Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo đức Phật giáo và kỹ thuật tạo sinh

27/02/201216:05(Xem: 4943)
Đạo đức Phật giáo và kỹ thuật tạo sinh
humancloning_1ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ KỸ THUẬT TẠO SINH
Quán Như

Cả thế giới rung động khi công ty nghiên cứu sinh học American AdvancedTechnology (AAT) loan tin là họ clone (tạo sinh) một phôi bào (embryo) củangười. Không những chỉ có giới thẩm quyền thuộc các tôn giáo độc thần lớn tiếngkết tội các khoa học gia muốn cướp quyền Thượng Đế, giới khoa học gia, các nhàlập pháp cũng như chánh quyền các nưóc Tây Phương vội vã lên tiếng chốngđối. Thượng viện Anh đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp để thông qua một đạoluật chống cloning, trong đó những người nào thi hành thí nghiệm cấy một phôibào của người, khác hơn là phôi bào đã được kết hợp tự nhiên bởi một tinh trùngvà một trứng, có thể bi kêu án 10 năm tù. Tổng Thống Bush tuyên bố là cloningphôi bào người là một việc làm trái đạo đức và thúc dục Thượng Viện thông quadự luật cấm cloning người. Tuy nhiên Thượng Viện nói là họ không vội vã trongviệc cấm cloning và sẽ điều tra xem kỹ thuật này có giúp ích gì trong việc chữacác chứng bịnh hiểm nghèo cho dân chúng không. Các phản ứng tại Âu Châu cũngtương tự. Pháp, Đức, Gia Nã Đại và Ý đều lên tiếng chống đối việc tạo con ngườitrong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên các nhà khoa học di truyền nói là quần chúng phải phân biệtgiữa hai kỹ thuật cloning. Kỹ thuật Cloning thứ nhất là tái tạo một cá thể conngười (productive cloning) và một kỹ thuật khác là tạo những tế bào để thay thếcác tế bào bi hư hại (theurapetic cloning) trong cơ thể. Các nhà khoa học nóilà các tế bào này chỉ là mầm sống sơ khởi, chưa phải là một cá thể người,do đó không liên hệ đến các vấn đề đạo đức về hủy diệt sự sống. Các phôibào do AAT cấy được chỉ mới sinh ra chừng 6 tế bào khác, tuy nhiên chúng có đầyđủ các yếu tố di truyền của người cung cấp tế bào. Vatican dĩ nhiên nghiêm khắclên án thí nghiệm tái tạo người cũng như thí nghiệm tái tạo các tế bào phôisinh (stem cell) để chữa bịnh. Các chánh phủ Tây Phương mặc dù lên ánproductive cloning nhưng vẫn cho phép theurapetic cloning các tế bào phôi sinhđể áp dụng vào việc chữa bịnh.

Phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Advanced Cell Technology, Tiến sĩRobert Lanza, nói là công trình này có những tiềm năng lớn lao trong việc chữacác chứng nan y và cấm đoán việc thử nghiệm này sẽ ngăn chặn những khám phá yhọc cần thiết để chữa trị những chứng bịnh hiểm nghèo, như ung thư, tiểu đườngvà các chứng run rẩy (Parkinson) ở các người già.

Các khoa học gia ở trung tâm ACT tiết lộ người hiến tế bào để thử nghiệmlà Bác sĩ Judson Someville, hiện đang bị tê liệt và ngồi trên xe lăn vì một tainạn xe đạp 11 năm trước đây. Bác Sĩ Someville đã hiến tặng các tế bào ở bắpchân phải để các nhà khoa học cấy một phôi bào vào. Các tế bào này khi sinhtrưởng vẫn còn giữ toàn vẹn nhiễm thể của ông. Nếu các tế bào này sinh trưởng,chúng có thể được thay thế cho các tế bào hư hại và bác sĩ Someville có thể đilại được bình thường. Bác sĩ Someville sắp sữa lập gia đình một lần nữa và cóhai cô con gái. Ông nói nếu thí nghiệm thành công, ông hy vọng một ngày nào đóông có thể đi dạo bình thường với 2 cô con gái. Bác sĩ Someville là một ngườisùng đạo Tin Lành và là một đảng viên đảng Cộng Hòa, một đảng trên nguyên tắckịch liệt chống đối kỹ thuật cloning, cho dù chỉ là cloning chữa bịnh. Bác sĩSomeville nói là ông không ngần ngại gì khi tham gia vào chương trình này vàông không thấy có một sự xung đột gì với niềm tin tôn giáo của mình.

So với các tôn giáo độc thần Tây Phương, Phật Giáo với lý thuyết duyênkhởi là một tôn giáo không bị những tiến bộ khoa học bỏ rơi và những khám phámới càng chứng tỏ thị kiến của đức Phật về sự sống và về vũ trụ rất gần gũi vớithị kiến khoa học. Lập trường của Phật Giáo, hay ít nhất là của một số Phật Tử,về khoa di truyền học như thế nào? Sau đây là bài viết của Christina Desser.

Một học giả Phật Giáo nổi tiếng ở Mỹ nói đùa: ‘Nếu cloning được Đức Phật thếgiới này sẽ bỗng chốc biến thành tịnh độ’. Đây là một lời nói đùa, nhưng khôngphải là không phản ảnh lý tưởng của Phật Giáo; ai cũng có thể là Phật sẽ thànhvà giống như nhãn quan của Bồ Tát Thường Bất Khinh, ai cũng là một bồ tát hóathân. Tuy nhiên lời nói bông đùa đó phản ảnh một chút lạc quan ngây thơ vềnhững tiến bộ vượt bực của khoa sinh học di truyền cũng như những ảnh hưởngkhông ai lường trước được về những khám phá của khoa này.

Chúng ta đang bị mê hoặc bởi những lợi ích có thực hay tưởng tượng:một thế giới không còn bịnh tật, những khám phá làm vơi khổ đau của conngười, đúng như lý tưởng của đạo Phật. Thực phẩm tăng thêm nhiều chất lượng,được sản xuất dồi dào và không lo còn có ai bị đói. Y tế sẽ được cảithiện và nếu chúng ta lựa chọn những genetốt, cũng như lựa toàn hạtlúa giống tốt, khả năng trí thức của con người sẽ tăng tiến không giới hạn.Không phải thế giới chỉ có một vài thiên tài làm đảo lộn lịch sử, hoặc chỉ cómột thiên tài độc nhất kiểu Phạm Công Thiện, mà thiên tài mọc đầy rẫy như cúcvạn thọ. Những ai nghĩ mình là thiên tài sẽ lấy làm kho chịu vì trong tương laikhông còn ai giữ độc quyền tri thức. Đó là chưa kể chúng ta có thể khuynhđảo các genegây bịnh già và biến giấc mộng trường sanh bất tử của LãoTrang thành sự thật. Nghĩa là con người có khả năng chấm dứt dòng tiến hóa từhàng triệu năm nay và kết thúc với một chủng loại siêu việt! Những mơ ước củachúng ta vô tận. Từ thập niên trước những điều mơ ước chỉ là những giấc mộngcon, không ai ngờ chỉ có hơn 10 năm, những giấc mộng này bỗng chốc thành sựthật. Đó là một viễn tượng của một hình ảnh nát bàn hay thế giới tịnh độ củaPhật Giáo Đại Thừa có thật ở đây, bây giờ.

Chúng ta chào mừng các tiến bộ này với cả hai tay và hy vọng như chúng tađón mừng những phát minh khoa học khác. Tuy nhiên những áp dụng vào canh nông,y tế và sinh sản con người sẽ làm đảo lộn tất cả mọi trật tự và khoa sinh họcdi truyền sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi khía cạnh của đời sống. Trong thời gianqua, việc cấy gene vào các chủng loại khác (transgenic) đã được ápdụng để biến đổi bắp, lúa mì, gạo và các mùa màng khác; việc chế tạo các vũ khísinh học di truyền được tiến hành một cách thầm lặng nên không ai chú ý; chếbiến năng lượng; sản xuất các dược liệu và các phương pháp điều trị y khoa. Khiphối hợp với kỹ thuật tái tạo (productive cloning) chúng ta có thể thay đổi cácnhiễm thể di truyền của thế giới hữu tình. Mặc dù khoa sinh học di truyền bắtđầu viết lại pho lịch sử tiến hóa của nhân loại, phần lớn chúng ta cũng còn lờmờ về các áp dụng này. Trong khi Phật Giáo Tây Phương còn chăm chú vào nhữngvấn đề như phá thai, các liên hệ sinh lý thái quá, các bạo hành cơ thể, chủngtộc và phái tính, khoa sinh học di truyền trẻ trung đã có những tiến bộ nhanhchóng về canh nông và y tế và hậu quả của các áp dụng này chưa được giới PhậtTử để ý tới một cách đúng mức.

Quan điểm Phật Giáo về các vấn đề này ra sao? Khoa học di truyền có phải mộtđáp ứng nhân đạo cho những đau khổ của con người? Hay đó chỉ là một hình tháivô minh nguy hiểm phát sinh từ tham, sân và si để kích thích hành động conngười?

Các cơ quan nghiên cứu không lồ trên mặt trận canh nông như Monsanto,Novarris, DuPont và các nhà khoa học đang biến đổi gene của hạt giống-cổ vỏ cho khoa di truyền, dựa trên những lý do nhân đạo. Các người này nói làkhoa di truyền cần thiết vì nông phẩm sẽ được sản xuất dồi dào hơn và không cònai bị đói ăn nữa. Khoa di truyền sẽ giúp làm giảm lượng thuốc xịt sâu rầy. Khoadi truyền giúp việc bào chế các dược phẩm mới cũng như các thuốc chủng ngừa chodân nghèo. Tuy nhiên những hành động của họ của các công ty này chứng tỏ nhữnglời tuyên bố đầy nhân đạo này không đúng sự thật. Việc cung cấp thức ăn chongười nghèo không thể nào đủ lời để cho các công ty lớn này theo đuổi côngtrình nghiên cứu về di truyền học. Hiện chỉ mới có một loại nông phẫm được chếbiến để làm tăng dinh dưỡng có tên là Gạo Vàng (Golden Rice) do các nhà khoa họcđược tài trợ duy nhất bởi công ty này. Cho tới ngày hôm nay có người nghi ngờvề hiệu năng của vụ mùa có gene bị chế biến này.

Ngoài các vụ biến đổi gene của các nông phẩm, có những thú vật đượcchuyển gene (transgenic) như dê, bò, chuột và heo. Cớ quan kiểm soátthực phẩm và dược phẩm của Mỹ sắp sửa chấp thuận cho phép chương trình nuôi cáhồi (salmon) có gene được biến đổi để cá có khả năng lớn thật nhanh vàdo đó các công ty nuôi cá sản xuất được nhiều, và dĩ nhiên là có lời nhiều. ỞTrung Quốc một loại cá chép được đổi gene có lẽ đã được tung ra thịtrường. Các nhà khoa học chuẩn bị thả vào thiên nhiên một loại bọ đã bị đổi gene.Loại bọ này khi làm tình với các con bọ cái khác sẽ sinh ra một loại trứng bịhư và do đó sẽ làm tiêu diệt các loại bọ trước đây đã tàn phá mùa mang bôngvải. Tuy nhiên điều nguy hiểm là những con bọ đổi genekhông thể nàothu hồi lại được. Trong khi những loại thảo mộc, bọ và cá có genebịbiến đổi sẽ thay đổi quá trình tiến hoá của môi sinh thiên nhiên, những conngười được tạo sinh (cloned) và có gene biến đổi sẽ vĩnh viễnlàm thay đổi quá trình tiến hóa của con người. Những điều mà mới đây mà chúngta nghĩ chỉ là khoa học giả tưởng, bây giờ đã thành sự thực. Hơn 50 năm trướcHitler mơ ước tạo được một chủng loại Aryan toàn hảo và giấc mơ đó chỉ đượcđiện ảnh hoá qua phim The Boys From Brazildo Gregory Peck đóng vaichánh, bây giờ có thể thực hiện một cách dễ dàng, nếu luật pháp cho phép! Trênthực tế giáo phái Raelians hy vọng có thể tạo sinh (cloning) một đứa con đãchết của hai tín đồ trong một phòng thí nghiệm bí mật. Một thí nghiệm tạo sinhkhác do Tiến Sĩ Panayiotis Zaros của viện nghiên cứu Mỹ Andrology và Trung TâmKentucky Centre for Reproductive Medicine đã thực hiện. Tiến sĩ Zaros đã cónhững nổ lực tạo sinh người cho các cặp vợ chồng không có con cái. Nhà khoa họcnày hy vọng rằng việc tạo sinh người sẽ thành công trong vòng một năm.

Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sốnglại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử. Hoặclà họ không có con nối dõi.

Trên quan điểm đạo đức Phật Giáo, việc tạo sinh nẩy ra nhiều vấn đề rắc rối.Có phải chăng ý muốn cho người thân sống lại là một hình thái bám chặt vào cáithân như điện ảnh mà Đức Phật đã cảnh cáo? Có phải chăng việc tạo sinh chínhmình là một hình thức chấp ngã đi ngược lại với nguyên tắc vô thường trong tấtcả kinh điển Phật Giáo? Những cặp vợ chồng không có con cái muốn có người nốidõi qua hình thức tạo sinh cũng là một hình thức chấp ngã và kéo dài các vòngluân hồi vô tận!

Những cặp vợ chồng có khả năng có con cái muốn có con theo ý mình (designbaby) sau khi đã gạn lọc những gene hạ đẳng và cấy vào những gene tốtvà do đó sẽ tạo ra một chủng tộc thượng đẳng mà Hitler ngày xưa đã mong muốn?Những người chống đối việc chuyển gene để tạo ra design babies nói làtrong tương lai gần, sẽ có hai ‘giống’ người khác nhau. Một giống tự nhiên‘trời sinh sao thì cứ để vậy’ và một ‘giống’ người đã được chuyển gene thượngđẵng. Nhà sinh vật tế bào Lee Silver cho rằng nếu cloning và kỹ thuật chuyển geneđược luật pháp bật đèn xanh, xã hội Mỹ trong tương lai sẽ có hai ‘giống’người. Giống người được chuyển gene chiếm 10% trong xã hội Mỹ và họ sẽnắm tất cả các địa vị đần não trong các lĩnh vực truyền thông, kinh tế và kiếnthức (đại học), trong khi 90% còn lại sẽ làm những nghề hạ tiện. Tới một lúcnào đó hai giống người này không còn liên hệ với nhau nữa và những cuộc hônnhân ‘dị giống’ sẽ không bao giờ xảy ra nữa, tương tự như tình trạng giữa ngườivà vượn, hai bên sẽ không thể nào có những liên hệ sinh lý nữa. Lục đạo củaPhật Giáo đã trở thành ‘thất đạo’, bảy nẽo luân hồi! Và tình trạng này cũngkhông khác gì xã hội đẳng cấp của Ấn Độ là bao. Thay vì dùng thần quyền để biệnminh cho đẵng cấp như các giáo sĩ bà la môn, giống người thượng đẳng sẽ dùng genetoàn bích để biện minh tại sao họ là những người sinh ra để lãnh đạo, ăntrên ngồi trước. Khoa học giả tưởng? Viễn tượng một xã hội có hai ‘giống’người khác biệt, một có gene toàn bích, một giống người tự nhiên, gầnhơn mọi người nghĩ nhiều!

Tất cả những thí nghiệm tạo sinh (cloning) thường được thi hành bí mật trongcác phòng thí nghiệm và hiện nay không ai biết là khả năng tạo sinh của các nhàkhoa học đến mức nào rồi. Sẽ có những hậu quả không thể nào lường được cho conngười và các chủng loại khác. Những công ty lớn đang nghiên cứu việc biến đổi genekhông thèm để ý đến những hậu quả dến môi sinh của chúng ta. Trên thực tếkhông ai biết chuyện gì sẽ xảy ra khi việc chuyển đổi và hỗn hợp các gene giữanhững chủng loại khác nhau được thực hiện. Về sự chuyển gene giữa cáccây cỏ khác nhau, Steve Jones, giáo sư khoa di truyền ở đại học Luân Đôn tinrằng sự ô nhiễm gene sẽ không thể nào tránh được. Các gene đãđược chuyển dổi trong thực vật sẽ lẫn lộn với các gene khác và có thểgây ra những hậu quả cực kỳ nguy hại. Nếu như côn trùng có gene làmtuyệt giống tràn lan, thình lình tất cả các côn trùng đều biến mất. Không cócôn trùng thì môi sinh không thể tồn tại, không có thụ phấn, không kết hoa hayquả. Nếu môi sinh trong tình trạng mất thăng bằng thì thế giới và nhân loạisống còn nữa không? Cái này có thì cái kia có. Các này không còn thì cái kiakhông còn, Chưa bao giờ thuyết duyên khởi của Phật Giáo trở nên minh bạch và dễhiểu như thế!

Khi nghiên cứu về những vấn đề này Phật Tử sẽ suy nghĩ như thế nào? MichelHouellebecq tác giả quyển tiểu thuyết giả tưởng Elementary Particles(Vi Trần?) cho rằng Phật Giáo có thể đồng ý với cloning, hay ít ra là cũngkhông phản đối. Một trong những nhân vật trong truyện phát biểu:

Rồi đây con người như chúng ta biết hiện nay sẽ biến mất, nhường chỗ chomột chủng loại mới trung lập về phái tính, không đàn ông mà cũng không phải làđàn bà, vượt lên trên cá nhân, phân biệt cá thể và tiến hoá. Không cầnnói là những tôn giáo chủ trương mặc khải phản đối quyết liệt những kỹ thuậtnày. Chỉ có Phật Giáo là tuy có im lặng và nghi ngờ, tuy nhiên tất cả những lờidạy của Đức Phật đều dựa trên trên đệ nhất đế, Khổ đế, và phần lớn đề cập đếnsinh lão bịnh tử, và nếu Đức Phật quán niệm vềnhững vấn đề này, Ngàikhông nhất thiết phản bác kỹ thuật cloning.

Tôi (tác giả) nghĩ là quan điểm của Houllebecq không đại diện cho chánhkiến, tuy nhiên có dịp nào những tu sĩ và học giả Phật Giáo có dịp thảo luận vềvấn đề này, có nhiều ý kiến thích thú mới sẽ nẩy sinh và có để đưa chúng tasang một bước ngoặc bất ngờ. Trong một thế giới mà con người có khả năng (haynghĩ mình có khả năng) kiểm soát quá trình tiến hoá của chính chủng loại củamình và môi sinh quanh mình, quan niệm về nghiệp của Phật Giáo có thay đổikhông? Chúng ta có quyền gì thay đổi quá trình tiến hoá của các thế hệ tươnglai? Kỹ thuật tạo sinh -sinh sản mà không cần có liên hệ sinh lý - có giúpchúng ta tránh khỏi bị ràng buộc những ham muốn về sinh lý? Kỹ thuật tạo sinhcó củng cố quan niệm chấp ngã và ái ngã nhiều hơn hay là phân hóa ngã của chúngta thành những cái ngã con con (mini-me’s) và làm cho chúng ta mau giải thoáthơn? Hay là những kỹ thuật tân tiến này khiến chúng ta càng ôm chặt cái ngã‘duy ngã độc tôn vô thượng’ của mình và muốn kéo dài tuổi già đau khổ của mìnhmà Đức Phật đã tiên kiến? Quá trình thành trụ hoại diệt có còn đúng không vàduyên khởi sẽ đóng vai trò nào?

Kỹ thuật thay đổi, biến hoá và đùa bỡn với đời sống hiện nay trong khoa họcdi truyền là những khám phá có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử nhân loại, cũnggiống như lúc con người khám phá ra lửa và tách nhỏ các hạt nhân nguyên tử.Phải có một nền đạo đức mới để hướng dẫn những quyết định về chánh trị và kinhtế để cùng đi tới với khoa học tạo sinh, bởi vì chúng ta không thể ngăn cảnnhững tiến bộ của khoa học và kỹ thuật và thái độ cấm đoán của Vatican chỉ phảnảnh cho một thái độ tiêu cực và vô bổ. Nghiên cứu những vấn đề này có thể làmsáng tỏ hơn về vai trò của đạo đức Phật Giáo cũng như có thể góp phần một phầnnào vào việc thiết lập những nguyên tắc đạo đức mới cho toàn thể nhân loại. NếuPhật Tử, nhất là những người xuất gia, chỉ loay hoay với những mối lo âu hìnhthức lặt vặt như tạo phước điền, tụng kinh Pháp Hoa mấy thời, niệm Phật giảithoát, chỉ tự biến mình thành những ông thấy cúng, thầy tụng, hoàn toàn biệtlập với đời sống và biến đạo Phật thành những giáo phái kiểu vô thượng sưchuyên đi lừa bịp các tín dồ nhẹ dạ. Có thể trích ra một thiền ngữ thích hợp chohình thức tu này là, mài ngói nghìn kiếp, ngói vẫn còn là ngói, chẳng baogiờ ngói trở thành gương.

Quán Như
(viết theo Christina Desser, Tricyclesố Kỷ Niệm Mười Năm, MùaThu 2001.)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2012(Xem: 4936)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụ là tuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
12/03/2012(Xem: 4410)
Con người quyện kết với lòng trắc ẩn, yêu thương và hợp tác. Bởi vì chúng ta là những động vật tâm lý, tuy thế, một nhân tố luôn tái hiện khống chế nhiều hành vi của chúng ta. "Chiếc bóng" của chúng ta như C.G. Jung đã gọi, là nhân tố [tiềm ẩn và thường hoạt hóa] kiềm chế cá tính, có khuynh hướng cho rằng đời sống của chính nó bởi vì nó được hình thành như một bộ phận của chính chúng ta mà ta không biết và do thế không thể hợp thành một thể thống nhất vào trong đời sống ý thức của chúng ta. Điều làm cho chiếc bóng này ngay cả rắc rối hơn không chỉ là một vấn đề cá nhân. Những chiếc bóng của chúng ta có thể hợp nhất lại với nhau, như thường xảy trong thời chiến tranh, thí dụ, khi kẻ thù đi đến biểu tượng hóa mọi thứ xấu xa và đáng khinh bỉ về bản chất con người.
04/03/2012(Xem: 52973)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
28/02/2012(Xem: 7523)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
17/02/2012(Xem: 4074)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
04/02/2012(Xem: 12603)
Được xuất bản nhân dịp một trăm năm ngày sinh của J.Krishnamurti, Lửa trong Cái Trílàmột quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti.Được tổ chức từ cuối những năm 1960 đến ngày 28 tháng 12 năm 1985, bảy tuầntrước khi ông chết vào ngày 17 tháng 2 năm 1986, những đối thoại này bao gồm vôvàn những quan tâm của con người – sợ hãi, đau khổ, chết, thời gian, lão hóa vàsự mới mẻ lại của bộ não.
17/01/2012(Xem: 8679)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 5105)
Theo Phân tâm học, tâm của con người chia làm hailà ý thức và vô thức. Duy thức học thì phân làm tám và ý thức là một trong támphần đó. Như vậy, nhìn theo quan điểm nào thì ý thức cũng chỉ là một phần củatâm. Tuy vậy, ý thức rất năng động và có phạm vi hoạt động rất lớn... Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
15/01/2012(Xem: 5817)
Từ một tình trạng không có gì, phi thời gian không gian, không cần một nguyên nhân ngoại lai, có một sự bùng nổ, phát ra năng lượng và vật chất. Đó là hiệu ứng được mệnh danh là “hiệu ứng lượng tử”, xuất phát từ sự tăng giảm không đều của năng lượng. Nói tóm gọn, vũ trụ là kết quả của một sự sáng tạo mà không có người sáng tạo.
07/01/2012(Xem: 7566)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]