Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiên cứ và Ứng dụng Phật học vào Thời đại Kỹ thuật số

19/05/202317:16(Xem: 6863)
Nghiên cứ và Ứng dụng Phật học vào Thời đại Kỹ thuật số

dalailama-smh

Nghiên cứ và Ứng dụng Phật học vào Thời đại Kỹ thuật số

(Studying Buddhism in the Digital Age)

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp  cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật. 

 

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một đấng Đạo sư vĩ đại. Theo kinh điển, điều khiến Ngài chứng đắc quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác, kim ngôn khẩu ngọc những lời giáo huấn của Ngài và các phương tiện thiện xảo của Ngài trong các phương pháp dẫn dắt tha nhân đến giải thoát và giác ngộ. Điều đó có nghĩa là sự toàn tri viên mãn của Ngài và tất cả các phương pháp hiệu quả nhất để truyền tải giáo lý của Ngài cho mỗi chúng sinh khi các điều kiện của thời đại sẽ thay đổi. Ngoài ra, do tính chất giác ngộ trong giáo lý của Đức Phật, mỗi khán thính giả sẽ có thể hiểu những lời dạy quý báu của Ngài bằng ngôn ngữ của họ bất kể hiện tại ngôn ngữ của họ có thay đổi hay không cho đến khi họ giác ngộ.

 

Để ngôn ngữ trở thành phương tiện giao tiếp hiệu quả, thì cần phải có phương tiện. Trước khi những giáo lý của Đức Phật được ghi chép thành văn tự, chúng được trao truyền qua khẩu truyền. Đại chúng đệ tử của Ngài đã học được các giáo lý thông qua việc ai đó lặp đi lặp lại bằng khẩu truyền. Họ nghiên cứu thâm nhập hơn bằng cách ghi nhớ các từ ngữ và thuộc lòng chúng theo định kỳ.

 

Sau nhiều thế kỷ, những lời giác ngộ của Đức Phật đã được ghi chép thành văn tự để bảo vệ chúng cho tương lai. Chữ viết thời đó đã trở thành một phương tiện bổ sung cho việc học và nghiên cứu giáo lý của Đức Phật. Theo thời gian, ngôn ngữ phát triển và các ngôn ngữ khác nhau trở nên phổ biến hơn. Điều này không gây trở ngại gì cho thính chúng hiểu được tiếng nói giác ngộ của Đức Phật. Suy cho cùng, Đức Phật dạy rằng nhân quả không vận hành trong chân không; họ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện và hoàn cảnh. Vì sự kiện duyên khởi đó, và bởi vì những phần khác nhau trong giáo lý của Đức Phật được ghi chép thành văn tự vào những thời điểm khác nhau, một số lời giác ngộ của Ngài đã được ghi chép lại bằng ngôn ngữ Nam Phạn (Pali) và một số được ghi chép bằng tiếng Bắc Phạn (Sanskrit). Nhờ phương tiện thiện xảo này, thế nhân có thể đọc và hiểu những lời dạy quý báu của Đức Phật bằng ngôn ngữ viết vào thời đại của họ.

 

Khi giáo lý của Đức Phật được truyền bá ra ngoài tiểu lục địa Ấn Độ, đến các vùng xa hơn của Châu Á, những giáo lý này đã được dịch và ghi lại bằng nhiều ngôn ngữ và chữ viết hơn. Chúng bao gồm nhiều ngôn ngữ Trung và Đông Á, nổi bật nhất là tiếng Trung Hoa và tiếng Tây Tạng. Xu hướng truyền bá này đã tiếp tục theo thời gian, vì thế hiện nay những giáo lý của Đức Phật có sẵn ở dạng viết bằng hầu hết các ngôn ngữ và chữ viết hiện đại. Theo cách này, các dịch giả vĩ đại đã đẩy mạnh hoạt động giác ngộ của giáo lý Đức Phật để truyền đạt cho mọi người bằng mỗi ngôn ngữ của họ.

 

Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đòi hỏi một phương tiện để tiếp cận đối tượng của nó. Vì thế, phù hợp với điều kiện về thời gian và địa điểm, những giáo lý của Đức Phật đã được viết trên lá cọ hoặc trên giấy dó, và được đóng thành sách. Các văn bản được viết tay hoặc in từ mộc bản hoặc loại di động. Tất cả những sự phát triển này phù hợp với nguyên tắc về phương tiện thiện xảo để truyền đạt hoàn hảo hơn những lời giác ngộ của Đức Phật cho những người muốn nghiên cứu học tập.

 

Thế kỷ 21 đã chứng kiến buổi bình minh của Kỹ thuật số. Tỷ lệ ngày càng tăng của những người nhận được thông tin của họ ở dạng kỹ thuật số, thông qua mạng Internet. Họ đọc thông tin đó trên máy vi tính hoặc ngày càng nhiều hơn, trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Kiến thức của họ không chỉ đến từ các trang web, nhưng ở một mức độ lớn hơn bao giờ hết thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. Hơn nữa, xu hướng hiện nay, đặc biệt là ở thế hệ trẻ, là mọi người thích nhận thông tin ở dạng video hơn là thông tin qua văn bản. Thậm chí nhiều người còn thích hoạt hình hơn là trình chiếu trực tiếp và hơn nữa, thông tin của họ cần phải mang tính giải trí. Điều này đã tạo ra một phương tiện thậm chí còn mới hơn, được gọi là “thông tin giải trí”, một sự kết hợp giữa thông tin và giải trí.

 

Trong lĩnh vực giáo dục đại học, nhiều trường đại học đã bắt đầu cung cấp các Khóa học Trực tuyến mở đại chúng tương tác, cái gọi là MOOC, nơi các sinh viên học sinh theo đuổi học trực tuyến bằng cách nghe và nhìn các bài giảng trên lớp trực tuyến. Tuy nhiên, các khóa học giáo dục trực tuyến phổ biến nhất đã thích nghi với xu hướng sử dụng Internet hiện đại.

 

Do tốc độ nhanh chóng của các nguồn cung cấp dữ liệu trên mạng xã hội và thời gian quan tâm của mọi người bị rút ngắn, thời lượng của các video lý tưởng giáo dục giờ đã trở thành ba phút, chứ không phải 90 phút bài giảng được quay video mà chỉ những sinh viên chăm chỉ nhất mới xem đến cuối. Thích ứng với xu hướng này, các kênh giáo dục, chẳng hạn như Courera và Lynda, cung cấp các khóa học thông qua loạt video clip với thời lượng ba phút trực tuyến, một số có các cuộc nói chuyện trực tiếp và một số khác có hoạt hình. Họ nhận thấy đây là thời lượng và phương tiện tối ưu để mọi người học tập, tiêu hóa và ghi nhớ những nội dung phức tạp. Đây là thực tế của Thời đại kỹ thuật số.

 

Hãy để tôi trình bày dự án mà tôi đã tham gia như một ví dụ về một cách để phát huy và phát huy hơn nữa truyền thống Đại học Phật giáo Malanda trong thời đại hiện nay. Dự đoán nhu cầu của thế kỷ 21, tôi đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận của Đức, Berzin Archives, và chúng tôi đã xuất bản phiên bản đa phương tiện đầu tiên của trang web giáo dục, đa phương tiện của tổ chức này, berzinarchives.com, vào tháng 12 năm 2001.

 

Nhận bằng Tiến sĩ tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ về ngôn ngữ Viễn Đông và Phạn ngữ, Nghiên cứu Ấn Độ, sau đó tôi đã trải qua 29 năm lưu lại ở Ấn Độ. Tại đây, tôi đã học với một số vị Đạo sư vĩ đại nhất của thế kỷ trước từ cả bốn truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị thầy của Ngài, và phiên dịch cho nhiều trong số các vị ấy, tôi đã xây dựng một kho lưu trữ lớn các bản dịch các văn bản Tây Tạng và tiếng Phạn, các văn bản chép lại các giáo lý mà tôi đã dịch từ các vị thầy của mình.

 

Thuyết trình về các chủ đề Phật giáo trên toàn thế giới, tôi cũng đã kiến tạo một kho lưu trữ lớn các bài diễn thuyết và bài viết của mình, truyền đạt thêm những gì tôi đã được giảng dạy. Tôi cũng đã viết nhiều sách và bài báo giải thích những giáo lý thâm sâu và rộng lớn này. Thông qua trang web Berzin Archives, tôi đã cung cấp miễn phí kho tàng kiến thức khổng lồ này cho thế giới và tiếp tục bổ sung vào đó các bản chuyển ngữ, ghi âm và ghi hình các bài giảng tiếp theo của tôi.

 

Cho đến năm 2015, trang web đã tăng lên hơn 1200 mục viết bằng Anh ngữ, trong đó có nhiều mục được dịch sang 20 thứ tiếng châu Âu và châu Á khác, trong đó có 6 ngôn ngữ từ thế giới Hồi giáo. Nó đã đạt hơn 5.000 người dùng mỗi ngày. Nhưng trong 10 năm trước đó xu hướng giáo dục hiện đại đã thay đổi nhanh chóng và đã đến lúc phải nâng cấp.

 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Đạt Lai Lạt Ma về đạo Phật ở thế kỷ 21 với trọng tâm là nghiên cứu, chúng tôi đã chấp nhận thử thách này. Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên hãy nghiên cứu các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo, nhưng những văn bản này nằm ngoài phạm vi của những người mới nhập môn. Những người mới bắt đầu đến với đạo Phật cần những giáo lý cơ bản hơn để tiếp cận với Phật pháp có trong những bản văn nâng cao này. Họ cần từng bước được hướng dẫn và để phù hợp với sự phát triển của Thời đại kỹ thuật số, hướng dẫn này cần được cung cấp trước tiên thông qua Internet, đặc biệt là cho những thế hệ trẻ, và sau đó, khi những sinh viên học sinh này đã chuẩn bị xong, thông qua cá nhân nghiên cứu với các giáo viên, giảng viên có trình độ. Nhiệm vụ của chúng tôi tại trang web Berzin Archives là cung cấp khả năng tiếp cận truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda cho những người mới bước vào thế kỷ 21, phù hợp với sự nhấn mạnh của Đức Phật về việc sử dụng các phương tiện thiện xảo.

 

Với giao diện dễ điều hướng hơn, kiến trúc thông tin thân thiện với người dùng hơn và hiện đại hơn, ưu tiên thiết bị di động, chúng tôi đã đổi tên trang web studybuddhism.com để những người mới và Google có thể dễ dàng xác định trang web đó là gì. Chúng tôi đã triển khai nâng cấp trang web của mình vào tháng 5 năm 2016. Tự động điều chỉnh kích thước để hiển thị chính xác trên tất cả các thiết bị kỹ thuật số, từ điện thoại thông minh đắt tiền nhất đến điện thoại di động rẻ tiền nhất, hiện nay mọi người ở khắp mọi nơi có thể truy cập trang web mọi lúc, mọi nơi. Điều này rất quan trọng hơn vì hiện nay hơn một nửa lượng sử dụng Internet là qua điện thoại di động và tỷ lệ này đang tăng nhanh hơn bao giờ hết.

 

Tuy nhiên, làm cho một trang web hiện đại có thể truy cập được trên tất cả các thiết bị là chưa đủ. Mọi người cần tìm website, Điều này không dễ dàng. Có hơn 1 tỷ trang web trên Internet, mỗi ngày với hơn 150.000 trang web được thêm vào, tất cả đều cạnh tranh để giành thời gian và  sự quan tâm của mọi người. Do đó, để cải thiện xếp hạng của Google để người dùng tiềm năng có thể tìm thấy chúng tôi, chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mới nhất, bao gồm làm cho một số phương tiện tài liệu bằng văn bản của chúng tôi trở nên phong phú với ảnh, hình minh họa, âm thanh và video clip.

Ngay cả khi người dùng có thể tìm thấy trang web của bạn, nếu mục đích của trang web là hướng dẫn người dùng, cần phải thu hút người dùng của bạn và khuyến khích họ quay lại. Để đáp ứng nhu cầu này, chúng tôi đã mở rộng sự hiện diện trên mạng xã hội của mình trên Facebook, đã chuẩn bị các kênh YouTube và Sound Cloud mới, đồng thời đưa lên bản tin hàng tháng cho số lượng người dùng cốt lõi ngày càng tăng của chúng tôi. Chúng tôi cũng đã bắt đầu một loạt các video clip ngắn về nhiều vị tu sĩ Phật giáo, cả Tây Tạng và phương Tây từ cả bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng, trả lời những chất vấn thường gặp nhất được đặt ra trên Google. Đối với đạo Phật tương lai bền vững, điều quan trọng là các giảng sư phải nỗ lực tham gia trong các dự án như các cuộc phỏng vấn trực tuyến của chúng tôi, để thúc đẩy một diện mạo phi giáo phái của Phật giáo và thu hút nhiều đối tượng.

 

Ngoài ra, chúng tôi đã chuẩn bị khóa họ trực tuyến đầu tiên gồm bốn video với thời lượng 3 phút, “Giới thiệu về đạo Phật,” như một dự án thí điểm để phát triển một chương trình giáo đục trực tuyến hiện đại. Là một dự án thử nghiệm tiếp theo, chúng tôi đã sản xuất video hoạt hình đầu tiên với chủ đề “Làm thế nao để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn” (How to Find Peace of Mind).

 

Phật học vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Chúng tôi vẫn đang trong quá trình di chuyển tất cả các phần ngôn ngữ từ định dạng cũ sang định dạng mới. Khi điều này được hoàn thành, chúng tôi dự định thêm các diễn đàn thảo luận để tranh luận và các tính năng khác. Chúng tôi cũng có kế hoạch phát triển một chương trình đầy đủ về các khóa học giáo dục qua video trực tuyến, dưới dạng các clip với thời lượng 3 phút, sẽ bao gồm thêm tài liệu hoạt hình. Từ từ, chúng tôi sẽ cung cấp tất cả các tài nguyên này bằng 21 ngôn ngữ hiện tại trên trang web của chúng tôi và tất cả sẽ vẫn miễn phí.

 

Chúng tôi hy vọng với những nỗ lực để truyền cảm hứng cho những người khác có thể mô phỏng theo mô hình của chúng tôi và phát triển nó hơn nữa. Nhiều giảng sư Phật học đã có sự hiện diện trực tuyến và vì thế họ có phương tiện để sử dụng đầy đủ các phương pháp giáo dục trực tuyến mới nhất. Ví dụ, Geshe Jampa Dagpa ở Moscow đã bắt đầu một diễn đàn trực tuyến dành cho các Geshe Lharampa từ khắp nơi trên thế giới để tranh luận về các chủ đề khác nhau mà bất kỳ thành viên nào cũng có thể đề xuất. Đây là một cách sử dụng tuyệt vời công nghệ của thế kỷ 21 để tiếp tục truyền thống nghiên cứu Phật học của Đại học Phật giáo Nalanda thông qua tranh luận. Nhưng để đào tạo sinh viên học sinh đạt đến trình độ Phật học này thì các thế hệ trẻ cần phải đạt đến.  

 

Trên thực tế, tương lai của đạo Phật ở thế kỷ 21 và truyền thống Đại học Phật giáo Nalanda, nằm trong tay của các thế hệ trẻ. Nhằm cung cấp một nền giáo dục Phật giáo cho thế hệ mới này, và các thế hệ mai sau đòi hỏi kỹ năng về phương tiện, như thế nó luôn luôn sẵn sàng. Trong Thời đại kỹ thuật số, điều này có nghĩa là sử dụng đầy đủ các phương pháp giáo dục trực tuyến hiện đại và luôn cập nhật những phát triển mới tiếp tục xuất hiện. Bằng cách này, chúng ta có thể noi gương Đức Phật luôn sử dụng các phương tiện thiện xảo duyên khơi tùy theo thời thế thay đổi. Trân trọng cám ơn các khán thính giả.

 

Tác giả: Dr. Alexander Berzin

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Study Buddhism

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2014(Xem: 33779)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 59249)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
18/03/2014(Xem: 15131)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
10/12/2013(Xem: 22398)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
03/12/2013(Xem: 58579)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23933)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19514)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
30/10/2013(Xem: 39893)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
17/10/2013(Xem: 41560)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]