Trích Lục Phật Học
Cao Hữu Đính
--- o0o ---
Phần 9
(Realite Ultine)
Cứu cánh tối hậu của đạo sĩ là tầm cầu thực tại và bắt gặp thực tại. Trên đường cầu đạo, mọi giáo thuyết chỉ đều là phương tiện không hơn không kém, cho dù nền giáo thuyết đó có diệu vợi cao siêu đến đâu đi nữa. Giá trị tối đa của giáo thuyết chỉ hạn cuộc trong vai trò của “ngón tay chỉ mặt trăng”. Giáo thuyết không hề là mặt trăng.
Vậy thực tại ở đâu?
Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mích Bồ đề, như cầu quy mao thố giác: Pháp của Phật ở trong thế gian, không lìa thế gian mà có giác ngộ. Lìa thế gian mà tìm Bồ đề, chẳng khác nào đi tìm lông rùa sừng thỏ.
Cho nên Phật dạy:
Nhất thiết thế gian pháp tiện thị Phật pháp: tất cả các pháp thế gian đều là pháp Phật.
Vì sao có chuyện kỳ dị như vậy?
* Vì cao đàm diệu luận đến đâu mà không liên quan gì với thế gian này thì chẳng qua cũng chỉ là rác tưởi, chẳng ích gì cho thế gian. Phải ở ngay trong thế gian mà mưu cầu lợi ích cho thế gian thì thế gian mới cần đến.
* Bản chất của thế gian là ô trược, là luống dối và như huyễn ấy mà không để mình dính mắc (trụ trước) vào ô trược, luống dối và như huyễn, không bị chúng huyễn hoặc, thì mới giác ngộ được cái thực tại sống động, muôn màu muôn vẻ của cuộc đời ngàn sai muôn khác.
Cũng cái thế gian ấy, nhưng nếu bị dính mắc vào nó thì nó là cõi Ta nà đầy đau khổ. Còn nếu không dính mắc vào nó, nếu hoàn toàn tự tại, không bị nó chi phối: thì nó chính là cõi Tịnh độ an vui. Khổ hay vui chỉ do tâm có trụ trước hay không trụ trước; tâm hoàn toàn tự tại, thì thực tại mới hoạt hiện ra với muôn màu muôn vẻ, vô cùng sống động tượi vui. Vì vậy mà kinh Kim Cang nói: phiền não tức Bồ đề, Ta bà tức Tịnh độ.
Phiền não hay Bồ đề, Ta bà hay Tịnh độ, đều không ngoài thế gian này mà riêng có. Khác nhau chỉ có mê hay ngộ, vì có trụ trước hay không trụ trước. Không trụ trước, thì thực tại mới hóa hiện ra. Ðó là cứu cánh tối hậu mà hành giả phải ngộ đạt. Nếu không ngộ đạt được thực tại thì có cao đàm diệu luận đến đâu cũng vô bổ. Chẳng lợi ích gì cho mình mà cũng chẳng ích gì cho thế gian.
* Áp dụng giáo nghĩa Kim Cang
* Tu phép tu ly tướng.
1/ Tịnh tịnh ly tướng
a) Phá tan tướng Ngã: bất thủ tướng (vô trụ) – giống Sơ Thiền hoàn toàn.
b) Phá tan tướng pháp (và tướng phi pháp) bất thủ pháp, bất thủ phi pháp (định tâm) – giống Nhị thiền và Tam thiền.
2/ Cứu cánh vô ngã:
Ảo tưởng nát tan:
a) Nội tâm hoàn toàn thanh tịnh: giống như Tứ thiền.
b) Vọng niệm tiêu biến. Thật tánh của sự sự vật vật (ngoại cảnh) hoạt hiện trong thật tướng toàn chân của chúng. Bấy giờ bất cứ cái gì của thế giới toàn chân (dù đó là một cọng cỏ hay là một giọt sương) cũng đều là động cơ kich thích hiện tượng Giác Ngộ.
Ðặc thù của phép tu Vô tướng (của Tổ sư Thiền) so với Như Lai Thiền là chính ở đây: Thực tại sống động của sự vật hiện ra trong trí tuệ của bậc giác ngộ, và đồng nhất với trí tuệ ấy.
Nói khác đi, thật tướng Bát Nhã cũng chính là Quán chiếu Bát Nhã và ngược lại. Thật tướng Bát Nhã và Quán chiếu quyện nhau trong chung một tánh thấy đồng nhất: “kiến đồng nhất thể” (lưu ý: đối chiếu với Như Lai Thiền).
1/ Sơ thiền: Hỷ lạc cấp một (do ly trần cảnh mà đạt được) vận dụng tối đa Giác và Quán (còn gọi là Tầm và Tư).
Vô hiệu hóa Thức. (Giác: thô tư; Quán: tế tư).
2/ Nhị thiền: Hỷ lạc cao hơn (do định sinh): ly Giác và Quán.
Vô hiệu hóa Thọ.
3/ Nhị thiền: Diệu lạc (vào sâu hơn trong định): Ly hỷ.
Vô hiệu hóa Tưởng.
4/ Tứ thiền: Thanh tịnh (định hoàn toàn): xả vọng niệm.
Vô hiệu hóa Hành.
Sau đó, tiến lên Tứ không Ðịnh:
1. Không vô biên.
2. Thức vô biên
3. Vô sở hữu
4. Phi tưởng, phi phi tưởng.
* Sau Ðịnh phi tưởng, phi phi tưởng, theo thứ tự, trở lui lại Vô sở hữu, cho đến Sơ thiền.
* Sau Sơ thiền, lại tiếp tục tiến trình đến Tứ thiền, và dừng lại ở đó: Giác ngộ viên mãn. Như vậy: tiến trình của phép tu Như Lai Thiền, đi từ ngoài vào trong, rồi từ trong ra ngoài, cuối cùng, từ ngoài vào trong trở lại: Giác ngộ thành tựu (đối chiếu với Tổ sư Thiền, nguyên tăc hai bên không khác nhau).
Kệ 26:
Trong khi hai thủ tùy miên (thủ kiến, thủ tướng) chưa phục diệt mà muốn tu phép quán Duy Thức thì phải phục diệt cho xong hai thủ ấy cái đã.
Phục diệt: dằn dẹp: mà dằn dẹp thì phải dùng Giới. Vì giới có công năng đè lên cỏ dại xuống không cho mọc lên, giống như đá dằn lên cỏ dại vậy. Nên nhớ: đá không diệt được cỏ dại, cũng như giới không diệt đươc hai thủ. Giới chỉ dằn hai thủ xuống không cho chúng khuấy phá để có điều kiện mà tập quán Duy Thức.
Như vậy, giai đoạn một là tu Giới.
Kệ 27:
Sau khi hai thủ đã tạm dằn dẹp được, đến đây bắt đầu tập quán Duy Thức bằng biểu tượng (thiêu vật). Cuối giai đoạn này, sức quán đã nhuần nhuyễn, nhưng cảnh sở duyên (biểu tượng) vẫn còn sờ sờ trước mặt. Sở duyên còn, tức có sở đắc. Ðó chưa là tánh Duy Thức vốn vô tánh.
Kệ 28:
Hai thủ Tùy miên tan biến.
a) Tướng thủ kiến mất thì sở tri chướng bị dập nát mà chuyển thành Bồ đề (giác ngộ)
b) Tướng thủ tướng mất thì phiền não chướng bị đập nát mà chuyển thành Niết bàn (giải thoát). Vì Bồ đề và Niết bàn là hai quả tưc phiền não và từ sở tri chướng chuyển thành, cho nên Duy thức gọi hai quả này là hai quả chuyển y.
Như trên là y đúng theo chánh văn mà tìm hiểu nghĩa bốn bài kệ nói vè Duy Thức hành. Theo nghĩa bốn bài kệ ấy thì đây rõ ràng là tác giả trình bày phép tu Duy Thức qua bốn giai đoạn: hoàn toàn không dính gì với phép tu trong bốn quả Thanh văn là tư lương, gia hạnh, kiến đạo, tu đạo. Lại càng không dính dáng gì với tiến trình tu hành trong giai đoạn tiền Thanh văn là ngũ đình tâm quán; nõan, đảnh, nhẫn, thứ đệ nhất.
(Ở đây chỉ tạm dùng các thuật ngữ ấy mà thôi).
a) Quá trình đột biến tâm lý ở bờ này: Hành cung cấp nguyên liệu cho Thọ Tưởng. Thọ tưởng kết hợp và hòa lẫn với các nguyên liệu mới do Thức từ ngoài mang vào. Vọng niệm tăng sức và dấy khởi tư lương.
b) Ðột biến khi qua bờ kia:
Trong Thiền, sau khi vô hiệu hóa Hành (xả niệm thanh tịnh) và thành tựu trọn vẹn Không tâm thì đột biến thình lình xảy ra.
Trí tuệ Bát Nhã sáng soi khắp nơi, bứt Thọ Tướng ra khỏi vọng. Mọi cảm nghĩ từ vọng biến thành chân (cảm thuộc Thọ, nghĩ thuộc Tưởng).
Do đó, phàm cảm nghĩ thì Thánh cũng nghĩ. Nhưng hai bên khác nhau rất xa. Thánh thanh tịnh, phàm ô uế. Thánh chân, phàm vọng.
Phàm bị kẹt cứng trong mớ tư tưởng hư dối do Hành dẫn khởi. Thánh hoàn toàn tự tại trong cảm nghĩ, nhờ được Bát Nhã quán chiếu soi sáng cho nên tùy duyên mà ứng biến, biến hóa vô cùng.
Ðây là hiện tượng kỳ diệu từng xảy ra với các Tổ sư Thiền, mà đặc biệt là hiện tượng Huệ Năng mù chữ nhưng không kinh luận nào trong Phật giáo mà Ngài không thông suốt nghĩa lý: Vô tâm giả thông. Bí quyết của Thiền chỉ ở một điểm: Diệt trừ vọng niệm.
PHẬT THẬP HIỆU
(MƯỜI ÐỨC HIỆU CỦA PHẬT)
Nam mô Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.
(Quy y đức Thế Tôn có đủ 10 đức hiệu Như Lai,Ứng cúng... Phật, Thế Tôn).
Nam mô (Phạn: namo): quy y (quy về nương theo), hay quy mạng (quay về nương theo), hay quy mạng (quay về gửi sinh mạng và tuệ mạng cho)
Thế tôn: đấng tôn quý nhất trong thế gian (thế gian: ba đời và mười phương).
Mười đức hiệu là:
1/ Như Lai: dịch nghĩa chữ Tathàgata.
Tatha: chân như. Gata: lai. Agata: bất lai (tức khứ)
Gata + Agata: Tathàgata: Như Lai, nghĩa là: Ðấng từ chân như ra và trở về với chân như (Như Lai là từ ngừ mà đức Cù Ðàm tự xưng sau khi thành đạo).
Theo kinh Kim Cang, Như Lai có nghĩa là Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ: không từ đâu lại, cũng chẳng về đâu.
Ý nói: lưu lộ từ bản thể chân như (hiện ra) và có mặt cùng khắp mọi nơi. Gần đồng nghĩa như Pháp luân (một trong ba thân Phật).
2/ Ứng cúng: xứng đáng thọ lãnh (ứng) phẩm vật cúng dường (cúng) của trời và người.
Ðức hiệu này cũng là đức hiệu của A La Hán. A La Hán dịch nghĩa là Sát tặc (người giết hai giặc phiền não) và Ứng cúng (xứng danh được trời và người cúng dường).
3/ Chánh biến tri: biết chân chánh và cùng khắp. Chánh tri đồng nghĩa vơi Chánh Giác. Biến tri (biết cùng khắp) đồng nghĩa với Ðẳng Giác. Do đó, Chánh biến tri tức Chánh Ðẳng Chánh Giác vậy. Chỉ khi ngộ đúng đắn và cùng khắp của Phật.
4/ Minh hạnh túc: trí tuệ và phược đức vẹn toàn.
Minh chỉ trí tuệ. Hạnh chỉ phước đức. Túc: đầy đủ, cũng có nghĩa là chân. Bậc trụ vững trên hai chân: chân trí tuệ và phước đức. Cũng gọi là Lưỡng Túc Tôn: đấng đứng trên hai chân Trí tuệ và Phước đức.
5/ Thiện thệ: Khéo đi luôn không trở lại. Thành Phật rồi thì không còn đầu thai trở lại trong vòng luân hồi nữa, cho nên gọi là Thiện thệ (đi không trở lại).
Ðây là điều mà các kinh trong A Hàm nói: Phạm hạnh dĩ lập, sởd tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu (hạnh thanh tịnh đã đạt, việc tu hành đã xong. Cho nên, tiếp theo là bất thọ lấy thân sau). Không thọ thân sau tức Thiện Thệ. Nghĩa đích thực của Hậu Hữu là dấu vết lưu dư của Nghiệp cấu tạo ra thân vị lai đời sau. Hậu hữu, dịch thân sau là dịch thoát.
6/ Thế gian giải: rõ suốt hết ba cõi đời mười phương. Ðấng toàn giác, không chi trong ba đời (thế) và trong mười phương (gian) mà Ngài không biết, cho nên gọi là Thế gian giải. Còn gọi là thế gian đăng (ngọn đèn của thế gian) hay Thế gian nhãn (con mắt thế gian).
7/ Vô thượng sĩ: Kẻ sĩ không ai hơn được. Vô thượng nghĩa là: không ai sánh kịp, không ai hơn nổi. Ðồng nghĩa với tối thượng, tối cao. Nhưng Phật giáo tránh không dùng hai từ này. Vì nếu có kẻ nói có bậc cao hơn nữa thì sao? Cho nên nói Vô thượng để tuyệt đường so sánh.
8/ Ðiều ngự trượng phu: đấng trượng phu dằn dẹp ngăn chặn nổi hành động xấu ác của ba nghiệp thân, khẩu, ý.
Ðiều: điều phuc, dằn dẹp, không cho ngóc đầu dậy.
Ngự: ngăn chặn chống lại, khiến điều quấy không thể xảy ra.
9/ Thiên nhân sư: thầy dạy của trời và người, thầy đưa đường chỉ lối cho Trời và người noi theo để đến cõi an vui.
10/ Phật: gọi tắt chữ Phật đà (Buddha) dịch nghĩa là Giác giả: đấng giác ngộ.
Có đủ mười đức hiệu như trên mới được gọi là Thế Tôn (đầng được thế gian tôn kính).
Lưu ý: Lấy riêng từng đức hiệu một, đức hiệu nào cũng chỉ Phật mà thôi. Trong mười hiệu đó chỉ mỗi một đức hiệu mà A La Hán đạt được là Ứng cúng. Chín đức hiệu còn lại chỉ riêng Phật có, không ai trong số thánh chúng của Ngài đạt được.
Quy tắc ghép chữ trong Phạn:
Gata: lai. Phủ định “lai” bằng tiếp đầu ngữ a, thành agata: khứ. Ghép gata và agata. Ghép tatha và agata = Thathàgata. Hai a dồn lại thành “à”.
THẬP LỤC TÂM
(Bát nhẫn, Bát trí)
Theo Tiểu thừa, trong bước đầu nhập môn tu theo Phật giáo, hành giả phải tu theo phép căn bản là phép quán Tứ Ðế.
Phép tu luyện này luyện cho hành giả có kiến thức nhạy bén về bốn đế căn bản của đạo Phật, đồng thời giúp hành giả xác định tín tâm một cách dứt khoát, để khỏi phải lạc lối lầm đường trong suốt quá trình tu tập về sau. Ðây cũng là phép tu mở đường cho hành giả du nhập Thánh lưu, tức chứng quả Tu Ðà Hoàn.
Thánh giả do phép tu nay mang lại lần lượt quán từng đế một, hết Tập đến Khổ... cho đến khi toàn bộ lý Tứ Ðế hiện ra rõ ràng, nhờ đó mà tín tâm được xác lập vĩnh viễn, không cách gì và không ai lay chuyển nổi.
Trong khi tập trung tư tưởng đẻ ấun, trí của hành giả nảy sinh và tăng cường độ dần dần. Nỗ lực ban đầu nhờ đó mà Trí nảy sinh, gọi là Nhẫn. Sức sáng suốt thành tựu thành tựu trọn vẹn trong giai đoạn chung kết, gọi là Trí. Như vậy, Trí là Nhẫn ở giai đoạn tựu quả. Còn Nhẫn là Trí ở giai đoạn tạo nhân. Nhẫn là Trí mở đường, Trí là Nhẫn chung kết (Lưu ý: Nhẫn trong “Vô sinh pháp nhẫn” được dùng theo nghĩa này”.
Quán bấy cứ thế nào trog Tứ Ðế, cũng khiến nãy sinh hai cấp trí này. Mở đầu là Nhẫn. Chung kết mới đích thực là Trí. Cho nên, khi hành giả tu phép quán Tứ Ðế, có bốn nhẫn và bốn trí phát sinh, như sau:
1. Khổ pháp trí nhẫn – Khổ pháp trí.
2. Tập pháp trí nhẫn – Tập pháp trí.
3. Diệt pháp trí nhẫn – Diệt pháp trí.
4. Ðạo pháp trí nhẫn – Ðạo pháp trí.
Luôn luôn, nhẫn khai thông trí. Nhẫn trước, trí sau.
Như vậy, muốn mở trí, phải huy động nhiều cố gắng phi thường mới khai thông nổi, cố gắng đó là Nhẫn vậy.
Như trên là tứ nhẫn và tứ trí nảy sinh, khi hành giả quán Tứ Ðế trong Dục giới. Khi quán Tứ Ðế ở hai cõi trên (Sắc và Vô sắc) cũng lại tứ nhẫn và tứ trí hiện dra, bản chất y hệt như như nhẫn mà trí ở cõi dục. Nhưng để khỏi lầm lẫn với Nhẫn vói Trí ở cõi dưới, ở trần hai cõi này, chữ Pháp được thay bằng chữ Loại. Ý nói: Nhẫn và Trí ở đây cũng đồng loại với Nhẫn và Trí ở cõi dưới.
Khổ pháp – Khổ loại
Tập pháp – Tập loại
1. Khổ loại trí nhẫn – Khổ loại trí
2.Tập loại trí nhẫn – Tập loại trí
3. Diệt loại trí nhẫn – Diệt loại trí
4. Ðạo loại trí nhẫn – Ðạo loại trí
Tứ nhẫn và Tứ trí ở cõi Dục, cộng với Tứ nhẫn và Tứ trí ở hai cõi trên, thành Bát nhẫn và Bát trí, gọi chung là Tam lục tâm.
Theo Tiểu thừa, hành giả phải thành tựu đầy đủ thập lục tâm, lại được tác dụng của Tứ Thiền hổ trợ, thì mới có thể bắt đầu hướng đến sơ quả Tu Ðà Hoàn, mà dần dần diệt trừ hai tầng kiến hoặc ở hai cấp Tư Ðà Hàm, và A Na Hàm, rồi tiếp theo là đoạn 12 phần tư hoặc ở cấp A La Hán mà chứng Thánh vị. Trừ xong tư hoặc gọi là chứng kiến đạo vị. Ba cấp đầu gọi là Hiền vị. Chỉ cấp chót (A La Hán) mới gọi là Thánh vị. Thuật ngữ “Hiền Thánh Tăng” ben Tiểu thừa là chỉ cho tứ quả Thanh Văn này.
Nói ròng rã, là chỉ cho cả tứ hướng và tứ quả, gọi chung là “Tứ song bát bội”. Cũng thuật ngữ “Hiền Thánh Tăng” bên Tiểu thừa là chỉ cho tứ quả Thanh Văn này.
Nói ròng rã, là chỉ cho cả tứ hướng và tứ quả, gọi chung là “Tứ song bát bội”. Cũng thuật ngữ “Hiền Thánh Tăng” bên Ðại thừa thì chỉ có Bồ tát Thập địa mới được gọi là Thánh Tăng, còn Trụ, Hành, Hướng, đều là Hiền Tăng.
* Khổ pháp trí: trí soi suốt pháp khổ trong Dục giới. còn cái Trí mở đường cho “Khổ pháp trí” là Khổ pháp trí nhẫn.
* Khổ loại trí: trí soi suốt pháp khổ ở hai cõi trên (đồng loại với pháp khổ trong cõi Dục) và cái trí mở đường cho “Khổ loại trí” là Khổ loại trí nhẫn.
BỘ VÀ TÔNG
Bộ: bộ phái gọi tắt, Pháp dịch là Secte.
Tông: tông phái gọi tắt, Pháp dịch là ecole
Trong Phật giáo, bộ phái hay tông phái đều là pháp phái từ Phật lưu xuất và đều tôn thờ Phật là giáo tổ, nhưng vì nguồn gốc và đôïng cơ phân phái có khác nhau, cho nên một bên gọi là Bộ, một bên gọi là Tông.
A.BỘ:
Pháp Phật sau khi triển khai, hiện ra nhiều diẹn khác nhau, tùy theo góc độ nhìn khác nhau. Cũng một cái ấy (cela) nhưng theo góc độ này thì thấy Tánh mà không thấy Tướng, ở góc độ kia thì thấy ngược lại. Dù Tánh hay tướng dù cứu cánh mà hai bên phải đạt đến chỉ là cái “cela”. Như trăm sông tuy khác hướng, nhưng nước trăm sông cuối cùng rồi cũng đổ ra biển cả như nhau. Trong Phật giáo, mọi kinh (hay mọi nhóm kinh) khai triển một chủ đề riêng, ai sở trường về chủ đề nào thì lấy chủ đề đó làm tông chỉ mà quãng diễn rộng nghĩa ra hơn nữa, biến thành một hệ thống tư tưởng rất đặc biệt, mệnh danh là giáo nghĩa (dutrine philosophique). Thí dụ như đại sư Trí Khải triển khai nghĩa kinh Pháp Hoa mà thành lập tông Thiên Thai (cũng gọi là Pháp Hoa). Ðại sư Hiền Thủ triển khai kinh Hoa Nghiêm mà thành lập tông Hoa Nghiêm. Ðại sư Pháp Tạng triển khai nghĩa của ba bộ luận (Trung luận. Thập nhị môn luận và Bách luận) mà thành lập tông Tam Luận.
Phật giáo Trung Hoa cả trước lẫn sau có tất cả 14 Tông. Nhưng về sau, có một số tông vì săt nhập vào tông mới bao quát hơn cho nên chỉ còn lại mười tông mà thôi. Thí dụ: Tông Thập Ðịa sát nhập vào tông Hoa Nghiêm. Nguyên do là vì buổi đầu chỉ có Kinh Thập Ðịa được truyền sang. Choi nên tổ sáng lập tông này y cứ vào đó mà đặt tên tông. Về sau, tdrong bộ kinh Hoa Nghiêm (trong đó có Thập Ðịa chỉ là một phẩm quan trọng) gồm có Tứ Thập Hoa Nghiêm, Lục Thập Hoa Nghiêm, Bát Thập Hoa Nghiêm, dần dần du nhập vào và được Hiền Thủ quảng diễn nghĩa trọn vẹn, cho nên mới có tông Hoa Nghiêm ra đời. Và khi tông mới này ra đời rồi, tông Thập Ðịa tự thấy không có lý do tồn tại nữa, đương nhiên bị sát nhập vào tông Hoa Nghiêm.
Như trên ta thấy, mười chi nhánh Phật giáo Trung Hoa đều gọi tông phái là một ecole, có một chủ trương riêng với hệ thóng giáo nghĩa nào cũng y cứ vào một bộ kinh hay một bộ phận mà lập tông nghĩa của riêng mình. Như tông Câu Xá dựa vào luận Câu Xá, tông Duy Thức dựa và luận Duy Thức, tông Luật dựa vào tạng Luật. Vả lại, trong số mười tông của Trung Hoa, tông nào cũng chỉ do một vị Tổ kiệt hiệt đề xuất, rồi sau đó mới có đệ tử (nhiều hay ít) hưởng ứng hay quy phục. Giống như các ecole philosophique của Tây Phương ngày xưa.
Khác với tông phái nói trên, các bộ phái Tiểu thừa không vì Tông nghĩa (doctrine) khác nhau mà phân phái. Sở dĩ gọi họ là Bộ phái, như ta đã biết, nguyên vì bọ là một bộ phận (một Nikaya) từ tổ chức mẹ mà tách rời ra, bởi một lý do nào đó, không hẳn là vì bất đồng về tư tưởng chủ đạo.
Lịch sử Phật giáo Ấn độ cho ta biết rằng, sau Phật Niết bàn chừng 110 năm thì xảy ra vụ “Thập sự phi pháp” của nhóm Tỳ kheo Bạt Kỳ (Vryi) ở Tỳ Xá Ly (Vaisali). Ðây là phần phân hóa đầu tiên, kết thúc thời ký Nguyên thủy kéo dài ngót 155 năm (45 năm thời Phật và 110 năm sau Niết bàn).
Nguyên các tiểu quốc nằm ở mạn Bắc sông Hằng (Magadha) nằm ở bờ Nam như Bạt Kỳ, Tỳ Xá Ly... vốn theo chế độ dân chủ (như kiểu Susse) ngày nay) từ khi mới lập quốc. Khi Phật còn tại thế dân Bạt Kỳ theo Phật du học, hoàn toàn chấp nhận giới luật của Phật. Nhưng sau Niết bàn, một số điều khoản trong giới luật bị các thế hệ Tỳ kheo Bạt Kỳ về sau thả lỏng dần dần mà trở về với phong tục tập quán truyền thống của họ. Do đó mà xảy ra vụ “Thập sự phi pháp” bị toàn thể giáo hội Phật giáo dưới sự dẫn dắt của trưởng lão Da Xá (Yasa) lên án quyết liệt. Nhưng sau khi hội nghị giải tán, chúng Bạt Kỳ vẫn sống theo lề lối riêng của họ, bất chấp nghị quyết chung đã được chính họ thỏa thuận tuân theo. Rồi nhóm này bành trướng thế lực ở mạn bắc sông này. Phong trào mới này lại được tăng thêm sức mạnh bởi sự tham gia đông đảo cư sĩ tại gia, vến mến chuộng phong cách phóng khoáng trong chế độ dân chủ hơn là các quy chế phần nào gò bó của xuất gia giáo điều. Ðây là khởi nguyên của phái Ðại chúng bộ gốc.
Hơn 100 năm về sau nữa, trong thời đại A Dục, có Tỳ kheo cao niên tên là Ca Chiên Diên xướng lên chủ thuyết duy thực với nội dung giáo nghĩa là “Tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu”. Giáo nghĩa mới này được nhiều pháp hữu của Ca Chiên Diên tán thành. Giới Thượng tọa lão thành được báo động về mối nguy mới. do đó mà có hội nghị tại Ba Liên Phất (thủ đô Mangadha) do A Dục triệu tập. Chủ tọa hội nghị này là Mục Kiền Liên. Ðệ tử do chính A Dục sai quan triều lên tận vùng núi non ở miền thượng lưu sông Hằng rước về. phe Ca Chiên Diên thua, tản mác ra trên các đảo lớn nằm giữa sông Hằng, bị truy kích nữa phe này chạy một mạch đến vùng Kashimira và đóng chốt hoằng hóa trên đó suốt 7 thế kỷ (gốc gác hữu bộ về sau). Phe Thượng tọa thắng cuộc, từ đó lấy tên là Phân biệt bộ. Lý do được nêu ra là: Lập trường căn bản của Phật là Trung đạo, không thiên hữu, chẳng thiên không, tùy từng góc cạnh mà phân biệt. Không hay Hữu. Ðây là khởi nguyên của phái Thượng tọa bộ gốc.
Từ mỗi bộ phái gốc (Thượng tọa và Ðại chúng) về sau dần dần nảy sinh nhiều chi phái mạt (ngành ngọn). Hướng phát triển của Thượng tọa bộ gốc, nhờ có A Dục ủng hộ, lan ra khắp lục địa Ấn, xuống tận mũi cực Nam của cao nguyên Dekkan. Ngoại trừ trường hợp Hữu bộ đã lan đến lên Kashmia từ đời A Dục và trường hợp của Theravada đã lan qua Sri Lanca khi A Dục còn làm phó vương ở Ujjayini (nay là Ujjan). Hướng phát triển của Ðại chúng bộ gốc là từ Tỳ Xá Ly lan sang Ðông, tới tận cửa sông Hằng, rồi từ đó lan dọc theo vùng duyên hải vịnh Bengale, cho đến miệt Andhra. Tại đây, na mạt phái của Ðại chúng bộ gốc (Chế đa sơn bộ, Bắc sơn trí bộ, Tây sơn trú bộ). Lịch sử Phật giáo họp chung cả ba lại và gán cho các danh xưng là An Ðạt La phái, mà Theravada ở bên Sri Lanka công kích kịch liệt. Ngoài hướng chính trên đây, còn có một số bộ phái của Ðại chúng bộ gốc lan lên thấu vùng Tây Bắc Ấn Ðộ, gần sát Afganistan, nhưng không đáng kể (nên biết Long Thọ Nguyên ở trong An Ðạt La phái).
Theo ký tái của Theravada, thì có tất cả 14 bộ phái, cả gốc lẫn ngọn. Theo ký tái của Chánh Lượng bộ tại Trung Ấn, thì tổng số bộ phái và danh xưng, còn chênh lệch khác nữa: Ðại đồng tiểu dị. Vì ký tái nào cũng chỉ ghi những bộ phái được chính họ biết mà thôi. Không ký tái nào ghi đầy đủ.
Gần đây nhà sử học Pháp la Andre Barrau, sau suốt một đời tận tụy nghiên cứu lịch sử Phật giáo Tiểu thừa tại Campuchia, Sri Lanca, Ấn Ðộ, Tây Vực, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, cho phát hành tác phẩm của ông nhan đề là: “Les sectes boud du Petit Vehicule”, trong đó ông liệt kê rất tỉ mỉdanh sách của 37 bộ phái với giáo nghĩa căn bản của từng bộ phái một, và khu vực hành hóa của họ từ thời đại nào đến thời đại nào rất rõ ràng, số Tăng chúng của riêng từng bộ phái và số chùa họ đã xây cất ở mọi nơi... Thật là một công trình vĩ đại.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRÍ VÀ THỨC
THỨC: căn và trần tương quan (xúc) – 6 căn, 6 trần, 6 thức.
Phânbiệt: có năng và sở đối đãi nhau
TRÍ: (HUỆ) không nằm trong phạm vi đối đãi của căn và trần. Ly năng, tuyệt sở.
Nghĩa của Trí qua các phác biểu khác nhau:
TRÍ: trong Ngũ căn (Tín, tấn, niệm, định, huệ).
a) Trí (huệ) là kết quả của quá trình thành tựu tu tập lâu dài mà khởi đầu là Tín, cuối cùng là Ðịnh dẫn khởi Tín.
b) Trí trong Tam học: giới, định, huệ.
c) Trí trong Lục độ: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ (hay tam huệ).
Trong ba trường hợp trên, từ Nguyên thủy đến Ðại thừa, Trí không liên quan gì đến Thức, và luôn luôn là kết quả của Ðịnh lực.
Trí bừng sáng lên, sau khi tất cả các năng lực nội tâm hội tụ tại một điểm giống như một tia lữa rực sáng qua một thấu kính phân kỳ hội tụ, quy tụ tất cả ánh sáng mặt trời vào một giao điểm (foyer).
d) Trí qua thập lục tâm: (tám nhẫn và tám trí) thì Trí là kết quả của nhẫn.
Ví dụ: “khổ pháp trí nhẫn” là đầu mối dẫnn khởi của “Khổ pháp trí” (Trí thấu rõ khổ đế).
Nhẫn ở đây, không chi khác hơn là những nổ lực của công phu hành trì lâu dài của hành giả, nhờ đó mà trí huệ mới bừng mở sáng chói. Vì vậy, nên nói:
- Trí là nhẫn ở giai đoạn quả (Nhẫn là nhân).
- Nhẫn là trí ở giai đoạn nhân (Trí là quả).
Cả trong Duy Thức thì mới thấy nơi Trí do Thức chuyển hóa mà thành. Theo Duy Thức, sau khi hành giả phá xong hai thủ thùy miên (thủ kiến và thủ tướng) thì tám thức chuyển thành tám trí. Ðầu tiên là:
1. Năm thức đầu chuyển thành Thành sở tác trí.
2. Ý thức chuyển thành Diệu quan sát trí.
3. Mạc na Thức chuyển thành Bình đẳng tánh trí.
4. A lại da Thức chuyển thành Ðại viên cảnh trí.
Ðến đây, hành giả hoàn toàn tự tại và chứng pháp thân, nghĩ đâu trúng đó, nhất cử nhất động đều phù hợp với chân lý.
Duy Thức nói: phá xong hai thừ thùy miên thì thân tâm hoàn toàn thanh tịnh. Ðến đó nghe hợp lý. Nhưng khi Duy Thức nói: “Thức chuyển thành trí” liệu có mâu thuẩn với định nghĩa về Thức không? (Thứv al2 công năng phân biệt). Ðây là vấn đề cần đặt cho học giả Duy Thức, khi cần suy nghĩ và truny cứu thêm.
BÁT CHÁNH ÐẠO
Chỉ có con đường Bát chánh mới tiêu diệt được tà kiến chấp trước, ví như cũi lữa tự tắt.
Từ 12 nhân duyên, Phật khai triển hệ thống giáo lý Tứ đế. Với Thập nhị nhơn duyên siêu tuyệt của Ngài. Chính Ngài đã thực hiện chân lý ấy trên bản thân mà thành tựu được tự ngã vô ngã tuyệt đối chia của con người với một nhân cách vĩ đại, từng được truyền thống tư tưởng Vệ Ðà mơ ước.
Ðã là chân lý thì không vướng mắc, không câu chấp. Xả bỏ tất cả nhưng trên thực tế không một pháp nào thật sự bị xả bỏ. Ðá là Ðệ nhất nghĩa đế, đó là Trung đạo bất nhị, làm thành con người đích thực muôn thuở.
* Phật nói tự ngã chân thật, vậy tự ngã ấy là gì? Chính là Vạn pháp.
* Vạn pháp do đâu mà ra? Do nhân duyên sinh khởi.
* Nhân duyên ở đâu? Chính ngay nơi cái Tâm bình thường của mỗi chúng sinh vậy.
* Thập nhị nhân duyên thuyết ming lý duyên khởi ấy.
* Bát chánh đạo chế ngự quá trình duyên khởi ấy.
* Tứ diệu đế trình bày hệ thống dịch biến có thuận lẫn nghịch của hiện tượng duyên khởi ấy.
* Ðặc trưng của sự ngộ đạt của Phật là Trung đạo duyên khởi. Và chỉ ở một điểm ấy mà thôi. Tất cả đạo phong đều xây dựng ở trên đó. Tất cả đạo học về sau cũng do ở đó khai triển.
Sau khi đắc đạo, Phật cảm thấy lòng lắng nhẹ nhàng, không chút vướng bận. Hồi tưởng lại kiếp sinh tử ở trước kia. Ngài hân hoan tự nói: “Ta lang thang trong vòng luân hồi qua bao nhiêu kiếp sống, tìm mãi không gặp kẻ theo nhà. Ðau khổ thay kiếp sống cưs tái tiếp diễn mãi! Hởi kẻ làm nhà! Nay ta đã tìm được ngươi rồi, ngươi không làm nhà được nữa. Bao nhiêu rui mè của ngươi đều đã gãy hết, kèo cột của ngươi đều đã gãy tan vụn rồi... Trí ta đã đạt đến cô thượng Niết bàn, bao nhiêu dục vọng ta đều dứt sạch”.
Người đầu tiên gặp Phật: Ưu Ba Ca.
Phật thuyết: “Nhờ tự lực, ta đã giác ngộ được điều pháp mà trên thế gian này chdưa au được. Phiền não của kẻ thù đáng sợ nhất, nhất định phải dùng gươm báu Trí tuệ hàng phục. Bất cứ ai có thiện căn và nhân duyên sẽ được ta cứu vớt. Cưa gỗ thì có lửa. Không khí chuyển độg thì thành gió. Ðào đất thì có nước. Ðó là việc đương nhiên và ta sắp làm đây”.
--- o0o ---
Vi tính: Nguyên Trang