Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II. Vấn đề tên gọi

05/04/201313:04(Xem: 7218)
II. Vấn đề tên gọi
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 3

II. Vấn Đề Tên Gọi

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


Ba truyền bản hiện lưu hành, đấy là truyền bản đời Lê I, đời Lê II và truyền bản đời Nguyễn, mang những tên gọi khác nhau về Thiền uyển tập anh. Truyền bản đời Nguyễn thì gọi Đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục ở tờ 1a1, hay Đại nam thiền uyển truyền đăng ở tờ 65a10 và Thiền uyển Truyền đăng lục ở gáy từ tờ 1 đến tờ 65. Điều này không có nghĩa người đứng in truyền bản đời Nguyễn, tức An Thiền không biết đến tên Thiền uyển tập anh đâu. Chính Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 5a4, một tác phẩm của Thiền, đã liệt Thiền uyển tập anh lục một (quyển) giữa những bản gỗ tàng trữ tại các chùa chiền miền Bắc nước ta vào thế kỷ thứ XIX. Như vậy, “bản gỗ cũ chùa Tiêu Sơn”, mà Thiền dùng để in ra quyển thượng của bộ Đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục, cứ vào ghi chép vừa dẫn của Đạo giáo nguyên lưu, phải có tên là Thiền uyển tập anh lục. Và chính lời tựa San khắc truyền đăng thủ Trần gia bản tờ 1b4-5, Thiền đã nói thẳng ra tên sách mình dùng cho việc in ra quyển thượng đó là Thiền uyển tập anh, bởi vì Thiền viết:
“Kịp đến nước ta thì xưa có Thiền uyển làm lục, Tập anh làm tên, ghi lấy cao tăng thạc đức của ba triều trình sơ nét chính”. Do thế, mặc dù truyền bản đời Nguyễn ngày nay xuất hiện dưới tên Đại nam thiền uyển truyền đăng tập lục, hay Đại nam thiền uyển truyền đăng, hay Thiền uyển Truyền đăng lục, ta biết chắc chắn là tự nguyên ủy nó vẫn có tên Thiền uyển tập anh.

Về truyền bản đời Lê I và Lê II, trong bảy lần nó nhắc tới tên sách ở những tờ 1a1, 4a1, 26a1, 44a1, 61a1, 71b1, và 72b11 thì sáu lần là đã có tên Thiền uyển tập anh. Chỉ trừ một lần ở tờ 4a1, nó thêm hai chữ “ngữ lục” ở sau thành Thiền uyển tập anh ngữ lục. Bản chất của Thiền uyển tập anh, tuy có chứa đựng ngữ lục, nhưng không phải là một tác phẩm thuần túy thuộc loại ngữ lục. Thực tế mà nói, nó có những truyện không chứa đựng một ngữ lục nào hết. Truyện Pháp Thuận, truyện Ma Ha thuộc dòng thiền Pháp Vân là những thí dụ. Có lẽ vì nhận ra sự trạng đó, nên người hiệu đính và viết tựa cho bản in năm 1715 đã không ngần ngại nêu ngay cái tên Thiền uyển tập anh, mà giải thích ý nghĩa và đã không một lời đề cập xa gần gì tới ngữ lục cả. Hơn nữa, cứ vào số lần xuất hiện của nó thì Thiền uyển tập anh chắc chắn là tên của tác phẩm từ nguyên ủy, nhất là khi ta biết chúng là khởi đầu cho những quyển khác nhau theo truyền bản sáu quyển. Chúng tôi vì vậy nghĩ rằng chữ “ngữ lục” là một thêm thắt vào thời Lê dưới ảnh hưởng của quan niệm, theo đó thì mỗi khi nói đến tác phẩm của các vị thiền sư, người ta phải đề cập tới ngữ lục. Và tên nguyên ủy của tác phẩm chúng ta nghiên cứu đây là Thiền uyển tập anh.

Tên đó từ thế kỷ thứ XV đã được Nguyễn Văn Chất (1422-?) dẫn ra trong phần Tục tập của Việt điện u linh tập tờ 42, mà sau này một “Nho sĩ họ Đoàn” thuộc thế kỷ thứ XVI đã sao lại vào trong quyển thứ ba của Lĩnh nam chích quái truyện tờ 115. Qua thế kỷ thứ XVIII, ngoài bản in năm 1715, Lê Quý Đôn là người sử dụng nhiều nhất Thiền uyển tập anh và đã gọi nó bằng chính cái tên đó trong Đại việt thông sử cũng như trong Kiến văn tiểu lục 4 tờ 12b8. Đến Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, phần Văn tịch chí chỉ ghi lại Thiền uyển tập thôi, trong khi “bản gỗ cũ của chùa Tiêu Sơn” cũng như Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 5a4 đều chép tên Thiền uyển tập anh lục. Cái tên Thiền uyển tập anh có một lai lịch xa xưa và thống nhất như thế. Do đó, chúng tôi đề nghị chúng ta gọi tên tác phẩm mang những đề danh khác nhau trên bằng cái tên Thiền uyển tập anh thống nhất vừa nêu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2013(Xem: 1125)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 11916)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 5499)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 5146)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 6476)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 4703)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 4651)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 5478)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
20/01/2013(Xem: 7580)
Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần củachúng ta càng ngày càng tốt hơn...
31/12/2012(Xem: 5766)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567