Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Vấn đề hiệu bản, phiên dịch và chú thích

05/04/201313:11(Xem: 8248)
V. Vấn đề hiệu bản, phiên dịch và chú thích
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 3

V. Vấn Đề Hiệu Bản, Phiên Dịch Và Chú Thích

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


Trong khi bàn về vấn đề truyền bản, chúng tôi đã vạch ra là giữa ba truyền bản hiện còn lưu hành, đấy là bản đời Lê I, bản đời Lê II và truyền bản đời Nguyễn, thì bản đời Lê I có nhiều ưu điểm vượt hẳn lên so với bản đờ Lê II và bản đời Nguyễn, đáng được chấp nhận làm bản đáy cho bản dịch của chúng tôi. Tuy nhiên, bản đời Lê I này vẫn còn chứa đựng những sai lầm và thiếu sót. Do thế, để thực một hiện bản dịch nghiêm chỉnh và đầy đủ, chúng tôi đã hiệu đối bản đáy đó với bản đời Lê II và bản đời Nguyễn cũng như trích từ truyền bản đời Trần trong Lĩnh nam chích quái, bản đời Hồ trong An nam chí nguyên và tham khảo thêm những sách sử khác, khi cần thiết, mà hầu hết, đều có ghi lại và giải thích trong phần chú thích, trừ một số rất ít chúng tôi đã hiệu lại theo cách của chúng tôi.

Trong hiệu bản này, dấu * đi với chữ nào là muốn chỉ chữ đó sau đấy vẫn tiếp tục được hiệu như thế. Còn những chữ viết tắt thì có ý nghĩa như sau:

Al = An nam chí lược
An = An nam chí nguyên
Đ = Đại Việt sử lược
H = Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh
Ty = Truyền đăng lục
L = Lĩnh nam chích quái truyện
T = Đại Việt Sử ký toàn thư
Tr = Trần thư
V = Việt sử tiêu án

Về phương pháp phiên dịch, chúng tôi cố gắng dịch sát theo hiệu bản chúng tôi về cả văn xuôi lẫn văn vần. Về văn vần thì chúng tôi giữ đúng tể thơ và số chữ của nguyên bản trong khi dịch. Trong phần dịch nếu có chú thích dấu hoa thị * ở cuối trang thì đó là nguyên chú của Thiền uyển tập anh.

Về chú thích, chúng tôi nhắm vào những mục đích sau.

§ Một là, để đính chính, khảo chính bản văn, nhằm giải thích những sai lầm trong nguyên bản.

§ Hai là, để giúp cho những người nghiên cứu ở những bộ môn khác nhau sử dụng Thiền uyển tập anh có những tư liệu liên quan tới những điểm họ muốn khảo cứu trong tác phẩm đây. Điểm này, chúng tôi muốn nhắm tới trước hết những người nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam và lịch sử Phật giáo Việt Nam, để họ có những tư liệu nhằm phát hiện những nét dị biệt giữa Phật giáo cùng tư tưởng nước ta và Phật giáo cùng tư tưởng Trung Quốc. Ngoài ra nhằm bổ sung một số kiến thức mới về lịch sử dân tộc ta, chúng tôi cố gắng thu thập một số tài kiệu khác có liên quan tới các vị thiền sư trong Thiền uyển tập anh. Thí dụ những văn kiện ngoại giao mà vua Lê Đại Hành gởi cho vua Tống mà theo tác giả Thiền uyển tập anh thì có thể chính bản thân thiền sư Pháp Thuận đã thảo ra. Cũng như chúng tôi chú thích rõ và xác định tại sao bài từ đầu tiên của văn học cũng như ngoại giao của nước ta là gồm bao nhiêu chữ cấu trúc từ pháp như thế nào, nhờ nghiên cứu điệu từ Nguyễn lang quy của đời Tống bên Trung Quốc.




CHÚ THÍCH

[5] Trần Văn Giáp, Le Bouddhisme en Annam dès origines jusqu’au XIIIe siècle, BEFEO XXXII (1932) 191-268
[6] Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, Tu viện Chân Không xuất bản, Sài Gòn: 1973, tr. 11-195 phỏng dịch đủ thiền sư cả hai phái Pháp Vân và Kiến Sơ; Khánh Vân Nguyễn Thụy Hòa, Tiểu truyện các thiền sư Việt Nam (phái Vô Ngôn Thông), Sài Gòn: 1974, chỉ dịch lướt phần đầu của phái Vô Ngôn Thông. Ông Nguyễn Đổng Chi có cho tôi hay vào khoảng 1938 Nguyễn Trọng Thuật có dịch Thiền uyển tập anh đăng trong báo Đuốc Tuệ, nhưng cũng chỉ dịch lướt. Tôi chưa có dịp thấy bản dịch ấy.
[7] E. Gaspardone, Bibliographie annamite, BEFEO XXXIV (1934) 1-173.
[8] Trần Văn Giáp, Le Bouddhisme en Annam dès origines jusqu’au XIIIe siècle, BEFEO XXXII (1932) 191-268.
[9] Đặng Minh Khiêm, Việt giám vịnh sử thi tập (VHv.1506), có lời tựa viết năm Quang Thiệu thứ 5 (1520) nói rằng: “Trong khoảng năm Hồng Thuận (1516), tôi vào làm việc tại sử quán, thường trộm có ý muốn thuật việc xưa, chỉ hiềm sách vở chứa ở bí thư các, lắm lần trãi qua binh hỏa, nên đã bị khuyết mất nhiều. Tôi chỉ thấy những tập còn nguyên của Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký do Phan Phù Tiên, Việt điện u linh tập do Lý Tế Xuyên, Lĩnh nam chích quái lục do Trần Thế Pháp mà thôi”.
[10] ] Ngan-Nan Tche Yuan, E. Gaspardone in, Hà Nội: Imprimerie d’Etrême-Orient, 1932.
1 Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam I, Huế: NXB Thuận Hóa, 1999, tr. 155-156.
[11] Lê Mạnh Thát, Toàn tập Minh Châu Hương Hải, Tp. Hồ Chí Minh: NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 120-121.
[12] Trần văn Giáp, Le Boudhisme en Annam dès origines aux XIIIè siècle, BEFEO XXXII (1932), 7
[13] E. Gaspardone, Bibliographie annamite, BEFEO XXXIV (1934), no. 144
[14] Số tờ của hai bản Lê I và Lê II đều giống nhau.
[15] Các trấn tổng xã danh bị lãm, A.570, ½.
[16] Chẳng hạn, về truyền thừa Khương Tăng Hội, bản chép tay này thêm thắt mấy chữ “Khương Tăng Hội chi nhân”, khiến hầu hết những người dịch và viết về Thiền uyển tập anh dựa trên bản này, đều tin là Khương Tăng Hội có dòng thiền truyền đến đời Lý. Xem Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt nam, Tu viện Chơn không, 1973, tr. 98; Nhất Hạnh, Thiền sư Tăng Hội, NXB Lá Bối, tr. 11; Ngô Đức Thọ, Thiền uyển tập anh, Hà Nội, NXB Văn học, 1990, tr. 90.
[17] Hoàng Xuân Hãn, Đại Nam quốc sử diễn ca. Saigon: Trường thi, 1957.
[18] E. Gaspardone, Bibligraphie Annamite, BEFFO XXXIV (1934) 144
[19] Hoàng Xuân Hãn, Lý Thường Kiệt, Sài Gòn: Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1966, tr. 422 và 432.
* Truyền đăng gọi Bất Ngữ Thông
* Nay là chùa Kiến Sơ ở Phù Đổng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14591)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
05/04/2013(Xem: 11257)
Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam 3 dành trọn quyển cho việc in lại tác phẩm Thiền uyển tập anh cùng phần nghiên cứu, bản dịch và chú thích của chúng tôi, mà trước đây đã từng được xuất bản. Việc dành tập 3 cho Thiền uyển tập anh này tất nhiên không đáp ứng hoàn toàn tiêu chí sắp xếp do chúng tôi đã đề ra trong Tổng tập 1, đó là "sắp xếp các tác phẩm Văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác gia, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nươc ta cho đến thế kỷ XX".
04/04/2013(Xem: 2412)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 13694)
Trong Tổng tập 2 này, để hiểu Pháp kính kinh tự của Khương Tăng Hội, chúng tôi cho dịch luôn bản Pháp kính kinh của Kỵ đô úy An Huyền. Đây là một trong những bản kinh xưa nhất của nền dịch thuật Phật giáo Trung Quốc, nên đầy dẫy những văn cú khó khăn của giai đoạn cổ dịch. Vì thế trong khi dịch, chúng tôi có tham khảo bản dịch của Trúc Pháp Hộ đối với kinh này, biết dưới tên Uất Ca La Việt vấn Bồ tát hạnh kinh (ĐTK 323).
01/04/2013(Xem: 6855)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6606)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 7913)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5961)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 5262)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
01/03/2013(Xem: 6667)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]