Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc

08/11/201920:14(Xem: 13153)
Phật Giáo Trong Mạch Sống Dân Tộc



phat giao dan toc

“PHẬT GIÁO TRONG MẠCH SỐNG DÂN TỘC”

 

          Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở.

          Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.

          Phật Giáo Việt Nam, thế kỷ thứ ba, du nhập nước ta, thời kỳ vẻ vang, Đạo Pháp Dân Tộc, buổi đầu dựng nước, giữ yên bờ cõi, chung sức chung lòng, giành lấy chủ quyền, Ngô Quyền xưng đế. Đã có đạo Phật, trong lòng dân tộc, kề vai sát cánh. Đến thời nhà Đinh, giang sơn cẩm tú, quy về một mối, nẻo đạo vô biên, đường đời thiêng liêng, minh quân Tiên Hoàng, lấy đạo làm gốc, trị vì thiên hạ, Khuông Việt Thiền Sư, tham gia triều chính.

          Nói ông nghe nè, tiến sĩ họ Dương, vỗ ngực danh xưng, ta người có học, nghiên cứu tôn giáo, giảng dạy đại học, hàng ngàn sinh viên. Vậy sao bậy quá, nói năng om xòm, khua môi múa mép, sặc mùi tanh hôi, cái đầu trọc lóc, tay đeo chuỗi hạt, mắt đeo kính đen, nhìn gà hóa cuốc, đầu óc thật ngốc, thua một chú nhóc, tuổi mới lên năm, thấy Phật thì lạy, thấy Tăng thì xá.

          Phật giáo nước ta, Đinh – Lê – Lý – Trần, thời nào cũng vậy, Đạo Pháp Dân Tộc, đồng cam cộng khổ, lúc thịnh lúc suy, lúc sinh lúc diệt, thăng trầm đất nước. Vẫn cứ tiến bước, vẫn cứ song hành, tiến về phía trước.

          Thế mà xảo ngôn, ông Dương Ngọc Dũng, nói lời hôi thúi, đầu độc sinh viên, nếu là con chiên, thì ông càng điên, Đạo Phật, đạo Chúa, không bao giờ dạy, báng bổ đạo khác, độc tôn đạo mình.

          Đạo pháp nước Việt, triều Lê Đại Hành, Đạo Pháp Dân Tộc, cùng chung hơi thở, mở mang bờ cõi, Vua Lê vững ngôi, tài đức song toàn, lấy đạo làm gốc, ngoại giao phương Bắc, chẳng sợ Tống triều, mỗi lần tiếp sứ, đều do Thiền Sư, biện tài Khuông Việt, tiếp sứ thay vua, Tống triều nể phục, không dám xâm lăng.

          Đại Việt vinh quang, tới thời Lý triều, Công Uẩn Hoàng Đế, minh quân trị vì, thiên hạ thái bình. Vạn Hạnh Thiền Sư, uyên thâm lỗi lạc, thông tuệ tinh hoa, thế học đạo đời, Phật học – Lão – Nho, Thiền Sư Vạn Hạnh, quốc sư triều lý, cố vấn cho vua, lấy đạo trị dân, lấy đức dưỡng tài, lấy việc thiên hạ, làm việc của mình, làm vua như thế, mới vững bền lâu, ngai vàng triều Lý, tuổi thọ dài lâu, nội chính Lý triều, trên dưới một lòng, ngoài thì thiên hạ, vui hưởng an nhàn, chẳng chút tham lam. Chính là đạo Phật, truyền bá lan tràn, suối nguồn từ bi, trí tuệ làm gốc, Vua thì đức độ, dân thì bề tôi, trên dưới một lòng, Lý triều muôn thuở, vang tiếng thái bình.

          Hỡi ông Ngọc Dũng, tiến sĩ họ Dương, Phật Giáo Việt Nam, Dân Tộc Việt Nam, ông dạy tôn giáo, giáo trình giáo án, sao ông không dạy, những điều chân thật, cốt tủy thâm sâu, lịch sử nước nhà, từ buổi sơ khai, văn minh nhân loại, triết lý thâm sâu, bề dày lịch sử, Phật giáo vào đời, gần ba ngàn năm. Ông dạy kiểu gì, giảng đường đại học, ăn nói hàm hồ, tự cao tự đại, mở miệng chẳng ngại, ngậm máu phun người, xuyên tạc Phật giáo, chẳng chút hổ thẹn.

          Đạo Phật nước Việt, Trần triều Đại Việt, lịch sử vàng son, thời đại huy hoàng, Trần triều là đây, đạo vàng lấp lánh, dân tộc đấu tranh, giành lấy non sông, chủ quyền bờ cõi, vua tôi một lòng, hội nghi Diên Hồng, quyết chí đuổi giặc, Bắc phương mông cổ, ra khỏi bờ cõi. Vua Trần Nhân Tông, cởi áo hoàng bào, vào núi Yên Tử, quyết chí ẩn tu, không màn danh lợi, trên tận non cao, quyền quy triều chính, làm vua một nước. Núi cao Yên Tử, thâm sơn cùng cốc, đường mòn lởm chởm, đá dựng cheo leo, là vua nước Việt, giờ đã đi tu, khí phách như tùng, hiên ngang như bách, tâm từ trải rộng, lòng thẳng như trúc như tre, mát tươi như suối, trong lành chảy về, khắp chốn nhân gian, dòng thiền Trúc Lâm, Tam Tổ trên non, Yên Tử rừng thiêng, nguồn thiền Đại Việt, tuôn chảy trong veo. Sơ tổ Trúc Lâm, nhà vua đi tu, vua Trần Nhân Tông, chánh nhân chính sử, triều đại hào hung, quốc gia hưng thịnh, dân chúng an vui, thái bình muôn thuở.

          Sao ông không hiểu, hỡi ông tiến sĩ, họ Dương tên Dũng? Mà lại to gan, nói càn nói bậy, với lời si sân, chửi bới quần chúng, bá tánh phật tử, là ngu là dốt, lấy của cúng chùa, bất hiếu mẹ cha, triết lý tôn giáo, đạo đức con người, ai làm như thế, ai dạy như thế, mà ông ngạo mạn, ăn nói ngông cuồng, như phường vô học, múa tay múa chân, kiêu ngạo hóng hách, xúc phạm Phật giáo, xem thường dân tộc.

          Đạo Pháp Dân Tộc bao giờ cũng chung nguồn chung cội, bám rể ăn sâu, là tổ là tông, dù thịnh dù suy, dù vinh dù nhục, tất cả đều chung, bền lòng có nhau. Con đường Phật đạo, là đường dân tộc, cứ thẳng mà đi, tiến về phía trước, bằng tình đạo lý, có nghĩa có tình. Các bậc Thiền Sư, cao tăng thạc đức, gặp thời hôn quân bạo chúa, thì lui về ở ẩn, thâm sơn cùng cốc, hành đạo miệt mài, sống đời thanh đạm.

          Vì thế cho nên sau thời hoàng kim Đinh – Lê – Lý – Trần sự hưng thịnh của Phật giáo và tinh thần hào hùng của một dân tộc hùng anh Đại Việt không còn nữa, bởi trong thì nội loạn, ngoài thì giặc ngoại xâm biên cương bờ cõi. Triều đại hậu Lê, rối ren tối đen, Trịnh Nguyễn phân chia đôi đất nước, đàng trong đàng ngoài, vua tôi làm loạn. Dân đen thống khổ, đạo Phật suy vong, than van ngất trời, máu chảy đầu rơi, nịnh thần khắp nơi, sàm tấu hôn quân, trung thần nghẹn lời, dân đen than thở. Đạo đức xã hội, băng hoại rã rời, Phật đạo tả tơi, Nho – Lão cũng vậy, bị loại ra khỏi chính trường, bởi gót giày xâm lược của thực dân Pháp dày xéo lên quê hương mang hình chữ S cong cong vốn đã điêu linh gánh gồng bao thống khổ… 1000 năm giặc bành trướng phương Bắc – 100 năm dưới gót giày đô hộ giặc tây, rồi đến tận hơn 40 năm nội chiến từng ngày… Để rồi “ gia tài của mẹ ” chỉ còn lại một rừng xương khô của những người con người lính đã ngã xuống biên giới phía Bắc, biên giới phía Nam chiến trường Pol Pot và những hải đảo Hoàng Sa Trường Sa của tổ quốc Việt Nam. Đó là kết tinh bằng máu của một dân tộc hùng anh, khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên, nắm tay nguyện thề, làm nên dáng đứng, tổ quốc Việt Nam, cùng chung tôn giáo, hòa chung một khối, hạnh phúc vui sống, đẹp đạo tốt đời…

          Vậy mà ông Dương Ngọc Dũng tiến sĩ giáo sư? tư cách không đủ, bằng cấp thực hư, ai mà biết được, nên ông xấn xược, xưng tên vỗ ngực. “tôi đã tập tu, Phật giáo Tây Tạng, nghiên cứu Phật học” ai cho phép ông, dạy tôn giáo học, xuyên tạc Phật giáo, chế giễu Tăng đoàn, như người học lỏm, như kẻ dốt nát, nói năng lỏm bỏm. Thêm ông Hoài Thanh, mượn danh nhà báo, phóng viên phóng túng, viết bài nói láo, có mấy tờ báo, cũng hùa đăng theo, đánh phá Phật giáo, xúc phạm Tăng Ni, xem thường Phật tử.

          Pháp nạn sáu ba, bài học còn đó, dòng tộc họ Ngô, lấy đạo Thiên Chúa, làm chủ dân tộc, kỳ thị tôn giáo, xúc phạm tín ngưỡng, chà đạp nhân phẩm, bắt bớ Tăng Ni, phá nát chùa chiền. Ngọn lửa bi hùng, bồ tát Thích Quảng Đức, lửa thiêu không cháy, trái tim từ bi, độ lượng vị tha, muôn đời tỏa sáng, ngọn lửa thiêng liêng, trong lòng dân tộc, đạo pháp dài lâu. Đó là nét ngọc, của một dân tộc, thấm nhuần chánh pháp, tôn trọng lẻ phải, nhìn nhận đúng sai, đâu chánh đâu tà. Miền trung khốn khổ, đầu rơi máu đổ, Tăng Ni Phật tử, tín đồ bá tánh, bị bắt tù đày, bởi lòng độc ác, chế độ Diệm – Nhu, đàn áp Phật giáo. Xuống đường biểu tình, hàng hàng lớp lớp, sinh viên Phật tử, chư tôn trưởng lão, Hòa thượng tuổi cao, gậy chống xuống đường, cùng chung nhịp bước, hòa chung nhịp thở, không sợ súng đạn, xe tăng bọc thép. Cả nước đứng lên, nêu cao tinh thần, ngọc lửa bồ tát, Quảng Đức thiêu thân, đòi lại hòa bình, bình đẳng tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Sinh viên Phật tử, trí thức Việt Nam, Yến Phi Phật tử và Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang nữ sinh, ngã xuống anh linh, khi tuổi còn trẻ. Đoàn sinh áo lam, gia đình Phật tử, Việt Nam Phật giáo, con em tín đồ, quần chúng phật tử, kề vai sát cánh, bảo vệ đạo pháp, cùng với Tăng Ni, chỉ một niềm tin, nẽo về tâm linh, lấp lánh tự hào, là người Việt Nam, của một dân tộc, biết nguồn biết cội, biết tổ biết tông.

          Ông Dương Ngọc Dũng, dạy về tôn giáo, đại học quốc gia, xã hội nhân văn, ăn nói khoác lác, thua đứa con nít, đầu óc mù tịt, đầu độc sinh viên, giáo lý Phật học, ông càng không rõ, ông thật quá lố, không biết dựa cột “Học ăn học nói – học gói học mở…” cái đầu không óc, ông Dương Ngọc Dũng, thật là kinh khủng, soi mói tật đổ, thành phần tiêu cực, phạm trai phá giới, tục tăng ẩn núp, quơ đũa cả nắm, đùa cợt trò hề, giảng đường đại học, đem ra bôi nhọ. Những bậc cao tăng, trưởng lão hòa thượng, giáo phẩm tôn túc, đâu phải để ông, kêu này kêu nọ. Phật giáo quốc tế, ông cũng cười chê, trong khi cả nước, đứng lên một lòng, khối đại đoàn kết, viết lên thông điệp, chan hòa thương yêu, năm châu bốn biển, ngồi lại bên nhau, bảo vệ sự sống, của trái đất này. Đại lễ Vesak, Phật giáo quốc tế, do liên hiệp quốc, đứng ra tổ chức. Vậy mà Ngọc Dũng, ai đề cử ông, làm điều phối viên, ông chẳng biết gì, còn lại sân si, chế giễu Tăng Ni, xúc phạm tăng già, Phật giáo quốc tế. Ai cho phép ông, nhồi sọ sinh viên, những lời miệt thị, của một tổ chức, Phật giáo Việt Nam.

          “Pháp nạn truyền thông” nó như cơn bão, đánh phá Phật giáo, bêu xấu tăng đoàn, cải đạo tín đồ, xúi dục Phật tử, gây mất đoàn kết, đạo pháp dân tộc. Giáo hội chúng ta, hình như bất ổn, của mấy lều báo “đập nát Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni” coi như họ thắng, mặc dù những chuyện, xảy ra tiêu cực, bởi kẻ thiếu tu, cộng thêm vô minh, mượn đạo tạo đời, sống không giữ giới, xem thường nhân quả, oai nghi tế hạnh, chẳng chút đạo tâm, vì không đạo lực, nên những sân si, tham lam trỗi dậy, tính khí đảo điên. Mấy ông làm báo, mấy bà viết báo, thiếu đi tâm bút, nhìn chỉ một chiều, nghe thì bát nháo, viết thì bố láo, chuyện nhỏ thành to, chuyện to thành khủng. Cứ viết cho đã, cái gì liên quan, tới chùa tới đạo, là báo nhiều view. Phật giáo Việt Nam, giáo hội chúng ta, đang là bị nạn, truyền thông thời đại điện tử @, đánh cho tơi bời, hại cho tới bến. Truyền thông Phật giáo, có ban có bệ, từ trên xuống dưới, khắp các tỉnh thành, nhưng làm gì được, những vụ đánh phá, từ Bắc Trung Nam, vết thương Phật giáo, xảy ra tiêu cực, làm sao giáo hội, quản lý cho hết, nên các lều báo, giả dạng trá hình, dòm ngó Tăng Ni, rình rập đời sống, soi mói đời tu, thậm chí lễ lộc, các mùa đại lễ, Phật giáo tổ chức. Đến những chậu hoa, câu thơ đối liểng, báo cũng xăm xoi, nói là Phật giáo, bây giờ mất gốc. “Tu mà hình tướng, tu mà sao sướng, chùa to Phật lớn, đi xe đời mới, làm sao đắc đạo…”

          Pháp nạn sáu ba, gần sáu mươi năm, bài học máu xương, tiền nhân đổ xuống, Đạo Pháp Dân Tộc, muôn thuở tự hào, thế đứng lồng lộng, không gì xô ngã. Đó là đánh đổi, của cả dân tộc, của cả tứ chúng, lục hòa cộng trụ, bảo vệ đạo pháp, Tăng Ni Phật tử, đồng lòng đứng lên, bảo vệ chính nghĩa, đòi hỏi lẻ phải, tự do bình đẳng, phân biệt đối xử, kỳ thị tôn giáo, chế độ Diệm Nhu.

          Ông Dũng nên biết, giảng dạy sinh viên, ngồi ghế đại học, nói về tôn giáo, chứ không như báo, càng nói càng láo, đúng nghĩa lều báo. Trừ những nhà báo, công tâm trung thực, cái nhìn của họ, bằng cả khối óc, thấu cả con tim, có tình có nghĩa ngòi bút của họ, chuẩn mực uy phong, của một nhà báo. Nên ông Dũng ơi, chúng tôi không cần, ông khen ông ngợi, ông ca ông tụng, về đạo chúng tôi. Mà ông nên nói, đúng nghĩa tôn giáo, đúng về Phật học, thế giới tâm linh, rất đổi siêu nhiên, rất nhiều huyền bí, đạo Phật đã đi, trước cả khoa học, bình minh thế kỷ, văn minh nhân loại. Đã là giáo sư, học hàm tiến sĩ, ăn nói linh tinh, trước mặt sinh viên, cái mặt sân si, hành vi lỗ mãn, hằn học bôi nhọ, tôn giáo người khác, thì không xứng đáng, đứng trên bục giảng, làm thầy thiên hạ. Một quả đại bác, bắn sập đền đài, tàn phá chiến tranh, nhưng dạy kiểu ông, vết nhơ giáo dục, qua từng thế hệ, sinh viên tuổi trẻ, bị ông đầu độc, bằng nguồn trí thức, văn hóa lai căn, tư tưởng ngoại lai, không nguồn không cội, phá vỡ niềm tin, tinh thần dân tộc, lấy đạo làm gốc, như tổ như tông, mạch sống Phật giáo, trong lòng dân tộc, dài lâu kim cổ.

          Thế kỷ 21, đất nước hòa bình, non sông rạng rỡ, rợp mát bóng cờ. Phật giáo quang minh, Tăng Ni Phật tử, tứ chúng đồng tâm, hợp lực trí tuệ. Nhà nước tôn trọng, tin tưởng Phật giáo, của một giáo hội, đoàn kết tổ chức, kiện toàn tất cả, làm đẹp xã hội, chung vai gánh vác, cùng với nhân dân, phồn vinh đất nước, đạo đời nhịp bước, nắm chặt tay nhau, chia bùi sẻ ngọt, no cơm ấm áo. Mái chùa quê hương, sừng sững đứng lên, giữa lòng đất mẹ, giữ thơm nẽo đạo, che mát cõi đời.

          Cho nên. “Pháp nạn truyền thông” không làm chúng ta, chứng ngại hành đạo, cản trở đường tu, lối sống hành thiện, cứu khổ ban vui, tinh thần Phật đạo. Bi thì phải Trí, Trí thì phải Dũng, đúng nghĩa đại hùng, đúng nghĩa đại lực, như thân của Phật. Giáo hội Phật giáo, Việt Nam nước ta, không thể làm ngơ, dễ dàng cho qua, chuyện ông Ngọc Dũng, phát ngôn lung tung, phách lối ngạo mạn, đánh đổ Phật giáo, bằng những luận điệu, xuyên tạc giáo lý, bóp méo sự thật, mồm mép trật lất, nếu chuyện cá nhân, thành phần tiêu cực “của những con sâu, làm rầu nồi canh”. Chúng ta không chấp, không nệ để lòng, những lời ông Dũng, xuyên tạc cá nhân, cho qua chìm nỗi, gió thổi mây bay, nước chảy qua cầu. Nhưng mà không thể, bi từ cho qua, những lời Ngọc Dũng, xuyên tạc Phật giáo, bôi nhọ giáo hội, thóa mạ tăng đoàn, chửi rủa tín đồ, tất cả là ngu. Chúng ta cương quyết, không cho phép ông, ông Dương Ngọc Dũng, đứng trên bục giảng, nói về Phật học, chúng tôi không cần, nói về Phật giáo, từ miệng của ông. Ông Dương Ngọc Dũng, hãy nhớ cho nhé. Vì ông không xứng, một nhà sư phạm, một vị giáo sư, của một người thầy, truyền đạt tinh hoa, tinh thần đạo học, của một dân tộc, tôn sư trọng đạo. Ông đáng tội đồ, vết nhơ giáo dục, ngôi trường đại học, uy tín hàng đầu, làm nên thế đứng, hơn 60 năm, cống hiến nhân tài, đào tạo nhân lực, đội ngũ trí thức, của một đất nước, đổi mới thăng hoa, phồn vinh tổ quốc. Vậy mà ông Dũng, phá vỡ hoàn toàn, niềm tin tuổi trẻ, bằng những tư tưởng, quái dị của ông, kỳ thị tôn giáo, miệt thị đạo Phật, đã kích Tăng Ni, đội lốt học giả, trá hình giáo sư, phá hoại giáo dục, bôi bẩn đạo đức, phách lối ta đây, báng bổ chư Phật, chê bai chư tổ, xuyên tạc thiền sư. Như vậy cho thấy, thế lực thù địch, tư tưởng ngoại lai, đem vào nước ta, lật đổ chánh quyền, không còn phương cách, chúng đành quay sang, chống phá đạo Phật, sở hở của ta, chúng cho len lỏi, vào trong giáo dục, đầu độc tuổi trẻ, bỏ rơi đạo pháp, lìa xa dân tộc. Thật là nguy hiểm, chúng ta kiên quyết, đấu tranh tới cùng, nhà nước bảo trọng, đừng khinh thường chúng. Ông Dương Ngọc Dũng, chánh phủ nước ta, Phật giáo Việt Nam, tín đồ Phật tử, cả nước đồng tâm, nhất quyết loại trừ, những kẻ gian manh, như ông Ngọc Dũng, kiến nghị nhà nước, thỉnh nguyện giáo hội, kêu gọi quần chúng, không cho ông Dũng, dạy về tôn giáo. Ông ta trắng trợn, ông ta thách thức, niềm tin tín ngưỡng, của một tôn giáo, đó là đạo Phật, được cả thế giới bầu chọn suy tôn, hướng về chung với ý nguyện toàn cầu đối với Phật giáo là: “Phật Giáo Một Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới, Một Tôn Giáo Vì Hòa Bình”

          Để đối trị với bản chất hóng hách, ngạo mạn của ông Dương Ngọc Dũng, trá hình qua hình thức giảng dạy đại học. Đã xúc phạm nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nói riêng, các quốc gia khu vực Phật giáo Đông Nam Á, cũng như Phật giáo trên toàn thế giới nói chung. Chúng tôi không thể nào “MÔ PHẬT” với những hành vi sai trái vô cùng nguy hiểm của ông Dương Ngọc Dũng mù tịt về Phật học, nói càn nói bừa về tư tưởng Phật giáo, để truyền đạt, giảng dạy cho sinh viên. Đây là một sự chờ đợi hết sức NÓNG và nghiêm túc của toàn thể tăng tín đồ phật tử, đối với Ban tôn giáo chính phủ, nhà nước Việt Nam và Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về vụ ông Dương Ngọc Dũng. Nhân sự việc này, chúng tôi trân trọng nhắc lại tuyên ngôn uy dũng đại hùng đại lực trong 50 năm chấn hưng Phật giáo như một thông điệp hào khí Đạo Pháp Dân Tộc, ở thập niên 70 cuối thế kỷ 20 của Hòa Thượng Thích Thiện Hoa:

          “Chúng ta hãy nghiêm chỉnh và từ từ giở lại từng trang sử Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy từ khi Phật giáo có mặt trên đất nước Việt Nam đến nay, gần 2000 năm. Phật giáo luôn luôn trung thành với dân tộc quốc gia Việt Nam, cùng với dân tộc đồng an đồng nguy. Khi nào nước nhà bị ngoại xâm, dân chúng đồ thán, thì Phật giáo đứng ra chống xâm lăng cứu nước giúp dân. Khi nước nhà thái bình thạnh trị, dân chúng an cư lạc nghiệp thì các vị thiền sư trở về chùa tu niệm. Phật giáo không mưu đồ ngai vàng, công danh, quyền thế hay độc tôn. Phật giáo không để cho một thế lực nào dù mạnh đến đâu khuynh đảo. Không để bị mua chuộc dù tiền bạc nhiều đến mấy. Phật giáo không chạy theo ngoại bang, không dựa quyền thế, không làm tay sai cho bất cứ ai. Mà Phật giáo chỉ trung thành với quốc gia – dân tộc, chỉ dựa trên căn bản dân tộc, sống chết với dân tộc mà thôi. Lịch sử Việt Nam, từ Đinh, Lê, Lý, Trần đã chứng minh hùng hồn và cụ thể điều đó.”

 

- THÍCH HUYỀN LAN -

PL. 2563 – Rằm tháng 10 kỷ hợi
– TL. Tháng 11 - 2019

         

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/04/2016(Xem: 30822)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 9581)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 7074)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 10798)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 13459)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
24/06/2015(Xem: 26363)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
15/05/2015(Xem: 22304)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 18086)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 24366)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 12593)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567