Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

* Lời Nói Đầu

24/10/201406:51(Xem: 9405)
* Lời Nói Đầu

 

 

HIỆN TƯỢNG

của

TỬ SINH

Tác giả:  Thích Như Điển

Ấn Hành  PL. 2558 – DL. 2014
***


LỜI NÓI ĐẦU

 

 

K

ể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.

 

Năm 1974 lần đầu tiên tôi đặt bút dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật quyển „Truyện cổ Việt Nam - tập I“ của ông Nguyễn Đổng Chi. Lý do để tôi dịch truyện nầy, vì ông Thầy dạy thêm phần tiếng Nhật tại Đại Học Teikyo lúc bấy giờ muốn tôi giới thiệu văn hóa Việt Nam cho ông ta đọc và đó cũng là cách để ông ta kiểm điểm khả năng Nhật ngữ của tôi khi đang học Giáo Dục tại Đại Học nầy từ Semester thứ nhất đến Semester thứ tư. Thế là việc tự nhiên đã đến; nghĩa là tôi trở thành người dịch truyện cổ. Các báo chí Nhật Bản lúc bấy giờ đã đăng tin và nhiều ký giả đã tìm đến chùa Honryuji ở Hachioji thuộc Tokyo để phỏng vấn lấy tin và đăng báo. Tôi tự nhiên trở thành như vậy và cứ cầm bút mãi cho đến ngày nay.

Nhiều người bảo tôi là văn sĩ. Tôi chối từ. Bảo tôi là người viết tiểu thuyết. Tôi cũng chưa chấp nhận. Có kẻ cho tôi là dịch giả. Tôi cũng chưa thuận ý, mà tôi chỉ đơn thuần là một Tu Sĩ Phật Giáo đi làm nhiệm vụ chuyên chở chữ nghĩa cũng như văn chương đến với mọi người ở nhiều hình thức khác nhau, nhằm cung cấp cho ai đó, thích đọc hay xem thử tư tưởng Phật Học có gì mới lạ không? Và biết đâu trong số những độc giả ấy sẽ có một vài người hiểu được điều mình muốn truyền đạt đến. Thế là đủ rồi.

Có nhiều quyển sách nghiên cứu khó đọc, chứ chưa nói đến chuyện hiểu; cho nên nhiều người than: Tại sao lại phải như thế? Đời nay người ta chỉ muốn cái gì cho nhanh, gọn, mau hiểu. Còn cái gì đó bắt buộc phải suy nghĩ và tốn thì giờ; thôi thì cứ xếp sách để lại đó, lần sau sẽ tính. Đôi khi lần sau ấy, không bao giờ có dịp đến với người đọc khó tính kia nữa.

Cũng có lắm người đọc hết sách, nhưng sau khi gấp sách lại, hỏi rằng: Tác giả muốn nói gì trong sách ấy, lại trả lời chẳng thông. Có người đọc, chỉ để đọc mà thôi. Ngược lại cũng có lắm người thuộc lòng từng câu văn, từng lời đối đáp trong một quyển sách nào đó; khiến cho tác giả cũng chạnh lòng.

Đa phần nhiều người than rằng: sách dày quá lại khó hiểu. Do vậy quyển sách này tôi cố gắng viết cô đọng lại và mỏng hơn, không làm phiền người đọc sách nữa. Nếu cách đây gần 100 năm nhà văn nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu than rằng: Văn chương hạ giới rẻ như bèo; nên ông mới mang chữ nghĩa lên bán cho ông Trời và Trời cũng tự hỏi rằng:

Khách hà nhân giả

Cớ làm sao suồng sả dám đưa thơ?

Chốn Thiên Cung ai kén rể bao giờ

Chỉ những sự ngẩn ngơ mà giấy má

Chức Nữ tảo tùng giai tế giá

Hằng Nga bất nại bảo phu miên…

 

Còn ngày nay thì sao? có khác với 100 năm trước không? Câu trả lời xin để dành lại cho độc giả vậy.

 

Theo Khổng Tử của Trung Quốc ngày xưa, đời người chia ra làm nhiều giai đoạn của mỗi 10 năm; đến 60 tuổi là „thuận nhĩ“. Nghĩa là mọi việc đều phải thuận theo tai mình nghe, mắt mình thấy, không cần phải đính chánh cũng không cần phải nông nổi để phê phán một vấn để gì. Năm nay tôi đã 65 tuổi tây và 66 tuổi ta, lại có 50 năm xuất gia hành đạo. Do vậy với tôi bây giờ không thương riêng ai mà cũng chẳng ghét riêng ai. Không buồn, không lo, không hờn, không giận; không vui, chẳng khổ. Đây là những nguyên tắc sống của tôi lúc tuổi về chiều. Có thể có người cho rằng đây là bi quan; nhưng với tôi, đây là cách tốt nhất để cho tâm mình an ổn.

 

Quyển sách nầy nhan đề là „Hiện tượng của Tử sinh“. Sinh và tử vốn là một hiện tượng; chứ không phải là sự có thật. Vì chết sống trong đời nầy chỉ là lần tiếp theo của những lần trước mà thôi. Chúng ta đã có không biết bao nhiêu lần chết đi và cũng đã có nhiều lần sống lại. Sống ở cõi nầy hay những cõi khác. Chết vốn là điều đáng nói, còn sống vốn là chuyện tự nhiên của cuộc đời. Khi được sinh ra đời, mọi vật đều phải sống. Có người sống đến 100 năm; nhưng cũng có nhiều người chết non khi mới vừa lọt lòng mẹ. Lại cũng có lắm kẻ phải sống cho qua một kiếp người. Vui, khổ, giàu, nghèo v.v… vốn đan tréo với nhau bởi nhiều mối dây ràng buộc của nhân quả, khó mà định nghĩa cho hết được.

Chết mới là sự bắt đầu; chứ không phải khi sinh ra là bắt đầu. Cũng giống như ngày chủ nhật mới là ngày đầu tuần; chứ đầu tuần không bắt đầu từ thứ hai. Trong các dân tộc ở Á Đông, người Nhật thể hiện rỏ nét nhất về cách gọi của bảy ngày trong tuần như sau:

 

Nichijobi   =  ngày chủ nhật  =  ngày của mặt trời

Getsujobi   =  ngày thứ hai     =  ngày của mặt trăng

Kajobi        =  ngày thứ ba        =  ngày của lửa

Suijobi       =   ngày thứ tư      =  ngày của nước

Mokkujobi  =  ngày thứ năm  =  ngày của cây

Kinjobi      =  ngày thứ sáu     =  ngày của vàng

Dozobi       =  ngày thứ bảy      =  ngày của đất

 

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là ngũ hành vận chuyển trong trời đất này bởi âm dương là mặt trời và mặt trăng. Đây là cách ứng dụng rất tuyệt vời văn học của Trung Quốc vào nền văn hóa của Nhật Bản. Trong khi đó chữ Hán xuất phát từ Trung Hoa mà họ không ứng dụng hoàn hảo vào cuộc sống tài tình như người Nhật, Họ gọi các ngày trong tuần là:

 

Shinchiru         =   Tinh kỳ nhật        =   ngày chủ nhật

Shinchii            =   Tinh kỳ nhất        =    ngày thứ hai

Shinchie           =   Tinh kỳ nhị          =    ngày thứ ba

Shinchisan       =   Tinh kỳ tam         =    ngày thứ tư

Shinchisi          =   Tinh kỳ tứ            =    ngày thứ năm

Shinchiu           =   Tinh kỳ ngũ         =    ngày thứ sáu

Shinchiru         =   Tinh kỳ lục          =    ngày thứ bảy

Thật ra cách gọi của Trung Hoa không rõ ràng bằng cách gọi của người Nhật. Từ đó chúng ta, người Việt Nam có thể tạo ra một cách riêng để gọi cho việc nầy, chắc cũng chẳng phải là điều  quá đáng vậy.

Người Việt Nam chúng ta ngày xưa hay nhớ ngày giỗ kỵ của ông bà cha mẹ và những người thân thuộc trong gia đình nội ngoại kỹ càng hơn là ngày sinh ra của những thành viên trong gia đình. Vì lẽ người Việt Nam xem trọng cái chết, hơn là sự sống. Vì chết không phải là hết, mà chết mới chỉ là một sự bắt đầu. Do vậy những người con gái Việt Nam ngày xưa khi về nhà chồng, những điều căn bản nơi nhà chồng mà cô dâu cần phải biết; trong đó có vấn đề lo nhớ ngày giỗ quảy trong gia đình chồng. Có thể chính ngày sinh của cô dâu ấy và ngay cả cha mẹ sinh ra cô ta nữa, cô ta cũng chẳng nhớ; nhưng điều bắt buộc phải nhớ là những ngày giỗ của nhà chồng, chứ chẳng phải bên nhà cha mẹ sinh ra mình.

Ở Việt Nam thuở xa xưa, người ta không tổ chức ăn mừng sinh nhật, dầu cho người ấy có tuổi thọ là bao nhiêu đi chăng nữa, mà chỉ chú mục vào đám giỗ và đám tang của một người thân. Lý do như bên trên đã trình bày. Người Việt Nam chúng ta cũng có hai loại tuổi. Một loại tuổi Tây, tính theo ngày sinh, giống như Tây phương. Một loại tuổi khác, gọi là tuổi Ta. Tuổi nầy tính theo âm lịch. Cứ mỗi cái Tết âm lịch đến, đều tính một tuổi. Vì lẽ chín tháng mười ngày thai nhi được cưu mang trong bào thai của người mẹ cũng đã là một tuổi khởi đầu của cuộc sống mới rồi. Do vậy người Việt Nam gọi tuổi Ta là vậy. Tuổi nầy cũng là tuổi của Phật Giáo nữa. Vì lẽ một chúng sinh theo Phật Giáo không phải được khởi sự chỉ lúc mới được sinh ra, mà chúng sanh ấy được bắt đầu qua sự tác ý của cha mẹ và sự hiện hữu của một tâm thức và việc hội đủ nhân duyên để cho một chúng sanh thành tựu. Do vậy sự sống manh nha từ tư tưởng hội ngộ của ba nguồn dữ liệu ấy. Nếu thiếu một trong hai hay trong ba điều kiện trên, thì một chúng sanh không thể thành hình.

 

Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó; nhưng nó không thật. Vì sự sống chết chỉ là một hiện tượng. Đã là một hiện tượng thì thực tướng của nó là không và cái không nầy đã bị vô thường cũng như khổ chi phối. Ai hiểu được điều nầy thì sẽ hiểu được Đạo Phật. Giáo lý của Đức Phật không phải khó hiểu, để cho chúng ta phải đóng khung vào đó, rồi tự nhủ rằng: mình không thể bước ra khỏi sự nhọc nhằn kia. Điều khác nhau giữa một con người tỉnh thức giác ngộ và một người chưa tỉnh thức là biết đúng thời, đúng lúc và chưa biết đúng sự thật mà thôi. Khi chúng ta nhìn thế gian nầy với con mắt nhị nguyên, thì rõ ràng rằng cái gì cũng có đấy chứ! nhưng khi nhìn kỹ lại thì cái có ấy bị chi phối bởi vô thường; nên căn bản của nó là không thật có. Đã không thật có thì đau khổ hay sầu muộn theo đó để làm gì?

 

Khi đã rõ lối đi về như vậy rồi thì người Phật Tử chúng ta không sợ chết nữa, mà chết chỉ là một khoảnh khắc để thay đổi chiếc áo nghiệp lực mà lâu nay chúng ta đã mặc vào, bây giờ chúng ta chỉ cần chọn một chiếc áo khác để thay đổi hành trình sanh tử của chúng ta mà thôi.

Nhiều người khi cha mẹ, anh chị em qua đời rất buồn khổ; nhưng họ quên rằng: trong chính thân tâm ta cũng đang mang sự hiện hữu của cha mẹ và anh em cùng huyết thống mà. Trong bản thân hiện hữu của chúng ta, vẫn có sự tồn tại của cha mẹ. Do đó ta đâu có mất cha hay mất mẹ. Tất cả chỉ là một sự luân lưu, một sự hoán chuyển; nhưng chúng ta chưa và không quán triệt đấy thôi.

 

Tôi mong rằng với tác phẩm nhỏ nầy sẽ giúp cho người Phật Tử chúng ta rõ được chốn đi về của tử sinh, để từ đo chúng ta không sợ chúng và chúng ta sẽ làm chủ những hiện tượng nầy, để cho cuộc đời của chúng ta bớt khổ và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn.

Mong rằng tất cả chúng ta đều có được một ý niệm vững vàng như vậy để cuộc sống của ta mang theo được nhiều ý nghĩa hơn.

 

 

                                     Tác giả: Thích Như Điển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2011(Xem: 7842)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
17/03/2011(Xem: 5399)
1. Quan niệm về tái sanh 2. Đâu là nguồn gốc tường tận của sự sống? 3. Do đâu chúng ta tin có sự tái sanh? 4. Nghiệp báo và tái sanh biện minh những chi? 5. Triều lưu diễn tiến của sự tái sanh. 6. Hình thức của sanh tử . 7. Sự tái sanh xuất hiện cách nào? 8. Cái gì đi tái sanh?
17/03/2011(Xem: 3754)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
02/03/2011(Xem: 11466)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
21/02/2011(Xem: 10205)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
20/02/2011(Xem: 8342)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
12/02/2011(Xem: 14443)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). Vào đầu thế kỷ Tây lịch, những nhà sư Ấn Độ theo tàu buôn sang Trung Quốc truyền đạo, đã ghé lại đất Giao Châu. Trong thời gian chờ gió yên biển lặng để tiếp tục hành trình, các nhà sư và các thương gia Ấn Độ đã truyền cho dân chúng Việt nam nhiều khái niệm căn bản của đạo Phật như nhân quả tội phúc, quy y, cúng dường, bố thí.
28/01/2011(Xem: 4507)
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạnhay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyênnhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cáinhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối vớisự sống và cái chết của từng cá thể.
18/01/2011(Xem: 20292)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
09/01/2011(Xem: 4994)
agpo Rimpochélà một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổiDagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (tulku)của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy củaĐại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vàochùa từ lúc sáu tuổi, tu học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng.Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó lưu trú tại Pháp từ năm1960.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]