Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử HT Thích Thuyền Ấn

16/04/201318:56(Xem: 10023)
Tiểu sử HT Thích Thuyền Ấn
ht_thich_thuyen_an_final


Tiểu Sử và Công Hạnh
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1927, tại tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.

Do túc duyên nhiều đời với Phật Pháp, năm lên 3 tuổi ngài được song thân cho vào chùa và xuất gia với Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Hồng Tuyên, khai sơn và trú trì Chùa Phổ Minh, Quảng Bình. Ngài được Hòa Thượng Bổn Sư cho Pháp Danh là Nhật Liên, Pháp Tự là Thiện Giải và Pháp Hiệu là Thuyền Ấn.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn thuộc Thiền Phái Lâm Tế đời thứ 41. Ngài cũng là Pháp Đệ của Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn là một trong những Tăng Sĩ ra gánh vác Phật sự từ trước khi GHPGVNTN ra đời. Vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã được công cử làm Hội Trưởng Hội Phật Giáo Thừa Thiên-Huế. Ngài cũng đã giảng dạy tại Phật Học Đường Nha Trang và Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, và là giảng sư của Tỉnh Hội Phật Giáo Buôn Mê Thuộc.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã du học tại Đại Học Wisconsin, Hoa Kỳ và tốt nghiệp văn bằng Cao Học. Về nước, trú tại Chùa Ấn Quang, Trụ Sở của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN vào đầu thập niên 1970, Hòa Thượng dạy tại Đại Học Vạn Hạnh. Các sinh viên tại Vạn Hạnh và Phật tử tại Chùa Ấn Quang đều biết Hòa Thượng là người tâm đắc cuốn “Siddhartha” của văn hào Đức Hermann Hesse bởi vì trong các thời giảng Ngài đều đề cập đến tác phẩm này.

Trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 7 của GHPGVNTN tổ chức tại Chùa Ấn Quang vào tháng 1 năm 1977, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã được suy cử làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp.

Tháng 6 năm 1977, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã bị CSVN bắt bỏ tù cùng với quý Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Hòa Thượng Thích Thông Bửu, Thượng Tọa Thích Thông Huệ, Thượng Tọa Thích Thanh Thế, v.v... Đến tháng 9 năm 1978 CSVN mới mở phiên tòa kết án chư tôn Giáo Phẩm Viện Hóa Đạo, vì thời gian ở tù đúng với bản án nên quý ngài đã được thả ra.

Sau khi ngồi tù về, trong tình hình GHPGVNTN bị chính quyền CSVN hạn chế, kiểm soát, gây khó khăn mọi mặt, nhưng Ngài vẫn giữ vững lập trường trung trinh với Giáo Hội cùng với chư tôn giáo phẩm tiếp tục phục vụ GHPGVNTN.

Đầu thập niên 1990, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn được Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh sang Mỹ và trú tại Chùa Việt Nam, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.

Từ đó, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn tiếp tục cùng với chư tôn đức Tăng, Ni và Phật tử hậu thuẫn đường lối của GHPGVNTN tại hải ngoại.

Mặc dù Phật sự đa đoan và tuổi cao sức yếu, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn vẫn nỗ lực phi thường để theo học và hoàn tất học vị Tiến Sĩ tại Đại Học Hawaii, Honolulu, Hoa Kỳ.

Tháng 5 năm 1999, trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 8 của GHPGVNTN được tổ chức tại Phật Học Viện Quốc Tế, Thành Phố North Hills, California, Hoa Kỳ, Ngài đã được cung thỉnh vào Hội Đồng Chứng Minh của GHPGVNTNHNHK/VPII/VHĐ.

Tháng 10 năm 2003, tại Đại Hội Bất Thường của 4 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Châu, Âu Châu, Hoa Kỳ và Canada, tại Tu Viện Quảng Đức, Úc Châu, Ngài đã được cung thỉnh vào chức vụ thành viên Hội Đồng Trưởng Lão Viện Tăng Thống GHPGVNTN.

Tháng 9 năm 2008, trong Đại Hội Khoáng Đại Thành Lập GHPGVNTNHK được tổ chức tại Chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, California, Hoa Kỳ, Ngài được cung thỉnh vào chức vụ Chứng Minh cho GHPGVNTNHK.

Thuở sinh tiền, Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã phiên dịch và sáng tác nhiều tác phẩm, trong đó có bản dịch Việt Ngữ bộ Duy Thức Tam Thập Tụng của Bồ Tát Thế Thân, và nhiều bài khảo luận cũng như hàng trăm bài thơ khác. Xin trích bài thơ Thu Đông do Hòa Thượng đã sáng tác để tưởng niệm đến Ngài.

THU ĐÔNG

Thu về gom hết lá vàng,

Đông sang đốt sáng ngồi đàn dưới trăng.

Biển khơi ngắm ngọn hải đăng,

Cho thuyền lướt sóng phăng phăng đi về.

Vượt biển khổ qua sông mê,

Đốt tan phiền não u mê kiếp người.

Mặt trời thức dậy tươi cười,

Đại dương rực rỡ sáng ngời mông mênh.

Hư không vời vợi bình minh,

Thọ trì Bát Nhã Tâm Kinh tuyệt vời.

Chân như vượt thoát ý, lời,

Thời gian ngưng đọng xa khơi diệu huyền.

Chân tâm tĩnh lặng vô biên,

Tiêu tan muôn kiếp tội khiên luân hồi.

Bản lai diện mục đâu rồi,

Đem ra phơi nắng trên đồi không mây.

Mặt trời sắp lặn đồi tây,

Trăng lên thơ mộng đó đây sáng ngời.

Nai vàng ngơ ngác ven đồi,

Bâng khuâng mây trắng ngang trời trôi đi.

Nước hồ thu tợ lưu ly,

Chim bay qua đó mấy khi lưu hình.

Rừng xanh non nước hữu tình,

Bao la tinh tú lung linh muôn đời.”

(Nguồn www.buddhahome.net , Văn Học Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại Sưu Khảo)

Cách nay hơn một năm, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thuyền Ấn đã lâm trọng bịnh. Từ đó đến nay, Ngài đã được nhân viên bệnh viện, viện dưỡng lão và chư Tăng Ni Chùa Bát Nhã tận tình chăm sóc. Nhưng, vì tuổi già sức yếu, tấm thân tứ đại hao mòn, Ngài đã thuận theo lẽ tự nhiên của thuyết vô thường xả bỏ báo thân vào lúc 12:15 phút sáng ngày 31 tháng 10 năm 2010, tại Thành Phố Garden Grove, California, Hoa Kỳ, đúng vào ngày Chùa Bát Nhã cung tiễn Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới, sau hơn một tuần cung nghinh chiêm bái.

Ngài ra đi, Giáo Hội mất đi một vị giáo phẩm trung kiên, tăng già Phật Giáo Việt Nam mất đi một cây đại thọ che bóng, Tăng, Ni và quần chúng Phật tử mất đi một vị đạo sư khả kính.

Hôm nay, trước Giác Linh Đài của Ngài, Tăng tín đồ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung thành tâm cúi đầu đảnh lễ, cung tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Tân viên tịch vào Niết Bàn tịch tịnh, và ngưỡng nguyện Ngài sớm trở lại Ta Bà để tiếp tục hạnh nguyện hoằng pháp lợi sinh.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Nhất Thế Húy thượng Nhật hạ Liên, Tự Thiện Giải, Hiệu Thuyền Ấn Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh Liên Tọa Chứng Giám.

(Môn đồ pháp quyến tại Hoa Kỳ phụng soạn)

----o0o---
Vi tính: Huỳnh Tấn Lê - Tâm Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 9233)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28248)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6505)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 15941)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17336)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35275)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10850)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8093)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12083)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15210)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]