Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 6

08/05/201318:14(Xem: 2223)
Phần 6

Trích Lục Phật Học

Cao Hữu Đính

--- o0o ---

TÂM CHÂN NHƯ VÀ TÂM SINH DIỆT –

NHƯ LAI TẠNG VÀ THỨC TẠNG

I.- Khởi Tín xác nhận: Tâm theo giáo nghĩa Ðại thừa là cái tâm chúng sinh chứ không chi khác.

a/ Ðứng về mặt tuyệt đối mà nói, Tâm ấy là cái Tâm nhất thể, nhiếp thâu tất cả các tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian, tuyệt đối bình đẳng ly danh tuyệt tướng, ở nơi Phật không thêm không bớt. Tạm gọi nó là cái Tâm Chân Như.

b/ Ðứng về mặt tương đối mà nói, Tâm ấy là cái Tâm tầm tư, bao gồm tự thể, tự tướng, tự dụng.

Tự thể, đại khái tương đồng với nhất thể nói trên.

Tự tướng, là cái tường của tự thể, tức Như Lai Tạng có đầy đũ công đức (Tánh công đức: công đức đang trưởng thành: en puissance)

Tự dụng: chỉ cái công năng sinh khởi nhân quả thế gian và xuất thế gian.

* Tự thể, tự tướng, tự dụng hiện diện cùng khắp giới, cho nên nói: Thể đại, tướng đại, dụng đại. Chư Phật cỡi xe Tâm ấy mà an trú Niết bàn, chư Bồ tát cũng lại cỡi xe Tâm ấy mà đi đến Phật địa, cho nên gọi Tâm ấy là Ðại thừa: cỗ xe lớn.

II.- Khi nói : “Tâm động” là nói: cái tướng nó động. Tức nói Như Lai Tạng động. Tự thể của tâm không bao giờ có động. Vì thể tức tánh. Ví dụ: tướng của nước động, thể tánh của nước làm sao động được, dù cho nước ấy đang nổi sóng lớn.

Vì tướng của nước động, cho nên tướng đó mới khởi sóng nhỏ, sóng lớn, đủ tầm đủ cở. Cũng thế, tướng của Tâm (tức Như Lai Tạng) động thì sóng Thức dấy khởi, đợt sau kế tục đợt trước, cho nên mới sinh ra cái tâm sinh diệt (Thức tạng: kho thức). Chính bởi lẽ ấy nên Khởi Tín nói: Nương vào Như Lai Tạng mà có Tâm sinh Diệt, tức Thức tạng. Cái tổng hợp cả hai bất sinh (Như Lai Tạng) bất diệt (Thức tạng) mệnh danh A Lại Da thức.

Như vậy, A Lại Da = chân + vọng.

Từ A Lại Da, sinh ra dinh diệt tâm (sóng thức).

Cũng từ A Lại Da, hiển lộ ra Chân như tâm theo Như Lai Tạng tiềm ẩn trong nó.

Cho nên Khởi Tín nói: Tâm sinh diệt bao gồm hai nghĩa: Giác và bất giác.

* Giác xuất phát từ Như Lai Tạng.

* Bất giác xuất phát từ Thức Tạng.

Như vậy A Lại Da: ly tâm + chân tâm. Vọng + chân ở trên tự thể bất tương ly.

Do đó, theo giáo nghĩa Khởi Tín, hành giả phải đoạn trừ dần dần các tướng bất giác của Tâm Sinh Diệt (ba tế và sáu thô) thì tướng giác hiện ra.

Mà tướng bấy giác thì bắt nguồn từ nhất niệm tối sơ vô minh, cho nên phải đoạn trừ cho được cái đầu mối của niệm ấy bằng cách nào?

“Tùy thuận thị đắc pháp”.

Hỏi lại:

“Vân hà tùy thuận nhi đắc pháp?”

Ðáp:

“Từ niệm cho đến vô niệm” (1), nghĩa là niệm cho đến khi không còn cái năng niệm có thể niệm được thì gọi là đắc nhập. Tùy thuận đến cùng cực thì lìa được niệm “Ly niệm tức đắc nhập Chân như”. Rõ ràng đây là chìa khóa của pháp môn Thiền.

*

* *

Trở lại Tâm thể, tâm tướng và A Lại Da để xác minh xác lại nghĩa từng thuật ngữ:

a)Tâm thể: thể của tâm chân như không bao giờ lay động.

b) Tâm tướng: Tướng của nó Như Lai Tạng mới bị động. Nhưng vì bị động tướng ấy mới giữ được tánh thanh tịnh của nó.

c) Như Lai Tạng động (2) tạo thành tổng hợp Tịnh và Ðộng, gọi là Thức tạng (kho chứa), mệnh danh là A Lại Da.

Trong A Lại Da có đủ hai nghĩa: Giác và bất giác tương ly.

(1)Vô hữu năng thuyết ngã thuyết

(2)Diệc hữu năng niệm khả niệm

(3) Nói Như Lai Tạng bị động đánh ra: Chân + Vọng là nói cái A Lại Da, chứ không phải nói Như Lai Tạng. Riêng Như Lai Tạng, dù nằm trong tổng hợp Ðộng + Tịnh, vẫn giữ nguyên tánh thanh tịnh của nó. Dù tùy duyên mà tại triền hay tùy duyên mà xuất triền, nó vẫn là nó, không bị ô nhiễm. Nó là Phật tánh của mọi chúng sinh, Phật tánh ấy không hai không khác, so với Phật tánh của Phật và Bồ tát.

Theo giáo nghĩa (chủ thuyết) của trường phái Ðại thừa Khởi Tín: Riêng phần pháp tướng, gồm có bốn mục quan trọng (ách yếu).

* Tam tế

* Lục thô

* Ngũ ý

* Lục nhiễm

1. Tam tế: nghiệp, chuyển, hiện tướng.

2. Lục thô: Trí, tương tục, chấp thủ, kế danh từ, tạo nghiệp, thọ khổ tướng.

3. Ngũ ý: nghiệp, chuyển, hiện, trí, tương tục thích.

4. Lục nhiễm: lục tam ô nhiễm do tam tế, lục thô gây nên.

* Có ba tương ưng và ba bất tương ưng.

*

Tiến trình tu tập; đọan trừ sáu ô nhiễm trên từ cấp Thập tín lên đến cùng tột của cấp Thập địa, đoạn trừ xong vô minh vi tế thì thành Ðẳng Giác Bồ tát .

Trong ba tế lục thô trên đây:

* Ba tế đầu (nghiệp, chuyển, hiện) đích thực là tướng tế (hoàn toàn ở trong trạng thái tiềm năng)

* Bốn thô cuối cùng (chấp thủ ...) đích thực là tướng thô (hoàn toàn ở trong hiện thực)

* Hai thô đầu (Trí, tương tục) gọi là Tế của Thô, hoặc Thô của Tế (trung gian giữa hai bên).

Lại nữa, ba tế hai thô đầu vì có năng sở đối đãi. (dù có tương ưng hay bất tương ưng) cho nên phần sở gọi là Tướng, phần năng gọi là Thức. Vì vậy, song song đối với năm tướng có năm thức là Nghiệp, thức, chuyển thức, trí thức, tương tục thức. Tên chung của năm thức ấy là Mana, tức Ý, vì hành tướng của năm thức đầu đều là Tư lương (suy tư, lượng định diễn biến tinh tế trong nội tâm)

Riêng tương tục Thức vì nằm ngay ngưỡng cửa của phần tiềm năng và phần hiện thức, đóng vai trò thừa nội, tiếp ngoại, phân biệt suốt từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, cho nên nó là Ý thức (Mana Vijnana).

Theo luận Khởi Tín:

- Cái gọi là Citta, đó là cái Tâm Chân như nơi đây. Tâm Chân như là Tâm thanh tịnh, chân thật, như như, bình đẳng, ở nơi Phật không thêm, ở nơi chúng sinh không bớt, thường vắng lặng thường sáng soi...

- Cái gọi là Mana, đó là Ý, bao gồm năm thức: Nghiệp, Chuyển, Hiện, Trí, Tương tục thức. Vai trò của Ý (mana) chỉ chuyên tư lương phát xuất từ tâm chân như bị vọng động, móng khởi từ trong tiềm năng thái (etat potentiel) chuyển ra tới hiện thức.

- Cái gọi là Mana Vijlrana, tức Thức của Ý (Ý thức), có tác dụng cùng khắp, suốt từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Ðới với trong, nó là thành phần của Ý. Ðối với ngoài, nó phân biệt cảnh giới hiện thực trong tác dụng phân biệt hiện thực, nó được gọi là Phân biệt sự thực. Trong tác dụng phân biệtù chia chẻ tất cả các pháp bất cứ trong tâm hay ngoài thân, nó mang tên là Phân ly thức.

- Khởi Tín không lập thêm năm thức (nhãn, nhĩ...) vì trong tác dụng liễu biệt sự vật, ý thức nắm vai trò nòng cốt chủ yêu. Năm thức trước chỉ phân biệt được các trần cảnh thô phù thôi.

Từ Tam Tế, Lục Thô này, Khởi Tín khai triển thêm hai mục nữa: Tam tế, Lục Thô, Ngũ Ý, Lục Nhiễm, tạo thành một hệ thống Pháp tướng của riêng trường phái này, khác hẳn với Pháp tướng của trường phái Duy Thức. Lại nữa, Khởi Tín đem phối hợp phần Pháp tướng của riêng mình với phần Pháp Tánh của Bát Nhã mà hoàn thành lý tương thông tương dung giữa tánh và tướng, nhằm thuyết minh giáo nghĩa Như Lai Tạng.

Trên đây là trình bày sơ lược về hệ thống Pháp tướng của trường phái Như Lai Tạng do luận Khởi Tín thuyết minh.

Chấp thủ nắm bắt các pháp của thế giới hiện thực. Nắm bắt rồi so đo, lượng định (nghĩa chữ “kế”) các tên sai khác của các pháp. Do đó sinh ra Kế danh từ tương. Tương danh từ chỉ là tướng giả danh, chứ không phải thật tướng của các pháp. Vì đuổi bắt theo giả danh đó, cho nên mới tạo vô số vọng nghiệp tức tạo nghiệp tướng. Kết quả là tạo thọ quả báo khổ đau, Thọ khổ tướng.

Từ tâm thủ tự tâm. Phi huyễn thành huyễn pháp.

LỤC NHIỄM: SÁU NHIỄM TÂM

(Sáu tâm ô nhiễm)

1. Chấp nhiễm: nhiễm tâm do chấp thủ gây nên.

2. Bất đoạn nhiễm: nhiễm tâm do niệmniệm tương tục.

3. Phân biệt trí nhiễm: nhiễm tâm do niệm phân biệt (trí) gây nên.

4. Hiện sắc nhiễm: nhiễm tâm do tướng năng hiện (vọng cảnh) gây nên.

5. Năng kiến tâm nhiễm: nhiễm tâm do tướng năng kiến (vọng tâm) gây nên.

6. Căn bản nghiệp nhiễm: nhiễm tâm do tướng nghiệp (vô minh) gây nên.

Nên nhớ: ba tướng năng hiện, năng kiến, nghiệp, chính là ba tế tướng của vô minh: tướng hiện, tướng chuyển và tướng nghiệp. Tướng hiện ra vọng cảnh chờn vờn trong nội tâm sâu thẳm, cho nên gọi là hiện sắc. Tướng chuyển quay cuồng dệt đan mà tạo thành vọng tâm trong nội tâm sâu thẳm, cho nên gọi là Năng kiến tâm. Vọng cảnh và vọng tâm (hiện sắc và năng kiến) là hai phần Năng và Sở của Nghiệp vọng đôïng (vô minh căn bản tách ra làm đôi)

Ba nhiễm tâm này sau khi sinh ra, trở lui duyên cảnh (mà từ đó chúng sinh ra) nhưng tùy duyên, cho nên gọi là bất tương ưng. Duyên cảnh mà không rõ cảnh, giống như người mù sờ voi, nên nói là: bất tương ưng. Do đó, ba nhiễm tâm 4, 5, 6 gọi là:

4. Hiện sắc bất tương ưng nhiễm

5. Năng kiến tâm bất tương ưng nhiễm.

6. Căn bản nghiệp bất tương ưng nhiễm.

Trái lại, ba nhiễm tâm 1, 2, 3 gọi là:

1. Chấp tương ưng nhiễm

2. Bất đoạn tương ưng nhiễm

3. Phân biệt trí tương ưng nhiễm, là vì nhiễm tâm năng duyên biệt rõ cảnh sở duyên. Ba cảnh sở duyên này là:

1. Tướng chấp thủ.

2. Tướng niệm niệm tương tục.

3. Tướng trí phân biệt (tức tướng sở vọng niệm hiện ra).

Tóm lại, duyên cảnh mà rõ cảnh sở duyên thì gọi là TƯƠNG ƯNG. Duyên cảnh mà không RÕ CẢNH gọi là BẤT TƯƠNG ƯNG. Duyên cảnh mà không rõ cảnh, là vì cả ba đều ở trong thế tiềm năng của nội tâm sâu thẳm. Giống như ta sờ mò vật trong phòng tối kín mít, hay như người mù sờ đồ vật xung quanh nó. Nghĩa tương ưng và bất tương ưng trong Khởi Tín là như vậy.

Còn nghĩa tương ưng và bất tương ưng trong Duy Thức là: Nếu Tâm vương (Thức) và tâm sở (tác dụng phụ) đồng thời cũng dấy khởi và cùng duyên một cảnh thì gọi là tâm vương và tâm sở tương ưng. Trái lại là bất tương ưng.

Nghĩa gốc của tương ưng là: hòa hợp với nhau. Như nói: nước và sữa tương ưng. Nước với dầu không tương ưng.

Ghi chú:

Sáu nhiễm tâm duyên sáu cảnh sở đối, được chia thành hai loại: tương ưng và bất tương ưng.

1. Nếu cảnh sở đối nằm sâu trong nội tâm thăm thẳm (ở tiềm năng) thì nhiễm tâm năng duyên và cảnh sở duyên đều mù mịt. Tâm duyên cảnh nhưng không rõ cảnh, cho nên gọi là: bất tương ưng. Ðó là trường hợp ba nhiễm tâm: 4, 5, 6.

2. Nếu cảnh sở đối là cảnh trong hiện thực (chấp thủ) hay sắp hiện thực (niệm phân biệt và niệm niệm tương tục) thì nhiễm tâm năng duyên rõ biệt cảnh sở duyên, cho nên gọi là: tương ưng. Ðó là trường hợp ba nhiễm tâm: 1, 2, 3.

Trong hai loại tương ưng và bấy tương ưng của cả sáu nhiễm tâm tìm đâu ra bóng dáng của THỨC (tâm vương) và tác dụng tâmlý phụ thuộc (tâm sở).

Theo giáo nghĩa Duy Thức, chỉ khi nào tâm vương và tâm sở cùng duyên một cảnh thì nói: vương và sở bất tương ưng nhau. Nếu không cùng duyên một cảnh thì nói: vương và sở bất tương ưng.

Như trường hợp 14 pháp hành, vì không bao giờ cùng duyên một cảnh với Thức tâm vương cho nên gọi là nhóm: “Tâm bất tương ưng hành pháp” nghĩa là: các pháp hành không tương ưng với thức tâm vương. Các pháp hành ấy là như: Ðắc, thất.. không định gì với Thức tâm vương hết.

Trong sáu nhiễm tâm duyên sáu cảnh (Khởi Tín) không hề nói đến tâm vương và Tâm sở hữu pháp.

LE CONSCIENT LE SUBCONCIENT L’INCONSCIENT

Tâm lý học hiện đại (Psychologie modern) chia tâm hồn con người thành ba lớp:

a. Lớp ở trên mặt tầng, thường trực tiếp xúc với ngoại giới, gọi là “le conscient” mà tiếng Việt dịch là Thức hay Ý thức. Cảnh giới của Thức (le conscient) tiếp xúc, gọi là “ le monde du conscient” tức “le monde de 5 sens”, hay “monde sensorial”: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân hoạt động trong cảnh giới này... cảnh giới của “le conscient”.

b. Lớp tiềm ẩn dứơi “le conscient” gọi là “le subconscient”. Tiếng Việt dịch là Tiềm thức và Hạ ý thức.

c. Lớp ở mặt đáy của tâm hồn, gọi là “l’inconscient” Tiếng Việt dịch là vô thức và vô ý thức. Cảnh giới của Vô Thức tiếp xúc gọi là “ le monde de l’inconscient”.

Tự tạo tác của hành (nghiệp, chuyển, hiện) mới có niệm phân biệt dấy khởi. Niệm phân biệt chính là tướng Trí. Tướng Trí tương tục bất đoạn tạo ra tướng tưong tục. Hai tướng này hoạt động ở lớp trên mặt đáy nhưng chưa lên mặt tầng. Ðây là cảnh giới của tiềm Thức “le monde de subconscient”, cho nên hai tướng này gọi là hai thô của ba tế, hay hai tế của bốn thô sau.

Tướng tương tục khởi dụng, sinh ra Thức tương tục, phân biệt cả nội tâm lẫn ngoại cảnh. Khi nó phân biệt ngoại cảnh thì nó gọi là Thức phân biệt sự. Thức này chính là đệ lục ý thức vậy. Ðệ lục ý thức hoạt động trong cảnh giới sáu trần, sinh ra bốn tứơng thô cuối cùng là : kế danh từ, chấp thủ, tạo nghiệp, thọ khổ. Bốn tướng này là cảnh giới của Thức “Le monde du conscient”.

Những gì hiện ra trong “Le monde du conscient” ngoi lên. Theo tâm lý học hiện đại thì “Le monde du conscient puisse ses elemanta dans l’inconscient” có khác gì nhau.

TÂM LÝ PHẬT GIÁO

(PHÁP TƯỚNG)

Khác với Thần giáo (chủ trương Thần Ý luận: volonte divine), Phật giáo chủ trương Nhân Ý Luận: volonte humaine. Mọi giáo nghĩa tâm lý học Phật giáo đều chỉ triển khai và diễn biến trọn vẹn trong cái thể xác bằng xương bằng thịt của con người mà thôi. Không nương cậy vào bất cứ một đóng góp nào từ bên ngoài soi sáng vào.

Thể xác bằng xương bằng thịt là Thân năm uẩn.

1/ Uẩn sắc: nhóm vật chất do tứ đại (đất, nước, lửa, gió) hòa hợp mà thành. Trung khu của mọi sinh hoạt sinh lý.

2/ Uẩn thọ: nhóm cảm thọ. Trung khu của mọi sinh hoạt của cảm giác thuận nghịch, đầu mối của mọi xúc động về tình cảm yêu, ghét, vui, buồn. Nói chung là trung khu của sinh hoạt tình cảm (cảm năng).

3/ Uẩn tưởng: nhóm dệt đan tư tưởng. Muôn ngàn hình ảnh của Thọ mang vào, chồng chất lên nhau, tạo thành những ảo ảnh chập chờn, quay cuồng như ánh nắng sa mạc mà phát sinh ra suy tư. Trung khu của sinh hoạt lý trí (trí năng)

4/ Uẩn hành: nhóm tạo tác của tập khí vô minh, tàn tích lưu dư của Nghiệp (Hành: tạo tác của Nghiệp). Nhóm này đóng vai trò chủ soái, dìu kéo mọi hoạt động của Thọ và Tưởng theo chiều hướng của nó. Trung khu của mọi sinh hoạt ý chí (ý chí mù quáng)

5/ Uẩn thức: nhóm phân biệt ngoại cảnh (gồm năm thức: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân). Trung khu của sinh họat phân biệt. nhưng sự phân biệt của chúng không thể “minh liễu” được nếu không có sự giúp sức của hoạt động tư tưởng bên trong, tức của Thọ, Tưởng, Hành, gọi chung là Ý (Mana). Do đó, cho nên mới giả lập ra thức thức sáu, mệnh danh là Ý thức: thức của Mana.

Cả năm uẩn góp chung lại gọi là Danh sắc. Sắc là nhóm vật chất; Thọ, tưởng. Hành, Thức là nhóm phi vật chất, nên gọi là Danh.

Lại nữa, theo kinh văn Nguyên thủy, Phật còn chia hoạt động tâm lý con người thành ba khu vực với định nghĩa rất chặt chẽ và chính xác, khó ai có thể xuyên tạc được. Ba khu vực ấy là:

1/ Tâm (citta): Tập khởi: tập hợp nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất mà có sinh khởi. Kết quả sinh khởi đó gọi là Tâm. Tâm không hẳn là tinh thần hay vật chất. Hễ có hiện tượng sinh khởi do nhiều yếu tố tập hợp mà thành thì đó gọi là Tâm.

2/ Thức (Vijnana) tức Mạt na: Tư lương (suy tư và lượng định đối tượng trong tiềm năng cũng như trên hiện thức). Rõ ràng vai trò của ý (mana) là vai trò của Thọ, Tưởng, Hành, từ đây phát sinh ra tác dụng của Ý thức (thức thứ 6) trong hiện thức, để giúp năm thức đầu liễu biệt đối tượng.

3/ Thức (Vijnana): Phân biệt phần việc của năm thức đầu... chỉ phân biệt được phần thô của đối tượng mà thôi.

Như vậy, ngoài tâm là cái Tập khởi phát sinh ra hoạt động của Tâm lý, rõ ràng Ý chỉ cho hoạt động tư lương trong nội tâm của ba uẩn (Thọ, Tưởng, Hành) ở thế tiềm năng. Còn Thức chỉ cho hoạt động phân biệt năm thức đầu đối ngọai cảnh.

*

* *

Trong hai thế kỷ sau Niết bàn, chư Tổ kế tục sự nghiệp của Phật, kết tập lại toàn bộ giáo pháp của Phật, rồi chia thành hai hệ thống Pháp và Giáo. Pháp thuộc tạng Kinh (Sutra pitaka). Giáo thuộc tạng Luật (Vinaya pikata). Từ thế kỷ thứ II trước Tây lịch trở về sau, các trường phái Tiểu thừa ra đời, đem toàn bộ lời Phật dạy ra giảng giải, phân tích và hệ thống hóa, tạo thành tạng Luận, tức tạng A Tỳ Ðạt Ma hay gọi tắt là A Tỳ Ðàm (Abhihdharma pikata). Trong ba tạng, tạng A Tỳ Ðàm (luận) là sáng chế của các giáo hội trở về sau, các trường phái A Tỳ Ðàm trong Tiểu thừa liên tụ xuất hiện, đồng thời, hay trứơc sau kế tục nhau, khai sinh ra tất cả 37 bộ phái. Nội dung của các tạng A Tỳ Ðàm chuyển biến theo thời gian, để rồi cuối cùng chỉ chuyên khai triển về mặt tâm lý học mà điểm xuất phát là giáo lý Ngũ uẩn, giáo lý 12 nhân duyên và các tâm sở mà Phật đã dạy trong kinh điển Nguyên thủy. Môn Tâm lý học Phật giáo bắt đầu xuất hiện. Dấu vết đầy đủ còn lưu truyền cho đến ngày nay là hai tạng A Tỳ Ðàm của Hữu bộ ở Tây Bắc Ấn và của Theravada ở Sri Lanca.

*

* *

1/ Tâm lý học A Tỳ Ðàm của Tiểu thừa:

Ðặt căn bản hệ thống Ngũ uẩn, nhưng Tiểu thừa gọi hoạt động của Thọ, Tưởng, Hành là chính hoạt động của Tâm, rồi từ chủ thể là Tâm, họ triển khai một hệ thống Tâm sở khá tinh vi (Tâm sở là tác dụng của tâm lý phụ thuộc của Tâm), cộng thêm các pháp vô vi (không do duyên sinh) mà thành lập hệ thống chư pháp ngũ vị mà thuyết minh Tâm lý học mặt tầng. Chư pháp ngũ vị là:

a)Tâm vương (5 thức đầu + ý thức)

b)Tâm sở (pháp sở hữu của Tâm vương)

c)Tâm bất tương ưng, hành pháp (pháp hành không hòa hợp với Tâm vương)

d)Sắc pháp (thuộc về uẩn sắc)

e)Vô vi pháp (pháp không do nhân duyên sinh)

Trong hệ thống ngũ vị này, triết học A Tỳ Ðàm đặc biệt chú trọng về hành tướng của sáu thức và tác dụng của chúng. Nội dung có thể nói là rất tinh vi, nhưng dù tinh vi đến đâu họ cũng mới đề cập đấn tâm lý mặt nổi của con người mà thôi. Khi đào sâu vào thế giới nội tâm họ mới nhận thấy rằng ngoài sáu thức ra, còn có những tác dụng tâm lý mà họ không biết gọi là gì. Người thì cho rằng đó là “Phi tức phi ly ngũ uẩn ngã”

2/ Tâm lý học của Duy Thức (Bán Ðại thừa).

Trong khi phân vân thì Long Thọ xuất hiện (thế kỷ II sau Tây lịch). Ảnh hưởng tư tưởng Ðại thừa lan tràn trong khắp các bộ phái, quật vào Hóa Ðịa Bộ của Vô Trước và Hữu bộ của Thế Thân (hậu bán thế kỷ thứ IV sau TL), khiến cả hai phải xét lại hệ thống A Tỳ Ðàm của mình. Từ sự xét lại đó mới có nảy sinh ra thức A Lại Da là Thức chứa chủng tử của pháp, từ đó hoặc hiện ra trong sáu thức mà nhận diện và phân biệt ngoại giới. sự kiện đó hợp lý, nhưng để giải thích sự chấp ngã của con người, họ thiết lập một thức mới nữa, mệnh danh là thức Mạt Na. Mạt Na theo định nghĩa gốc là Tư Lương. Tư Lương phải là hoạt động tổng quát của Thọ, Tưởng, Hành... (nhất là hành), không riêng gì một cái ngã mà thôi. Ðây là điều khó có thể chấp nhận! Vì vậy mà có phản ứng của phái Khởi Tín về sau. Tuy nhiên, dù sao thì triết học Duy Thức cũng đã đóng góp được hai mục mới cho triết học A Tỳ Ðàm mà từ đó họ lưu xuất, đó là tư tưởng A Lại Da trong Duy Thức tướng. Và ba tự tánh với ba vô tánh trong Duy Thức tánh rất đáng giá. Nhưng bởi lẽ Duy Thức triết học chưa đào sâu thấu đáy của nội tâm con người cho nên xưa nay môn Pháp tướng Duy Thức bị liệt vào lọai tư tưởng bán Ðại thừa. Các thiếu sót và lệch lạc này đáng cho phái Khởi Tín bổ khuyết vào tiền bán thế kỷ thứ V.

5. Tâm lý học Khởi Tín (Ðại thừa)

Phái Khởi Tín không xây dựng tâm lý học của mình từ ngọn là năm thức đầu của uẩn thức như A Tỳ Ðàm và Duy Thức, mà là bắt đầu từ gốc với uẩn hành. Hành (tạo tác của vô minh) là khởi điểm của tướng Nghiệp từ đó ảnh hưởng dây chuyền mà có phát sinh ra hai tướng tế kế tiếp là tướng Chuyển và tướng Hiện (trong ba tế) rồi hiện thức hóa liên tục mà phát sinh ra sáu thô. Trí, Tương tục, Kế Danh Từ, Chấp thủ, Tạo nghiệp, Thọ khổ. Ba tế và hai thô đầu hoạt động ở thế tiềm năng trong nội tâm sâu kín của con người gồm ba uần Hành, Tưởng, Thọ. Tác dụng của chúng là tác dụng tư lương ở bên trong, cho nên Khởi Tín gọi tác dụng ấy là tác dụng ngũ ý. Ðối với định nghĩa gốc của Phật, thật không có gì chính xác hơn. Ý thức (Thức tương tục) nằm ở ngưỡng cửa của Tiềm năng và hiện thức, đóng vai trò thừa nội tiếp ngoại, vừa tư lương cho bên trong lại vừa hổ trợ cho năm thức đầu (Nhãn, Nhĩ...) hoàn thành sứ mạng phân biệt của chúng là liễu biệt trần cảnh bên ngoài. Trong sứ mạng sau nó mang tên Thức phân biệt sự. Thức phân biệt sự chính là cái Ý thức của A Tỳ Ðàm và Duy Thức thuyết minh trong tâm lý học của hai phái này.

Khởi đầu từ “nhất niệm vọng độïng” của Nghiệp xảy ra từ vô thủy, chân như bổng nhiên biến thành Vô minh (nghiệp tướng) tác động dây chuyền mà tạo nên Tam tế, Lục thô, Ngũ ý, Lục nhiễm, cả một người ra đến mặt tầng, mặt đối mặt trước trần cảnh mà nhận diện trần cảnh, quá trình diễn biến thật là sâu sắc, hoàn toàn phù hợp với mặt ý của Phật nói trong năm uẩn và trong ba khu vực tâm lý chính là Tâm (tập khởi, Ý (tư lương) và Thức (phân biệt).

Tâm lý học của Khởi Tín qủa xứng đáng với danh nghĩa Pháp tướng Ðại thừa, danh hiệu mà Lịch Ðại chư Tổ đã tôn xưng. Và rồi cũng nhờ đào sâu xuống tới mặt đáy cùng cực của tâm hồn con người, mà Khởi Tín mở được con đường tương dung tương thông với Pháp tánh Bát Nhã là hoàn thành giáo nghĩa Như Lai Tạng đỉnh cao của tư tưởng Phật giáo nói chung và Phật giáo Ðại thừa nói riêng.

Lưu ý:

Như trên đây, chỉ là nét chính yếu và đặc biệt trong ba môn Tâm lý học Phật giáo từ Tiểu đến Ðại. Muốn rõ chi tiết, cần phải tham khảo ít nhất là ba bộ luận sau:

1. Luận A Tỳ Ðạt ma Câu xá của Thế Thân (hữu bộ)

2. Luận Duy Thức Tam Thập Tụng của Thế Thân (trường phái Duy Thức)

3. Luận Ðại thừa Khởi Tín của Mã Minh (trường phái Như Lai Tạng)

TÂM LÝ HỌC TRONG PHẬT GIÁO

Vấn đề giải thoát trong Phật giáo hoàn toàn đặt trên cơ sở trên căn bản Tâm lý, cho nên từ thời nguyên thủy Phật đã chia con người (đối tượng khảo sát tâm lý) thành ba vùng khác nhau.

a/ Vùng hoàn toàn ở trong con người: năm uẩn (nhóm)

b/ Vùng tiếp giáp con người và ngoại giới: 12 xứ (nơi chốn)

c/ Toàn vùng nói chung: 18 giới (khu vực riêng biệt)

*

* *

Hóa Ðịa Bộ cho ra thuyết Tế Vi uẩn.

- Theravada bên Sri Lanca đến thế kỹ thứ VIII sau Tây lịch cũng cho ra thuyết Hữu Phần Bộ.

Lý do duy nhất là vì chỉ dựa vào sáu thức mà thôi, thì không thể nào thuyết minh tâm lý con người trọn vẹn được.

Sáu thức chuyển thành tám thức.

a) Vì cái ngã “phi tức ly phi ngũ uẩn ngã” của Ðộc Tử Bộ bị lên án, cho nên tiếp theo đó Kinh Lượng Bộ xướng lên thuyết Nhất Vị uẩn.

Bộ phái này cho rằng năm uẩn trong con người chỉ là phần thô phù, bị tan biến sau khi chết (gọi chung là can biến uẩn). Phần vi tế tiềm tại trong năm uẩn thô phù đó không bị tiêu diệt sau khi chết, và chính nó duy trì nghiệp lực hết đời này qua đời khác, họ gọi là Nhất vị uẩn.

b) Tranh cải triền miên giữa các bộ phái chẳng ai chịu ai, cuối cùng Hóa Ðịa bộ cho ra thuyết Tế Vi thức, mở rộng giới tuyến của sáu thức và nhằm bổ sung cho vai trò củaÝ thức.

Thế rồi Tế vi thức này sinh ra A Lại Da thức. Buổi ban đầu A Lại Da thức được gọi là thức thứ bảy. Vẫn chưa giải quyết được. Một thức mới được thành lập là thức Mạt Na. Thức này thay thức A Lại Da làm thức thứ bảy và gọi A Lại Da là thứ thức tám. Như vậy thuyết sáu thức trở thành thuyết tám thức.

Pháp Tướng Duy Thức:

Ðến đây (hậu bán thế kỹ thứ IV) Thế Thân ra đời. Ông chuyển Pháp tướng của Hữu bộ (vốn đặt căn bản trên sáu thức) sang Pháp tướng Duy Thức chẳng qua là Pháp tướng Tiểu thừa mở rộng của Hữu Bộ, cho nên chỉ được coi là Pháp tướng bán Ðại thừa. vì nó chưa lặn lội sâu thấu đáy của tâm hồn con người, là vô minh và hành nghiệp.

Các hoạt động ngầm ở dưới mặt đáy chưa phanh phui ra được, vì cần phải đẩy mạnh cuộc khảo sát tâm lý sâu xa hơn nữa để phát hiện cho ra các làn sóng ngầm trong đó. Hơn nữa, các làn sóng ngầm này không lìa chân tâm(chân như) ra mà riêng có. Vậy, tương quan giữa hai bên như thế nào? Ðây là vấn đề mà Khởi Tín sẽ đặt ra trong “Sinh Diệt Môn”.

Pháp tướng Khởi Tín:

Tiền bán thế kỷ thứ V, Khởi Tín ra đời, Khởi Tín bắt đầu từ điểm bắt đầu.

Tâm vọng động khởi niệm. Tâm chân: chân như; niệm vọng: vô minh, Khởi Tín gọi cái “ động niệm tối sơ” đó là “Sinh tướng vô minh” đầu mối của nghiệp. Cho nên, cái sinh tướng vô minh đó còn gọi là Nghiệp tướng. Ở trong thế động, Nghiệp tướng tự chia thành Năng, Sở đối đãi nhau và phân biệt nhau mà chẳng rõ đối tượng phân biệt. phần năng là chuyển tướng. Phần sở là hiện tướng. Chuyển hay hiện tướng đều là biến thái lụm cụn của gnuyên tướng trong mê mờ.

Tiến trình tác dụng và phản ứng qua lại diễn tiến đại khái như sau:

- Tâm động sinh vô minh.

- Vô minh (nghiệp tướng) huân chân tâm, biến chân tâm thành vọng tâm (chuyển tướng).

- Vọng tâm huân trở lại vọng tâm, khiến vọng tâm khởi niệm phân biệt vọng cảnh (trí tướng).

- Niệm phân biệt sau khi dấy khởi thì tương tục bất động. Tướng tương tục phân biệt đó là tương tục tướng, bèn phân biệt cả vọng cảnh bên trong (Tâm) lẫn vọng cảnh bên ngoài.

- Phân biệt của Nghiệp tướng là Nghiệp thức.

Phân biệt của Chuyển tướng là Chuyển.

Phân biệt của Hiện tướng là Hiện.

Phân biệt của Trí tướng là Trí.

Phân biệt của Tương tục tướng là Tương tục.

- Tương tục thức chính là ý thức có nhiệm vụ phân biệt cả trong lẫn ngoài.

- Khi phân biệt ở trong, gọi là Phân biệt sự thức.

- Khi phân biệt ở ngoài, gọi là Liễu biệt cảnh thức.

- Liễu biệt sinh thức, chính là Thức, chính là Thức trong sáu thức đầu (tiền lục thức).

- Từ đây hiện ra năm thức: nhãn, nhĩ, tỷ...

- Nhờ Pháp tướng Khởi Tín lập ra Như Lai tạng với chủ trương ba tế, sáu thô, ngũ ý, sáu nhiễm, mới khai thông được thế tương tông giữa Mê và Ngộ, Thánh và Phàm.

Ðến đây, Tâm lý học Phật giáo mới hoàn toàn viên mãn và đáp ứng được trọn vẹn các căn bản tâm lý học do Phật thiết lập từ nguyên thủy (năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới).

PHÁP TÁNH VÀ PHÁP TƯỚNG

Nội dung của các giáo nghĩa Phật giáo do các trường phái triết học Tiểu thừa và Ðại thừa khai triển từ sau Phật Niết bàn được chia thành hai mục lớn: Pháp tánh và Pháp tướng.

* Pháp tánh thuộc Không lưu (dòng tư tưởng Không) hay Không Tông (tông nghĩa Không).

* Pháp tướng thuộc Hữu lưu hay Hữu tông.

Không lưu chuyên tìm tòi và phát huy cái thực thể của các pháp tạo thành một hệ thống triết học gần tương đồng với cái mà ngày nay là Bản Thể Luận (Ontolohie). Tiêu biểu cho dòng tư tưởng này là hệ thống Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa...

Hữu lưu chuyên nghiên cứu mọi tác dụng của các pháp trên mặt hiện tượng đối trước chủ thể nhận thức là con người. Dòng tư tưởng này tạo thành một hệ thống triết học thứ hai, gần tương đồng với cái mà nay người ta gọi là Hiện Tượng Luận (Phenomenologie). Bởi vì qua các nhận thức trong hiện tượng luận mà những nét đặc thù chủ thể nhận thức hiện ra muôn màu muôn vẻ, tạo thành khoa Tâm lý học (Psychologie) cho Phật giáo. Tiêu biểu cho dòng tư tưởng này là hệ thống triết học A Tỳ Ðàm, Duy Thức và Khởi Tín.

Nhưng, Pháp là gì? – Là những đặc trưng của từng sự vật gán liền với sự vật, nhờ chúng mà con người nhận diện được sự vật. Cái mà ta nhận thức nơi sự vật không phải là cái cụ thể (tự thân của sự vật) mà là cái trừu tượng (tức những biểu trưng đặc biệt của sự vật đó). Như khi ta thấy lúa, mà lúa phơi bày ra trên những đặc trưng của nó. Cho nên Phật giáo nói: “Vạn pháp duy Thức”. Tướng chỉ cho tác dụng của đặc trưng gắn liền với sự vật. Lìa sự vật ra, không có pháp của sự vật, nhưng pháp và sự vật không phải là một. Tuy nhiên trên bình diện thông tục, vạn pháp có nghĩa như vạn sự vạn vật.

Pháp tánh là thuật ngữ của Bát Nhã dùng để chỉ Thể của các pháp, mà thể của pháp Tánh Không (Sunyata). Pháp tướng là thuật ngữ của các trường phái A Tỳ Ðàm và Duy Thức dùng để chỉ tướng trạng của các pháp, và tướng trạng đó không chi khác hơn là các hiện tượng sinh lý và tâm lý hiện ra đối trước chủ thể nhận thức của con người.

Cũng để chỉ hai mặt khác nhau của sự vât, các trường phái Phật giáo, theo từng góc độ nhìn khác nhau và lập trường khác nhau cho nên thuật ngữ của họ dùng cũng không giống nhau. Như Hoa Nghiêm gọi hai mặt ấy là Lý và Sự. Pháp Hoa thì gọi chúng là Bản Tích... Ðến Khởi Tín gọi chúng là Chân Như và Sinh diệt. Từ ngữ dùng tuy có khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ là một, và tuy là một, nhưng đặc thù riêng vãn có khác nhau về cấp độ, theo kiến giải của từng phái một. Trong các thuật ngữ nói ra trên đây, hai thuật ngữ Tánh và Tướng ngắn và gọn nhất, lại vì xưa nay đã quen dùng rồi cho nên khi nói đến hai mặt của pháp, văn học Phật giáo thường chỉ dùng hai thuật ngữ: Pháp tánh và Pháp tướng.

Từ thời Nguyên thủy Phật chia pháp làm hai loại: Pháp Hữu vi và Pháp Vô vi. Pháp Vô vi (không do duyên sinh) như hư không, không nói làm gì vì thực thể của nó là Không. Nay các pháp hữu vi cũng không có thực thể cố định, vì các nguyên nhân giả hợp mà tạo ra chúng, không tìm thấy thực thể của chúng ở đâu hết sau khi nhân duyên tan rã. Cho nên cũng là Không nốt. Vì vậy mà Phật giáo nói Tánh (thật thể) của các Pháp là cái Không (sunya). Nhưng coi chừng kẻo lầm. Cái Không nói ở đây không phải là cái Không đối đãi với cái Có. Nó có một thực thể bất tư nghì, duy chứng tương ưng không thể dùng ngôn từ nhị nguyên trong vòng đối đãi mà diễn tả được nó. Cho nên nói: Chân không bất không. Cái bất không đó là những tánh công đức đầy ắp trong đó, như Khởi Tín mô tả. Tánh công đức là những công năng (energie) và đức tánh (qualites) tiềm tại bên trong (en puissance). Tánh công đức là một hằng số (constant) không vì phát ra mà có giảm hay thu về mà có tăng. Tâm kinh Bát Nhã gọi nó là cái “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”. Theo Phật giáo, người giác ngộ (II-lumine) là kẻ đã thể nhập với cái đó.

Cho nên nói: duy chứng tương ưng. Và con đường độc đạo đưa đến đó là Thiền.

Sau rốt, tóm lại mà nói: Một khái niệm về Tánh và Tướng (hai mặt của pháp), ta hãy suy gẫm về giáo phái Ngũ uẩn mà Phật đã dạy, mỗi mặt Ngài có một cách thuyết minh khác nhau.

a) Về Tướng:

1. Uẩn sắc là trung khu phát sinh tác dụng sinh lý.

2. Uẩn thọ là trung khu phát sinh tác dụng tình cảm

3. Uẩn tưởng là trung khu phát sinh tác dụng lý trí.

4. Uẩn hành là trung khu phát sinh tác dụng ý chí.

6. Uẩn thức là trung khu phát sinh tác dụng phân biệt.

b) Về tánh:

1. Uẩn sắc được ví với Tu mạt (đống bọt)

2. Uẩn thọ được ví với Thủy bào (bóng nước)

3. Uẩn tưởng được ví với Dã mã (ngựa đồng nội)

4. Uẩn hành được ví với Ba tiêu (cây chuối)

5. Uẩn thức được ví với Huyễn thuật (trò ma thuật huyễn hoặc)

1/ Sông Hằng ròng, nước chảy xiết, tạo thành hai dòng nước nghịch xoáy trộn ở hai bên bờ. Từ các xoáy nước ấy nổi lên những đống bọt khổng lồ, to bằng cả năm bảy ngôi nhà hợp lại: tu mạt.

2/ Giọt nước từ hai mái nhà nhỏ xuống hàng hiên, gặp những vũng nước đọng, tạo thành những bóng nước, vừa thành thì vỡ ngay: thủy bào.

3/ Trưa hè, hơi nóng bốc lên trong sa mạc hoặc trên đường nhựa, tạo thành những vũng nước chập chờn hư ảo, có khi lại giống như (ảo tưởng) một đàn ngựa chạy rong trên cánh đồng: dã mã.

4/ Cây chuối có võ không có ruột. Tước hết lớp bẹ này qua lớp bẹ khác, đén lớp bẹ cuối cùng, chẳng thấy ruột của nó đâu hết: ba tiêu.

5/ Trò ảo thuật của huyễn sư (magicien) tạo ra những cãnh huyễn hoặc.

Tất cả năm ví dụ trên đây đều nhắm vào cái thực thể Không của ngũ uẩn mà nói. Về sau, trường phái Bát Nhã lập giáo nghĩa Không (Sunya) là hậu quả hợp lý và tất nhiên.

*

* *

- Giờ đây chúng ta hãy tóm lược lại những gì đã nói từ đầu.

Hễ trong tâm thức còn có xung đột, bấy cứ xung đột nào, thì không có chuyển hóa. Hể kinh nghiệm riêng tư của chúng ta còn tung hoành như một quyền uy nội tại chi phối nội tâm ta, thì không có chuyển hóa. Hễ giáo dục, môi trường xã hội, thói quen truyền thống, văn hóa... nói chung là tất cả những gì cấu tạo nên văn minh của chúng ta với những then máy chằng chịt của chúng mà còn quy định đời sống của chúng ta, thì không thể chuyển hóa. Hễ còn tìm cách vượt thoát ra khỏi các điều kiện theo một pháp thuật tu hành nào, còn tin tưởng vào một thiên khải nào đó, hãy còn đeo đuổi một lý tưởng nào đó thì không có chuyển hóa. Hễ tôi còn kiếm cách tìm kiếm mình bằng phân tâm, thì không thể chuyển hóa. Hễ còn có hình ảnh, biểu tượng, hay ý nghĩ, hoặc ngay cả từ ngữ, thì không có chuyển hóa. Tôi nói như thế đã đủ chưa? Chưa đủ phải không? Ðến đây tôi chỉ có thê nói thêm được rằng: Hễ còn có tư tưởng, thì không có chuyển hóa được.

- Thật đúng như vậy.

- Thế thì cái chuyển hóa mà Ngài luôn luôn nói đó là cái gì?

- Ðó là một sự bùng nổ toàn diện xảy ra bên trong các từng lớp thâm sâu chưa được khám phá trong tâm thức, một sự bùng nổ từ ngay trong mầm móng sống hay nói một cách khác, một sự bùng nổ từ ngay trong cội rễ của các điều kiện quy định tâm thức con người: tiêu diêt ý niệm thời gian.

-Nhưng chính sự sống cũng được quy định bởi điều kiện, bằng cách nào người ta có thể tiêu diệt thực hiện mà không tiêu diệt chính sự sống?

- Thật sự ông muốn biết điều đó đấy chứ?

- Vâng.

- Vậy ông hãy chết đi với ý kiến kéo dài của thời gian. Ông hãy chết đi với toàn bộ khái niệm về thời gian: với quá khứ, với hiện tại, với vị lai. Ông hãy chết đi với mọi hệ thống cấu trúc, chết đi với mọi biểu tượng, chết đi với tất cả từ ngữ. Vì những cái đó là những yếu tố suy hoại tan rã. Ông hãy chết đi với món tâm lý luận của ông, vì chính nó đã chế tạo ra cái thời gian tâm lý. Thời gian tâm lý ấy không có một mảy may thực tại nào cả.

- Và nếu vậy thì còn gì nữa đâu, nếu không phải là tuyệt vọng, âu lo và kinh hãi của một tâm thức đã mất hết mọi điểm tựa, mất tuốt hết cho đến cả cái khái niệm về tự thân của riêng mình.

- Nếu có một người nào đó đặt với tôi một câu hỏi như vậy tôi sẽ trả lời với ông ta rằng ông ta không tiến hành cuộc viễn du, rằng ông ta sợ bước qua bờ bên kia.

Qu’est ce que la peur?: sợ hãi là cái gì?

- Những gì ông nói khiến phát sợ. Tôi tự hỏi không biết trong tận đáy cùng sâu thẳm của nó, tâm thức có cần đến sự sợ hãi ấy không? Ðiều đó sẽ giải thích được vì sao sự sợ hãi sẽ luôn luôn được duy trì và nuôi dưỡng bởi các tôn giáo xưa nay vốn được coi như những hầm trú ẩn, những liều thuốc an thần. Các tôn giáo duy trì sự sợ hãi bằng cách ngăn chặn không cho tâm thức tự thấy diện mạo đích thực của nó. Họ đặt giữa tâm thức và thực tại bức màn ngăn che của thần học.

- Vấn đề này vừa sâu lại vừa rộng. Chúng ta hãy len vào đó bằng cách có thể nói là dọ dẫm, trên mọi khía cạnh. Sự sợ hãi chính là thời gian và tư tưởng. Nương vào tư tưởng, chúng ta tạo sự khoái lạc tục tồn. Sự kiện ấy thực đơn giản: Khi nghĩ đến đối tượng của khoái lạc, chúng ta khiến cho sự sợ hãi liên tục khi nghĩ đến đối tượng của nó. Nếu tôi sợ anh, hoặc sợ sự chết hay sợ một cái gì khác, tôi nghĩ đến anh hay đến cái chết, và như vâïylà tôi duy trì sự sợ hãi. Ngược lại, nếu có diïp đối maàu7841?t với đối tượng của sự sợ hãi, sự sợ hãi liền chấm dứt.

- Vì sao vậy?

- Tôi nói sự sợ hãi về mặt tâm lý, không nói đến sự sợ hãi một tai nạn vật lý mà lẽ tự nhiên là người ta phải tìm cách lẩn tránh...

TÂM LÝ MẶT TẦNG VÀ TÂM LÝ MẶT ÐÁY TRONG PHẬT GIÁO

A. MẶT TẦNG.

Trong cõi pháp (pháp giới: monde du Dharma), Pháp được định nghĩa “nhiệm trì tự tánh, quỹ sinh vật giải”. Nói cho dễ hiểu hơn: bất cứ vật gì trong thế gian đều có một số đặc tính riêng biệt. (orotietcs paniculies), nhờ đó mà sự vật được nhận diện không lầm lẫn. Ðặc tính đó gọi là Pháp (Dharma)

Như vậy, sự vật trở nên khác nhau là vì Pháp của chúng không giống nhau. Nghĩa gốc của Pháp là như vậy. Nhưng trên mặt thông tục, Pháp bị đồng hóa với chính sự vật đang có pháp ấy. (chư pháp: sự sự, vật vật trong thế gian).

Căn cứ vào đặc tính riêng mà nói (proprietes), A Tỳ Ðàm chia tất cả sự vật ra làm hai lọai:

a) Pháp Hữu vi: pháp do nhân duyên hòa hợp mà thành.

b) Pháp Vô vi: pháp tự có, không do nhân duyên sinh.

Khoa pháp tướng trong Phật giáo xếp các pháp vào năm phạm trù gọi là hệ thống Chư pháp ngũ vị, gồm 100 pháp:

- Sắc pháp: những sinh, vật lý.

- Tâm pháp: những nhận thức hay tâm vương.

- Tâm sở hữu pháp: những hiện tượng tâm lý.

- Tâm bất tương ưng hành pháp: những sự kiện.

- Vô vi pháp: những sự kiện vô sinh diệt.

Riêng Theraveda, chỉ chia có bốn, không có bất tương ưng hành pháp, dồn chung vào Tâm sở hết.

- Pháp vô vi thuộc Pháp tánh.

- Pháp hữu vi mới là đối tượng của Pháp tướng.

Pháp tướng là môn học thuyết minh về tâm lý con người.

Tùy theo cách khai hiệp khác nhau, con số các pháp nhiều hay ít không đồng đều.

- Hữu bộ triển khai 75 pháp.

- Thành thật triển khai 84 pháp

- Duy thức (từ hữu bộ lưu xuất) mở rộng thành 100 pháp. Trong số 100 pháp này, sáu pháp thuộc loại vô vi, chín mươi bốn pháp còn lại thuộc lọai hữu vi, như sau:

1/ Sắc pháp: 5 trần, 5 căn và vô biểu sắc – (11)

2/ Tâm pháp: 8 thức (8 tâm vương) – (8)

3/ Tâm sở hữu pháp: 5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 6 phiền não, 4 bất định – (51)

4/ Tâm bất tương ưng hành pháp: (24)

5/ Vô vi pháp: (6).

Cộng chung 100 pháp.

Tất cả 94 pháp hữu vi đều phát xuất từ năm uẩn, đều lấy năm uẩn là cứ điểm.

Ngũ uẩn:

Sắc: 11 sắc pháp

Thọ: 8 thức (tâm vương)

Tưởng: 51 tâm sở

Hành: 24 bất tương ưng hành.

Thức:

- 11 sắc pháp: rõ ràng là phát xuất từ năm uẩn sắc (vô biểu sắc là sắc chất tựu thành trong thân hành giả sau khi thọ giới)

- 8 thức: rõ ràng là xuất phát từ uẩn Thức. Còn gọi là tám thức tâm vương, vì đó là trung khu hoạt động tâm lý mặt nổi nằm trong đây.

- 24 bất tương ưng hành pháp: xuất phát từ uẩn hành, cũng rõ ràng lắm rồi.

- 51 tâm sở (hữu pháp): chỉ còn 51 tâm sở là cần phải được xác định là thuộc những uẩn nào?

Tâm sở được định nghĩa là tâm sở hữu pháp (pháp sở hữu bởi tâm vương). Ðịnh nghĩa này liệu có xác đáng không? Quan sát hành tướng của 51 tâm sở này, ta thấy chúng là những tác dụng tâm lý phụ thuộc cùng khởi với Tâm vương (tức tương ưng với tâm vương) giúp tâm vương liễu biệt trọn vẹn đối tượng. Chúng là là những tác dụng tâm lý (proprietes metales) phụ giúp tâm vương, chứ không phải sở hữu của tâm vương.

Trong thực chất, chúng ta là loại “pháp hành” (tạo tác) xuất phát từ uẩn Hành, phối hợp với uẩn Thọ, Tưởng mà có sinh khởi. Vì vậy, đúng ra là gọi 51 tâm sở này là loại “tâm tương ưng hành”, tức các pháp Hành, tương ứng với tâm vương Thức.

Trong thực chất, chúng là loại “pháp hành” (tạo tác) phối hợp với hai uẩn Thọ, Tưởng mà có sinh khởi. Vì vậy, đúng ra là phải gọi 51 tâm sở này là loại “tâm bất tương ưng hành”, tức các pháp Hành, tương ứng với tâm vương Thức.

Như vây, 24 bất tương ưng riêng xuất phát từ uẩn Hành, cho nên không cùng khởi với Thức. Còn 51 Tâm sở thì vừa phát xuất từ uẩn Hành, lại vừa phối hợp với hai uẩn Thọ, Tưởng cho nên nói tương ưng được với Thức Tâm vương.

Lưu ý:

Trong nhóm 5 tâm sở biến hành, sở dĩ gọi là “biến hành”, là vì: tác dụng của chúng ruồng khắp cả năm uẩn, và kế tiếp nhau từ sát na trước qua sát na sau. Chúng ruồng khắp năm uẩn, đó là:

- Xúc (trong uẩn sắc)

- Tác ý (trong uẩn thức)

- Thọ (trong uẩn thọ)

- Tưởng (trong uẩn tưởng)

- Tư (trong uẩn hành)

* Nên biết: Hành tức là tạo tác. Ðầu mối của tạo tác chính trong tâm sở Tư.

Xét chung về tất cả các tác dụng tâm lý trong con người không một loại tác dụng nào, kể cả tác dụng của tám thức tâm vương, là không ngoi lên từ uẩn Hành, Hành là tạo tác của Nghiệp (tức Karma: vô minh – Inconscient). Hành là đầu mối của luân hồi nghiệp báo. Thuyết minh tâm lý con ngưòi lấy Thức Tâm vương làm trung tâm phát xuất, đó là chỉ đứng về mặt nổi mà nói. Cho nên khi đào sâu vào sào huyệt là Hành, thì bị kẹt như ta dã thấy rồi với A Tỳ Ðàm hay Duy thức, tất cả đều lúng túng, không tìm ra được lối thoát mạch lạc và hợp lý.

B. MẶT ÐÁY

Bởi thế, tâm lý học Ðại thừa trong Ðại thừa Khởi Tín Luận đặt ngược lại vấn đề và bắt đầu từ chổ bắt đầu là Hành.

Với Duy thức Khởi tín, Hành là gì? Là chuyển biến của ba tướng Nghiệp, Chuyển, Hiện, tức vô minh, tức inconscient (vô thức). Ðể giải thích nguồn gốc của vô minh, Ðại thừa Khởi Tín bảo đó là tương đồng của tâm (vốn là Chân Như)

Diễn biến mặt đáy tâm lý được trình bày như sau:

- Tâm động – Vô minh tục (Nghiệp tướng).

- Nghiệp tướng huân chân như (tâm) và từ Chân như nảy sinh vọng tâm tục (chuyển tướng)

- Hiện tướng huân vọng tâm khiến từ vọng tâm dấy khởi phân biệt tục (trí tướng).

- Trí biến phân biệt tương tục, bất đoạn sinh Tương tục tướng, chấp thủ...

- Tương tục thức chính là Ý thức. Có hai nhiệm vụ:

* Phân biệt nội tâm, gọi là Phân lý thức.

* Phân biệt ngoại cảnh, gọi là Phân biệt sự thức.

Khi ý thức phân biệt ngoại cảnh thì có sự cộïng tác của năm thức đầu, và đây là phần tâm lý của mặt nổi rồi.

TAM GIỚI DUY TÂM VẠN PHÁP DUY THỨC

Ðể phân biệt Phật giáo muốn gì qua hai xác quyết trên đây, ta phải hiểu thấu đáo quan niệm của Phật giáo về tâm và thức như thế nào.

Theo định nghĩa căn bản từ nguyên thủy, thì ba khu vực riêng rẽ là Tâm, Ý và Thức, nương nhau mà cọng tồn và chi phối toàn bộ pháp giới.

1/ Tâm (Citta) được định nghĩa như Tập khởi, nghĩa là do tập hợp của các yếu tố vật chất và phi vật chất mà có sinh khởi tâm. Tập hợp đó về sau Khởi Tín gọi là: Tổng tướng của pháp giới và Tâm là tập thể của tập hợp. Như vậy, Tâm (Citta) không có nghĩa như chữ “tâm” của thế gian dùng để chỉ cái động cơ ước mong vui buồn về mặt tình cảm. Tâm (Citta) là cái tập hợp trong đó cái gì là vật thì cái đó cũng là tâm và ngược lại. Cái tâm (Citta) mà Phật nói là cái đó. Trong cái đó, chưa hàm nghĩa có tác dụng tâmlý, nhưng từ tập khởi ấy mới có phát sinh hai khu tâm lý đối nội và đối ngoại là Ý và Thức.

2/ Ý (mana) được định nghĩa là Tư lương, là tư lự và lượng định tất cả các hiện tượng lăng xăng đang móng lên trong tập khởi tâm. Vai trò của Ý (mana) giới hạn trong nội tâm mà thôi.

3/ Thức (Vijnana) được định nghĩa là Phân biệt, là chia cắt là phân biệt sự sự vật vật ngàn sai muôn khác do tập khởi tạo ra, để nhận diện theo tính chất và quy cách riêng của từng sự vật một. Tính chất và quy cách riêng đó gọi là Pháp (Dharma). Thức phân biệt sự vật qua pháp gắn liền với sự vật. Thức không phân biệt chính ngay tự thân của sự vật. Trong tác dụng phân biệt, Thức là chủ thể “năng phân biệt”, pháp là khách thể “sở phân biệt”. Sở phân biệt không phải là tự thân của sự vật. Cho nên nói “vạn pháp duy thức”, nghĩa là các pháp ngàn sai muôn khác, chỉ nương nơi thức mà được phát hiện rõ ràng, kiến vật này vật không không bị lầm lẫn.

Như trên nghĩa “vạn pháp duy thức” đã rõ rồi.

Phật giáo không hề nói “vạn pháp duy tâm”, cho nên, nếu tâm thức từng giới hạn công năng “năng biến” của Thức trong phạm vi chủ thể Thức và khách thể Pháp, thì không có gì gây ra thắc mắc được cả, nhưng nếu mở rộng khách thể thì biến ra toàn thể khí thế gian (như sơn hà đại địa chẳng hạn) thì đó là điều cần xét lại.

Còn khi Phật giáo xác quyết thức rằng “Tam giới duy tâm” (ba cõi chỉ do tâm) thì có kèm theo lời biện minh (quan sát cùng khắp tánh của pháp giới, tất cả đều chỉ do một tâm tạo ra. Và tâm là cái tập hợp vật chất và phi vật chất mà có sinh khởi như đã nói trên) cho nên không sự vật nào trong thế gian không do tâm tạo. Nghĩa này cũng tự nó đủ sáng rồi. Tuy nhiên, dưới con mắt thịt thì không cách chi thấy rõ được. Phải là con mắt trong thiền quán, thì hiện tượng tâm tạo mới được “lột xác” ra, một cách rõ ràng trọn vẹn. Cho nên nói “biến quán”. Biến quán là từ trong định mà nhìn ra mà quan sát khắp cõi pháp.

Như trên là ý nghĩa nội dung của hai xác quyết “tam giới duy tâm” và “vạn pháp duy thức” mà Phật giáo đại thừa thường đề cập đến, mà ta phải tìm cho ra nghĩa. Ðừng bao giờ nghĩ rằng nói “duy thức” là nói tất cả khí thế gian là do thức biến hóa mà có. Cũng đừng nên nghĩ rằng, nghĩa “duy tâm” trong Phật giáo giống như lọai “duy tâm” của thế gian.

Lưu ý:

* Tâm là thế gian là phần phi vật chất, đối lập với vật.

* Tâm (citta) là tập hợp cả hai.

- Nói Phật là một nhà khoa học, một nhà triết học là một sai lầm lớn. Chẳng qua là người tìm ra được những quy luật những hệ thống tư tưởng gọi chung là Pháp, mà Pháp là do ngàn đời chẳng dời đổi. Nên đợi đụng đến những vấn đề chuyên môn của ngành khác rồi gán ghép cho là như vậy. Chứ thật ra đó chỉ là con đường Ngài đi qua để đạt đến một mục đích khác mà thôi.

- Tôn giáo dùng phương pháp ngã đối ngã (đi vào nội tâm sâu lớn) dùng phép quán (rình mò, len lỏi) để tự chứng.

Ðạo Khổng chỉ là đạo (là phương pháp đưa đến một mục đích nào đó), ngã đối nhân, an bang tế thế. Thiên Chúa giáo cũng là loại ngã đối ngã.

Nhà khoa học: ngã đối vật.

Khoảng thế kỷ XV và XVI, Ðông và Tây tiếp xúc nhau, Ðông phương nhận một khái niệm về một sợi dây nối giữa con người và đấng tạo hóa. Nhất là người tiếp xúc đầu tiên với Tây phương mới phát minh ra hai chữ “tôn giáo” (tôn giáo là từ ngữ do người Nhật tạo ra để dịch chữ religion). (*)

Ðối với Thiên chúa và các đạo khác, nếu bỏ phần cầu nguyện thì triết học chỉ là kinh viện chỉ là vô dụng mà thôi.

Ðạo đế là phần nòng cốt của đạo Phật (quán môn – thiền sư). Còn khổ, tập, diệt chỉ là giáo môn mà thôi. Nên Tịnh độ ra đời để phổ cập đến quần chúng (một phương pháp quán – Nhất tâm bất loạn) cầu nguyện giống các tôn giáo khác,

Xưa nay quan niệm tu để có một đời sống đức hạnh. Ðó chỉ là một đức tu thấp nhất, hạn hẹp, không phải cái đích để tới mà tu phải đạt đến Thiền. Thiền là quán do tổ Thiên Thai rút từ kinh Pháp Hoa ra đầu tiên là 20 quyển. Pháp Hoa Văn Cú (hình thức) và Pháp Hoa Huyền Nghĩa (nội dung) 20 quyển. Ma Ha Chỉ Quán (phép tu) 20 quyển. Pháp thiền này qua đến đời thứ 5 là hết, các Thiền sư sau này chuyển qua Tổ sư Thiền.

* Hai vị Trung Hoa nổi tiếng đời Tùy, Ðường: Bắc Trí Khải (Thiên Thai tông), Nam Hiền Thủ (Hoa Nghiêm tông). Về mặt chữ nghĩa Hiền Thủ trên Trí Khải một bậc. Tông Hoa Nghiêm rực rỡ một thời, nhưng đến cuối đời Ngài phải chứng kiến một sự phản bội của các đệ tử chống lại Ngài trên giáo môn và qua Tổ Sư Thiền.

(*) Religion theo nghĩa gốc Tây phương là cơ sở nối liền con người với tạo vật chủ (Thượng đế). Như vậy, chỉ các thần giáo mới gọi là Tôn giáo. Phật giáo không thừa nhận tạo vật chủ, nhưng thừa nhận một thế giới u huyền của nội tâm, có liên quan mật thiết với đời sống con người. Nó là cái cầu nối liền giữa con người và đối tượng mà nó nhằm đạt tới. Như vậy, Phật giáo là tôn giáo hiểu theo nghĩa chân chính nhất của từ này.

* Tổ: đầu tiên. Tông: đầu mối tiếp theo (đây là nối liền người với Thượng đế)

BA SỰ THẬT (TAM ÐẾ) TRONG GIÁO NGHĨA THIÊN THAI KHÔNG, GIẢ, TRUNG

Tổ sáng lập tông Thiên Thai là Trí Khải đời Tùy. Ngài là một triết gia vĩ đại. Triển khai huyền nghĩa kinh Pháp Hoa (trong bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa 20 quyển), Ngài xây dựng cả một hệ thống triết học, bao gồm nhiều đề tài (Tam đế viên dung, Thập như nhị, Bách giới thiên như, Ly cú tam thiên, Tam thân cụ túc...) nhằm thuyết minh thật tướng của các pháp, tức thật tánh, tức Lý thể, tức Chân như, tức cái Bản Thể Nhất Chân pháp giới mà chỉ riêng Phật chứng đắc.

Sau đây xin giải bày sơ lược thế nào là Tam đế viên dung:

Như đã biết, lập trường kinh Pháp Hoa là: Hội tam quy nhất. Nghĩa là ba thừa Thanh Văn, Duyên giác và Bồ tát đều là giáo pháp phương tiện quyền biến, cả ba cuối cùng đều phải hòa nhập vào một Phật thừa là giáo pháp cứu cánh viên mãn. Ðến Phật thừa thì Thật tướng mới được thuyết minh đầy đủ và trọn vẹn, vì đây là cảnh giới tu chứng của chư Phật. Dưới con mắt phàm phu của chúng ta, hoặc ngay với trí năng của thánh giả Ba thừa, Thật tướng không thể nào hiển lộ ra được. Nó chỉ được biểu hiện qua các hiện tượng giả hữu là các pháp giữa thế gian. Vì vậy, nếu không do các biểu hiện giả hư đó, ta không cách gì hình dung được thật tướng mà Phật đã chứng đắc.

Thật tướng (Bản thể) là cái Chân như hay Chân không. Ta có thể nhìn nó, biết nó, qua các biểu hiện là các tướng giả hữu tức là các pháp giữa thế gian. Nó vốn là cái Không. Vậy Không là một sự thật: Không đế. Sự thật “Không” được nhận diện qua cái Giả của các tướng giả hợp mà thực chất chỉ là có giả danh suông. Vậy Giả cũng là một sự thật: Giả đế. Cái Không ở trong cái Giả, và cái Giả biểu hiện cái Không. Không và Giả hội nhập và viên dung thông nhau, tựu thành cái Trung vượt lên trên cả hai (Không và Giả). Trung là phương tiện duy nhất, nhờ đó mà ta hình dung được phần nào cái Thật tướng của các pháp. Vậy Trung cũng là một sự thật: Trung đế.

Không, Giả, Trung là ba sự thật (tam đế) thâm nhập lẫn nhau và dung hòa nhau, tạo thành một tổng hợp gắn bó với nhau mà biểu hiện cái thật tướng của các pháp một cách trọn vẹn.

Bất cứ sự thể nào cũng vốn dĩ là Không, nhưng cũng là giả hữu. Nó là Giả vì nó là Không. Vừa là Không, vừa là Giả, cho nên cũng là Trung. Mọi hiện tượng thế gian đều hàm chứa cả ba sự thật “Không, Giả, Trung”. Cho nên thông phái Thiên Thai lập ra phép tu: Nhất tâm vạn pháp (quán không, quán giả, quán trung) nhằm đưa hành giả vào thật tướng các pháp mà trực ngộ bản thể như Phật đã chứng ngộ.

Lại cũng vì ngay một thể, Không tức Giả tức Trung, cho nên kinh Pháp Hoa khẳng định rằng: “Thế gian tướng thường trụ”. Nói tướng thế gian là tướng thường trụ, vì tất cả các pháp đều ngay trong tự tướng của chính chúng mà biểu lộ ra. Thể và tướng không rời nhau. Tướng là biểu hiện của Thể. Thể là thực chất của tướng.

Nói Thể và Tướng cũng như nói Bản và Tịch. Nhờ Tịch mà biểu hiện được Bản, do Bản mà có Tịch tủa xuống. Trong Tịch có Bản bàng bạc. Trong Bản có Tịch gắn liền. Tuy hai mà một, tuy một mà hai. Ðường tương thông là Trung Ðạo, vượt lên cả hai. (lưu ý: do đây, ta hiểu vì sao bố cục kinh Pháp Hoa chia ra hai phần: 14 phẩm đầu thuộc Tịch môn, 14 phẩm sau thuộc Bản môn).

Lý: trong.

Biểu: ngoài.

Biểu hiện: hiện ra ngoài.

TÂM KINH BÁT NHÃ

(Bài kinh toát yếu giáo nghĩa Bát Nhã)

Chia ra ba phần:

I. Nhập đề:

“Quán Tự Tại Bồ tát... độ nhất thiết khổ ách”: thực hành quán chiếu phép tu Bát Nhã sâu xa, thì mới soi thấy thực chất của năm uẩn là Không, và nhờ đó mà vượt qua mọi khổ ách.

II. Thân bài: chia làm ba đọan:

a) “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không... diệc phục như thị”: nguyên lý bấy nhị (non duality), nguyên lý căn bản của giáo pháp Phật. Từ nguyên lý này, Phật xây dựng triết thuyết “Tánh Không” của Ngài.

b) “Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng... vô trí diệc vô đắc dĩ vô sở đắc cố”: triết học Bát Nhã thuyết minh bằng biện chứng phủ định để khẳng định tự phơi bày ra.

c) “Bồ đề tát đỏa... tam miệu tam bồ đề”: đạo học Bát Nhã thực hiện bằng phép tu quán chiếu Bát Nhã hai tiểu đoạn:

1. Bồ tát đương tu phải trải qua ba giai đoạn tiệm tiến (vô ngại, vô úy, vô tâm) mới đến ngộ mà cứu cánh Niết bàn.

2. Chư Phật đã tu xong, nên đã chứng đắc vô thượng Bồ đề.

III. Kết luận.

“ Cố tri Bát Nhã ba la mật đa thị đại thần chú... chân thiệt bất hư”: tán thán phép quán Quán chiếu Bát Nhã trừ được tất cả khổ đau, chắc thật không hư dối (đáp ứng thẳng vào phần mở đề).

Ðúng lý, bài kinh đến đây là đủ hoàn toàn.

Phần thêm “Cố thuyết... tát bà ha” là để nói công dụng thần diệu của phép Quán Chiếu Bát Nhã áp dụng vào việc tu thiền (thần diệu như một phép lạ).

* Nguyên lý bất nhị:

Tâm (phi vật chất) và vật (vật chất), nói là một thì không phải, nhưng nói hai cũng không được.

Tâm vật nhất như

Tuy hai nhưng một: sắc bất dị không.

Tuy một mà hai: không tức thị sắc.

Toàn bộ pháp Phật đều căn cứ trên nguyên lý mà thuyết minh.

* Biện chứng phủ định:

Phương pháp lý luận bằng đường lối phủ định để khẳng định tự xuất hiện.

Vì sự vật trong thế gian chuyển biến trong từng sát na, cho nên ta không khẳng định được gì hết. Dòng sông phút trước không phải là dòng sông phút sau. Vừa khẳng định xong thì nó đã đổi khác rồi. Cho nên chỉ tìm khẳng định trong phủ định.

Long Thọ phát minh ra phép biện chứng này, mệnh danh là Bát Bất Trung Ðạo (Trung đạo thực hiện bằng phủ định).

Gồm 4 cặp:

Sinh – Diệt

Thường – Ðoạn

Nhất – Dị

Lai – Xuất

Phủ định sinh (bất sinh) thì xuất hiện.

Bất diệt: thường. Bất thường: đoạn. Bất đoạn: Nhất. Bất nhất: dị...

Trong tâm Kinh, bắt đầu phủ định đối tượng giáo hóa con người (năm uẩn, 12 xứ, 18 giới). Tiếp theo là phủ định giáo pháp (12 nhân duyên, 4 đế). Ðối tượng giáo hóa và giáo pháp bị phủ định thì mục tiêu của giáo hóa là Trí đương nhiên cũng bị phủ định: Vô trí. Sở dĩ vô trí là khi chứng ngộ không có cái sở đắc: vô sở đắc mới thật là cái đắc.

Ði ngược chiều trở lại, vì vô sở đắc nên không có trí để năng đắc. Do đó giáo pháp và con đường cũng bị phủ định: Vô trí. Sở dĩ vô trí là khi chứng ngộ không có cái sở đắc: vô sở đắc. Vô sở đắc mới thật là cái đắc.

Ði ngược chiều trở lại, vì vô sở đắc nên không có cái năng đắc. Vì không có cái năng đắc nên không có trí để năng đắc. Do đó giáo pháp và con đường cũng bị phủ định tiếp. Nhưng đằng sau phủ định, chính là khẳng định vậy.

* Quán chiếu Bát Nhã

Phép để thực hiện quán chiếu Bát Nhã

Ba Bát Nhã:

Thật tướng (tự thể trí Bát Nhã).

Quán chiếu (diệu dụng trí Bát Nhã).

Văn tự (giáo nghĩa Bát Nhã).

Quán chiếu Bát Nhã cũng là một phép Thiền của trường phái Bát Nhã.

Bồ tát và Phật, cả hai đều cùng nương theo quán chiếu mà tu, nhưng Phật đã tu xong nên đã chứng đắc, còn Bồ tát còn trên con đường tu, nên phải qua ba giai đoạn tiệm tiến:

1/ Ý quán chiếu: tâm vô quái ngại (vô ngai).

2/ Ý vô ngại: vô hữu khủng bố (vô úy).

3/ Ý vô úy: viễn ly điên đảo mộng tưởng (vô tâm).

Thành tựu được vô tâm lập tức đốn ngộ (cứu cánh Niết bàn).

Lưu ý:

Phần mở đề nói: độ nhất thiết khổ ách.

Phần kết nói: năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư.

Tiền hậu tương cố, vô cùng chặt chẽ.

Câu thần chú cuối bài kinh có nghĩa là:

“Hởi Bồ đề! Ðưa qua. Ðưa qua. Ðưa qua bờ kia. Ðưa đại chúng qua bờ kia. Xin được như nguyện!”

(Tán thán quán chiếu Bát Nhã có công năng thần diệu như một thần chú gây nên)

* “Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm”: tướng không của các phép ấy (năm uẩn) không sinh, không diệt, không sạch, không dơ, không thêm, không bớt.

Nói không sinh không diệt là nói: cái thể của nó vốn thường tại.

Nói không sạch, không dơ, là nói: cái dụng của nó vốn tự viên mãn.

Tiếp theo: vì Thể, Dụng, và Tướng của Tánh Không như trong không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức... cho đến không có trí, cũng không có cái năng bởi lẽ không có cái sở đắc.

--- o0o ---


Vi tính: Nguyên Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 16268)
Ấn bản Tự Điển Phật Học Việt-Anhcủa cư sĩ Trần Nguyên Trung vì thế có thể xem là quyển từ ngữ Phật học Việt-Anh phong phú nhất từ trước đến nay, chứa trên 10.000 thuật ngữ Phật học thông dụng và các danh từ riêng trong Phật giáo. Dù mang tên “Tự Điển Phật Học Việt-Anh”, trong nhiều mục từ, soạn giả còn kèm theo các thuật ngữ Phật học gốc bằng tiếng Sanskrit (S) và Pali (P) dưới dạng Latinh hóa bên cạnh các thuật ngữ tương đương của tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật (J), Trung văn (C) và Tạng văn (Tib), sọan giả cũng kèm theo các thuật ngữ gốc này theo hệ thống phiên âm của T. Wade Giles.
08/04/2013(Xem: 22179)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 15722)
PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN đầy đủ và cập nhật nhất hiện nay, do hơn 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn trong mười năm ròng, gần 8000 trang do Hòa thượng Thích Quảng Độ phiên dịch.
28/03/2013(Xem: 6630)
Phật dạy chúng sanh trong sanh tử vô minh từ vô thủy kiếp đến nay, gốc từ vô minh, do vô minh nên thấy biết và tạo nghiệp sai lầm. Biểu hiện của thấy biết sai lầm thì rất nhiều, trong đó sự thiếu sáng suốt và lòng tự mãn là biểu hiện nổi bật nhất. Đây cũng là căn bệnh trầm kha của đa phần những con người bảo thủ, sôi nổi, nhưng lại nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Từ đó, cuộc sống của họ khung lại trong cái vị kỷ nhỏ hẹp, phiêu bồng trôi giạt theo từng bước vong thân.
20/11/2012(Xem: 4953)
Đây không phải là một bộ từ điển Phật học, mà chỉ là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch mà thôi.
16/11/2012(Xem: 14699)
Từ điển Việt-Pali - Sa di Định Phúc biên soạn
20/04/2011(Xem: 14265)
Từ Điển Làng Mai sẽ giúp các bạn hiểu thêm về nếp sống và tư trào văn hóa Làng Mai. Những từ ngữ nào có mang ý nghĩa đặc biệt của Làng Mai đều có thể được tìm thấy trong Từ Điển này.
08/03/2011(Xem: 6383)
Danh Từ Thiền Học - Tác giả: HT Thích Duy Lực: 1-ALẠI THỨC: 阿賴耶識 Àlaya Làthứcthứ tám, cũng gọi là Tạng thức, tức là tất cảchủng tử thiện, ác, vô ký, do thức thứ sáu lãnh đạo nămthức trước (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân) làm ra đều chứatrong đó. 2-A HÀM:阿含 Àgama Bốnthứkinh Tiểu thừa bằng tiếng Pali gọi là Tứ A Hàm. GồmTrường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm và Tạp A Hàm. 3-A LAN NHÃ:阿蘭若 Àranya Dịchlàchỗ Tịch tịnh (xa lìa náo nhiệt), cũng là chùa nơi Tỳkheo cư trú. 4-A LA HÁN: 阿羅漢 Arahan
16/01/2011(Xem: 14992)
Tự điển Phật học đa ngôn ngữ (Multi-lingual Dictionary of Buddhism) - Tác giả: Minh Thông; Tuyển tập này trước tiên được đưa lên mạng Internet ở trang nhà Quảng đức (www.quangduc.com) vào đầu năm 2001, mãi đến đầ năm 2002 sau khi từ vần A đến Z đã được đưa lên mạng Internet xong, ấn bản bằng Microsoft Word của tự điển này cùng các Fonts để Edit cũng sẽ được đưa lên Internet ở nhiều trang nhà khác như Đạo Phật Ngày Nay (www.buddhismtoday.com), Quang Minh (www.quangminh.org), ... để đọc giả có thể download tự do.
22/09/2010(Xem: 8562)
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh; Tác giả: Đồng Loại - Trần Nguyên Trung - South Australia 2001
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]