Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

41. Bồ Tát Quán Thế Âm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)

02/08/202008:55(Xem: 12917)
41. Bồ Tát Quán Thế Âm (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)


41_TT Thich Nguyen Tang_Bo Tat Quan The Am-5



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng bài kệ thứ 41:


Bồ Tát Quán Thế Âm

Quan Âm Bồ Tát diệu nan thù

Thanh tịnh trang nghiêm lụy kiếp tu

Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng

Khổ hải thường túc độ nhơn châu.

 

Thần lực Quán Thế Âm

Không có gì sánh được

Vô lượng kiếp huân tu

Cực trang nghiêm thanh tịnh

Ngàn nơi tiếng kêu cầu

Ngàn nơi Ngài ứng hiện

Nơi biển khổ mênh mông

Thường hiện thân cứu khổ

Nhất tâm đảnh lễ Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

 

Tiền thân Bồ Tát Quán Thế Âm là thái tử, con Vua Vô Tránh Niệm, Vua Vô Tránh Niệm là đệ tử của Phật Bảo Tạng.
Khi nghe Phật Bảo Tạng thuyết pháp, thái tử phát tâm xuất gia, và phát 12 đại Nguyện.

Theo kinh Thiên thủ thiên nhãn, Bồ Tát Quan Âm là vị cổ Phật có danh hiệu là Quá Khứ Chánh Pháp Minh Như Lai.

Trên đỉnh đầu của Bồ Tát luôn có hình Phật,

Tương ứng với tất cả hành giả trong tâm trí luôn có Phật,

Ngàn tay biểu trưng Đại Bi sẵn sàng cứu độ,

Ngàn mắt biểu trưng Đại Trí soi chiếu khắp thế gian.

Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa diễn tả thần lực của Ngài Quan Âm có thể đáp ứng, hóa giải:

-Nhị cầu: Cầu sinh con trai hay con gái ( Biểu tượng cho trượng phu và thục nữ)

- Thất nạn: lửa cháy, nước cuốn trôi, la sát, đâm chém dao gậy, gông cùm, ma quỷ ám hại, giặc cướp. (biểu tượng cho tướng và tánh).


Về Sự
: Đã diễn ra bao nhiêu câu chuyện linh ứng. Hoà Thượng Tịnh Từ đã có xuất bản tập sách Những Câu Chuyện Linh Ứng, trong đó Hòa thương ghi lại những câu chuyện có thật về sự cứu độ linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm. Câu chuyện điển hình nhất là Sư Phụ của Hòa Thượng đi tu là do cảm ứng với Bồ tát Quan Âm:

- Hòa Thượng Viên Giác (Sư phụ của HT Tịnh Từ), trước khi xuất gia là kỹ sư đường sắt, lúc ông phụ trách thay một đoạn đường xe lửa, vừa tháo bỏ xong thì được thông báo có chuyến có tiếng xe lửa sắp chạy tới, dầu đã có thông báo là đoạn đường đang sửa, hoảng hốt ông kỷ sư chỉ kịp cho đắp đoạn đường mới lên mà không kịp bắt ốc cho chặt. Sau đó ông quỳ xuống khấn lạy Bồ tát Quan Thế Âm cứu nạn, nhìn đoàn xe lửa chạy qua ông vô cùng lo âu sợ hãi. Đoàn tàu đã an toàn chạy qua, nhưng khi toa cuối cùng vừa qua khỏi thì đoạn đường mới lắp bật tung lên và những đoạn sắt bị cong queo.

Sau đó ông kỷ sư vì cảm ửng sự Mầu nhiệm của Ngài Quán Thế Âm, ông xuất gia và trở thành Hoà Thượng Viên Giác, là một đại Sư Việt Nam, Ngài đã viết bộ Lương Hoàng Sám trình cho HT Trí Tịnh giám sửa lại.
Sau này HT Viên Giác nằm mộng thấy Bồ Tát Quán Thế Âm dạy ra chùa Bảo Quốc nhận một đệ tử xuất gia là HT Tịnh Từ.

-HT Tịnh Từ được HT Thiên Ân trụ trì chùa Việt Nam ở Mỹ bảo lãnh, Ngài nhắn HT Tịnh Từ thỉnh một tôn tượng Quán Thế Âm bằng Ngọc đem qua Mỹ. Lúc đó HT Tịnh Từ không có điều kiện để thỉnh tượng Phật, Ngài cầu nguyện Bồ tát Quán Thế Âm. Không ngờ sáng hôm sau có một thí chủ đem một tôn tượng Quán Thế Âm bằng Ngọc cúng dường và bà thí chủ thưa rằng là bà nằm mơ thấy Bồ Tát Quan Thế Âm dạy bà đem đến cúng dường cho Thầy Tịnh Từ.

- Một người nữ tên Hạnh vượt biên cùng gia đình, khi đến trại tỵ nạn ở Phi-líp-pin bị ma nhập, không ăn uống, thường hay cười. Khi đến Mỹ, người nhà đưa đến chùa Từ Quang xin Thầy Tịnh Từ cứu chữa. Thầy để mõ trên đầu người bệnh và tụng 7 biến chú Đại Bi, Ma nhập trong người bệnh tự khai là một cô gái vượt biên chết trên biển và không siêu thoát nên nhập vào cô Hạnh, và có khai tên tuổi với Thầy Tịnh Từ. Thầy làm bài vị thờ ở chùa Từ Quang, sau đó cô Hạnh khỏe lại bình thường.


Về
lý: Sự sân tức, tham ái, thù hận... do lục căn lục trân tác động, niệm Quan Âm Bồ tát để được chánh niệm.

Bồ tát Quan Thế âm luôn luôn có hình Phật trên đầu, về sự là như vậy, về lý là tự chính mỗi chúng sanh  có Phật trên đầu như Ngài, là luôn có Phật trong tâm, là luôn biết sống bằng Bi và Trí, sẵn sàng cứu giúp người, tháo bỏ gông cùm sân hận trong tâm.

Và luôn thường niệm 12 đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm :


1- Nam mô hiệu Viên Thông danh tự tại, Quan Âm Như Lai,quảng phát hoằng thệ nguyện: Phát ra đại nguyện rộng lớn để cứu độ chúng sanh; chúng ta phải sống trong tự tại để hành xử, gỡ bỏ ngã chấp và chấp pháp.

(Ngài Yeshi  lúc nằm bệnh viện  vì tim của Ngài lớn ,khó thoát nguy hiểm, Ngài xin  tự rút ống tự tại ra đi.

Ngài Quảng Hiện chuyên về giáo lý Bát Nhã ,  Ngài nằm bệnh viện vì ung thư máu, Ngài xin tự rút ống tự tại ra đi.)

2- Nam mô vô quái ngại, Quan Âm Như Lai, thường cư Nam hải nguyện: Ngài thường ở biển phía Nam để cứu độ chúng sanh.

3- Nam mô trú Ta Bà U Minh Giới ,Quan Âm Như Lai, tầm thanh cứu khổ nguyện: Nghe tiếng kêu cứu của chúng sanh liền tới cứu giúp.

(Trong thời gian vượt biên, nhiều trường hợp cứu độ rất linh thiêng.

4- Nam mô hàng tà ma, trừ yêu quái, Quan Âm Như Lai, năng trừ nguy hiểm nguyện: Hàng tà ma trừ yêu quái, đem lại sự bình an hạnh phúc cho chúng sanh.

5- Nam mô thanh tịnh bình thủy dương liễu, Quan Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện: Dùng cành liễu vãy nước cam lồ trong bình tịnh thủy để cứu độ chúng sanh.

6- Nam mô Đại từ bi, năng hỷ xả, Quan Âm Như Lai, thường hành bình đẳng nguyện: Đem lại sự bình đẳng an vui cho tất cả chúng sanh. Biến thường hằng bình đẳng tự chính mình.

7- Nam mô trú dạ tuần vô tổn hoại, Quan Âm Như Lai, thệ diệt tam đồ nguyện: Đêm ngày an trú không bị sự tổn hại, giúp cho chúng sanh thoát qua tam đồ, bát nạn.

8- Nam mô vọng Nam nhầm cầu lễ Bái, Quan Âm Như Lai, già tỏa giải thoát nguyện: Hướng về núi phía Nam lễ bái, lập tức thoát được gông cùm, xiềng xích.

9- Nam mô tạo pháp thuyền du khổ hải, Quan Âm Như Lai, độ tận chúng sanh nguyện: Chèo thuyền vào trong biển khổ để cứu vớt hết tất cả chúng sanh.

10- Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái ,Quan Âm Như Lai, tiếp dẫn Tây phương nguyện: Lúc lâm chung có Bồ Tát Quan Âm dùng tràng phan bảo cái (cờ lọng) tới tiếp dẫn chúng ta về Tây Phương.

11- Nam mô Vô Lượng Thọ Phật cảnh giới, Quan Âm Như Lai, Di Đà thọ ký nguyện: Quan Âm Như Lai được Đức Phật Di Đà thọ ký sẽ thành Phật ơ cõi Cực Lạc.

12- Nam mô đoan nghiêm thân,vô tỉ trại,  Quan Âm Như Lai, quả tu thập nhị nguyện: Quan Âm Bồ Tát có được thân tướng trang nghiêm là kết quả do tu 12 đại nguyện.

 

Trước thế kỷ thứ 10, tôn tượng Ngài Quan Âm có dáng người nam, tướng trượng Phu, như ở chùa Viên Thông, thuộc Phổ Đà Sơn có 32 tôn tượng hoá thân do Vua Khang Hy cúng dường .

Sau thế kỷ thứ 10, vì do lòng từ bi của Ngài như một người mẹ hiền nên tôn tượng Ngài có tướng nữ, mặc áo trắng để thích hợp với biểu tượng Mẹ Từ Bi. Có tôn tượng Ngài ở Sóc Trăng ( bạch SP, con nhớ không rõ lắm), mặc áo xanh, tôn tượng rất đẹp ( con không nhớ hình ở đâu).

Tôn tượng Ngài Quán Thế Âm dáng người nữ, như người mẹ hiển, gần gũi với chúng sanh, luôn dang tay cứu khổ cứu nạn ở mọi nơi và mọi lúc.'


Trong nhân thế, nhất là người nữ Phật tử, chắc hẳn trong đời cũng đã từng cầu xin Ngài cứu độ, bạch Sư Phụ, con xin suy từ tâm con, không biết có đúng không, con xin sám hối.

Nam mô tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát.

Con kính tri ơn Sư Phụ bỏ thời gian rất nhiều để truyền trao đạo pháp nhiệm mầu giúp hàng đệ tử chúng con được đầy lợi lạc, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm tịnh độ trong lúc bất an vì bệnh dịch covid .

Cung kính,  
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)



1--Tu Vien Quang Duc Youtube channel

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2012(Xem: 4441)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
17/02/2012(Xem: 3647)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
04/02/2012(Xem: 11358)
Được xuất bản nhân dịp một trăm năm ngày sinh của J.Krishnamurti, Lửa trong Cái Trílàmột quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti.Được tổ chức từ cuối những năm 1960 đến ngày 28 tháng 12 năm 1985, bảy tuầntrước khi ông chết vào ngày 17 tháng 2 năm 1986, những đối thoại này bao gồm vôvàn những quan tâm của con người – sợ hãi, đau khổ, chết, thời gian, lão hóa vàsự mới mẻ lại của bộ não.
17/01/2012(Xem: 7562)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 4734)
Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hailà ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong támphần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn... Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
15/01/2012(Xem: 5384)
Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.
07/01/2012(Xem: 6419)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
02/01/2012(Xem: 2790)
Với tư cách một nhà vật lý thiên văn học nghiên cứu sự hình thành và tiến hóa của những thiên hà, công việc làm tôi không ngừng tự vấn về những khái niệm về thực tại, vật chất, thời gian và không gian. Là một người Việt lớn lên trong truyền thống đạo Bụt, tôi không thể không tự hỏi đạo Bụt chú ý tới những khái niệm này như thế nào. Thế nhưng, lập luận dựa vào việc đối chiếu khoa học và đạo Bụt chưa chắc sẽ có ý nghĩa. Nhất là ở phương diện thực tập của đạo Bụt, con đường giúp đạt tới sự hiểu biết về cái ngã, phát triển tâm linh hoặc trở thành một con người tốt đẹp hơn.
30/12/2011(Xem: 6035)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
25/10/2011(Xem: 6795)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567