Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19) bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ

30/12/202004:35(Xem: 15344)
Cảm niệm Tri Ân Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19) bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ

le man khoa lop giao ly online
33_TT Thich Nguyen Tang_Ton Hue Nang

 Cảm niệm Tri Ân

Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng

đã ban hơn 200 bài pháp thoại trong mùa Đại Dịch Covid-19)

bài của Phật tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu từ Dallas, TX, Hoa Kỳ


Nghe giọng đọc của Phật tử Quảng Trinh:









Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Sư Phụ Thích Tâm Phương, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức,

Kính Bạch Sư Phụ Nguyên Tạng, Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức cũng là Giảng Sư lớp Giáo Lý Online

Quý Chư Tăng Ni cùng toàn thể Phật Tử khắp Năm Châu trong Đại Gia Đình Quảng Đức thân thương.

Hôm nay, ngày 3 tháng 1 năm 2021, là Lễ Phát Chứng Chỉ Mãn Khoá Lớp Giáo Lý Online Live stream trên Facebook, từ ngày 4 tháng 5 /2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 cho tất cả quý Phật tử khắp Năm Châu, tham dự 8 tháng ròng rã trong Mùa Đại Dịch COVID-19 Cách Ly. Tuy không thể có mặt trong buổi lễ Mãn Khoá, con xin được đại diện cho một số Phật Tử tại Hoa Kỳ, có một vài cảm nghĩ thô thiển về Khoá Học Giáo Lý online, do Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng chủ giảng liên tục trong 8 tháng qua . 


Con và gia đình Mẹ Con ở Melbourne có duyên lành gặp được Sư Phụ Tâm Phương từ năm 1986 và sau đó Con lập gia đình và sang Mỹ định cư, nhưng thỉnh thoảng về Úc thăm Mẹ và gia đình, con đều đến Tu Viện Quảng Đức kính viếng hai Sư Phụ. Mẹ con hay đến Tu Viện Quảng Đức tu tập và kính viếng Hai Thầy trong dịp Tết.


me-duong ho thu-2019
Mẹ con, Cụ bà Hồ Thị Hồng và Sư Phụ Nguyên Tạng 

 

duong ho thu-2019
Tác giả Dương Hồ Thu (bìa phải) cùng 1 người và Sư Phụ Nguyên Tạng

 

Ho Cong Lo (4)
Tác giả cùng cậu Hồ Công Lộ, 1 Phật tử lão thành của Tu Viện Quảng Đức




Từ lâu Con rất ngưỡng mộ sự Uyên thâm Giáo Pháp, kinh sách của SP Nguyên Tạng; và Trang Nhà Quảng Đức với đủ loại tài liệu, kinh sách cũng do Sư phụ Nguyên Tạng sáng lập.

Thế giới loài người trong thời đại chim sắt của thế kỷ 21 đã phải lo lắng, sợ hãi khi dịch cúm Covid-19 phát sinh từ Vũ Hán, sau đó lan rộng đến chóng mặt đến 210 quốc gia trên hoàn cầu. Nhưng hữu hạnh và may mắn thay cho hàng đệ tử chúng con, đã có đủ phước đức và thiện duyên vào tham dự lớp Giáo Lý online qua Facebook live stream mỗi ngày, từ Tu Viện Quảng Đức do Sư Phụ Nguyên Tạng giảng dạy.

Hồi tưởng lại  8 tháng trước, những ngày đầu cách ly đại dịch, mọi người bị nhốt trong nhà, chúng con đang bàng hoàng sợ hãi vì mọi sinh hoạt đều bị ngưng trệ vì lock down, nhưng nhờ những buổi Pháp Thoại của Sư Phụ, với nét mặt và tinh thần lạc quan của Ngài xuất hiện trên màn hình như để trấn an cho hàng đệ tử chúng con, rồi với những đề tài rất cần thiết cho sự tu học của chúng con: 48 Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà , 108 bài kệ pháp do Đức Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ biên soạn trong Đại Tạng Kinh để làm nghi lễ Phật mỗi ngày của Ngài, lâu nay chúng con chỉ nghe những bài kệ chữ Hán, không hiểu ý nghĩa, nhưng nay được Sư phụ giải thích, cắt nghĩa từng câu từng chữ mới hiểu rõ Phật pháp nhiệm mầu như thế nào. Tiếp đó, chúng con được học 10 vị Đại Đệ Tử của Đức Thế Tôn, rồi đến 33 vị Tổ Sư Thiền Ấn Độ -Trung Hoa và cuối cùng trong những ngày gần đây chúng con được học về chư vị Thiền sư thuộc 5 dòng phái chính Thiền Tông: Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Chúng Con thành tâm kính tri ân Sư Phụ đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu giảng dạy hơn 200 Bài Pháp Thoại, ròng rã suốt 8 tháng trong mùa Đại Dịch COVID-19, là một món ăn Pháp Bảo tươi mát chảy vào tâm chúng đệ tử, như nước Cam Lồ làm chúng Con thức tỉnh, lo tu tập không dám giải đãi như trước nữa. Lời Sư Phụ giảng về 10 Vị Đại Đệ Tử của Đức Thế Tôn, chúng con được nghe thật cảm phục trước những gương sáng về sự tu tập dưới thời Đức Phật còn tại thế. Sư Phụ có biệt tài về thuyết pháp, xen kẻ tiết mục ngâm thơ rồi hát để thay đổi không khí, nhưng tất cả đều giúp cho chúng con nghe Pháp trong Chánh niệm, đam mê trong tỉnh thức. Con thật xúc động khi nghe Sư phụ giảng chi tiết về 48 Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, mỗi lời nguyện là một chiếc phao, một món quà mà sư phụ dùng từ “bonus” cho hàng đệ tử chúng con trong biển khổ trầm luân khổ lụy này. Ngài mở rộng vòng tay tế độ, đưa chúng sanh trở về cõi nước An Lạc chỉ trong một sát na như lời Sư phụ thường xuyên nhắc nhở chúng con: “Lục tự Di Đà vô biệt niệm, Bất lao đàn chỉ đáo Tây phương” “Chỉ sáu chữ Di Đà Không có niệm nào khác Không phí công lao nhọc, Sát na đến Tây-phương”.


Rồi chúng con học đến 33 Vị Tổ Thiền Sư Ấn Độ và Trung Hoa; chúng Con như sống trong niềm hỉ lạc vô biên trước những bài pháp thoại tuyệt vời của Sư Phụ. Mỗi vị Thiền Sư đều có đời sống và hành trạng riêng biệt, nhưng nét chung của quý Ngài đều đi đến sự thực hành Chánh pháp qua Thiền Định. Cá nhân con luôn nghiêng về Thiền Tông nên học về Lịch sử Các Vị Tổ Thiền Sư, Con miệt mài lắng nghe thấm thía từng lời từng chữ của Sư Phụ giảng rất trong sáng, đầy nhiệt tâm chỉ mong chúng con mau thấy "trời xanh", "rừng xanh" của Phật tánh, mau mau quay vào bên trong tìm thấy  "thể tánh tịnh minh", "chơn tâm thường trú" đã hằng hữu rõ biết hiện tiền bên trong chúng Con. Kỳ thật, mỗi người chỉ cần buông xuống kiến hoặc, tư hoặc, căn bản phiền não, tâm tham, tâm sân, tâm si, mạn, nghi, ác kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cẩm thủ, ngay đó ta sẽ có được an lạc giải thoát đến Niết Bàn tức khắc. Thêm vào đó, cuộc sống đơn sơ, giản dị của các Vị Thiền Sư, cả một đời tận hiến để giáo hóa độ sanh rồi cuối đời quý Ngài an nhiên viên tịch một cách tự tại thong dong. Các Ngài tu hành nghiêm mật suốt mấy chục năm, hạnh nguyện tròn đầy như ánh trăng rằm, con thật ngưỡng mộ khôn cùng.

Quả thật, lời giảng của Sư Phụ qua các hành trạng của chư vị Thiền Sư, mỗi bài pháp thoại là mỗi câu chuyện mới lạ, linh hoạt sống động cùng với lời giải nghi những thiền ngữ bí ẩn, khó hiểu hàng ngàn năm trước của quý Ngài mà hàng đệ tử chúng con không tài nào hiểu thấu. Lời dạy bảo cặn kẽ của Sư phụ giờ đây như cơn mưa cam lồ giữa cơn nắng hạ tưới xuống mãnh đất tâm khô cằn của chúng con. Chúng con quá may mắn mới có được phước duyên tham dự khóa giáo lý online này.

Ngôn bất tận ý, Con chân thành kính tri ân Sư Phụ và kính chúc Sư Phụ Luôn được an lành trong Chánh Pháp, luôn là bóng mát che chở cho chúng Con. Con kính cung thỉnh Sư Phụ nghỉ giải lao và qua Tết Nguyên Đán, xin Sư Phụ quay lại pháp tòa để tiếp tục giảng dạy về Tổ Sư Thiền cho chúng con. Con kính chúc Sư phụ và quý Phật tử tham dự lễ hôm nay tràn đầy niềm vui trong Chánh Pháp.

Kính Lễ Sư Phụ.

Đệ Tử Quảng Trinh Dương Hồ Thu
(từ Dallas, Texas, Mỹ Quốc, sáng sớm ngày 2 tháng 1 năm 2021)






***
 










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2018(Xem: 21759)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10536)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
14/03/2018(Xem: 10256)
Sài Gòn- Trần Củng Sơn- Sáng ngày Thứ Sáu 9 tháng 3 năm 2018, giáo sư Vũ Thế Ngọc đã trình bày về triết học của Tổ sư Long Thọ tại chùa Xá Lợi Sài Gòn với sự tham dự khoảng một trăm thiện hữu tri thức Phật Giáo. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc- một cây bút nổi tiếng trong nước về những bài viết về tuổi trẻ và Phật Giáo- đại diện Ban tổ chức giới thiệu diễn giả.
13/03/2018(Xem: 11378)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 23228)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 7882)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
03/02/2018(Xem: 14305)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 7833)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
22/01/2018(Xem: 6738)
Chúng ta biết rằng nhà khoa học Albert Einstein có những quan điểm rất gần với nhà Phật. Nhưng rồi cũng sẽ bất ngờ, khi thấy có lúc Einstein nói y hệt, gần như 100% y hệt như giáo lý nhà Phật. Đặc biệt là khi Einstein viết thư chia buồn một người bạn thân năm 1950... Thí dụ, các pháp là Không. Thí dụ, vạn pháp là thức. Einstein đều nói lên cả hai quan điểm này. Trong Kinh Tiểu Không MN 121, và Kinh Đại Không MN 122, Đức Phật hướng dẫn cách chú tâm từ một nội dung có nhiều dẫn tới nội dung có ít, và từ có ít sẽ bước vào Không để an trú.
08/01/2018(Xem: 5275)
Phật Giáo là Khoa Học Tâm Linh (Jason Gots, chuyển Việt ngữ: Thích Nữ Đức Trí & Thích Nữ Giới Hương) “Đạo Phật nhấn mạnh sư tu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”. (Thích Nhất Hạnh, Trái Tim Của Bụt) Ý Tưởng lớn là gì? Tôi đã có thể dự đoán những lời phê bình. Khoa học thì nói về kinh nghiệm được thực chứng khách quan. Trong khi đó, Thiền Phật giáo, là nói về bạn, sự trải nghiệm chủ quan của riêng bạn trong tâm trí của chính bạn. Tất cả những điều đó có thể gọi là “chứng nghiệm” cho những tác động tích cực của trạng thái thiền, về khả năng vô tận của tâm thức con người như an lạc, từ bi và định tĩnh, vv…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567