Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

* Lời Nói Đầu

24/10/201406:51(Xem: 9497)
* Lời Nói Đầu

 

 

HIỆN TƯỢNG

của

TỬ SINH

Tác giả:  Thích Như Điển

Ấn Hành  PL. 2558 – DL. 2014
***


LỜI NÓI ĐẦU

 

 

K

ể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.

 

Năm 1974 lần đầu tiên tôi đặt bút dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật quyển „Truyện cổ Việt Nam - tập I“ của ông Nguyễn Đổng Chi. Lý do để tôi dịch truyện nầy, vì ông Thầy dạy thêm phần tiếng Nhật tại Đại Học Teikyo lúc bấy giờ muốn tôi giới thiệu văn hóa Việt Nam cho ông ta đọc và đó cũng là cách để ông ta kiểm điểm khả năng Nhật ngữ của tôi khi đang học Giáo Dục tại Đại Học nầy từ Semester thứ nhất đến Semester thứ tư. Thế là việc tự nhiên đã đến; nghĩa là tôi trở thành người dịch truyện cổ. Các báo chí Nhật Bản lúc bấy giờ đã đăng tin và nhiều ký giả đã tìm đến chùa Honryuji ở Hachioji thuộc Tokyo để phỏng vấn lấy tin và đăng báo. Tôi tự nhiên trở thành như vậy và cứ cầm bút mãi cho đến ngày nay.

Nhiều người bảo tôi là văn sĩ. Tôi chối từ. Bảo tôi là người viết tiểu thuyết. Tôi cũng chưa chấp nhận. Có kẻ cho tôi là dịch giả. Tôi cũng chưa thuận ý, mà tôi chỉ đơn thuần là một Tu Sĩ Phật Giáo đi làm nhiệm vụ chuyên chở chữ nghĩa cũng như văn chương đến với mọi người ở nhiều hình thức khác nhau, nhằm cung cấp cho ai đó, thích đọc hay xem thử tư tưởng Phật Học có gì mới lạ không? Và biết đâu trong số những độc giả ấy sẽ có một vài người hiểu được điều mình muốn truyền đạt đến. Thế là đủ rồi.

Có nhiều quyển sách nghiên cứu khó đọc, chứ chưa nói đến chuyện hiểu; cho nên nhiều người than: Tại sao lại phải như thế? Đời nay người ta chỉ muốn cái gì cho nhanh, gọn, mau hiểu. Còn cái gì đó bắt buộc phải suy nghĩ và tốn thì giờ; thôi thì cứ xếp sách để lại đó, lần sau sẽ tính. Đôi khi lần sau ấy, không bao giờ có dịp đến với người đọc khó tính kia nữa.

Cũng có lắm người đọc hết sách, nhưng sau khi gấp sách lại, hỏi rằng: Tác giả muốn nói gì trong sách ấy, lại trả lời chẳng thông. Có người đọc, chỉ để đọc mà thôi. Ngược lại cũng có lắm người thuộc lòng từng câu văn, từng lời đối đáp trong một quyển sách nào đó; khiến cho tác giả cũng chạnh lòng.

Đa phần nhiều người than rằng: sách dày quá lại khó hiểu. Do vậy quyển sách này tôi cố gắng viết cô đọng lại và mỏng hơn, không làm phiền người đọc sách nữa. Nếu cách đây gần 100 năm nhà văn nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu than rằng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo; nên ông mới mang chữ nghĩa lên bán cho ông Trời và Trời cũng tự hỏi rằng:

Khách hà nhân giả

Cớ làm sao suồng sả dám đưa thơ?

Chốn Thiên Cung ai kén rể bao giờ

Chỉ những sự ngẩn ngơ mà giấy má

Chức Nữ tảo tùng giai tế giá

Hằng Nga bất nại bảo phu miên…

 

Còn ngày nay thì sao? có khác với 100 năm trước không? Câu trả lời xin để dành lại cho độc giả vậy.

 

Theo Khổng Tử của Trung Quốc ngày xưa, đời người chia ra làm nhiều giai đoạn của mỗi 10 năm; đến 60 tuổi là „thuận nhĩ“. Nghĩa là mọi việc đều phải thuận theo tai mình nghe, mắt mình thấy, không cần phải đính chánh cũng không cần phải nông nổi để phê phán một vấn để gì. Năm nay tôi đã 65 tuổi tây và 66 tuổi ta, lại có 50 năm xuất gia hành đạo. Do vậy với tôi bây giờ không thương riêng ai mà cũng chẳng ghét riêng ai. Không buồn, không lo, không hờn, không giận; không vui, chẳng khổ. Đây là những nguyên tắc sống của tôi lúc tuổi về chiều. Có thể có người cho rằng đây là bi quan; nhưng với tôi, đây là cách tốt nhất để cho tâm mình an ổn.

 

Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác. Chết vốn là điều đáng nói, còn sống vốn là chuyện tự nhiên của cuộc đời. Khi được sinh ra đời, mọi vật đều phải sống. Có người sống đến 100 năm; nhưng cũng có nhiều người chết non khi mới vừa lọt lòng mẹ. Lại cũng có lắm kẻ phải sống cho qua một kiếp người. Vui, khổ, giàu, nghèo v.v… vốn đan tréo với nhau bởi nhiều mối dây ràng buộc của nhân quả, khó mà định nghĩa cho hết được.

Chết mới là sự bắt đầu; chứ không phải khi sinh ra là bắt đầu. Cũng giống như ngày chủ nhật mới là ngày đầu tuần; chứ đầu tuần không bắt đầu từ thứ hai. Trong các dân tộc ở Á Đông, người Nhật thể hiện rỏ nét nhất về cách gọi của bảy ngày trong tuần như sau:

 

Nichijobi   =  ngày chủ nhật  =  ngày của mặt trời

Getsujobi   =  ngày thứ hai     =  ngày của mặt trăng

Kajobi        =  ngày thứ ba        =  ngày của lửa

Suijobi       =   ngày thứ tư      =  ngày của nước

Mokkujobi  =  ngày thứ năm  =  ngày của cây

Kinjobi      =  ngày thứ sáu     =  ngày của vàng

Dozobi       =  ngày thứ bảy      =  ngày của đất

 

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là ngũ hành vận chuyển trong trời đất này bởi âm dương là mặt trời và mặt trăng. Đây là cách ứng dụng rất tuyệt vời văn học của Trung Quốc vào nền văn hóa của Nhật Bản. Trong khi đó chữ Hán xuất phát từ Trung Hoa mà họ không ứng dụng hoàn hảo vào cuộc sống tài tình như người Nhật, Họ gọi các ngày trong tuần là:

 

Shinchiru         =   Tinh kỳ nhật        =   ngày chủ nhật

Shinchii            =   Tinh kỳ nhất        =    ngày thứ hai

Shinchie           =   Tinh kỳ nhị          =    ngày thứ ba

Shinchisan       =   Tinh kỳ tam         =    ngày thứ tư

Shinchisi          =   Tinh kỳ tứ            =    ngày thứ năm

Shinchiu           =   Tinh kỳ ngũ         =    ngày thứ sáu

Shinchiru         =   Tinh kỳ lục          =    ngày thứ bảy

Thật ra cách gọi của Trung Hoa không rõ ràng bằng cách gọi của người Nhật. Từ đó chúng ta, người Việt Nam có thể tạo ra một cách riêng để gọi cho việc nầy, chắc cũng chẳng phải là điều  quá đáng vậy.

Người Việt Nam chúng ta ngày xưa hay nhớ ngày giỗ kỵ của ông bà cha mẹ và những người thân thuộc trong gia đình nội ngoại kỹ càng hơn là ngày sinh ra của những thành viên trong gia đình. Vì lẽ người Việt Nam xem trọng cái chết, hơn là sự sống. Vì chết không phải là hết, mà chết mới chỉ là một sự bắt đầu. Do vậy những người con gái Việt Nam ngày xưa khi về nhà chồng, những điều căn bản nơi nhà chồng mà cô dâu cần phải biết; trong đó có vấn đề lo nhớ ngày giỗ quảy trong gia đình chồng. Có thể chính ngày sinh của cô dâu ấy và ngay cả cha mẹ sinh ra cô ta nữa, cô ta cũng chẳng nhớ; nhưng điều bắt buộc phải nhớ là những ngày giỗ của nhà chồng, chứ chẳng phải bên nhà cha mẹ sinh ra mình.

Ở Việt Nam thuở xa xưa, người ta không tổ chức ăn mừng sinh nhật, dầu cho người ấy có tuổi thọ là bao nhiêu đi chăng nữa, mà chỉ chú mục vào đám giỗ và đám tang của một người thân. Lý do như bên trên đã trình bày. Người Việt Nam chúng ta cũng có hai loại tuổi. Một loại tuổi Tây, tính theo ngày sinh, giống như Tây phương. Một loại tuổi khác, gọi là tuổi Ta. Tuổi nầy tính theo âm lịch. Cứ mỗi cái Tết âm lịch đến, đều tính một tuổi. Vì lẽ chín tháng mười ngày thai nhi được cưu mang trong bào thai của người mẹ cũng đã là một tuổi khởi đầu của cuộc sống mới rồi. Do vậy người Việt Nam gọi tuổi Ta là vậy. Tuổi nầy cũng là tuổi của Phật Giáo nữa. Vì lẽ một chúng sinh theo Phật Giáo không phải được khởi sự chỉ lúc mới được sinh ra, mà chúng sanh ấy được bắt đầu qua sự tác ý của cha mẹ và sự hiện hữu của một tâm thức và việc hội đủ nhân duyên để cho một chúng sanh thành tựu. Do vậy sự sống manh nha từ tư tưởng hội ngộ của ba nguồn dữ liệu ấy. Nếu thiếu một trong hai hay trong ba điều kiện trên, thì một chúng sanh không thể thành hình.

 

Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó; nhưng nó không thật. Vì sự sống chết chỉ là một hiện tượng. Đã là một hiện tượng thì thực tướng của nó là không và cái không nầy đã bị vô thường cũng như khổ chi phối. Ai hiểu được điều nầy thì sẽ hiểu được Đạo Phật. Giáo lý của Đức Phật không phải khó hiểu, để cho chúng ta phải đóng khung vào đó, rồi tự nhủ rằng: mình không thể bước ra khỏi sự nhọc nhằn kia. Điều khác nhau giữa một con người tỉnh thức giác ngộ và một người chưa tỉnh thức là biết đúng thời, đúng lúc và chưa biết đúng sự thật mà thôi. Khi chúng ta nhìn thế gian nầy với con mắt nhị nguyên, thì rõ ràng rằng cái gì cũng có đấy chứ! nhưng khi nhìn kỹ lại thì cái có ấy bị chi phối bởi vô thường; nên căn bản của nó là không thật có. Đã không thật có thì đau khổ hay sầu muộn theo đó để làm gì?

 

Khi đã rõ lối đi về như vậy rồi thì người Phật Tử chúng ta không sợ chết nữa, mà chết chỉ là một khoảnh khắc để thay đổi chiếc áo nghiệp lực mà lâu nay chúng ta đã mặc vào, bây giờ chúng ta chỉ cần chọn một chiếc áo khác để thay đổi hành trình sanh tử của chúng ta mà thôi.

Nhiều người khi cha mẹ, anh chị em qua đời rất buồn khổ; nhưng họ quên rằng: trong chính thân tâm ta cũng đang mang sự hiện hữu của cha mẹ và anh em cùng huyết thống mà. Trong bản thân hiện hữu của chúng ta, vẫn có sự tồn tại của cha mẹ. Do đó ta đâu có mất cha hay mất mẹ. Tất cả chỉ là một sự luân lưu, một sự hoán chuyển; nhưng chúng ta chưa và không quán triệt đấy thôi.

 

Tôi mong rằng với tác phẩm nhỏ nầy sẽ giúp cho người Phật Tử chúng ta rõ được chốn đi về của tử sinh, để từ đo chúng ta không sợ chúng và chúng ta sẽ làm chủ những hiện tượng nầy, để cho cuộc đời của chúng ta bớt khổ và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.

Mong rằng tất cả chúng ta đều có được một ý niệm vững vàng như vậy để cuộc sống của ta mang theo được nhiều ý nghĩa hơn.

 

 

                                     Tác giả: Thích Như Điển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 5590)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
24/09/2010(Xem: 6020)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 5051)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9999)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4204)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 5002)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8534)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4392)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5680)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 7094)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]