Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 5: Triết học Cārvāka

08/04/201319:37(Xem: 6400)
Bài 5: Triết học Cārvāka

Bài 05: Triết học Cārvāka

image

Thuyết vô thần[1], hay chủ nghĩa vô thần, là một quan điểm khẳng định rằng thần thánh không tồn tại, hoặc phủ nhận “đức tin”[2] vào thần thánh. Từ “vô thần” còn được định nghĩa một cách rộng hơn là sự không có đức tin vào thần thánh, đồng nghĩa với phi thần luận (nontheism).

A. Nguồn gốc.

I. Nhận định về Vô Thần:

“Vô thần” mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 16 tại Pháp, các quan niệm mà ngày nay được ghi nhận là vô thần đã được ghi lại từ thời cổ đại. Từ điển bách khoa Việt Nam viết:

Ở Ấn Độ, có tư tưởng về vũ trụ vô thủy vô chung, không do ai tạo ra. Ở Ai Cập, có tư tưởng hoài nghi về thế giới bên kia. Ở Trung Quốc cổ đại, có quan niệm duy vật và vô thần về khí và về năm nguyên tố hợp thành vũ trụ (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ). Ở Hi Lạp và La Mã cổ đại, có tư tưởng cho rằng thế giới cấu tạo từ các nguyên tố vật chất như nước, lửa, nguyên tử”.

Thuyết vô thần[1], hay chủ nghĩa vô thần, là một quan điểm khẳng định rằng thần thánh không tồn tại, hoặc phủ nhận “đức tin”[2] vào thần thánh. Từ “vô thần” còn được định nghĩa một cách rộng hơn là sự không có đức tin vào thần thánh, đồng nghĩa với phi thần luận (nontheism).

Nhiều người tự nhận là vô thần[3] có thái độ hoài nghi với tất cả những gì siêu nhiên, với lý do là không có bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của thần thánh. Những người khác lập luận ủng hộ thuyết vô thần trên cơ sở triết học, xã hội và lịch sử. Nhưng trong tư tưởng đưa đến nhận thức nhằm đạt sự đồng thuận đối với định nghĩa của các từ như “thần” hay “chúa” (deitygod) vẫn còn một khoảng cách khá xa đối với lập luận hay biện chứng.

Về các hiện tượng bị phủ nhận, chủ nghĩa vô thần có thể chống lại bất cứ thứ gì từ sự tồn tại của một vị chúa trời tới sự tồn tại của bất cứ khái niệm tâm linh, siêu nhiên, hay siêu việt nào, chẳng hạn như các khái niệm của Ấn Độ giáo và Phật giáo[4].

II. Khái quát về vô thần:

Cơ sở lý luận vô thần là phân biệt giữa vô thần thực tiễn và vô thần lý thuyết. Mỗi hình thức khác nhau của vô thần lý thuyết xuất phát từ một cơ sở lý luận hay luận cứ triết học cụ thể nào đó. Ngược lại, vô thần thực tiễn không đòi hỏi một luận cứ cụ thể và có thể bao gồm sự không quan tâm và không biết về ý niệm thần thánh.

1. Vô thần lý thuyết:

Về khía cạnh lý thuyết, hoặc tu hành, chủ nghĩa vô thần thừa nhận một cách tường minh các luận cứ chống lại sự tồn tại của thánh thần, phản ứng lại các luận cứ hữu thần như luận cứ mục đích hoặc thuyết đánh cược của Pascal (Pascal's Wager). Các lập luận lý thuyết cho việc phủ nhận thần thánh dựa trên các dạng thức tâm lý học, xã hội học, siêu hình học và nhận thức luận đa dạng.

2. Vô thần thực tiễn:

Trong thuyết vô thần “thực tiễn”, hay “thực dụng”, các cá nhân sống như thể không có thần thánh và họ giải thích các hiện tượng tự nhiên mà không dùng đến những khái niệm có tính chất thần thánh. Sự tồn tại của thần thánh không bị phủ nhận, nhưng có thể được xem là không cần thiết hoặc vô ích; thần thánh không mang lại mục đích sống, cũng không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Nói một cách khác khái niệm của họ khác vớikhoa học tự nhiên phương pháp luận (methodological naturalism). Chủ nghĩa vô thần thực tiễn có nhiều hình thức khác nhau:

2.1/ Thiếu động cơ tôn giáo để tạo nên đức tin vào thần.

2.2/ Chủ động loại bỏ các vấn đề về thần thánh và tôn giáo ra khỏi hoạt động tìm kiếm tri thức hay các hoạt động thực tiễn.

2.3/ Không quan tâm đến các vấn đề thần thánh và tôn giáo.

2.4/ Không có bất cứ ý niệm nào về thần thánh.

III. Xác Định chủ nghĩa nhận thức:

1. Tư tưởng của người Ấn qua các thời kỳ:

* 1500 TCN - Vệ ĐàÁo nghĩa thư

* 500 TCN - Jaina, Phật, Bhagavad Gita, Manu Smriti

* 300 TCN - sự phát triển của nền triết học Ấn giáo (Darshanas) chính thống

* 200 SCN - Long Thọ và sự phát triển của trường phái Đại thừa

* 600 SCN - Shankaracharya và sự phát triển của Vedanta

* 900 SCN - sự phát triển của các trường phái: Visishtadvaita, Dvaita, v.v...

2. Khái niệm Vô thần theo hai quan điểm:

Như vậy theo dòng thời gian, người Ấn đã thay đổi rất nhiều về nhận thức khi cuộc sống trở nên phong phú, trái đất được thu hẹp trong tầm tay thì khái niệm về vô thần cũng được phân chia ranh giới trong khái niệm khá rõ:

a) Vô thần trong trạng thái chưa từng nghĩ đến niềm tin vào thần thánh. Và mơ hồ với khái niệm vào thần thánh.

b) Vô thần có ý thức không xác định về đức tin thần thánh. Và họ chủ động khẳng định rằng thần thánh không tồn tại.

trangthaivothuc

Các nhà triết học như Ludwig Feuerbach[5] và Sigmund Freud lập luận rằng Chúa Trời và các đức tin tôn giáo khác là các phát minh của con người, được tạo ra để thỏa mãn các nhu cầu hay ý muốn đa dạng về tâm lý hoặc tình cảm. Đây cũng là quan điểm của nhiều Phật tử[6]. Chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Feuerbach, Karl Marx và Friedrich Engels, lập luận rằng đức tin vào Chúa Trời và tôn giáo là các công cụ xã hội mà những người có quyền lực sử dụng để áp bức giai cấp lao động. Theo Mikhail Bakunin, “ý niệm về Chúa hàm ý sự từ bỏ lý tính và công lý của con người; nó là sự phủ nhận kiên quyết nhất đối với quyền tự do của con người, và nó dẫn đến kết quả tất yếu là sự nô lệ của loài người về lý thuyết cũng như thực tế”. Đảo ngược câu cách ngôn nổi tiếng của Voltaire “Nếu không có Chúa thì cần phải phát minh ra Chúa”, Bakunin nói “Nếu quả là có Chúa thì cần phải bãi bỏ ông ta”[7].

Dựa trên những tiêu chí của các chủ thuyết, chúng ta thấy, dù cổ đại hay hiện đại thì những thắc mắc do tư duy hay tự nhiên không ý thức đều có cùng chung quan điểm, nếu những học thuyết và chủ nghĩa hữu thần hay vô thần chưa đưa được con người thoát khỏi cái vỏ kiến thức định kiến thì vẫn mãi là học thuyết suông.

B. Học thuyết.

1. Trường phái triết học Cārvāka: 

Trường phái triết học Cārvāka có tính chất triệt để duy vật và phản thần đã bắt nguồn từ khoảng thế kỷ thứ 6 trước CN. Và cũng là trường phái triết học vô thần rõ rệt nhất của Ấn Độ. Nhánh triết học Ấn Độ này được coi là một hệ thống không chính thống(heterodox) và dĩ nhiên không được xem là một phần của 6 trường phái chính thống của Ấn Độ giáo[8].

Sẽ rất khó khi chúng ta tìm thấy một tài liệu có hệ thống về chủ nghĩa duy vật, hay một trường phái có tổ chức nào tương tự như kiểu các trường phái triết học, bởi hầu hết người dân Ấn theo đa thần giáo, ngoài trừ người theo đạo Sikh[9]là nhất thần giáo”. Cho nên chúng ta chỉ có thể dựa vào các tác phẩm của các trường phái khác khi đề cập quan điểm duy vật và phủ nhận chúng. Kiến thức nghiên cứu của chúng ta về chủ nghĩa duy vật Ấn Độ chỉ dựa chủ yếu vào những điều này.

2.Mang tính đột phá và xây dựng ý thức:

Trường phái vô thần mang tính xây dựng trùng hợp với học thuyết theo thuyết giá trị phủ nhận sự tồn tại của thần thánh để nghiêng về một “giá trị tuyệt đối cao hơn” như đạo Phật[10] chẳng hạn, hoặc hướng về giá trị chân thiện mỹ của nhân loại! Hình thức vô thần này coi nhân loại như là nguồn gốc tuyệt đối của luân lý và các giá trị, và cho phép các cá nhân giải quyết mọi ngóc ngách của ý thức về các vấn đề đạo đức mà không cần có sự hiện diện của thần thánh để niềm hạnh phúc khộng bị hạn chế.

Đứng về một khía cạnh nào đó, chúng ta có thể nhận thấy người vô thần là một người thực tế, duy lý trí, chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe hoặc những gì khoa học có thể chứng minh được. Đến đây chúng ta có thể tạm chấp nhận vai trò học thuyết của Cārvāka là một bước đi mới mà bản thân của những người ngoài tôn giáo không muốn mình bị nô lệ kiến thức, hoặc quá lệ thuộc vào thần thánh.

Những năm gần đây, một số giáo phái đã thu nạp một số tín đồ vô thần công khai, chẳng hạn như Do Thái giáo nhân văn (humanistic Judaism) hay người Do Thái vô thần và những người vô thần Ki-tô giáo[11].

Như vậy, chưa hẳn là người vô thần, không theo một chủ nghĩa nào hoặc học thuyết nào là họ không có niềm tin, người không tôn giáo là không chính xác. Họ tin chính họ và phản bác các học thuyết còn lại và họ trung thành với quan điểm hướng đến giá trị tốt hơn của tôn giáo. Bởi mọi hình thức của tôn giáo cũng chỉ là gạch nối của mục đích sau cùng của kiếp người. Hay họ tin vào những giá trị thành tựu của khoa học thì đó cũng chính là “Tôn giáo khoa học”. Và trong một chừng mực nào đó niềm tin vào tôn giáo khoa học, đôi lúc họ còn mang tính cuồng tín và mãnh liệt hơn bất kỳ tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào!

Đó là một xu thế tất yếu của xã hội Ấn Độ đương thời, nên sự có mặt của học thuyết Cārvāka như thêm một bông hoa trong vườn hoa tâm linh, như một điểm son tạo nên nét chấm phá độc đáo cho bức tranh đa tôn giáo đa học thuyết nói chung và sáu trường phái chính thống nói riêng thêm gam màu tươi sáng cho dòng sử Ấn, và tạo nên một dấu ấn thiên hùng ca đậm chất triết học của một đất nước đầy huyền bí từ ngàn xưa cho đến ngày nay và mãi đến ngàn sau!


[1] Người theo thuyết vô thần là người không tin có sự hiện hữu của một hay nhiều thần hay thượng đế hay một đấng siêu nhân nào cả. Thuyết Vô Thần đã có từ thời Xenophanes (570 - 470 trước Tây Lịch), cách đây hơn 2,000 năm.

[2] Ðây là một con đường dài. Vì ta sẽ phải đi suốt cuộc đời mới hết. Ðường đức tin có những quãng đầy hoa thơm cỏ lạ và tiếng chim hót véo von. Ðó là những khi niềm tin dâng đầy. VietCatholic News (21/08/2003)

[3] Oxford American Dictionary định nghĩa “người vô thần” (atheist) là “người không tin và sự tồn tại của Chúa Trời hay thần thánh”. New York: Avon Press, 1980.

[4] Britannica (1992). “Atheism as rejection of religious beliefs”. Encyclopædia Britannica

http://www.britannica.com/eb/article-38265/atheism. Truy cập 21 tháng 10 năm 2009. 

[5] Walpola Rahula, What the Buddha Taught.Grove Press, 1974. Pages 51–52.

[6] Logical Arguments for Atheism. Internet Infidels, The Secular Web Library. truy nhập ngày 21.10.2009.

[7] Drange, Theodore M. (1996). "The Arguments From Evil and Nonbelief". Internet Infidels, Secular Web Library. Retrieved 22.10.2009.

[8] Joshi, L.R. (1966). “A New Interpretation of Indian Atheism”. Philosophy East and West16(3/4): 189–206.

[9] Trong tiếng puljab, “Sikh” có nghĩa là “học trò”, hoặc “môn đệ”, còn những người Sikh là “học trò của các Guru”. Đạo Sikh dựa trên những tín điều mà Guru Khải tổ Nanak và 9 vị Guru Thế tổ khác truyền lại. Chỉ thờ duy nhất một vị thần, đó là Chúa Trời. Chúa Trời tạo ra vũ trụ, sự tồn tại của vũ trụ phụ thuộc vào ý chí của Chúa Trời. Chúa Trời đã, đang và sẽ tồn tại mãi. Chúa Trời không có hình thù, không có giới tinh, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ mang hình dáng con người trên Trái đất.

[10] Phạm Thiên sau quá trình thanh lọc tâm hồn, chứng đắc đến cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ, nhưng vẫn còn bị luân hồi. Trường Bộ Kinh, Phạm võng kinh(sa., pi. brahmajāla, nghĩa là “tấm lưới của Phạm thiên”), nói về các quan điểm triết học và siêu hình thời Phật giáo sơ khai.

[11] Lyas, Colin (January 1970). “On the Coherence of Christian Atheism”. Philosophy: The Journal of the Royal Institute of Philosophy45(171): 1-19.

----o0o----

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2017(Xem: 9223)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 28243)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/09/2016(Xem: 6502)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau.
30/07/2016(Xem: 15938)
Đại Trưởng lão Bửu Chơn, một bậc cao tăng, đạo cao đức trọng của Phật giáo Nguyên Thủy, ngài có hơn 10 năm tu hạnh đầu đà ở núi rừng Campuchia. Trở về Việt Nam, ngài là người tu học khá sớm ở Tổ đình Bửu Quang vào khoảng thập niên 40. Ngài là thành viên sáng lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam và Tăng thống nhiệm kỳ Ban Chưởng quản lâm thời vào năm 1957
30/04/2016(Xem: 17315)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35257)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
29/02/2016(Xem: 10843)
Khi trình bày tổng quát về Phật pháp theo cách tu tập của người Tây Tạng, tôi thường chỉ rõ rằng đạo Phật áp dụng ở Tây Tạng là một hình thức kết hợp các giáo lý thuộc Tiểu thừa, Bồ Tát thừa và Mật thừa, bao gồm cả những pháp môn như là Đại Thủ Ấn. Vì có khá nhiều người [hiện diện ở đây] đã nhận lễ quán đảnh và thọ học giáo pháp v.v... nên việc giảng giải về một cấu trúc hoàn chỉnh [của Phật giáo Tây Tạng] có thể sẽ hữu ích.
28/02/2016(Xem: 8086)
Một thuyết giảng ở Luân Đôn, Anh quốc, 1988. Được chuyển dịch sang Anh ngữ bởi Geshe Thupten Jinpa và hiệu đính bởi Jeremy Russell. Được xuất bản lần đầu tiên trong Cho-Yang (No.5), là một tạp chí được phát hành bởi Bộ Tôn Giáo và Văn Hóa thuộc chính quyền Trung Ương Tây Tạng ở Dharamsala. Copyright His Holliness the Dalai Lama 14 (Bản quyền thuộc về Thánh đức Dalai Lama thứ 14) Quyền cho phép phổ biến Việt ngữ miễn phí với sự chuẩn thuận của ngài Rajiv Mehrotra, đại diện Foundation For Universal Responsibility of HH The Dalai Lama (www.furhhdl.org)
04/09/2015(Xem: 12079)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
02/07/2015(Xem: 15202)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]