lý không có lợi là bao nếu không đi sâu vàotrong tâm mà chỉ ở trình độ trí thức. Chỉ dựa cậy vàođức tin mà thiếu tri kiến và trọn vẹn thật hành, cũngchỉ đạt đến giá trị hạn chế. Tôi thường bảo các ngườiTây tạng rằng, đeo chuỗi "mada" (giống như tràng hạt) khônglàm cho người ta trở thành một hành giả thực thụ. Cácnỗ lực chúng ta chân thành thực hiện hầu chuyển hóa tâmlinh là điều sẽ giúp ta trở nên hành giả thực thụ.

Chúngta sẽ thấy tầm quan trọng vượt trội của sự thật hànhkhi nhận thức rằng, theo cùng với vô minh, các liên hệ kémlành mạnh của cá nhân trong niềm tin của họ chính là mộtyếu tố khác gây sự bất hòa tôn giáo. Thay vì áp dụng cácsự giảng dạy trong tôn giáo vào đời sống cá nhân, chúngta lại có xu hướng dùng chúng để tăng cường thêm tháiđộ quy ngã của mình. Chúng ta liên hệ cùng tôn giáo nhưmột thứ gì ta sở hữu, hoặc một thứ nhãn hiệu nào đóchia cách ta cùng người khác. Chắc chắn đó là điều lạclối. Thay vì dùng tinh hoa của tôn giáo hầu tẩy gột cácthứ độc chất trong tâm và trí, lại có nguy cơ khi ta nghĩđến việc dùng các chất tiêu cực làm nhiễm độc tinh hoacủa tôn giáo.

Chúngta lại phải nhìn nhận điều này còn phản ánh một vấnđề khác, hàm súc trong mọi tôn giáo. Tôi muốn viện dẫnđến lời tuyên ngôn của tất cả tôn giáo như là "chân lý"duy nhất. Làm sao giải quyết khó khăn này? Quả thật trênquan điểm cá nhân của tín đồ, chủ yếu là cần phải hướngnhất tâm vào tín ngưỡng của mình. Ngoài ra còn cần tùythuộc vào sự xác tín sâu xa rằng con đường của mình làphương tiện duy nhất đưa đến chân lý. Nhưng đồng lúc,chúng ta phải tìm cách để kết hợp đức tin đó vào mộthiện thực với rất nhiều tuyên ngôn tương tự nhau. Trêndiện thật hành, cá nhân hành giả phải tìm ra một lối,ít nhất chấp nhận sự hữu hiệu của giáo lý các tôn giáokhác, đồng thời vẫn giữ được tâm tận hiến cho đạocủa mình. Còn về hiệu lực của tuyên ngôn về chân lý củathế giới, vốn có tánh cách siêu hình, đương nhiên đó làvấn đề nội bộ của truyền thống đặc thù đó.

Trongtrường hợp của tôi, tôi tin tưởng là Phật giáo cung ứngcho tôi một khuôn khổ hữu hiệu nhất, trong đó tôi có thểđặt hết mọi nỗ lực hầu phát huy được tâm linh qua việcvun bồi tình thương và tâm từ bi. Đồng thời, tôi phảinhìn nhận trong khi Phật giáo là đạo siêu diệu nhất đốivới tôi - phù hợp với cá tánh, khí chất, khuynh hướng,và bối cảnh văn hóa của tôi - thì điều này cũng đúngcho Thiên Chúa giáo đối với tín đồ. Đối với họ, ThiênChúa giáo là con đường tốt nhất. Căn bản của tôi là sựxác tín, tuy vậy, tôi vẫn không thể nói, Phật giáo là tốtnhất cho tất cả mọi người. Đôi khi tôi nghĩ về tôn giáonhư là một y khoa cho tinh thần của loài người. Cách sửdụng của nó vốn độc lập, và thích hợp cho từng cá nhântrong các điều kiện riêng, vì vậy chúng ta không thể phánđoán thật sự mức hữu hiệu của một loại thuốc. Chúngta không đúng khi bảo, thuốc này rất tốt vì có các chấtliệu thế này thế kia. Nếu không đặt liên hệ tương xứnggiữa bệnh nhân và ảnh hưởng của thuốc trên người đó,thì thật vô nghĩa. Điều thích đáng nhất là nói, trong trườnghợp bệnh nhân cá biệt này với chứng bệnh đặc biệt này,loại thuốc đó hữu hiệu nhất. Tương tự, đối với cáctruyền thống tôn giáo khác nhau, chúng ta chỉ có thể nóiloại này là hữu hiệu nhất cho cá nhân đặc biệt nào đó.Nhưng lý luận trên căn bản của siêu hình học hoặc triếthọc rằng tôn giáo này tốt hơn tôn giáo nọ, là điều vôích. Điều quan trọng chắc chắn là sự hữu hiệu của nócho các trường hợp cá biệt. Cách giải quyết của tôi vềsự kiện có vẻ mâu thuẫn giữa tuyên ngôn của các tôn giáovề "một chân lý và một tôn giáo" và hiện thực đa tínngưỡng, chính là cần hiểu rõ, cho mỗi trường hợp củamột cá nhân quả thật chỉ có một chân lý và một tôn giáo.Tuy nhiên, trong phối cảnh bao quát của xã hội loài người,chúng ta phải chấp nhận khái niệm "nhiều chân lý, nhiềutôn giáo." Tương tự, trong y khoa, trường hợp của một bệnhnhân cá biệt, món thuốc thích hợp quả là món thuốc duynhất. Nhưng rõ ràng điều đó không có nghĩa là các món thuốckhác không thích hợp cho các bệnh nhân khác.

Theotôi thiết nghĩ, sự đa dạng trong các truyền thống tôn giáoquả vô cùng phong phú. Do đó, không cần phải tìm cách đểnói lên rằng cuối cùng thì tất cả tôn giáo đều như nhau.Chúng tương đồng trong sự nhấn mạnh tối yếu về tìnhthương và tâm từ bi trong khuôn khổ giới luật đạo lý.Nhưng nói thế không có nghĩa cho rằng chúng nhất thiết phảilà một. Tri kiến khác biệt nhau về sáng thế và vô khởithủy giữa Phật giáo, Thiên Chúa giáo và Ấn độ giáo, chẳnghạn, có nghĩa là cuối cùng khi đến các vấn đề siêu hình,chúng ta cứ tự thật hành riêng lẻ, mặc dù có nhiều điểmtương đồng không thể phủ nhận. Các mâu thuẫn đó có thểkhông quan trọng lắm trong giai đoạn khởi đầu thật hànhtôn giáo. Như khi đi xa trên con đường truyền thống đạo,chúng ta bắt buộc phải nhìn nhận các dị biệt nền tảng.Thí dụ, khái niệm tái sanh của Phật giáo và các truyềnthống cổ điển Ấn độ có thể không tương hợp cùng ýniệm cứu rỗi của Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, điều này khôngphải là một cái cớ để kinh khiếp. Ngay cả trong Phật giáo,trong lãnh vực siêu hình có rất nhiều quan điểm đối chọinhau. Ít ra, sự đa dạng đó có nghĩa là chúng ta có nhiềukhuôn khổ hầu đặt vào đó giới luật đạo lý và sự pháthuy các giá trị tâm linh. Đó là lý do khiến tôi không hềđề thuyết về một tôn giáo siêu việt hoặc mới mẻ nàocả. Làm điều đó, chúng ta sẽ đánh mất đặc tánh củacác truyền thống tín ngưỡng đa dạng.

Vàingười cho là khái niệm Phật giáo về "shunyata", hoặc khôngtánh, tối thượng sẽ giống như là tri kiến về khái niệmThượng đế. Tuy vậy, sự kiện đó vẫn còn khó khăn. Thứnhất là trong khi chúng ta có thể diễn dịch các khái niệmđó, đến tầm mức nào thì vẫn có thể giữ được sựtrung thành cùng kinh pháp nguyên thủy? Có một số tương đồnggiữa khái niệm Phật giáo Đại thừa về "Dharmakaya, Sambogakaya",và "Nirmanakya" và Tam Thể trong Thiên Chúa giáo của Thượngđế như là Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nếu ngay trên cănbản đó, mà cho là Phật giáo và Thiên Chúa giáo tận cùngnhư nhau, thì quả là đi quá xa! Một câu cổ ngữ của Tâytạng nói, chúng ta phải thận trọng đừng cắm đầu bò rừng"yak" vào mình cừu - hoặc ngược lại.

Thayvì thế, điều thiết yếu là chúng ta phát huy được mộtý nghĩa chân chánh về sự đa dạng của tôn giáo, mặc dùcác tuyên ngôn khác biệt của các truyền thống tín ngưỡng.Điều này đặc biệt đúng nếu chúng ta thật nghiêm túc trongsự tôn trọng nhân quyền như một nguyên lý toàn cầu. Vềdiện này, tôi thấy khái niệm về một nghị hội các tôngiáo thế giới rất phấn khích. Trước tiên, chữ "nghị hội"mang một ý niệm dân chủ, trong khi "các tôn giáo" nhấn mạnhđến sự quan trọng của nguyên tắc đa dạng trong truyềnthống tín ngưỡng. Phối cảnh đa nguyên trong tôn giáo thểhiện dưới hình thức một nghị hội, tôi tin là sẽ thậtsự hữu ích. Nó giúp tránh được, một mặt là sự cựcđoan quá khích từ lòng sùng tín tôn giáo riêng, mặt kia làsự hô hào một chủ nghĩa hỗn hợp vô ích. Nối liền vớivấn đề hòa hợp liên tôn này, phải nói đến sự kiệnchuyển đạo. Đây là một vấn đề phải được quán chiếuthật nghiêm túc. Cần nhận thức rằng, không phải chỉ chuyểnđạo là giúp cho cá nhân trở thành người tốt hơn, nghĩalà, giới luật hơn, từ bi hơn, trái tim ấm áp hơn. Do đó,lợi ích hơn nhiều là cá nhân đó cứ tập trung vào việcchuyển hóa tâm linh mình bằng cách thật hành giới luật,đức hạnh và từ bi. Trong khuôn khổ các tri kiến hoặc thậthành của tôn giáo khác lại hữu ích hoặc thích đáng chotín ngưỡng của mình, sự học hỏi từ người khác rấtcó giá trị. Trong vài trường hợp, việc thọ nhận vài điềutừ người khác còn có thể hiệu quả. Tuy nhiên, trong khilàm việc đó một cách sáng suốt, chúng ta vẫn có thể tiếptục tận hiến cho đức tin của mình. Đây là cách tốt nhất,vì nó không mang theo nguy cơ của sự lẫn lộn, đặc biệtlà trong cách sống khác nhau theo với các truyền thống tíngưỡng khác nhau. Đa dạng là điều tìm thấy trong xã hộiloài người, đương nhiên có các trường hợp trong số hàngtriệu tín đồ của một tôn giáo nào đó, một số ngườisẽ nhận thấy khuynh hướng phát huy đạo lý và tâm linh củamột tôn giáo khác khiến mình mãn nguyện hơn. Đối với mộtsố người này, khái niệm tái sanh và nghiệp lực có vẻrất hữu hiệu cho cảm hứng phát huy tình thương và tâm từbi trong khuôn khổ trách nhiệm. Đối với một số ngườikhác, khái niệm siêu việt, một đấng sáng tạo yêu thươngloài người, có vẻ thích hợp hơn.

Trongcác trường hợp như thế, điều hệ trọng đối với cáccá nhân này là tự hỏi mình thật nhiều lần. Họ tự hỏi,"Tôi bị thu hút bởi tôn giáo khác đó có phải vì các lýdo đúng không? Hay đó chỉ là sự hấp dẫn của các diệnvăn hóa và nghi thức? Hoặc chính bởi giáo lý cốt yếu? Giảthử như tôi chuyển sang tôn giáo mới, có ít sự đòi hỏinhư tôn giáo hiện thời chăng?" Tôi nói lên điều này, vìtôi thường gặp nhiều trường hợp những người chuyểnsang một tôn giáo khác truyền thống thừa hưởng của mình,thường khi chỉ vì họ chấp nhận một số khía cạnh phiếndiện của nền văn hóa mà tôn giáo mới tùy thuộc vào. Nhưngsự thật hành đòi hỏi phải đi sâu vào trong tôn giáo nhiềuhơn nữa.

Trongtrường hợp một người sau khi đã quán chiếu thật lâu vàchín chắn, quyết định tiếp thụ một tôn giáo khác, quantrọng nhất là phải nhớ đến sự đóng góp tích cực chonhân loại của mỗi một truyền thống tôn giáo. Nguy cơ làcá nhân đó có thể, trong khi tìm cách biện minh cho quyếtđịnh của mình, lại chỉ trích niềm tin khi trước. Cốtyếu phải tránh điều này. Chỉ vì truyền thống không cònhữu hiệu cho trường hợp một cá nhân này không có nghĩanó không còn ích lợi cho nhân loại. Trái lại, chúng ta cóthể đoan chắc rằng nó đã từng tạo cảm hứng cho nhiềutriệu người trong quá khứ, nhiều triệu người trong hiệntại, và sẽ gây cảm hứng cho nhiều triệu người trong tươnglai, trên con đường của tình thương và tâm từ bi.

Điềuquan trọng phải luôn ghi nhớ là cuối cùng thì cứu cánh trọnvẹn của tôn giáo chính là tạo điều kiện cho tình thươngvà lòng từ bi, nhẫn nại, khoan dung, tha thứ, khiêm hòa, vânvân. Nếu chúng ta lãng quên các điều đó, cho dù có chuyểnđạo cũng chẳng ích chi. Cũng thế, nếu chúng ta là tín đồsốt sắng với đức tin của mình, mà lại bỏ quên việcthể hiện các phẩm tánh đó trong đời sống hàng ngày, thìcũng không có gì lợi lạc. Một tín đồ như thế chẳng khácnào như một bệnh nhân mắc phải chứng bệnh trầm kha màchỉ lo đọc cách chữa bệnh chứ không chịu uống thuốctrị liệu.

Hơnnữa, nếu các tín đồ tôn giáo chúng ta lại không có tâmtừ bi và giới luật, thì làm sao ta có thể hy vọng nơi ngườikhác? Nếu chúng ta xây dựng được một sự hòa hợp chânchánh đến từ sự tôn kính và hiểu biết lẫn nhau, tôn giáosẽ trở thành một năng lực vĩ đại có thẩm quyền phátbiểu trên các vấn đề đạo đức tử sanh, như hòa bìnhvà giải giới, như xã hội và công lý chính trị, như môitrường thiên nhiên, và nhiều vấn đề hệ trọng khác ảnhhưởng đến toàn nhân loại. Nhưng nếu chưa tinh tấn đưacác giáo lý siêu hình vào thật hành, thì chúng ta cũng chẳngđược xem như nghiêm túc. Và điều đó, cùng với các điềukhác, có nghĩa là làm một tấm gương tốt, qua sự phát huyđược liên hệ tốt với các truyền thống tín ngưỡng khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2021(Xem: 4006)
Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, trên đường theo học các lớp giáo lý sau này. Tại Đại học Ohio Hoa Kỳ, tôi tham gia lớp học về các tôn giáo thế giới từ tác giả, triết gia nổi tiếng, giáo sư triết học thâm niên tại Đại học Bang Ohio, Giáo sư Troy Organ, một Cơ Đốc nhân thực hành, người tự hào về việc giảng dạy mỗi tôn giáo từ quan điểm của một người tín ngưỡng.
17/11/2021(Xem: 26005)
Nghiệp, phổ thông được hiểu là quy luật nhân quả. Nhân quả cũng chỉ là mối quan hệ về tồn tại và tác dụng của các hiện tượng tâm và vật trong phạm vi thường nghiệm. Lý tính của tất cả mọi tồn tại được Phật chỉ điểm là lý tính duyên khởi.266F[1] Lý tính duyên khởi được nhận thức trên hai trình độ khác nhau. Trong trình độ thông tục của nhận thức thường nghiệm, quan hệ duyên khởi là quan hệ nhân quả. Chân lý của thực tại trong trình độ này được gọi là tục đế, nó có tính quy ước, lệ thuộc mô hình cấu trúc của các căn hay quan năng nhận thức. Nhận thức về sự vật và môi trường chung quanh chắc chắn loài người không giống loài vật. Trong loài người, bối cảnh thiên nhiên và xã hội tạo thành những truyền thống tư duy khác nhau, rồi những dị biệt này dẫn đến chiến tranh tôn giáo.
14/11/2021(Xem: 21853)
Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại xứ Sāvatthi, gần đến ngày an cư nhập hạ suốt ba tháng trong mùa mưa, chư Tỳ khưu từ mọi nơi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, xin Ngài truyền dạy đề mục thiền định, đối tượng thiền tuệ thích hợp với bản tánh của mỗi Tỳ khưu. Khi ấy, có nhóm năm trăm (500) Tỳ khưu, sau khi thọ giáo đề mục thiền định xong, dẫn nhau đến khu rừng núi thuộc dãy núi Himavantu, nơi ấy có cây cối xanh tươi, có nguồn nước trong lành, không gần cũng không xa xóm làng, chư Tỳ khưu ấy nghỉ đêm tại đó. Sáng hôm sau, chư Tỳ khưu ấy dẫn nhau vào xóm làng để khất thực, dân chúng vùng này khoảng một ngàn (1.000) gia đình, khi nhìn thấy đông đảo chư Tỳ khưu, họ vô cùng hoan hỉ, bởi vì những gia đình sống nơi vùng hẻo lánh này khó thấy, khó gặp được chư Tỳ khưu. Họ hoan hỉ làm phước, dâng cúng vật thực đến chư Tỳ khưu xong, bèn bạch rằng: – Kính bạch chư Đại Đức Tăng, tất cả chúng con kính thỉnh quý Ngài an cư nhập hạ suốt ba tháng mùa mưa tại nơi vùng này, để cho tất cả chúng con có
13/11/2021(Xem: 13799)
“Bát Thánh Đạo” là phương pháp tu hành chơn chánh cao thượng đúng theo qui tắc Phật giáo mà đức Thế Tôn đã có lời ngợi khen là quí trọng hơn tất cả con đường tu hành, là con đường không thẳng cũng không dùn, không tham vui cũng không khắc khổ, vừa thành tựu các điều lợi ích đầy đủ đến hành giả, hiệp theo trình độ của mọi người. Cho nên cũng gọi là “TRUNG ĐẠO” (Majjhimapaṭipadā) là con đường giữa. Ví như đàn mà người lên dây vừa thẳng, khải nghe tiếng thanh tao, làm cho thính giả nghe đều thỏa thích. Vì thế, khi hành giả đã thực hành đầy đủ theo “pháp trung đạo” thì sẽ đạt đến bậc tối thượng hoặc chứng đạo quả trong Phật pháp không sai. Nếu duyên phần chưa đến kỳ, cũng được điều lợi ích là sự yên vui xác thật trong thân tâm, từ kiếp hiện tại và kết được duyên lành trong các kiếp vị lai. Tôi soạn, dịch pháp “Bát Thánh Đạo” này để giúp ích cho hàng Phật tử nương nhờ trau dồi trí nhớ và sự biết mình. Những hành giả đã có lòng chán nản trong sự luân hồi, muốn dứt trừ phiền não, để
08/11/2021(Xem: 15408)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 15447)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 18089)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 17837)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 21712)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14864)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]