Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

II - D. Pháp kính kinh hậu tự

04/04/201320:44(Xem: 7728)
II - D. Pháp kính kinh hậu tự
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2

D. Pháp Kính Kinh Hậu Tự

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


Tựa nói: Hễ không soi gương sáng thì không thấy bóng mình. Không khen kinh thánh thì không thấy tình mình. Tình có chân ngụy, tính có cương nhu, chí có thuần dữ, ý có tốt sáng, biết có sâu cạn, không thể đồng nhất. Không thấy kinh thánh thì không gì để tự làm sáng mình. Cho nên, đức Phật viết kinh, tên gọi là Pháp kính, trao cho các vị thượng thủ Bồ tát truyền dạy thiên hạ, để bậc hiền lương hữu thức, học giả thông đạt, hành giả chí ngay mau được đạt đạo thành vô thượng.

Họ Khương đức lớn, lòng thông bát đạt, đã viết chú giải, diễn bày ý nghĩa, lời văn nhã đẹp, rực rỡ sáng tươi, để lại giáo huấn cho đàn hậu tấn, khai đạo mới học. Đối với việc học, có ích để dâng trình, ý tứ chặt chẽ, thật đáng ca ngợi.

Nhưng diệu chỉ của thượng thánh, mục đích sâu thẳm, không thể tìm hết. Tôi xét nghĩa lớn, có nhiều sai khác, sợ kẻ hậu học lấy đó làm đúng, mà đánh mất nghĩa chính. Cả hai đều có lỗi. Tôi trải qua suy nghĩ kỹ càng, xử lý chỗ thiếu sót, có bảy mươi tám việc, kính dẫn các kinh, so định nghĩa nó, hầu khiến ứng hợp, không còn tỳ vết.

Lại nữa, câu chữ bản kinh phần lớn lần mất do tước bỏ cải dịch chữ dịch chữ nó, khiến câu đọc không khớp, âm vận không sánh, nghĩa lý sai lầm, không tiếp liền nhau, mất nhiều thích đáng. Hễ thánh thượng chế kinh, lời gọn nghĩa đúng, đầy đủ không có tỳ vết, không thể lại thêm bớt. Nó giống như tay chân con người, nhận từ cha mẹ, dài ngắn đẹp xấu, mỗi do gốc cội, há có thể lại canh cải được ư? Đó gọi là thêm thì gây tỳ vết, bớt thì đục khoét vết thương.

Vả lại, thi thơ lễ nhạc thế tục, chữ sót ngày xưa, tuy chẳng phải chính thể, đám hậu học chẳng dám cải đổi, mà đều tôn kính sách xưa, chuyền nhau vâng thuận. Huống nữa là kinh này rõ ràng do thánh thần chế ra, mọi tiên thánh trên trời dưới trời chẳng ai là chẳng cúi đầu vâng nhận để làm mẫu sáng. Người học thêm trí, kẻ hành được độ, số là không kể.

Thế mà người học muôn đời mạt tục này, thấy nghe chưa rộng, lại đem ý riêng mình, bỏ bớt lời đúng, trái phạm sách kinh, há không lầm lạc ư? Tiếng nói học Phật, mà trái lời Phật dạy, thế muốn cầu gì?

Xưa thời Phật Duy Vệ có người trái tên Phật một chữ, sau mắc phải tội mù năm trăm năm, mờ mờ mịt mịt, khốn khổ lâu lắm. Đến thời Phật Thích Ca Văn, người ấy nghe đức Thánh, nên đến tự quy, hầu được cứu giúp. Đức Phật xa thấy ông và gọi, mắt ông liền sáng. Bèn gieo mình hối lỗi, xin được chữa lành. Đức Phật bảo: “Tội con xong rồi, nay không có lo gì khác”. Xem đó thì không thể không thận trọng. Hễ người nếu có thể phục thiện thứ lỗi ăn năn, cải lỗi qua, làm tốt tới, đó cũng là ý của bậc hiền giả.




CHÚ THÍCH

[9] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử tập 1, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr. 70-83.
[10] Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Mâu Tử tập 1, Tu thư Vạn Hạnh, 1982, tr. 231-293.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 30717)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
28/01/2011(Xem: 13874)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
05/01/2011(Xem: 12800)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 32236)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 4408)
Nói đến tiến trình phát triển Phật giáo là nói đến lộ trình diễntiến của Phật giáo từ lúc Phật nói bài pháp đầu tiên sau khi thành đạo cho đến bây giờ, suốt thời gian trên hai mươi lăm thế kỷ; là nói đến nơi Phật thuyết pháp lần đầu tiên cho nhóm Kiều-trần-như ở vườn Lộc Uyển cho đến bây giờ, trải qua một không gian rộng lớn từ lưu vực sông Hằng ở vùng Ấn Độ, đến miền Tây, vượt khỏi biên thùy Ấn Độ, đến Hy Lạp, Ai Cập, qua những sa mạc mênh mông, những dãy núi cao vòi vọi, những đồng bằng bát ngát, từ Trung Á đến Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản, xuống Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Mã Lai, vượt Địa Trung Hải đến Âu châu, vượt Thái Bình Dương đến Úc châu, Mỹ Quốc. vượt Ấn Độ Dương đến Phi châu, vượt Đại Tây Dương đến Trung Mỹ, Nam Mỹ.
31/12/2010(Xem: 6408)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
24/12/2010(Xem: 6263)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 7550)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
14/12/2010(Xem: 10415)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
02/12/2010(Xem: 18730)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết học và thi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nở ở Ấn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567