Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Pháp Thích Nghi Để Tu

04/01/202020:59(Xem: 7108)
Tìm Pháp Thích Nghi Để Tu


Phat thuyet phap

Tìm Pháp Thích Nghi Để Tu

Nguyên Giác

 

Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.

Một ngày sau khi bài của tác giả Thiện Quả Đào Văn Bình lên mạng, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhà văn Chân Huyền (một vị giáo thọ Làng Mai) hỏi ý kiến về bài viết trên, và rồi nói một số điểm nhìn từ những gì chị hiểu biết. Tôi đáp rằng, tôi có cơ duyên được biết tác giả Thiện Quả Đào Văn Bình là một nhà văn nổi tiếng, cũng là một vị tu học rất nghiêm túc, những gì anh viết lên đều từ thiện ý. Tôi cũng đáp rằng sẽ ghi nhận những lời chị Chân Huyền nói cho minh bạch toàn cảnh về ngộ nhận thường có về “thiền ôm”… Đó là lý do có bài viết này, và sẽ dựa vào chánh pháp để thảo luận.

Trước tiên, xin tâm sự rằng bản thân tôi có giao tình rất mực thân thiết với Thầy Giác Thanh, một học trò lớn đã quá cố của Thầy Nhất Hạnh. Bản thân cũng đã tận lực hỗ trợ cho Làng Mai trong các chuyến đi hoằng pháp tại Việt Nam, và luôn luôn xem anh Chân Văn và chị Chân Huyền vừa là anh chị trong đạo và vừa là hai vị trưởng thượng trong nghề báo hải ngoại. Đồng thời, tôi cũng luôn luôn nhìn Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình như một vị đại sĩ hộ pháp rất mực tôn quý. Do vậy, bài viết này sẽ thảo luận về vấn đề rộng hơn: rằng mỗi người sẽ có một pháp thích nghi riêng, rằng không phải pháp nào cũng thích nghi với tất cả mọi người.

Trước tiên, xin ghi lời nhà văn Chân Huyền:

--- Không hề có chuyện “ôm nhau ngồi thiền” tại Làng Mai.

--- Sau khi Thầy Nhất Hạnh được góp ý từ một số vị tôn túc tại Việt Nam, “Thiền ôm” chỉ còn là một pháp ứng xử giữa cư sĩ, trong khi các tu sĩ Làng Mai không còn dùng nữa.

--- Thầy Nhất Hạnh không ưa chuyện thị phi, và Thầy không hề có ý vướng vào các chuyện tranh cãi. Chị Chân Huyền kể rằng Thầy Nhất Hạnh thường nói với học trò chuyện Sư Cụ Thanh Quý (Chùa Từ Hiếu) truyền đăng cho Thầy Nhất Hạnh năm 1960 qu bài kệ 4 câu, với hai câu đầu là “Nhất hướng phùng xuân đắc kiện hành / Hành vô hành hạnh, diệc vô tranh” trong đó pháp hiệu Thầy Nhất Hạnh có trong cả hai câu (Phùng Xuân / Hạnh)…

Và bây giờ, xin phép thảo luận rộng hơn.

*

Thầy Nhất Hạnh đã nghĩ ra nhiều chữ gây chú ý: Thiền lạy, Thiền lái xe, Thiền ăn, Thiền quít, Thiền rửa chén, Thiền tắm, Thiền ôm, và vân vân. Chữ “Thiền” trong các nhóm chữ đó có nghĩa là “Chánh niệm”… Khi dịch sang tiếng Anh, Thầy dùng chữ “mindfulness”…

Thí dụ, “Thiền tắm” được Thầy Nhất Hạnh giải thích như sau, trích:

Chúng ta có thể đặt tên cho phương pháp này là thiền tắm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, khi bước vào nhà tắm chúng ta hãy tắm một cách thật chánh niệm, đừng có vội vã tắm cho nhanh để đi ăn tối hoặc đi làm cái khác. Chúng ta phải biến nhà tắm thành thiền đường và hai mươi hay ba mươi phút ấy là những giờ phút rất thiêng liêng. Chúng ta buông thư tất cả những căng thẳng trong thân và trong tâm, mỉm cười để cho những tia nước mát hoặc những tia nước ấm phả vào người mình, gột sạch đi những bụi bặm trên thân và làm lắng dịu những lao xao trong tâm. Sau khi bước ra khỏi nhà tắm ta sẽ trở nên tươi mát, sảng khoái vì trong lúc tắm những trị liệu đã xảy ra.

Chánh niệm là một loại năng lượng mình có thể chế tác ra được trong mỗi giây phút, trong khi đi, khi ngồi, khi ăn cơm, khi làm việc… Có chánh niệm rồi thì ta mới có khả năng nhận diện, chăm sóc, chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.” (1)

Như thế, là để “chữa trị cho những nỗi khổ niềm đau.”

Có phải, nếu chỉ như thế, tất cả các tín đồ tôn giáo khác đều có thể ứng dụng được? Hình như thế, vì trong sách “An Lạc Từng Bước Chân” Thầy Nhất Hạnh có viết về chánh niệm trong “Bí tích Thánh thể” do Chúa Jesus thiết lập cho các linh mục Thiên Chúa Giáo. Nghĩa là, Thầy Nhất Hạnh giản lược các yếu tố Phật Giáo để chỉ còn yếu tố “tỉnh thức” cho tất cả mọi người ứng dụng trong mọi trường hợp.

 

Tương tự, Thầy Nhất Hạnh viết về "Thiền ôm" với nhịp ba hơi thở trên trang Làng Mai tiếng Anh, trích:

“We may practice hugging meditation with a friend, our daughter, our father, our partner or even with a tree. To practice, we first bow and recognize the presence of each other. Then we can enjoy three deep conscious breaths to bring ourselves fully there. We then may open your arms and begin hugging. Holding each other for three in-and-out breaths. With the first breath, we are aware that we are present in this very moment and we are happy. With the second breath, we are aware that the other is present in this moment and we are happy as well. With the third breath, we are aware that we are here together, right now on this earth, and we feel deep gratitude and happiness for our togetherness. We then may release the other person and bow to each other to show our thanks.” (2)

Nơi đây, xin phép dịch như sau: “Chúng ta có thể thực tập Thiền ôm với một người bạn, với con gái của mình, với bạn tình (hay phối ngẫu), hay ngay cả với một thân cây. Để thực tập, chúng ta trước tiên cúi đầu chào và nhận diện sự có mặt của nhau. Rồi chúng ta vui trong ý thức về ba hơi thở sâu để tỉnh thức tròn đầy nơi đó. Ôm nhau trong ba hơi thở vào và ra. Với hơi thở đầu tiên, chúng ta ý thức rằng chúng ta hiện diện trong khoảnh khắc này và chúng ta hạnh phúc. Với hơi thở thứ nhì, chúng ta ý thức rằng người kia có mặt trong khoảnh khắc này và chúng ta hạnh phúc. Với hơi thở thứ ba, chúng ta ý thức rằng chúng ta cùng nhau có mặt nơi đây, ngay lúc đó trên mặt đất, và chúng ta cảm nhận ơn sâu và hạnh phúc vì cùng bên nhau. Rồi chúng ta có thể buông người kia ra và cúi chào nhau để bày tỏ lòng cảm ơn.”

.

Thực ra, giữ Chánh niệm trong mọi trường hợp – nghĩa là, trong khi đi đứng nằm ngồi – là lời Đức Phật và chư Tổ dạy. Nghĩa là, Thiền suốt ngày, cả sáng trưa chiều tối, là hạnh tinh tấn. Tuy nhiên, các Tổ sư không định danh về  nhiều thứ Thiền như thế. Vì bất kỳ ngôn ngữ nào hiện lên đều dựng thêm một bức màn ý thức ngăn che thực tại. Còn chuyện thường định là tất nhiên của hạnh người tu Thiền.

Thí dụ, trong Chương Ngộ Tánh Luận, trong sách Thiếu Thất Lục Môn, bản dịch HT Thích Thanh Từ, nơi trang 129-130 trên bản PDF, trích như sau:

Nếu người biết sáu căn không thật, ngũ uẩn là giả danh, toàn thể mà cầu ắt không có định xứ (tức là không có chỗ nhất định), phải biết người này hiểu được lời Phật nói. Kinh nói rằng: “Ở trong nhà ngũ uẩn ấy là Thiền viện. Ở trong chiếu soi mở sáng, tức là cái cửa Đại thừa. Chẳng nhớ tất cả pháp mới gọi là Thiền định.” Nếu rõ được lời nói này thì đi, đứng, nằm, ngồi đều là thiền định. Biết tâm là không [thì]  gọi là thấy Phật.” (3)

Bản phiên âm Hán Việt là: “Nhược liễu thử ngôn giả, hành, trụ, toạ, ngoạ giai thị thiền định. Tri tâm thị không, danh vi kiến Phật.” (Nếu hiểu được  lời nói đó, thì đi đứng nằm ngồi đều là thiền định. Biết tâm là Không, thì gọi là Thấy Phật.) Đây cũng là lời Đức Phật dạy trong nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, được tứ chúng tụng kinh hàng ngày trong khi Đức Phật sinh tiền.

.

Có một thực tế, chúng ta nên thấy rằng không nên ứng dụng “Thiền ôm” với bất kỳ ai. Vì không phải ai cũng cầm lòng đặng trong ba hơi thở khi ôm người khác phái. Thêm nữa, tâm phân biệt sẽ khởi lên. Thí dụ, ôm em bé hôi mùi sữa, sẽ khác với ôm một ông cụ nằm bệnh nhiều ngày chưa tắm gội. Trong khi đó, nếu nam và nữ thực tập ôm nhau, dị tâm sẽ sinh khởi: mùi hương tóc, mùi nước hoa, làn da mịn khi áp mặt vào nhau, vòng tay sau lưng sẽ nhận ra các lằn áo nịt ngực, và vân vân. Nếu có ai không khởi dị tâm, hẳn là bậc thánh hay đã mấp mé bậc thánh rồi.

Thực sự, khi ôm một người thân (như ba mẹ, con cháu, người hôn phối…) sẽ sinh ra thọ lạc (cảm thọ về vui sướng), và cảm thọ này có thể giúp tạm thời xoa dịu các nỗi đau, giúp tạm thời tạo được sự cảm thông giữa các quan hệ tình cảm (như tình bạn, tình mẹ con, cha con…). Nhưng thọ lạc về thân có thể sẽ dẫn tới nguy hiểm.

Trong Trung Bộ, Kinh MN 22, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu ghi lời Đức Phật dạy rằng khi thọ dụng các dục (niềm vui các căn ở thân xác: mắt thấy đẹp, tai nghe du dương, mũi ngửi hương thơm…) tất nhiên sẽ khởi ra các dục tưởng (sensual perception) và dục tầm (sensual thinking). Đức Phật nói không thể nào thọ dụng dục (sensual pleasures, vui sướng với các căn) mà không niệm về dục (dục tưởng) cũng như không nghĩ ngợi lan man về dục (dục tầm).

Trích Kinh MN 22, bản dịch Thầy Minh Châu, nói về bất khả này: “Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự kiện này không xảy ra, người ta có thể thọ dụng các dục ngoài các dục, ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.” (4)

Kinh MN 22, bản Anh dịch của Sujato, nói về bất khả này: “Truly, mendicants, it’s not possible to perform sensual acts without sensual pleasures, sensual perceptions, and sensual thoughts.” (4)

Kinh MN 22, bản Anh dịch của Bodhi, nói về bất khả này: “Bhikkhus, that one can engage in sensual pleasures without sensual desires, without perceptions of sensual desire, without thoughts of sensual desire—that is impossible." (4)

Kinh MN 22, bản Anh dịch của Thanissaro, nói về bất khả này: “For a person to indulge in sensual pleasures without sensual passion, without sensual perception, without sensual thinking: That isn't possible.” (4)

Đặc biệt, Đại sư Thanissaro trong ghi chú số 4 dưới Kinh MN 22 đã viết rằng có một Luận thư ghi rằng các hành vi bày tỏ ưa muốn tính dục như ôm và vỗ về đều bị cấm (the Sub-commentary adds that other acts expressing sexual desire — such as hugging and petting — should be included under this phrase as well).

Hiển nhiên, Thầy Nhất Hạnh không có ý vẽ đường cho hươu chạy, vì Thầy trong phần hướng dẫn “Thiền ôm” dịch ở trên đã gạt bỏ yếu tố “sexual desire.” Nhưng lằn ranh sẽ rất là mong manh đối với người đời thường.

.

Có một yếu tố nữa nên thấy: trong khi giữ tâm tỉnh thức cao độ, các vui sướng ở các căn sẽ tăng cao độ. Và đó là lý do các bác sĩ tâm lý đang viết các loại sách về, kiểu như, “Tỉnh thức trong tình dục” để tăng cảm thọ cao độ nơi các căn. Và cũng mở các khóa hướng dẫn dùng Thiền tỉnh thức để tăng thọ lạc.

Nếu vào trang Amazon, chọn “Books” (Sách) và gõ nhóm chữ “mindfulness for sex” (tỉnh thức để vui sex) sẽ thấy có 905 cuốn sách có bìa có các chữ liên hệ:

--- 1-16 of 905 results for Books: "mindfulness for sex"…

Do vậy, chúng ta nên tránh để người đời thường chỉ nghe qua tin đồn “Thiền ôm” rồi suy nghĩ sai trái về tứ chúng nhà Phật. Thậm chí, thời này, ai cũng có điện thoại thông minh, chỉ cần một tấm ảnh “ôm nhau” cũng sẽ gây sóng gió ngộ nhận.

.

Tới đây chúng ta cũng nên nói rằng những người chưa hiểu sâu giáo lý, trong khi Thiền định, đặc biệt là Niệm Thọ, có thể dễ dàng ngộ nhận khi gặp ảo cảnh. Như trường hợp cô Megan Vogt, 25 tuổi, khoảng 10 tuần sau khi tham dự khóa Thiền 10 ngày theo phương pháp của ngài Goenka đã tự sát vì có ảo tưởng rằng cô cần chết để cứu mạng gia đình cô. Và cô không phải trường hợp duy nhất tự sát sau khi dự khóa Thiền.

Sau đó là những cuộc thảo luận bùng nổ trên các mạng về Thiền tập. Bản tin về cô Vogt và thảo luận của các mạng Thiền tập có links ở (5).

Thực ra, chúng ta không thể kết luận tổng quát, vì mỗi trường hợp đều có những yếu tố cá biệt. Nhưng nếu theo đúng lộ trình Văn (Học giáo pháp), Tư (Suy nghĩ, biện biệt) và Tu (Giới, Định, Huệ) thì không bao giờ trở ngại. Chưa hiểu giáo lý, chưa tin nhân quả, chưa tin Tam bảo, chưa quy y thọ giới, thì không nên vào thẳng các Thiền thất. Trong mọi trường hợp, điều chúng ta cần nhất là: ly dục. Thà tránh xa, hơn là thử nghiệm.

GHI CHÚ:

(1) Thiền tắm: https://langmai.org/thien-duong/hanh-phuc-la-con-duong/thien-tam/

(2) Hugging Meditation: https://plumvillage.org/extended-mindfulness-practises/

(3) Thiếu Thất Lục Môn: https://thuvienhoasen.org/images/file/0P2hpp1G0QgQAHwt/thieuthatlucmon.pdf

(4) Kinh MN 22, bản của HT Minh Châu: https://suttacentral.net/mn22/vi/minh_chau

Bản Sujato: https://suttacentral.net/mn22/en/sujato

Bản Bodhi: https://suttacentral.net/mn22/en/bodhi

Bản Thanissaro: https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/mn/mn.022.than.html

(5) --- Did 10-day meditation retreat trigger woman's suicide?

https://www.pennlive.com/news/2017/06/york_county_suicide_megan_vogt.html  

--- Discussion after the suicide:

https://www.dharmaoverground.org/discussion/-/message_boards/message/6387143  

--- Discussion on Vipassana forum: Bad experience at Goenka retreat

https://www.vipassanaforum.net/forum/index.php?topic=672.0

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 31220)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 9677)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 7143)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 10884)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 13608)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
24/06/2015(Xem: 26616)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/05/2015(Xem: 22565)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18364)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 24822)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 12706)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567