Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trạng thái con người sau khi chết

29/09/201009:44(Xem: 5518)
Trạng thái con người sau khi chết

Theo quan điểm của Phật giáo, đời sống của một con người chỉ hoàn toàn chấm dứt khi toàn thân lạnh hết.

Lúc đó là thời điểm mà thần thức rời khỏi thể xác, giai đoạn này mới được tính là chết. Nếu khi người bịnh vừa mới chấm dứt hơi thở, nhịp tim vừa ngưng đập, nhưng hơi ấm xác thân vẫn còn, lúc này vẫn chưa tính là chết. Bởi thời điểm này, mọi sự cảm thọ của họ vẫn đồng như người đang còn sống, chỉ có điều họ không thể nói năng được mà thôi.

Con người từ đâu đến và chết rồi đi về đâu, luôn là một câu hỏi lớn của nhân loại từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, như trong kinh Lương hoàng sám nói: “Không biết sanh ra từ đâu đến, chết rồi đi về đâu, chỉ biết ngậm ngùi đưa nhau đến đáy huyệt, một lần chia ly là từ biệt vạn đời”. Như vậy, thần thức con người sau khi lìa khỏi xác thân đi về đâu? Quá trình thọ dụng của thần thức trước khi chưa tìm ra chỗ thọ sanh như thế nào? Tâm lý của thần thức trong giai đoạn này ra sao? Đó là những vấn đề chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu.

I. BA TRƯỜNG HỢP SAI KHÁC SAU KHI CHẾT.

Tất cả chúng sanh sau khi chết, tùy theo nghiệp lực sanh tiền tạo tác của mỗi người là thiện hay ác, mà chết rơi vào một trong ba trường hợp sau.

1. Chết với tâm lành.

Người nào sanh tiền có tín tâm với Tam bảo, tạo nhiều thiện căn công đức, khi sắp mạng chung sẽ tự nhớ nghĩ lại những công đức của mình đã tạo, hoặc do người khác làm cho nhớ lại. Người sắp chết lúc bấy giờ các thiện pháp như tín, tấn, niệm, định, tuệ sẽ hiện hành trong tâm, khiến tâm vô cùng hoan hỷ, an lạc.

Người chết với tâm lành, tâm hoan hỷ, liền thấy những cảnh tượng khả ái, cảnh tượng không rối loạn. Tâm lành, tâm hoan hỷ, khiến thân có những biểu hiện như tinh thần ổn định, sắc mặt vui vẻ, miệng mỉm cười... Nghĩa là khi người đó chết, không có những khổ thọ bức bách nơi thân. Người sắp lâm chung với tâm lành, tâm định tỉnh như thế, sẽ tái sanh về một trong các cảnh giới an lạc.

2. Chết với tâm ác.

Người nào sanh tiền phỉ báng Tam bảo, bất tín nhân quả, tạo nhiều ác nghiệp, khi sắp mạng chung sẽ tự nhớ nghĩ lại những ác nghiệp của mình đã tạo, hoặc do người khác làm cho nhớ lại. Người sắp chết lúc bấy giờ, những ác pháp như tham, sân, si, mạn, nghi sẽ hiện hành trong tâm, khiến tâm vô cùng hoảng hốt, lo âu đầy sợ hãi.

Người chết với tâm ác, tâm rối loạn, liền thấy những cảnh tượng bất như ý, cảnh tượng quái dị, cảnh tượng rối loạn, như thấy các ngạ quỷ cầm dao gậy đến đe dọa... Tâm rối loạn, khiến thân có những biểu hiện hoảng hốt, đau khổ như sắc diện bầm tím, tay chân run rẩy, người xuất đầy mồ hôi, không làm chủ đại tiện, tiểu tiện... Nghĩa là khi người đó chết, phải chịu những cảm thọ đau khổ, những bức bách nơi thân. Người sắp lâm chung với tâm ác, tâm mất định tĩnh sẽ tái sanh vào một trong bốn ác thú.

3. Chết với tâm vô ký.

Người nào khi sanh tiền không tạo nghiệp lành cũng không tạo nghiệp ác, hoặc tạo nghiệp thiện ác ngang nhau, người này lúc sắp mạng chung tâm không nhớ, hoặc không có người khác làm cho nhớ lại nghiệp lực đã tạo. Lúc đó tâm người chết, chẳng phải thiện chẳng phải ác. Do vậy thân thể cũng không có biểu hiện an vui hay đau khổ khi chết.

Bấy giờ, chủng tử trong tàng thức sẽ hiện khởi, nếu chủng tử nào mạnh hơn, hoặc chủng tử nào hiện khởi đầu tiên, thì tâm sẽ nhớ đến, và tùy thuộc vào chủng tử lành hay dữ hiện khởi, mà người chết sẽ tái sanh về một trong các cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc, tương ưng với chủng tử thiện hay ác hiện khởi.

Tóm lại, người sắp mạng chung, nếu người tạo nghiệp ác, thức nương tựa sẽ bắt đầu xả từ phần trên, có nghĩa là từ trên đỉnh đầu, cảm giác lạnh theo thân mà khởi, như thế lần xả cho đến chỗ tim rồi xuống dưới. Nếu người tu nghiệp thiện, thức nơi chỗ nương gá sẽ bắt đầu xả từ phần dưới, tức từ dưới bàn chân, cảm giác lạnh theo thức mà khởi, như thế xả cho đến chỗ tim lần lên. Đến khi cảm giác lạnh lan khắp toàn thân, tức thần thức đã lìa ra khỏi thể xác.

II. KHÁI QUÁT VỀ THÂN TRUNG ẤM.

1. Thân Trung ấm là gì?

Tìm hiểu về trạng thái con người sau khi chết là tìm hiểu quá trình sanh hoạt về tâm sinh lý của thân Trung ấm.

a. Ba loại thân.

Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất năm hay bảy chục ký lô này. Thân Trung ấm là thân sau khi chết, đang ở trong khoảng thời gian tìm kiếm một thân khác tương ứng để nương gá. Thân Hậu ấm là thân đời sau, tức là thân đã tái sanh vào một cảnh giới khác.

b. Tại sao Trung ấm được gọi là thân?

Đúng theo ý nghĩa của chữ thân là “tích tụ” thì sau khi thân này đã chết và chưa tìm ra chỗ đầu thai, trong giai đoạn này không thể gọi là thân được. Vì trong giai đoạn này chỉ có thần thức mà thôi, chưa có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp, và chưa có những nguyên chất khác để tạo thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này có thể tạm gọi là thân, vì nó có đủ sự thấy, nghe, hay, biết… nhưng đó chỉ là cái ảo ảnh do thần thức biến hiện, trong kinh Phật có chỗ gọi là “sắc công năng”, là cái thân do nơi chủng tử của thần thức hiện hành.

c. Các tên gọi sai khác.

Thân Trung ấm còn gọi là thân Trung hữu, Kiền đạt phước (Hương hành), Ý hành, Thú sanh...

Gọi là thân Trung hữu, vì thân này là thân quả báo ở khoảng giữa đời này và đời sau; nghĩa là sau khi rời thân Tiền ấm nhưng chưa thác sanh vào thân Hậu ấm, trong khoảng trung gian đó gọi là Trung, do vì quả báo thân này vốn có chẳng phải không, mà con người ai cũng phải gánh trả nên gọi là Hữu.

Hoặc gọi là Hương hành, do thân này luôn lần theo mùi hương mà đi, ngửi mùi hương để tồn tại, vì vậy đối với người chết khi cúng họ chỉ hưởng mùi hương mà no đủ. Gọi là Ý hành, do thân này lấy ý làm nương gá, để đi tìm chỗ đầu thai. Gọi là Thú sanh, do thân này ở một trong sáu cảnh luân hồi mà có.

2. Trường hợp nào thọ thân Trung ấm?

Thân thể con người vốn do tứ đại hợp thành, do vậy sắc thân khi “chết” là quá trình phân tán của tứ đại, còn phần tinh thần thì không mất mà tùy nghiệp thọ báo. Thần thức của con người sau khi lìa khỏi xác thân sẽ rơi vào một trong hai trường hợp sau.

a. Trường hợp không thọ thân Trung ấm.

Đối với người khi sanh tiền hay tạo các nghiệp nhân cực ác (như ngũ nghịch, thập ác), hoặc người khi sanh tiền đã tu rất nhiều công đức lành (tu mười điều thiện), hoặc người khi sanh tiền có tâm tín sâu, nguyện thiết, một lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương, hoặc người có công phu thiền định sâu mầu đã đoạn trừ được Kiến tư hoặc, những người đó sau khi chết không phải thọ thân Trung ấm.

Sở dĩ họ không phải thọ thân Trung ấm, bởi tội phước của họ đã xác định rõ ràng. Những hạng người này ngay khi vừa chấm dứt hơi thở, họ sẽ trực chỉ đọa vào địa ngục A-tỳ, hoặc sanh lên cung trời, hoặc vãng sanh về Tịnh độ của mười phương chư Phật, hoặc chứng đắc các Thánh vị.

b. Trường hợp thọ thân Trung ấm.

Đối với hạng người phổ thông bình thường, khi sanh tiền tuy tạo nghiệp nhưng không rơi vào một trong hai nghiệp cực thiện hay cực ác kể trên. Với hạng người trong tâm họ có nghiệp thiện ác lẫn lộn nên không thể xác định họ thuộc nghiệp ác hay nghiệp thiện, để định sẵn cảnh giới tái sanh tương ưng. Trong trường hợp này, thần thức của những chúng sanh đó phải trải qua giai đoạn thọ thân Trung ấm.

III. CẢNH GIỚI THỌ DỤNG CỦA THÂN TRUNG ẤM.

Chúng ta tìm hiểu cảnh giới thọ dụng của thân Trung ấm qua hai phần là sắc thân thọ báo và tâm lý thọ báo.

1. Sắc thân thọ báo.

a. Hình dáng.

Trung ấm có hai loại là hình sắc xinh đẹp và dung mạo xấu xa. Trung ấm có loại hai tay hai chân, có loại bốn chân, có loại nhiều chân, hoặc không chân. Đại để Trung ấm chuẩn bị tái sanh về loại nào thì có hình dáng tương đồng với chúng sanh loài đó.

Thân Trung ấm của hàng nhân thiên cõi dục, hình dáng bằng đứa bé năm bảy tuổi. Thân Trung ấm của chúng sanh cõi sắc lớn bằng thân bản hữu và có y phục, vì do có nhiều chủng tử tàm quý. Chúng sanh ở cõi vô sắc không có Trung ấm thân, bởi cõi này không có hình sắc.

Trung ấm chư thiên đầu hướng lên, Trung ấm người, bàng sanh và quỷ nằm ngang mà bay đi, Trung ấm của chúng sanh ở địa ngục đầu chúc xuống.

b. Ánh sáng và màu sắc.

Với người nào có thiên nhãn, nhìn vào ánh sáng phát ra của mỗi người, họ có thể đoán định được tánh chất của người đó là thiện hay ác. Trung ấm cũng thế, tùy theo nghiệp thiện hay ác, mà mỗi loài đều có những ánh sáng phát ra hoàn toàn không giống nhau. Đại để Trung ấm của kẻ tạo nghiệp ác ánh ra sắc đen hay xám như đêm tối, Trung ấm của kẻ tạo nghiệp thiện ánh ra sắc trắng như điện trong sáng.

Còn về màu sắc, Trung ấm của địa ngục sắc đen như than. Trung ấm của bàng sanh sắc nám như khói. Trung ấm của ngạ quỷ sắc đạm như nước. Trung ấm người và trời Dục giới sắc như vàng ròng. Trung ấm của chư thiên Sắc giới rất đẹp, màu tươi trắng sáng tỏ như ánh trăng rằm.

c. Thần lực.

Trung ấm có rất nhiều thần lực. Mắt của thân Trung ấm nhìn suốt xa như thiên nhãn không bị chướng ngại, thấy các Trung ấm khác và chỗ mình sẽ thọ sanh. Tai của Trung ấm rất thính, có thể nghe được những âm thanh cực nhỏ. Mũi của Trung ấm có thể ngửi được những mùi hương xa vạn dặm...

Trong giây phút, Trung ấm có thể bay vòng quanh giáp núi Tu di, lại có thể xuyên qua tường vách núi non không bị chướng ngại. Chỉ trừ hai chỗ Trung ấm không thể vượt qua được: một là bào thai mẹ vì nghiệp lực, khi Trung ấm đã vào rồi thì không thể đi ra được; hai là tòa Kim cang của Phật, do thần lực của Phật, Trung ấm không thể vượt qua được.

d. Thọ mạng.

Thọ mạng tối đa của thân Trung ấm là bảy ngày, nếu quá thời hạn bảy ngày mà chưa tìm được chỗ thọ sanh, Trung ấm sẽ chết đi rồi sống lại. Nhưng trong vòng 49 ngày, Trung ấm cũng sẽ tìm được chỗ thọ sanh. Trung ấm khi chết, do nghiệp lành hay dữ chuyển biến mà đổi thành thân Trung ấm loài khác.

Đại để Trung ấm khi sắp chết, tùy theo nghiệp thiện ác mà trong tâm thấy những tướng sai khác, khiến tâm thức mơ màng dường như trong mộng, bấy giờ khởi lên ý niệm muốn chết để sống lại. Khi chết tùy theo nghiệp mà có cảm thọ khổ vui, và sau đó tiếp tục sanh làm thân Trung ấm khác, để nối tiếp công việc tìm thân nào vừa ý để thọ sanh.

2. Tâm lý thọ báo.

Trong thời gian này, Trung ấm luôn ở trạng thái mờ mịt phiêu phiêu không định. Các ý tưởng buồn vui lẫn lộn làm cho thân Trung ấm luôn từ khổ đau sang hạnh phúc, thay đổi liên tục. Nói chung, thời điểm này tâm thức Trung ấm vô cùng thống khổ và bất ổn. Tựu trung tâm lý của thân Trung ấm có những sự diễn tiến như sau.

a. Hoài nghi, không biết mình đã chết hay chưa.

Thông thường con người sau khi tắt hơi thở, thần thức mới lìa khỏi thể xác, nếu chưa được giải thoát, đều phải trải qua một giai đoạn tối tăm, mịt mù từ ba đến bốn ngày, sau đó mới có cảm giác minh mẫn trở lại.

Trong thời điểm tối tăm, thần thức luôn ở trong trạng thái hoài nghi xen lẫn mơ màng, đắn đo tự hỏi: “Giờ phút này không biết ta đã chết hay chưa?” Đây là trạng thái đối chọi, giằng co giữa hai ý niệm tham sống và sợ chết của con người mà có. Sau khi qua khỏi giai đoạn tăm tối, mới xác định rõ mình đã chết.

b. Hoảng hốt, khi đi vào một thế giới xa lạ.

Khi sống con người đã có sự sinh hoạt với các cảnh quen thuộc, nhưng sau khi chết thọ thân Trung ấm, con người lại tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thường nhật. Ở đó lại có những cảnh tượng quái dị, những âm thanh chát chúa... khiến thân thể bất an, tâm thức hoảng loạn...

Do vậy, tâm lý Trung ấm luôn sống trong trạng thái hoảng hốt, khi lạc lõng vào một cảnh giới mà mình không biết thực hư như thế nào. Chính sự hoảng hốt này là yếu tố làm cho con người rất dễ đọa lạc vào cảnh giới khổ đau.

c. Sanh lòng quyến luyến.

Trong Di-đà sớ sao dạy: “Ái bất trọng bất sanh Ta bà, niệm bất nhất bất quy Tịnh độ” (ái không nặng không sanh Ta bà, niệm Phật không nhất tâm thì không thể vãng sanh Tịnh độ). Chung quy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ cho đến ngày nay, đều sanh ra từ ái dục, sống trong sự chi phối của ái dục, và cũng từ ái dục mà phải luân hồi trong các cảnh giới. Do ái dục chi phối, con người khi chết thường sanh các tâm niệm quyến luyến.

Hoặc do cảm thương thân phận của mình đã chết, mà sanh tâm đau buồn thương cảm. Hoặc nhân tham luyến vợ con, tài sản mà khó dứt trừ tâm thương yêu trói buộc. Hoặc do các tâm nguyện chưa thành đột nhiên cái chết lại đến, khiến bứt rứt ngồi đứng không yên. Hoặc do oan ức chưa kịp bày tỏ, khiến lòng đè nén bực tức mà không chịu nhắm mắt lại… Tất cả những tâm lý đó đã giày vò, làm cho Trung ấm vốn đã thống khổ lại chồng chất thêm không biết bao nỗi thống khổ khác.

d. Cảnh nghiệp hiện khởi.

Bấy giờ lại do nghiệp lực quá khứ chiêu cảm, lại có những luồng gió nghiệp cực mạnh thổi nát Trung ấm, lại có những ánh sáng chớp lòe như giông tố, khiến cho Trung ấm hoảng hốt sầu lo, lại có những âm thanh vô cùng chát chúa, khiến Trung ấm đinh tai nhức óc, lại có vô số loài ác quỷ hình thù kỳ dị, cầm giáo mác đến đe dọa mạng sống…

Tất cả những cảnh tượng rùng rợn ấy, đều do nghiệp lực chiêu cảm, khiến cho thân Trung ấm sợ muốn ngất, hoảng hốt không nơi nương tựa. Bấy giờ, Trung ấm chỉ mong cầu bà con người sống, tạo phước để cứu giúp mà thôi.

e. Nhận định hào quang.

Lúc đó lại có những luồng hào quang của chư Phật, và ánh sáng của lục phàm phóng đến. Hào quang chư Phật với những đại hào quang rực rỡ và mạnh mẽ, như hào quang sắc xanh chói lòa, hào quang sắc trắng trong sạch, hào quang sắc vàng trong như bóng ngọc, hào quang sắc đỏ mãnh liệt. Còn ánh sáng lục phàm thì yếu ớt hơn.

Ánh sáng của cõi trời thì hơi trắng, ánh sáng của cõi người thì hơi vàng, ánh sáng của cõi A-tu-la thì hơi lục, ánh sáng của cõi địa ngục thì như khói đen, ánh sáng của cõi ngạ quỷ thì hơi đỏ, ánh sáng của cõi súc sanh thì hơi xanh. Trong đó thân Trung ấm tùy nghiệp duyên với cõi nào thì ánh sáng của cõi ấy sẽ rực rỡ hơn. Nhân vì nghiệp duyên bất thiện của kẻ chết, thân Trung ấm phần nhiều chỉ thích ánh sáng của lục phàm hơn.

g. Phán xét minh ty.

Con người khi còn sống, mọi việc làm của mình lành hay dữ đều có ác thần hay thiện thần ghi chép. Thiện thần chuyên ghi các việc lành, ác thần chuyên ghi các việc ác. Sau khi chết, quỷ vương Chủ mạng sẽ tùy theo các việc ghi trong sổ mà tra xét, để xác định tội trạng của người chết.

Khi bị quỷ vương Chủ mạng tra xét tội, phần nhiều con người thường hay chối cãi: “Tôi khi sống không làm những việc đó”. Quỷ vương liền đem gương chiếu nghiệp ra, cho người tội nhìn vào, trong đó mọi việc làm lành hay dữ lúc sanh tiền đều hiện rõ trong gương, tội nhân phải cúi đầu nhận tội. Để rồi quỷ vương Chủ mạng căn cứ vào phước hay tội của người đó, mà đưa đi thác sanh vào cảnh giới khổ đau hay hạnh phúc.

Cổ thi có câu: “Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt, kim nguyệt hà tằng kiến cố nhân”. Người xưa không thấy được vầng trăng ngày nay, người nay cũng không thể thưởng thức được vầng trăng ngày xưa, song vầng trăng đã chứng kiến được bao sự đổi thay của kim cổ. Và nếu gương trăng có được mối suy tư, chắc cũng sẽ tự hỏi: “Không lẽ đời người sanh ra, rồi chỉ biết lo giành giật mưu sinh để rồi chết trong đau khổ, vậy đâu là niềm hạnh phúc chân thật của kiếp người?”

Ưu tư của vầng trăng cũng là nỗi ưu tư ngập tràn của người nào có chút trí tuệ, của người nào không chấp nhận thân phận bọt bèo kiếp người, chỉ sanh ra để đấu tranh sanh tồn, và cuối cùng hoảng hốt mà chết. Tất cả những niềm khắc khoải về thân phận con người và đâu là hạnh phúc cứu cánh của đời người, đều được giải bày dưới ánh sáng trí tuệ của đạo Phật.

Hiểu được trạng thái con người chết như thế nào, và sau khi chết đi về đâu, để thiết lập cho bản thân một cuộc sống có ý nghĩa, có định hướng, là điều chúng ta cần phải tranh thủ làm trong những ngày còn lại ngắn ngủi trên cõi dương thế này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 5969)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 4976)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9907)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4148)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4920)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8351)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4335)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5634)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6945)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7867)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com