Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Ánh sáng trong suốt của cái chết

17/12/201016:24(Xem: 12692)
8. Ánh sáng trong suốt của cái chết

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

8

ÁNH SÁNG TRONG SUỐT CỦA CÁI CHẾT

« Hãy ý thức rằng thânxác ta cũng mong manh như một cái dĩa bằng đất sét. Hãy hiểu rằng mọi hiệntượng chỉ là ảo ảnh, không có sự hiện hữu nội tại. Sau khi đã hũy diệt đượcnhững khí giới tẩm thuốc độc của sự bám víu – chúng cũng quyến rũ như nhữngcánh hoa – ta sẽ vượt xa hơn, ra bên ngoài ảo ảnh của chính cái chết » Phật

Tiết 12

Xin ánh sáng trong suốtcủa mẹ và con gặp nhau
Trong khi sự thực hiệngần như sắp hoàn tất, tự nó cũng tan dần trong hư không
Xin mọi sự sinh xôi chấmdứt
Và cảm giác tương tợ nhưbầu trời mùa thu không ô nhiễm sẽ bừng lên.

Theo Tối thượng Du-giàTan-Tra, không có thể dạng tâm thức nào tinh tế hơn là ánh sáng tâm thức trongsuốt. Nó làm nền tảng cho tất cả mọi hiển hiện của chu kỳ sinh diệt và cho cảniết bàn.

Ánh sáng tâm thức trongsuốt hiện hữu liên tục trong chu kỳ của mọi sinh diệt, không khởi thủy. Tâmthức đó gọi là tâm thức căn bản, vì nó không có tính cách nhất thời, trong khibầu-trời-tâm-thần màu đen đậm gần như là tối đen, bầu-trời-tâm-thần màu đỏ cam,v.v. vừa phát sinh trước đó nhất định sẽ phải tan biến, là vì nguyên do cácđiều kiện tạo tác ra chúng chỉ có tính cách tạm thời và ngẫu biến. Bẩm chất củaánh sáng trong suốt hoàn toàn mang Tánh không và chính là phần tâm thức bêntrong.

Những trạng thái tâmthức khác có thể xem như sơ đẳng, mặc dù trong số đó vẫn có nhiều cấp bậc thôsơ và tinh tế khác nhau. Ngay cả các trạng thái tâm thức phát hiện màu trắng,màu đỏ cam, màu đen dày đặc, tinh tế hơn tâm thức thông thường, nhưng vẫn cònsơ đẳng khi đem so sánh với tâm thức căn bản và bẩm sinh của ánh sáng trongsuốt. Các trạng thái tâm thức vừa kể vẫn còn mang tính chất giai đoạn giống nhưtâm thức thông thường.

Nhìn theo chiều hướngđó, ta thấy thế giới tạo ra bởi các khái niệm sai lầm về chủ thể và đối tượng(nêu lên trong tiết bốn) gồm có những hiện tượng sinh khởi từ hành động(nghiệp). Hành động hay nghiệp lại sinh ra từ những khái niệm thô thiển nhấtcủa tâm thức. Nếu chúng ta đủ khả năng lưu lại mãi mãi trong bản thể bẩm sinhcủa ánh sáng trong suốt không rơi trở lại những cấp bậc thô sơ hơn, nghiệp sẽkhông tích tụ được nữa. Muốn thường xuyên lưu lại trong bản thể bẩm sinh củaánh sáng trong suốt, cần phải tháo gỡ mọi chướng ngại cản trở sự hiểu biết toànnăng, để quán thấy rằng, tất cả chỉ là một cuộc diễn hành liên tục của nhữngbiểu hiện sai lầm giữa chủ thể và đối tượng. Chúng hiển hiện giống như có mộtsự hiện hữu tự tại. Nếu ta có đủ khả năng lưu lại trong ánh sáng trong suốt,tri thức phát sinh từ khái niệm cũng sẽ chấm dứt. Trước đó, ta vẫn còn vướngmắc trong những dao động phát sinh từ một cấp bậc sơ khai và nhất thời của trithức, và nghiệp vẫn tiếp tục tích tụ.

Vào giai đoạn cuối cùngcủa cái chết, khi các phần tri thức thô sơ tan biến dần trong Tánh không, tứclà ánh sáng trong suốt hay bản thể tự tại, hằng hà sa số vật thể trong thế giớinày cũng như các khái niệm về giống nhau hay khác biệt sẽ được tâm thức tinh tếlàm cho lắng dịu. Những biểu hiện của môi trường và của mọi sinh linh có giáccảm đều tự tan biến. Nếu ta đủ khả năng chuyển ánh sáng trong suốt của cái chếtthành một tâm thức có giá trị tinh thần thật cao độ, tâm thức sẽ nhận ra bộ mặtcủa chính nó, tức bản thể đích thực của chính nó: thực thể của tâm thức cănbản.

Đối với những ngườikhông tu hành, những hiển hiện thô thiển cũng tan biến. Nhưng sự tan biến củacác biểu hiện quy ước ấy không phải do sự quán thấy hiện thực nhờ vào thamthiền. Trong suốt bốn giai đoạn sau cùng của cái chết, các luồng khí lực làmnền tảng chống đỡ cho tâm thức trở nên càng lúc càng tinh tế hơn. Vào giai đoạncuối cùng, các luồng khí lực tạm thời, chống đỡ cho tri thức, sẽ hoàn toàn tanbiến, tâm thức (dù của người tu hành hay người bình thường) đều trở nên khôngkhác biệt nhau, trong khi một vùng trời tinh khiết mở rộng.

Đối với người tu hành,họ ước mong vượt khỏi trạng thái Tánh không bình thường đó, tức là trạng tháivắng mặt đơn giản của những biểu hiện quy ước. Vào lúc ánh sáng trong suốt bắtđầu hiện ra, ta hãy cố gắng dựa vào ánh sáng ấy để quán thấy Tánh không kỳ diệuvề mọi hiện hữu tự tại. Ta không thể thực hiện được điều ấy bằng cách cố gắngvào phút chót, khi ánh sáng trong suốt đã hiện ra, nhưng phải nhờ vào sức mạnhtu tập từ trước khi xảy ra giai đoạn tan biến, và đồng thời dựa vào sự nhậnthức mãnh liệt về Tánh không trong lúc đang diễn ra ba loại tâm thức là:bầu-trời-tâm-thần màu trắng, màu đỏ cam và màu đen. Điều này cho thấy sự tu tậpliên tục thật cần thiết.

Trọng tâm trong việc tutập của tôi là cách suy tư về bốn điều giáo huấn, ấy là vô thường, khổ đau,Tánh không và lòng thương người. Ngoài ra, mỗi ngày tôi phải ôn tập về các giaiđoạn xảy ra trong quá trình của cái chết bằng nhiều thể thức nghi lễ khác nhau.Tôi tưởng tượng ra hiện tượng tan biến của thành phần đất trong nước, thànhphần nước trong lửa, v.v. Mặc dù tôi không thể quả quyết đã đạt được một kinhnghiệm sâu xa. Nhưng mỗi lần nghi lễ, đòi hỏi phải tưởng tượng ra sự tan biếncủa mọi biểu hiện, thì hơi thở của tôi ngưng hẳn lại trong giây lát. Tôi tinchắc rằng những diễn biến đầy đủ hơn sẽ phát sinh nếu người tu hành biết tậptrung để nhìn vào những tan biến đó một cách thư giãn và sâu xa hơn nữa. Từ khitôi luyện tập hằng ngày về Du-già Thần thông, một phép tu đòi hỏi phải theo dõitất cả mọi hiển hiện của cái chết, và tôi đã quen thuộc với quá trình đó. Đếnkhi chết, những biến chuyển ấy, trên nguyên tắc, sẽ không còn xa lạ với tôinữa. Nhưng tôi không biết chắc là có thành công hay không[40] .

Vài người bạn đồng đạovới tôi, trong số đó có những vị tu tập theo hệ thống gọi là Đại Toàn Thiện củagiáo phái Ninh-mã thuộc Phật giáo Tây tạng, họ kể cho tôi nghe những kinhnghiệm thật thâm sâu về sự tan biến mà họ đã quán nhận được, những kinh nghiệmấy đều khá giống nhau. Nhiều người Tây tạng được xác nhận đã chết hẳn theo tiêuchuẩn y khoa, nhưng thân xác họ còn giữ nguyên không hư thối trong một thờigian nào đó. Năm vừa qua, xác một vị Lạt-ma thuộc tông phái Tát-ca giữ nguyêntình trạng tươi tốt trong hơn hai mươi ngày[41] . Ông ta « chết » tạiDharamsala, nhưng ông vẫn còn lưu lại nhờ vào thiền định[42] . Xác ông sau đóđược mang về Rajpur trong vùng Dhera Dun, nhưng vẫn chưa thấy hư rã. Tôi đượcbiết trường hợp tương tợ của khoảng mười lăm người Tây tạng mà thân xác khônghư thối sau khi chết, vài người giữ được vài ngày, vài người khác lâu hơn, đếnba tuần liền. Trường hợp vị thầy của tôi là Ling Rinpoché, xác ông giữ nguyêntrong mười ba ngày liền.

Thể dạng tu tập cao nhất,liên quan đến hiện tượng mô tả trên đây, được gọi là thể dạng kết hợp ánh sángtinh khiết mẹ và con. Ánh sáng trong suốt mẹ hiển hiện một cách tự nhiên khichết, do chính sức mạnh của nghiệp. Ánh sáng trong suốt con chỉ phát hiện khinào ta đã tu tập thật cao trong quá khứ bằng thiền định du-già. Sự gặp gỡ giữaánh sáng trong suốt mẹ và con không phải do hai cá thể ánh sáng riêng biệt, màthật ra chỉ là ánh sáng trong suốt của cái chết, tức ánh sáng trong suốt mẹ,phát sinh từ nghiệp, biến thành một thể dạng tâm linh, gọi là ánh sáng trongsuốt con. Sự hội nhập của hai thứ ánh sáng như trên đây gọi là sự gặp gỡ giữaánh sáng mẹ và ánh sáng con.

Theo một lối giải thíchkhác, người ta xem ánh sáng trong suốt con là Tánh không. Khi có sự gặp gỡ củahai thứ ánh sáng mẹ và con có nghĩa là, ánh sáng mẹ không phải là ánh sáng củacái chết thông thường, mà trong trường hợp này nó có khả năng nhận thức đượcTánh không của sự hiện hữu nội tại, tức là ánh sáng trong suốt con. Trường hợpxem ánh sáng trong suốt mẹ như một loại tâm thức thông thường của cái chết, làcách giải thích thường thấy hơn, nhưng cả hai cách giải thích trên đây đềutương tợ như nhau.

NHỮNG GIỌT TINH TẾ,NỀN TẢNG CỦA
NHỮNG TÂM THỨC TINH TẾ

Những biểu hiện từ cáccấp bậc thâm sâu của tâm thức liên hệ một cách chặt chẽ với quá trình vật chấtcủa tứ đại – đất, nước, lửa, khí – nhất là thành phần khí. Bởi vì khí làm nềntảng cho tâm thức. Giọt thuộc vật thể tinh tế của tim, chứa đựng phần tri thứctinh tế nhất trong trạng thái bình thường, cũng tham dự vào quá trình của cáichết.

Trong Kinh Thời luân(Kalachakra Tantra), một bộ Kinh Đại thượng Du-già của Đức Phật, rất ảnh hưởngtrong thế kỷ thứ X ở Ấn độ, người ta thấy cách mô tả rất lạ lùng về tám giọtthể chất tinh tế nơi tám điểm trọng yếu của cơ thể. Đó là những điểm uế tạp cầnđược tinh lọc để biến thành những điểm hàm chứa tiềm năng. Cũng giống như giọttim trình bày trong kinh « Guhyasamaja Tantra » [43] (cấu trúc chính làm cănbản cho tập sách này). Tám giọt kể trên tạo ra thể chất tinh tế, kích thước cỡnhư một hạt cải, gồm có các thành phần trắng và đỏ làm nền tảng cho các loạitâm thức tinh tế[44] . Các xu hướng do hành vi đạo đức hay kém đạo đức đượctinh lọc nơi những phần tâm thức tinh tế đó. Các hành vi của thân, khẩu, ý lưulại những xu hướng tiềm ẩn trong phần tri thức thuộc các giọt thể chất trênđây. Những xu hướng ấy nằm yên cho đến khi nào xảy ra những điều kiện kích độnglàm cho chúng phát hiện thành thích thú, khổ đau, hoặc những biến cố khác trongchu kỳ sinh diệt.

Tám giọt chia ra thànhhai nhóm. Chúng tác động với nhau từng cặp một và tạo ra mọi dạng thể khác biệtcủa tâm thức. Nhóm thứ nhất có vị trí 1) nơi trán (hay đỉnh đầu), 2) nơi cuốnghọng, 3) nơi tim, 4) đầu cơ quan sinh dục. Nhóm thứ hai có vị trí 1) nơi rốn, 2)một nơi bí mật (nơi cuối của xương sống), 3) nơi trung tâm của cơ quan sinhdục, 4) đầu cơ quan sinh dục. Các giọt nơi trán và rốn tạo ra trạng thái tỉnhthức. Các giọt nơi cổ họng và cuối xương sống tạo ra trạng thái chiêm bao. Cácgiọt tim và trung tâm cơ quan sinh dục tạo ra trạng thái ngủ say. Các giọt nơirốn và đầu cơ quan sinh dục tạo ra khoái cảm tính dục. Riêng giọt ở rốn có haichức năng riêng biệt: Chức năng thứ nhất tạo ra trạng thái tỉnh thức trong vaitrò của giọt thứ tư, trong số các giọt thuộc nhóm có vị trí bên trên. Chức năngthứ hai tạo ra khoái cảm tính dục trong vai trò của giọt thứ nhất trong cácgiọt thuộc nhóm bên dưới.

Mỗi giọt có hai loạitiềm năng, tinh khiết và không tinh khiết. Trong khi ta đang thức, các luồngkhí lực bên trên của thân thể kết tụ ở trán, các luồng khí lực bên dưới tích tụở rốn. Những sinh lực tinh khiết tạo ra những biểu lộ đơn giản của mọi vật,những sinh lực không tinh khiết tạo ra biểu hiện của thể chất không tinh khiết.Trong trạng thái chiêm bao, các luồng khí bên trên tích tụ nơi cuống họng, cácluống khí bên dưới tích tụ ở vùng bí mật. Phần sinh lực tinh khiết tạo ra âmthanh thực sự, trong khi đó phần sinh lực không tinh khiết lại phát hiện thànhnhững lời nói lẫn lộn và hổn tạp. Trong giấc ngủ thật sâu, các khí lực bên trêntích tụ ở tim, các khí lực bên dưới ở vị trí trung tâm của cơ quan sinh dục.Các sinh lực tinh khiết làm phát sinh sự trong sáng phi vật chất, các sinh lựckhông tinh khiết làm phát sinh bóng tối. Trong trường hợp bị kích động mạnh vềtính dục, các khí bên trên đổ dồn về vị trí rốn, các khí bên dưới dồn về đầu cơquan sinh dục. Trong lúc đó, sinh lực tinh khiết gây ra sảng khoái, sinh lựckhông tinh khiết gây ra sự phóng thải hoặc bài tiết các chất sinh dục (đối vớiđàn ông hay đàn bà cũng thế).

Tu tập theo truyền thốngkinh Thời luân là nhắm vào mục đích tinh khiết hóa các giọt trong bốn nhóm kểtrên. Khi các giọt ở trán và rốn, nơi hiển lộ những vật thể không tinh khiếttrong tình trạng Tỉnh Thức, nếu được tinh khiết hoá, thì các vật thể ấy sẽ trởthành những dạng thể trống không – vượt ra bên ngoài vật chất. Vì đấy là cácthể dạng trống không, nên có thể sử dụng chúng để hướng vào Con Đường đưa đếnGiác Ngộ. Các giọt trong cuống họng và cuối xương sống có thể tạo ra ngôn ngữlẫn lộn, nhưng khi được « tẩy sạch », có thể dùng chúng để khám phá ra những «âm thanh hùng mạnh » giúp cho việc tu tập. Các giọt nơi tim và trung tâm cơquan sinh dục có khả năng tạo ra bóng tối, nhưng khi đã tẩy sạch, nó có khảnăng hướng sự sáng suốt phi khái niệm của ta trên đường tu tập. Các giọt ở rốnvà đầu cơ quan sinh dục có thể kích động sự bài tiết. Nhưng khi chúng được tinhlọc, hạnh phúc có thể chuyển thành sự an lạc lâu bền, không bài tiết, phục vụcho mục đích tâm linh. Các khả năng tích cực đó phát khởi thành những dạng thểcàng lúc càng cao rộng hơn và cuối cùng sẽ biến thành một thân thể kim cươngcứng rắn và trong sáng, hàm chứa ngôn từ, tâm linh và đại hạnh của một vị Phật.

Theo truyền thống Thờiluân, các chướng ngại buộc chặt mọi sinh linh trong trạng thái khổ đau và giớihạn khả năng phát động lòng vị tha, đều nằm trong bốn giọt kể trên. Thành phầnvật chất của những giọt đó không trực tiếp làm cơ sở phát tán cho nghiệp phátsinh từ các chướng ngại, nhưng đúng hơn là khí và những thành phần tâm thứcthật tinh tế nằm trong hai nhóm gồm bốn giọt đó đã giữ vai trò trên đây. Chúngđược phát sinh từ những xung năng của nghiệp, dù là nghiệp đạo đức hay kém đạođức. Các giọt vật chất chỉ làm cơ sở chuyên chở cho các thể dạng tâm thức vàkhí tinh tế, cũng giống như thân xác thô thiển làm nền tảng chuyên chở cho tâmthức của ta.

Cách nay hai năm, một vịdu-già gốc Tây tạng tu tập theo đường phương pháp thiền định « Đại Toàn thiện »của giáo phái Ninh-mã đạt tới mức có thể hoàn toàn làm tan biến thể xác củamình, điều mà chúng tôi thường gọi là « đạt được thân xác cầu vồng ». Tên ônglà Achok, gốc vùng Nyarong. Thỉnh thoảng ông ta cũng theo học ngành triết họctại tu viện đại học Geluk, gần Lhasa, nơi gọi là Sera. Ông cũng có học vớingười thầy giảng huấn trẻ tuổi nhất của tôi tên là Trijang Rinpoché, nhưng vịthầy chính của ông là một vị Lạt-ma phái Ninh-mã tên là Dujom Rinpoché. Mặc dùông tu tập Tan-tra theo cả tân và cựu học phái Phật giáo Tây tạng, nhưng phươngpháp tu tập chính của ông vẫn là niệm chú Om Mani Padme Hum và cách thức thiềnđịnh kèm theo câu thần chú đó.

Cách nay độ ba năm, ôngAchok thường xuyên nhắc đến ước vọng của ông trong kiếp sống này là được gặp vịDạt-lai Lạt-ma. Một hôm, ông sai các đệ tử làm lễ chúc thọ cho vị Đạt-lai Lạt-ma.Sau khi làm lễ xong, ông Achok bất ngờ tuyên bố với các đệ tử là ông sắp ra đi.Ông khoác lên người chiếc áo cà sa màu nghệ, rồi bảo với đám đệ tử hãy khóachặt nhốt ông vào một gian phòng trong một tuần. Các đệ tử đều vâng lệnh. Mộttuần sau, họ vào phòng thì thấy ông đã biến mất chỉ còn lại chiếc áo. Sau đó,một đệ tử của ông và một nhà sư cùng tu học với ông đã đến Dharamsala kể chotôi nghe câu chuyện này và mang tặng cho tôi một chéo áo của ông.

Ông Achok là một nhà tuhành gần như hoàn toàn ẩn dật, không một tham vọng gì cả, khác với một số cácvị Lạt-ma khác, ông chỉ muốn chứng tỏ là một người tu tập tốt, và sau cùng cóthể đi đến chỗ biến mất được. Ta có thể nhận xét trong trường hợp này sự liênhệ mật thiết giữa nguyên nhân và hậu quả. Có nhiều người khác được xem là biếtlàm phép lạ nhưng không có một lý do chính đáng nào cả.

Theo Tối thượng Du-giàTan-tra, các khả năng – trong đời sống thông thường tạo ra ảo ảnh và các sinhlinh không tinh khiết bằng tác động của khí lực thật tinh tế và tâm thức – khiđược tinh lọc bằng tu tập, có thể biến cải hẳn thành tâm thức, ngôn từ và thânxác của một vị Phật. Mục đích của chúng ta là làm thể hiện tâm thức căn bản vàbẩm sinh của ánh sáng trong suốt, đó là cấp bậc tinh tế nhất của tâm linh, vàlưu lại trong dạng thể đó, không thoái lùi trở lại những cấp bậc thô thiển.Trạng thái tinh khiết ấy không phải chỉ mang tính cách tâm thần: nó liên hệ vớithể xác, một thân xác được nhào nặn bởi khí lực. Khí lực đó tượng trưng cho tộtđỉnh của ánh sáng tâm thức trong suốt. Mục đích tối thượng của những phát khởiấy là giúp đỡ kẻ khác tránh khỏi mọi khổ đau và trói buộc.

Mục đích của quá trìnhthanh lọc kể trên là đạt đến bản thể sáng ngời và minh tuệ của tâm linh: ta nênhiểu rằng các xúc động nhiễu loạn, chẳng hạn như sự thèm khát tính dục, hậnthù, tỵ hiềm, ganh ghét và hung hãn không nằm trong phần tinh túy mà chỉ liênhệ đến vòng ven biên của tâm thức. Khi tâm thức hiểu rõ được bản thể của chínhnó và khi đã đạt được sức tập trung cực mạnh, tâm thức sẽ dần dần có khả nănglàm suy giảm và vượt hẳn lên trên những trạng thái nhiễu loạn kích động quátrình dai dẳng của khổ đau. Đó là quan điểm của người Tây tạng về mối liên hệmật thiết giữa tâm linh và vật chất, mối liên hệ đó rất tích cực trong suốt quátrình tinh lọc nhắm vào mục đích vị tha.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Giai đoạn cuối cùngcủa cái chết xảy ra khi bản thể bẩm sinh của ánh sáng trong suốt xuất hiện. Bảnthể ánh sáng ấy hiện hữu từ lúc thời gian chưa bắt đầu và sẽ hiện hữu vô tận.

2- Qua thể dạng của Phậttính, người ta có thể lưu lại trong bản thể bẩm sinh của ánh sáng trong suốt,không suy thoái trở lại những cấp bậc thô sơ của tri thức theo một quá trìnhđảo ngược[45] . Trong vị thế đó, nghiệp không còn tích tụ nữa.

3- Ngay cả đối với nhữngngười bình thường không tu hành, lúc chết cũng không xảy ra những biểu hiện thôthiển. Đối với một người tu học cao thâm, họ sẽ dựa vào sức mạnh do sự tu tậpthiền định về Tánh không để tìm cách lợi dụng trạng thái trên đây để thực hiệnchân lý, tức Tánh không của mọi hiện hữu nội tại.

4- Bản thể thông thườngcủa ánh sáng trong suốt phát sinh vào giai đoạn chót của cái chết gọi là ánhsáng trong suốt mẹ. Ánh sáng trong suốt phát huy từ sức mạnh tu tập trên đườngđạo hạnh gọi là ánh sáng trong suốt con.

5- Khi ánh sáng trongsuốt của cái chết – tức ánh sáng mẹ – phát sinh do nơi nghiệp, trở thành mộtthể dạng tâm linh khi tiếp xúc với Tánh không của ánh sáng trong suốt con, lúcđó chính là thời điểm gặp nhau giữa ánh sáng trong suốt mẹ và ánh sáng trongsuốt con.

Tiết 13

Chúng tôi xin được lắngvào trạng thái thật sâu của thiền định.
Trong tinh anh cực mạnhphát sinh từ sự kết hợp giữa phúc hạnh bẩm sinh và Tánh không.

Xuyên qua quá trình bốngiai đoạn của Tánh không, trong lúc xảy ra hiện tượng tan rã của thể tạng màutrắng giống như ánh trăng,
Gây ra vì lửa của Sứcmạnh Âm tính nhanh như một tia chớp.

Nhờ vào kỹ thuật tậptrung sinh lực, những người luyện tập du-già phát huy được hơi nóng bên trong,gọi là Sinh lực Âm tính hay là « hơi nóng thần bí » (tiếng Tây tạng gọi làTumo)[46] , phát xuất từ vị trí thông thường thuộc trung tâm thần kinh nơi bụng(đám rối dương) truyền ngược lên trên theo kinh mạch trung tâm. Hơi nóng thầnbí đó làm tan thể tạng trắng trong nhóm kinh mạch phức tạp trên đỉnh đầu (bánh xeđại hạnh). Qua cách mô tả ẩn dụ, tạng thể trắng thiết yếu đó có thể ví như mặttrăng và gọi là bản chất của Giác ngộ. Tạng thể trắng tan dần và chuyển trởxuống bằng kinh mạch trung tâm. Khi từ từ xuống đến vị trí của bánh xe (chakra)nơi cổ họng, của tim, của rốn, và những vùng bí hiểm, sẽ phát sinh bốn cấp bậchoan hỷ khác nhau: hoan hỷ, hoan hỷ cao độ, hoan hỷ đặc biệt và hoan hỷ nộitại.

Bốn loại hoan hỷ đótượng trưng cho minh tuệ bộc phát từ trạng thái đại hạnh. Đối tượng của nhữngniềm hoan hỷ ấy là Tánh không, vì thế, niềm hạnh phúc vô biên và Tánh khôngđược xem như liên kết với nhau. Nhờ vào minh tuệ thiền định của đại hạnh trongphép tu Tối thượng Du-già Tan-tra, lúc ánh sáng trong suốt mẹ phát hiện khichết do tác động của nghiệp, ta có thể biến cải ánh sáng ấy thành một thể dạngtâm linh (là ánh sáng trong suốt con). Bài thơ của Ban-thiền Lạt-ma trong tiếtnày sẽ trình bày cách thực hiện điểm tối thượng liên quan đến cái chết.

Người luyện tập Tốithượng Du-già Tan-tra hằng ngày có thể hình dung được tám dấu hiệu của cái chết– ảo ảnh, khói, đom đóm, ngọn lửa của một ngọn đèn dầu, bầu-trời-tâm-thức màutrắng rực rỡ, bầu-trời-tâm-thức màu đỏ cam đậm, màu đen thật đậm gần như hoàntoàn tăm tối và ánh sáng trong suốt – bằng cách phối hợp với sự suy tư về Tánhkhông, dựa vào ba cách chú tâm: nhận ra một dấu hiệu đang phát sinh, dấu hiệuphát sinh trước đó và dấu hiệu phát sinh sau đó. Ví dụ như: « Đom đóm xuấthiện. Khói toả ra. Một ngọn lửa đang bắt đầu le lói ». Mặc dù tám dấu hiệukhông hiển hiện cụ thể trong khi tham thiền, trừ trường hợp những người luyệntập du-già ở trình độ thật cao, nhưng cứ duy trì ba cách chú tâm trên đây nhờvào sức tưởng tượng, trong mục đích giúp ta quen dần với các dấu hiệu. Khi sứctu tập đã thăng tiến và đạt được trình độ cao, lúc ấy nếu ta thiền định và tậptrung thật mạnh vào Tánh không, các dấu hiệu sẽ tự nhiên phát khởi.

THẦN LINH DU-GIÀ

Theo cách luyện tậpTan-tra, sức tưởng tượng sẽ được sử dụng để khơi động sự phát triển tâm linh.Phép luyện tập Thần linh Du-già đòi hỏi phải:

1) Tưởng tượng rằng tâmthức ta (mặc dù thường bị khuấy động bởi nhửng xúc cảm khổ sở) là trí tuệ tinhkhiết, thúc đẩy bởi lòng từ bi.

2) Thay vào những biểuhiện bình thường của thân xác (gồm thịt, máu và xương) bằng một thân xác toả rasự sáng suốt khơi động bởi lòng từ bi.

3) Nâng cao ý nghĩa mộtcái tôi trong sáng, gắn liền với biểu hiện tinh khiết của thân xác và tâm linh,trong một môi trường lý tưởng, hoàn toàn xả thân vì kẻ khác. Theo phương phápđó, ta tưởng tượng như đang khoác lên người biểu hiện của Phật, sinh hoạt củaPhật, tiềm năng của Phật và quang cảnh của Phật. Quán tưởng chính là chìa khóa.Khi quán tưởng chính mình đang ở trong hoàn cảnh lý tưởng như thế, sẽ dễ tậptrung vào Tánh không và phát huy sự nhận thức sắc bén về tính cách trống khôngcủa mọi hiện hữu nội tại. Hãy cố gắng thực hiện tối đa như thế. Chính từ sựquán tưởng đó, thần linh sẽ hiển hiện[47] . Khi tri thức cảm nhận được Tánhkhông, nó sẽ hiện lên với người tu tập giống như một vị thần linh trong khungcảnh tuyệt vời, với tất cả tiềm năng và lòng từ bi. Bằng phương cách đó, phéptu tập Thần linh Du-già sẽ giúp thực hiện sự phối hợp giữa trí tuệ và lòng từbi. Tâm thức cảm nhận được, nguyên tắc của Tánh không sẽ hiện ra như một biểuhiện của một vị Thần linh, với tất cả những hành vi bác ái. Theo một hình thứcluyện tập đặc biệt của Thần linh Du-già thuộc Tối thương Du-già Tan-tra, phảithực tập sáu lần mỗi ngày. Trước hết, người tu tập chú tâm hướng vào Tánhkhông, và sau khi đã nhập vào Tánh không và dù đang ở mức độ hiểu biết nào đinữa vể Tánh không, họ cũng sẽ quán nhận được sự phát hiện tuần tự của tám dấuhiệu về cái chết. Trong giai đoạn cuối cùng, người tu tập sẽ sử dụng bản thểbẩm sinh của ánh sáng trong suốt để ý thức Tánh không, và dựa vào sự cảm nhậntrạng thái tâm thức ấy để hiển hiện một cách thật lý tưởng trong thể dạng trànđầy từ bi của một vị Thần linh.

GIAO HỢP SINH LÝ VÀCON ĐƯỜNG TÂM LINH

Người tu học giàu lòngtừ bi và trí tuệ có thể dùng sự giao cấu trên đường tu tập tâm linh như một kỹthuật để hướng tâm thức một cách mạnh mẽ vào bản thể tự tại căn bản của ánhsáng trong suốt. Mục đích là cập nhật hóa và kéo dài các tầng lớp sâu kín nhấtcủa tâm thức, lợi dụng sức mạnh của nó để ý thức một cách vững chắc Tánh không.

Một sự giao hợp tính dụcđơn giản không có một chút gì liên hệ với sự phát triển tinh thần. Nhưng đốivới một người đã đạt đến một mức độ tu tập thật cao, với lòng vững tin và trítuệ, họ xem sự liên quan đó, kể cả sự gần gũi của hai cơ quan sinh dục, khônglàm thương tổn gì cho sự bảo vệ phẩm hạnh tinh khiết.

Tại sao phối hợp sinh lýlại có thể giúp đỡ để thăng tiến trên con đường Đạo? Bởi vì tiềm năng các tầnglớp thô lỗ nhất của tâm thức rất giới hạn, và các tầng lớp tâm thức tinh tế lạimạnh mẽ vô cùng. Người tu học đến một mức độ cao cần phải đạt đến những tầnglớp tinh tế nhất của tâm thức. Để thực hiện điều ấy, cần phải làm suy yếu vàkhống chế tạm thời những cảm nhận thô thiển. Để đạt được chủ đích đó, phải tạora một sự thay đổi toàn diện các luồng năng lực bên trong. Dù cho các tầng lớpsâu kín nhất của tâm thức phát hiện trong các trường hợp như khi nhảy mũi hayngáp, nhưng rõ ràng là chúng không kéo dài.

Cũng giống như thế, kinhnghiệm về sự biểu lộ các tầng lớp sâu kín rất cần thiết để sử dụng trong khingủ thật say. Nhờ vào những kỹ thuật đặc biệt tập trung tư tưởng khi khoái cảm,những người tu tập tinh thông có thể kéo dài các trạng thái tinh tế, thật thâmsâu và cường mạnh, để sử dụng chúng trong mục đích đạt tới Tánh không. Trườnghợp giao cấu trong khung cảnh bình thường sẽ chẳng đem đến một lợi ích gì cả.

Thân phụ của một vị quácố tên Serkong Rinpoché, là một học giả uyên bác và cũng là người tu hành thànhđạt. Ông ta thuộc tu viện Ganden, cách một khoảng xa về phía nam Lhasa. Người thầyLạt-ma chính thức của ông là Trin Ngawang Norbu, trụ trì ở tu viện Drepung,phía tây Lhasa. Thân phụ của Serkong Rinpoché trú ngụ tại Lhasa, mỗi ngày vàolúc tinh sương, ông ta đi bộ đến tận Drepung để xách nước cho người thầy Lạt-macủa ông, quét dọn tu viện và thỉnh thoảng cũng tìm được chút thì giờ để nghegiảng huấn. Đến chiều ông ta lại quay về Lhasa.

Một buổi tối, người chacủa Serkong gặp một cô gái và không giữ được lời nguyện của mình. Quá hối hậnvề hành vi đó, sáng hôm sau, ông ta đi Drepung, vừa đi vừa khóc. Khi ông tabước vào phòng, vị Lạt-ma cũng vừa xong khóa tụng niệm. Vị thầy Lạt-ma TrinNgawang Norbu nói với ông: « Đệ tử đã xa ngã rồi, cũng tốt, từ nay phải tu tậpvới một người bạn đường vậy ». Lời khuyên thật hết sức bất ngờ, nhưng sự kinhngạc còn kỳ lạ hơn nữa, vì về sau này lúc người bạn đường của ông qua đời,những biểu hiện man-tra của nữ thần Vajrayogini [48] phát hiện trên đỉnh đầucủa người chết.

Cũng trong khoảng thờigian này, có một vị Lạt-ma khác là Tabung Rinpoché, tu tập với một người bạnđường. Mỗi tháng vào ngày thuận lợi, vị sư Viện chủ và các vị Lạt-ma cao tuổikhác, chẳng hạn như ngài Trijang Rinpoché (sau này trở thành vị thầy giáo huấncủa tôi), đều họp để nghe vị Lạt-ma Tabung Rinpoché giảng, nghi thức dùng đến haikhí cụ giống như hai ống sáo. Hai nhạc công, một người dùng tay phải, một ngườidùng tay trái, khi họ đối diện nhau và mỗi người thổi một giai điệu khác nhau,cử tọa đều ngưng tụng niệm và bật cười vì điệu nhạc kỳ quặc đó. Khi họ nhìn vịLạt-ma Tabung Rinpoché, ông này vẫn ngồi yên, hoàn toàn không hay biết gì hếtvề những chuyện đang xảy ra. Sau này, vị Viện chủ mới hiểu ra rằng chính tronglúc đó, vị Tabung Rinpoché đang tiếp nhận nhận sự giảng huấn hoàn toàn trên cấpbậc biểu hiện đơn thuần.

Chính trong thời giannày, vị Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII đang duyệt xét để thẩm định sự chân chính củacác vị lạt-ma, và trong dịp ấy ông đã khai trừ môt số lớn những người khôngxứng đáng. Ông xét đến trường hợp thân phụ của Serkong Rinpoché và của TabungRinpoché và xem đó là những trường hợp ngoại lệ. Qua quyết định trên đây, ôngđã chính thức công nhận khả năng khác thường và quyền đặc biệt có người bạnđường khi tu tập tan-tra. Vậy thì có lẽ họ phải có những kinh nghiệm gì thậtxâu xa, nhưng tôi chưa hề nghe họ khoe khoan gì về những điều ấy.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Người tu tập ở mức độcao nhất, với niềm tin trên đường Đạo, có thể biến cải ánh sáng trong suốt mẹphát sinh do nghiệp vào lúc chết.

2- Trong các cấp bậcthấp hơn, những người tu tập Thần linh Du-già thuộc Tối thượng Du-già Tan-tracó thể hình dung biểu hiện của tám dấu hiệu của cái chết bằng ba cách chú tâm:nhận ra dấu hiệu đang phát sinh, dấu hiệu trước đó và dấu hiệu tiếp theo. Tậpcho quen với sự xuất hiện liên tục tám dấu hiệu của cái chết bằng cách liên kếtvới sự quán nhận về Tánh không. Mỗi dấu hiệu đều có ba phần, trừ dấu hiệu đầuvà cuối chỉ có hai:

- Ảo ảnh xuất hiện. Khóisẳn sàng bốc lên.
- Khói tỏa ra. Ảoảnh vừa biến mất. Đom đóm chuẩn bị phát sinh.
- Đom đóm vụt pháthiện. Khói vừa tan biến đi. Một ngọn lửa bắt đầu le lói.
- Ngọn lửa hiệnra. Đom đóm vừa bay đi. Bầu-trời-tâm-thức sắc trắng rực rỡ đang chuẩn bị.
-Bầu-trời-tâm-thức sắc trắng rạng rỡ hiện ra. Ngọn lửa vừa bị che khuất.Bầu-trời-tâm-thức màu đỏ cam chuẩn bị hiện ra.
-Bầu-trời-tâm-thức màu đỏ cam xuất hiện. Bầu-trời-tâm thức màu trắng rạng rỡ vừatan biến, màu đen thật đậm chuẩn bị phát sinh;
- Màu đen thật đậmhiện ra. Bầu-trời-tâm-thức màu đỏ cam vừa rút ra xa. Bản thể ánh sáng trongsuốt đang ở thời điểm phát khởi.
-Ánh sáng trongsuốt hiện ra. Màu đen xậm vừa bị xoá đi.

3- Trong cách tu tập đặcbiệt của Thần linh Du-già thuộc Tối thương Du-già Tan-tra, người tu học dùng sựhiểu biết về Tánh không theo trình độ của mình để làm phát hiện tám dấu hiệucủa cái chết. Họ lại tiếp tục sử dụng bản thể của ánh sáng trong suốt, tức nhậnthức được Tánh không – hay hình dung một thể dạng tri thức giống như thế – làmphương tiện để hiển hiện dưới dạng thể hoàn toàn lý tưởng và tràn đầy từ bi củamột vị Thần linh.

4- Đối với những ngườitu tập cao, đã phát lộ được lòng từ bi vững chắc và một trí tuệ vượt bậc, họ cóthể sử dụng sự giao hợp tính dục như một kỹ thuật để tập trung cao độ tâm thứctrong lúc bản thể tự tại và căn bản của ánh sáng trong suốt biểu lộ. Nhờ vàonội tâm đó, họ ý thức được Tánh không của mọi hiện hữu nội tại một cách vô cùngmãnh liệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2012(Xem: 3459)
Thỉnh thoảng cơ thể con người mất đi sự hòa hợp tự nhiên vốn có của nó, những lúc như vậy, cơ thể bị bệnh. Bệnh phản ánh cơ thể bất lực, không duy trì được hệ thống cung cấp chức năng làm việc bình thường. Qua quá trình trao đổi protein, những sự vận chuyển hình thành, những vận chuyển đó xuất hiện cùng với những tín hiệu bổ sung. Có hai nguyên nhân gây bệnh: một là protein có vấn đề, hai là các tín hiệu bị méo mó trục trặc.
25/08/2012(Xem: 3681)
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
25/08/2012(Xem: 9205)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
05/08/2012(Xem: 3497)
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
02/08/2012(Xem: 16821)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
26/06/2012(Xem: 3510)
Khi bạn câu được con cá hay đánh bắt được một mẻ lưới cá, có bao giờ bạn tự hỏi “liệu cá có biết đau đớn như cảm giác biết đau trongnhậnthức của con người hay không?” Câu trả lời là có, theo một nghiên cứu mới cho biết như vậy.
05/06/2012(Xem: 36277)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
02/06/2012(Xem: 6688)
Tôi rất vui mừng có cơ hội tiếp xúc với Phật tử Thái Lan có một số vị Tì Kheo. Các anh chị em, tôi rất vui, như tôi đã đề cập, tôi đã ở Thái Lan trong năm 1960, và tôi đã gặp gỡ với vị Tăng Vương Thái Lan. Tôi không nhớ tên, vị thứ nhất, vị thứ hai, Buddhadasa[1], rất cao, là một học giả, một tu sĩ rất tuyệt, một hành giả chuyên cần, một tu sĩ thánh thiện, nghiên cứu thâm sâu.
26/04/2012(Xem: 4594)
Gần đây các Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas đã kếthợp chip CMOS và sóng Terahertz-sóng nằm giữa sóng hồng ngoại và vi sóng. Chỉ cần đặt con chip và bộ thu vào mặt sau chiếc điện thoại, thiếtbị này có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
18/04/2012(Xem: 5480)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác. Thí dụ, chính chúng ta có thể bị quyến rũ với văn hóa Tây Tạng hay Á châu một cách tổng quát và thích như thế; nhưng nếu chúng ta muốn hổ trợ người khác và dạy họ về giáo lý nhà Phật, thì nó có lợi lạc cho họ không? Tôi nghĩ đấy thật sự là vấn đề, có phải không? Và giống như chúng ta có thể có và có thể không thích những khía cạnh của văn hóa Tây Tạng, tương tự họ sẽ là những người mà chúng ta cố gắng để giúp đở mà cũng có thể thích hay không thích? Do thế chúng ta cần uyển chuyển trong dạng thức của việc hành động với người khác, hổ trợ người khác. Quý vị có khuyến khích họ đốt đèn bơ hay treo những lá cờ cầu nguyện, những loại như thế ấy không, hay có phải có điều gì đó sẽ làm cho họ quay lưng với Phật Giáo, được dập tắt không? Do vậy có hai sự cân nhắc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]