Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Bombay, 10 tháng giêng 1960

09/07/201100:31(Xem: 4020)
1. Bombay, 10 tháng giêng 1960

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Bình phẩm về sống
Tập 3: Sống, chết, và Tồn tại

Đó là một cây me già nua và hoành tráng, đầy quả, cùng những chiếc lá non mỏng manh. Mọc bên cạnh một con sông sâu, nó được thấm nước nhiều, và nó trao tặng đủ lượng bóng mát cho những thú vật và những con người. Luôn luôn có loại ồn ào lẫn nhốn nháo nào đó xảy ra dưới nó, nói chuyện lớn tiếng, hay một con bê đang gọi mẹ của nó. Cây me đó cân đối lạ kỳ, và tương phản bầu trời xanh hình thể của nó thật choáng ngợp. Nó có sức sống không tuổi tác. Chắc là nó phải chứng kiến nhiều sự việc vì trải qua vô số mùa hè nó đã nhìn ngắm con sông và những chuyện xảy ra dọc theo hai bờ của nó. Một con sông lý thú, rộng lớn và thiêng liêng, và những người hành hương đến từ mọi vùng đất của quốc gia để tắm trong những dòng nước thiêng liêng của nó. Có những con thuyền trên nó, chuyển động lặng lẽ, cùng những cánh buồm vuông, sậm. Khi trăng tròn và có màu đỏ hoe, tạo nên một con đường bằng bạc trên những dòng nước đang nhảy múa, sẽ có rạng rỡ nơi ngôi làng kề bên nó, và ngôi làng bên kia sông. Vào những ngày thiêng liêng dân làng men xuống bờ sông, vang lên những bài hát reo mừng du dương. Mang theo thức ăn của họ, cùng nhiều huyên thuyên và cười cợt, họ sẽ tắm trong dòng sông; sau đó họ sẽ đặt một vòng hoa tại gốc của một cái cây to và tro hỏa táng màu đỏ ửng quanh cái thân của nó, bởi vì nó cũng thiêng liêng, như tất cả những cái cây. Cuối cùng khi tiếng huyên thuyên và la hét ngừng hẳn, và mọi người đã quay về nhà, một hay hai ngọn đèn vẫn còn lập lòe, được để lại bởi người dân làng sùng đạo nào đó; những ngọn đèn này gồm có một cái bấc tự làm đặt trong một cái đĩa bằng đất nung đựng dầu, mà sang trọng quá mức đối với người dân làng đó. Sau đó cái cây có uy quyền nhất; tất cả mọi vật đều thuộc về nó: quả đất, con sông, con người, và các vì sao. Chốc lát nữa nó sẽ thu rút lại, nghỉ ngơi thanh thản cho đến khi được đánh thức dậy bởi những tia sáng đầu tiên của mặt trời ban mai.

Thường thường họ sẽ khiêng một xác chết đến bờ sông. Quyét sạch mặt đất gần nước, đầu tiên họ sẽ đặt những khúc củi nặng và to làm nền cho giàn hỏa táng rồi sau đó từ từ chất lên những khúc củi nhẹ hơn; trên đỉnh họ sẽ đặt thân thể, được phủ bằng một miếng vải trắng mới toanh. Rồi thì những người bà con thân thiết nhất sẽ đặt một bó đuốc cháy trên giàn thiêu, và những ngọn lửa lớn sẽ bập bùng trong màn đêm, thắp sáng dòng nước và những bộ mặt lặng lẽ của những người đưa đám lẫn bạn bè ngồi quanh đám lửa. Cái cây sẽ thâu nhận một chút ánh sáng và gởi tặng sự an bình của nó cho ngọn lửa đang nhảy múa. Phải mất nhiều tiếng đồng hồ cho xác chết cháy rụi, nhưng tất cả bọn họ sẽ ngồi quanh đó cho đến khi chẳng còn chút gì sót lại ngoại trừ những cục than hồng và những lưỡi lửa bé tí. Khoảng giữa sự yên lặng trang trọng này, bỗng nhiên một em bé sẽ bắt đầu khóc, và một ngày mới sẽ bắt đầu.

Ông ấy là một người khá nổi tiếng. Ông ấy nằm chờ chết trong một ngôi nhà nhỏ đằng sau bức tường, và ngôi vườn nhỏ, hồi trước được chăm sóc, bây giờ đã bị bỏ quên. Ông ấy được vây quanh bởi người vợ và con cái của ông ấy, và bởi những người bà con thân thiết khác. Nó có lẽ đã vài tháng, hay thậm chí lâu hơn, trước khi ông ấy qua đời, nhưng tất cả bọn họ vây quanh ông ấy, và căn phòng ngập tràn nỗi âu sầu. Khi tôi bước vào, ông ấy yêu cầu tất cả ra ngoài, và họ miễn cưỡng rời đi, ngoại trừ một cậu bé đang nghịch vài món đồ chơi trên nền nhà. Khi họ đã ra ngoài, ông ấy vẫy tôi đến ngồi tại một cái ghế, và chúng tôi ngồi lặng yên một khoảng thời gian mà không nói một lời, trong khi sự ồn ào của ngôi nhà và đường phố vọng vào căn phòng.

Ông ấy cất tiếng đầy khó khăn, “Ông biết không, tôi đã suy nghĩ nhiều năm về sống và thậm chí nhiều hơn nữa về chết, vì tôi đã trải qua một căn bệnh kéo dài. Chết dường như là một sự việc lạ kỳ. Tôi đã đọc vô số sách nói về vấn đề này, nhưng tất cả chúng đều quá hời hợt.”

Tất cả những kết luận không hời hợt hay sao?

“Tôi không chắc chắn lắm. Nếu người ta có thể đạt được những kết luận nào đó mà gây thỏa mãn nhiều, chúng sẽ có ý nghĩa nào đó. Có gì sai trái khi đạt được một kết luận đâu, miễn là chúng còn gây thỏa mãn?”

Không có gì sai trái với nó, nhưng nó không dẫn đến một nhận thức dối gạt hay sao? Cái trí có khả năng tạo tác mọi hình thức của ảo tưởng, và bị trói buộc trong nó dường như không cần thiết và thiếu chín chắn.

“Tôi đã sống một cuộc sống khá sung túc và đã tuân theo điều gì tôi nghĩ là bổn phận của tôi, nhưng dĩ nhiên tôi là con người. Dù sao chăng nữa cuộc sống đó lúc này đã hết rồi, và ở đây tôi là một con người vô dụng, nhưng may mắn thay cái trí của tôi vẫn chưa bị tác động. Tôi đã đọc nhiều lắm, nhưng tôi vẫn còn háo hức như từ đầu để muốn biết cái gì xảy đến sau khi chết. Liệu tôi tiếp tục, hay không còn gì sót lại khi thân thể chết đi?”

Thưa ông, nếu người ta được phép hỏi, tại sao ông quá quan tâm muốn biết điều gì xảy đến sau khi chết?

“Mọi người không muốn biết hay sao?”

Có thể họ muốn, nhưng nếu chúng ta không biết sống là gì, liệu chúng ta có thể biết được chết là gì hay sao? Sống và chết có lẽ là cùng sự việc, và sự kiện rằng chúng ta đã tách lìa chúng có lẽ là nguồn gốc của sự đau khổ vô cùng.

“Tôi nhận thức được điều gì ông đã nói về tất cả việc này trong những nói chuyện của ông, nhưng vẫn vậy tôi muốn biết. Ông làm ơn nói cho tôi biết cái gì xảy đến sau khi chết? Tôi sẽ không lặp lại nó cho bất kỳ ai đâu.”

Tại sao ông phải cực nhọc muốn biết như thế? Tại sao ông không thả cho toàn đại dương của sống chết hiện diện, mà lại khuấy động nó?

“Tôi không muốn chết,” ông ấy trả lời, bàn tay ông ấy nắm chặt cổ tay tôi. “Tôi luôn luôn sợ hãi chết; và mặc dù tôi đã cố gắng tự an ủi mình bằng những lý lẽ và những niềm tin, chúng chỉ hành động như một bức màn mỏng manh che giấu sự đau khổ sâu kín của sợ hãi này. Mọi quyển sách tôi tìm hiểu về chết đã là một nỗ lực để tẩu thoát khỏi sợ hãi này, để tìm ra một phương cách thoát khỏi nó, và cũng bởi lý do tương tự đó nên lúc này tôi đang nài nỉ muốn biết.”

Liệu bất kỳ tẩu thoát nào sẽ khiến cái trí được tự do khỏi sợ hãi? Chính động thái tẩu thoát không nuôi dưỡng sợ hãi hay sao?

“Nhưng ông có thể bảo cho tôi biết, và điều gì ông nói sẽ là sự thật. Sự thật này sẽ giải thoát tôi …”

Chúng tôi ngồi yên lặng một chút. Rồi ông ấy tiếp tục nói.

“Sự yên lặng đó còn chữa trị tốt hơn mọi chất vấn nôn nóng của tôi. Tôi ước rằng tôi có thể vẫn ở trong nó và lặng lẽ chết đi, nhưng cái trí của tôi lại không đồng ý. Cái trí của tôi đã trở thành người săn đuổi cũng như điều bị săn đuổi. Tôi bị hành hạ. Tôi trải qua sự đau đớn thân thể ghê lắm, nhưng nó chẳng là gì khi so sánh với điều gì đang xảy ra trong cái trí của tôi. Liệu có một tiếp tục giống hệt như thế này sau khi chết? Cái ‘tôi’ này, mà đã thụ hưởng, đã đau khổ, đã biết – nó sẽ tiếp tục?”

Cái “tôi” này là gì mà cái trí của bạn bấu víu và bạn muốn được tiếp tục? Làm ơn đừng trả lời, nhưng yên lặng lắng nghe, được chứ? Cái “tôi” tồn tại chỉ qua sự nhận dạng với tài sản, với một danh tính, với gia đình, với những thất bại và những thành công, với tất cả những sự việc bạn đã là và muốn là; bạn được cấu thành bởi tất cả việc đó, và nếu không có nó bạn không tồn tại. Chính bởi sự nhận dạng này với con người, tài sản, và những ý tưởng mà bạn muốn được tiếp tục, thậm chí chuyển qua cả chết; và nó là một sự việc sống hay sao? Hay nó chỉ là một tập hợp của những ham muốn, những theo đuổi, những thành tựu, và những thất vọng xung khắc nhau kèm theo dư thừa đau khổ và một thoáng hân hoan?

“Nó có vẻ giống như điều gì ông đưa ra, nhưng như thế vẫn còn tốt hơn là không biết gì cả.”

Thà rằng chọn cái đã được biết còn hơn cái không biết được, ý ông như vậy phải không? Nhưng cái đã được biết lại quá nhỏ nhen, quá tầm thường, quá tù túng. Cái đã được biết là đau khổ, và tuy nhiên bạn thèm khát sự tiếp tục của nó.

“Hãy chiếu cố đến tôi, hãy từ bi, đừng quá kiên quyết như thế. Ước gì tôi biết được, tôi có thể chết an bình.”

Thưa bạn, đừng quá gắng sức muốn biết. Khi mọi nỗ lực muốn biết ngừng lại, vậy thì có cái gì đó mà cái trí không sắp xếp vào chung. Cái không biết được có ý nghĩa lớn lao hơn cái đã được biết; cái đã được biết chỉ là một chiếc thuyền trên đại dương của cái không biết được. Hãy để cho mọi sự việc diễn tiến và hiện diện.

Người vợ của ông ấy đi vào chỉ để đưa cho ông ấy một thức uống gì đó, và đứa trẻ đứng dậy vụt ra khỏi phòng mà chẳng thèm nhìn lại chúng tôi. Ông ấy bảo người vợ đóng cửa lại khi bà ấy đi ra và không cho phép cậu bé vào lại.

“Tôi không lo âu cho gia đình của tôi; tương lai của họ đã được chăm sóc. Tôi chỉ quan tâm đến tương lai riêng của tôi. Tận đáy lòng của tôi tôi biết rằng điều gì ông nói là sự thật, nhưng cái trí của tôi lại giống như con ngựa phi nước đại mà không có người cỡi. Ông sẽ giúp đỡ tôi, hay tôi không còn giúp đỡ được gì cả?”

Sự thật là một sự việc lạ thường; bạn càng theo đuổi nó nhiều bao nhiêu, nó càng lẩn tránh bạn nhiều bấy nhiêu. Bạn không thể đoạt được nó bằng bất kỳ phương tiện gì, dù tinh tế và lanh lợi bao nhiêu; bạn không thể giam giữ nó trong mạng lưới của tư tưởng của bạn. Làm ơn hãy nhận ra điều này và buông bỏ mọi thứ đi. Trên chuyến hành trình của sống và chết, bạn phải bước đi một mình; trên chuyến hành trình này không thể có sự thâu nhận an ủi trong hiểu biết, trong trải nghiệm, trong những kỷ niệm. Cái trí phải được rửa sạch tất cả những sự việc nó đã thâu lượm trong sự thôi thúc có an toàn của nó; những thần thánh và những đạo đức của nó phải được trao trả lại cái xã hội đã nuôi dưỡng chúng. Phải có cô đơn tổng thể và hồn nhiên.

“Tôi gần chết rồi, hơi thở của tôi ngắn lại, và ông đang yêu cầu một việc quá khó khăn: rằng tôi chết đi mà không biết chết là gì. Nhưng tôi đã được giải thích rõ ràng. Hãy để sống của tôi trôi chảy, và nguyện cầu một ân lành cho nó.”

Bombay, 10 tháng giêng 1960

Hầu hết chúng ta đều sống trong một thế giới của hoang đường, của những biểu tượng, của tưởng tượng, mà còn quan trọng cho chúng ta nhiều hơn thế giới thực tế. Bởi vì chúng ta không hiểu rõ thế giới thực tế của đang sống hàng ngày cùng tất cả những đau khổ và xung đột của nó, chúng ta cố gắng tạo tác một thế giới của tưởng tượng, một thế giới của những thần thánh, của những biểu tượng, của những ý tưởng, và của những hình ảnh; và nơi nào có ý nghĩ tẩu thoát khỏi thực tế để vào tưởng tượng này, luôn luôn có mâu thuẫn, đau khổ. Nếu chúng ta muốn được tự do khỏi đau khổ, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ thế giới của tưởng tượng mà chúng ta luôn luôn tẩu thoát vào. Người Ấn độ giáo, người Hồi giáo, người Phật giáo, người Thiên chúa giáo, tất cả đều có những thế giới tưởng tượng riêng của họ về những biểu tượng và những hình ảnh, và họ bị trói buộc trong chúng. Đối với họ, biểu tượng có ý nghĩa nhiều hơn và quan trọng hơn đang sống; nó được gắn chặt trong tầng ý thức bên trong, và nó đảm trách một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả những người mà lệ thuộc vào điều này hay điều kia trong vô số những văn hóa, những văn minh, hay những tôn giáo có tổ chức. Vì vậy nếu chúng ta muốn được tự do khỏi đau khổ, tôi nghĩ trước hết điều quan trọng là phải hiểu rõ thế giới tưởng tượng trong đó chúng ta sống.

Nếu bạn bước xuống con đường, bạn sẽ thấy sự rực rỡ của thiên nhiên, vẻ đẹp lạ thường của những cánh đồng xanh và những bầu trời khoáng đãng, và bạn sẽ nghe tiếng cười đùa của trẻ em. Nhưng bất kể tất cả những việc đó, có một ý thức của đau khổ. Có đau khổ của một phụ nữ khi sinh ra một đứa trẻ; có đau khổ trong chết; có đau khổ khi bạn đang mong ngóng cái gì đó, và nó không xảy ra; có đau khổ khi một quốc gia suy sụp, ngừng phát triển; và có đau khổ của đồi bại, không chỉ trong tập thể mà còn trong cá thể. Có đau khổ trong ngôi nhà riêng của bạn, nếu bạn nhìn kỹ càng, đau khổ của không thể thành tựu, đau khổ của sự tầm thường hay không có khả năng riêng của bạn, và vô vàn những đau khổ không ý thức được.

Cũng có tiếng cười trong sống. Cười là một sự việc đáng yêu – cười mà không lý do, rạng rỡ trong tâm hồn của người ta mà không nguyên nhân, thương yêu mà không tìm kiếm bất kỳ cái gì đáp lại. Nhưng cười như thế hiếm khi nào xảy đến cho chúng ta. Chúng ta chất chồng đau khổ; sống của chúng ta là một tiến hành của đấu tranh và đau khổ, một không-hòa hợp liên tục, và hầu như chúng ta chưa bao giờ biết được thương yêu bằng toàn thân tâm của chúng ta là gì.

Người ta có thể thấy tiến hành đau khổ này đang xảy ra trong mọi đường phố, trong mọi ngôi nhà, trong mọi quả tim con người. Có niềm vui qua mau, đau khổ, và một suy sụp dần dần của cái trí, và chúng ta luôn luôn đang tìm kiếm một phương cách thoát khỏi nó. Chúng ta muốn tìm được một đáp án, một phương tiện hay một phương pháp để nhờ đó giải quyết gánh nặng của sống này, và thế là chúng ta chưa bao giờ thực sự nhìn ngắm đau khổ. Chúng ta cố gắng tẩu thoát qua những hoang đường, qua những hình ảnh, qua phỏng đoán; chúng ta hy vọng tìm được cách nào đó để chạy trốn gánh nặng này, để ngăn chặn cơn sóng của đau khổ.

Tôi nghĩ rằng chúng ta quen thuộc với tất cả việc này. Tôi không đang giải thích cho bạn về đau khổ. Và sẽ thật là vô lý nếu bạn bỗng nhiên cố gắng cảm thấy đau khổ khi bạn lắng nghe, hay nếu bạn cố gắng tươi cười; việc đó sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu người ta hoàn toàn ý thức được sự chật hẹp, sự nông cạn, sự tầm thường thuộc sống riêng của người ta, nếu người ta nhìn thấy những cãi cọ liên tục của nó, những thất bại của nó, nhiều nỗ lực người ta đã thực hiện mà chẳng sản sinh ra được điều gì cả ngoại trừ một ý thức của thất vọng, vậy thì chắc chắn người ta phải trải nghiệm sự việc được gọi là đau khổ này. Tại bất kỳ mức độ nào, dù nhẹ nhàng hay sâu đậm, người ta phải biết đau khổ là gì. Đau khổ theo sau chúng ta giống như cái bóng của chúng ta, và dường như chúng ta không thể giải quyết nó. Vì vậy nếu tôi được phép, tôi muốn bàn luận cùng bạn về sự kết thúc của đau khổ.

Đau khổ có một kết thúc, nhưng nó không hiện diện qua bất kỳ hệ thống hay phương pháp nào. Không có đau khổ khi có sự trực nhận của cái gì là. Khi bạn thấy rất rõ ràng cái gì là – dù nó là sự kiện rằng sống không có mãn nguyện, hay người con trai của bạn, người em của bạn, hay người chồng của bạn bị chết; khi bạn thấy sự kiện như nó thực sự hiện diện, mà không giải thích, mà không có một quan điểm về nó, mà không mọi hình thành ý tưởng, những lý tưởng, hay những ý kiến, vậy thì tôi nghĩ có sự kết thúc của đau khổ. Nhưng hầu hết chúng ta đều có ý định của sợ hãi, ý định của bất mãn, ý định của thỏa mãn.

Làm ơn đừng chỉ lắng nghe điều gì đang được trình bày nhưng hãy ý thức về chính bạn; hãy nhìn vào sống riêng của bạn như thể nó là bộ mặt của bạn được phản ảnh trong một cái gương. Trong một cái gương bạn thấy cái gì là – bộ mặt riêng của bạn – mà không bị biến dạng. Trong cùng cách đó, làm ơn hãy thấy chính bạn ngay lúc này, mà không có bất kỳ ưa thích hay không-ưa thích, mà không có bất kỳ chấp nhận hay phủ nhận về cái gì bạn thấy. Nhưng hãy tự nhìn thấy bạn, và bạn sẽ thấy rằng ý định của sợ hãi đang ngự trị trong sống của bạn. Nơi nào có ý định – ý định của hành động, của bất mãn, ý định của thành tựu, của thỏa mãn – luôn luôn có sợ hãi. Sợ hãi, ý định, và đau khổ theo cùng nhau; chúng không tách lìa. Nơi nào có ý định, có sợ hãi; nơi nào có sợ hãi, có đau khổ. Qua từ ngữ ý định tôi có ý nói sự quyết tâm muốn là cái gì đó, sự quyết tâm muốn thành tựu, muốn trở thành, sự quyết tâm muốn phủ nhận hay chấp nhận. Chắc chắn, đây là những hình thức khác nhau của ý định, phải không? Bởi vì nơi nào có ý định, có xung đột.

Làm ơn hãy thấy điều này và hiểu rõ không những điều gì tôi đang nói mà còn cả những hàm ý của ý định. Nếu chúng ta không hiểu rõ những hàm ý của ý định, chúng ta sẽ không thể hiểu rõ đau khổ.

Ý định là kết quả từ những xung đột của ham muốn; nó được sinh ra từ những lôi kéo gây xung đột của “tôi muốn” và “tôi không muốn,” đúng chứ? Nhiều thôi thúc, cùng những mâu thuẫn và những phản ứng của chúng, tạo ra ý định của thỏa mãn, hay của bất mãn, và trong ý định đó có sợ hãi. Ý định để thành tựu, để là, để trở thành – chắc chắn, đây là ý định gây ra đau khổ.

Chúng ta có ý gì qua từ ngữ đau khổ? Bạn trông thấy một em bé có một thân thể khỏe mạnh và một khuôn mặt dễ thương, cặp mắt thông minh, sáng ngời và một nụ cười hạnh phúc. Khi em lớn lên, em được đẩy vào bộ máy của tạm gọi là giáo dục. Em bị ép buộc tuân phục một khuôn mẫu đặc biệt của xã hội, và niềm vui đó, sự hài lòng tự nhiên đó trong sống, bị hủy diệt. Thật buồn bã khi trông thấy những sự việc đó xảy ra, đúng chứ? Thật buồn bã khi mất đi một người nào đó mà bạn thương yêu. Thật buồn bã khi nhận ra rằng người ta đã đáp lại tất cả những thách thức của sống trong một cách tầm thường, nhỏ nhen. Và liệu không buồn bã khi tình yêu kết thúc trong một vũng nước tù túng, nhỏ nhặt thuộc con sông bao la của sống này hay sao? Cũng thật buồn bã khi tham vọng thúc đẩy bạn, và bạn thành công – chỉ để nhận được sự thất vọng. Thật buồn bã khi thấy cái trí nhỏ nhen đến chừng nào – không phải cái trí của người nào khác nhưng cái trí riêng của người ta. Mặc dù nó có lẽ kiếm được nhiều hiểu biết, mặc dù nó có lẽ rất khôn ngoan, lanh lợi, uyên bác, cái trí vẫn còn là một vật rất trống rỗng, nông cạn; và nhận ra sự kiện này chắc chắn mang lại một ý thức của buồn bã, đau khổ.

Nhưng có một buồn bã còn sâu thẳm nhiều hơn bất kỳ những điều này: sự buồn bã mà xảy ra cùng sự nhận biết của cô độc, cô lập. Mặc dù bạn ở cùng bạn bè, trong một đám đông, tại một bữa tiệc, hoặc nói chuyện với người vợ hay người chồng của bạn, bỗng nhiên bạn ý thức được một cô độc cực kỳ; có một ý thức của cô lập hoàn toàn, mà mang lại đau khổ. Và cũng có cả sự đau khổ của sức khỏe sa sút.

Chúng ta biết vô số hình thức của đau khổ này tồn tại. Chúng ta có lẽ thực sự đã chưa trải nghiệm tất cả chúng, nhưng nếu chúng ta tinh mắt, tỉnh thức được sống, chúng ta biết chúng có tồn tại, và hầu hết chúng ta đều muốn chạy trốn nó. Chúng ta không muốn hiểu rõ đau khổ; chúng ta không muốn nhìn ngắm nó. Chúng ta không nói, “Tất cả việc đó là gì?” Mọi chuyện mà chúng ta quan tâm chỉ là tẩu thoát khỏi đau khổ. Việc đó tự nhiên thôi; nó là một chuyển động thuộc bản năng của ham muốn; nhưng chúng ta chấp nhận nó như điều không tránh khỏi, và thế là những tẩu thoát trở nên còn quan trọng nhiều hơn sự kiện của đau khổ. Trong tẩu thoát khỏi đau khổ, chúng ta bị cuốn mất trong hoang đường, trong biểu tượng; vì vậy chúng ta không bao giờ tìm hiểu liệu có một kết thúc cho đau khổ.

Rốt cuộc, sống có mang lại những vấn đề. Từng phút, sống đưa ra một thách thức, sắp đặt một yêu cầu; và nếu sự đáp lại của người ta không trọn vẹn, không-trọn vẹn của đáp lại đó nuôi dưỡng một ý thức của thất vọng. Đó là lý do tại sao, với hầu hết chúng ta, vô số hình thức của tẩu thoát đã trở nên rất quan trọng. Chúng ta tẩu thoát qua những niềm tin và những tôn giáo có tổ chức; chúng ta tẩu thoát qua biểu tượng, hình ảnh, dù được chạm khắc bởi cái trí hay bằng bàn tay. Nếu tôi không thể giải quyết những vấn đề của tôi trong sống này, luôn luôn có đời sau. Nếu tôi không thể kết thúc đau khổ, vậy thì hãy cho phép tôi được quên lãng trong vui chơi; hay, vì là một cái trí khá nghiêm túc, tôi nương tựa những quyển sách, nương tựa sự thâu lượm hiểu biết. Chúng ta cũng tẩu thoát qua ăn uống vô độ, qua nói chuyện liên tục, qua tranh cãi, qua trở nên rất trầm uất. Đây là tất cả những tẩu thoát, và chúng không những trở thành quan trọng cực kỳ cho chúng ta, nhưng chúng ta còn đấu tranh với nhau vì vấn đề nào đó trong chúng – tôn giáo của bạn và tôn giáo của tôi, học thuyết của bạn và học thuyết của tôi, chủ nghĩa nghi thức của tôi và chủ nghĩa chống nghi thức của bạn.

Làm ơn hãy tự quan sát, và làm ơn đừng bị mê hoặc bởi những từ ngữ của tôi. Thực ra, điều gì tôi đang trình bày không là lý thuyết trừu tượng nào đó; nó là sống riêng của bạn như bạn thực sự sống cùng nó ngày sang ngày. Tôi đang diễn tả nó, nhưng đừng bị thỏa mãn bởi sự diễn tả. Hãy tự ý thức được chính bạn qua sự diễn tả, và bạn sẽ thấy sống của bạn bị trói buộc trong vô vàn phương tiện của tẩu thoát nhiều như thế nào. Đó là lý do tại sao rất quan trọng phải thấy sự kiện, suy xét, tìm hiểu, thâm nhập thăm thẳm vào cái gì là, bởi vì cái gì là không thời gian, không tương lai. Cái gì là là thường hằng. Cái gì là là sống; cái gì là là chết; cái gì là là tình yêu, mà trong đó không có mãn nguyện hay thất vọng. Đây là những sự kiện, những thực tế thực sự của tồn tại. Nhưng một cái trí đã bị nuôi dưỡng, bị quy định trong vô vàn con đường của tẩu thoát, phát giác rằng thấy được cái gì là là khó khăn cực kỳ; vì vậy nó hiến dâng những năm tháng đến sự tìm hiểu những biểu tượng và những hoang đường, mà hàng khối sách đã viết về nó, hay nó tự mất hút trong những nghi lễ, hay trong sự thực hành của một phương pháp, một hệ thống, một kỷ luật.

Chắc chắn, điều gì quan trọng phải là quan sát sự kiện và không bám vào những quan điểm hay chỉ bàn cãi về biểu tượng mà tượng trưng cho sự kiện. Bạn hiểu rõ chứ? Biểu tượng là từ ngữ. Ví dụ như chết. Từ ngữ chết là biểu tượng được sử dụng để chuyển tải tất cả những hàm ý của sự kiện – sợ hãi, đau khổ, ý thức lạ thường của cô độc, của trống rỗng, của nhỏ bé và cô lập, của sự tuyệt vọng âm ỉ, thâm sâu. Tất cả chúng ta đều thân thuộc với từ ngữ chết, nhưng rất ít người trong chúng ta đã từng thấy những hàm ý của sự kiện. Hầu như chúng ta chưa bao giờ nhìn ngắm bộ mặt của chết và hiểu rõ những sự việc lạ thường được hàm ý trong nó. Chúng ta thích tẩu thoát qua niềm tin trong một thế giới sau đây, hay chúng ta bám vào lý thuyết của đầu thai. Chúng ta có những giải thích an ủi này, một số lượng ấn tượng của những ý tưởng, của những khẳng định và những phủ nhận, cùng tất cả những biểu tượng và những hoang đường kèm theo chúng. Làm ơn hãy tự quan sát. Đây là một sự kiện.

Nơi nào có sợ hãi, có ý định để tẩu thoát; chính sự sợ hãi tạo ra ý định. Nơi nào có tham vọng, ý định bộc lộ sự tàn nhẫn trong mãn nguyện của nó. Chừng nào còn có bất mãn – thèm khát vô độ cho thỏa mãn được xảy ra liên tục – dù bạn có cố gắng chấm dứt nó bằng cách tự thành tựu cho chính bạn nhiều bao nhiêu chăng nữa – bất mãn đó nuôi dưỡng ý định riêng của nó. Bạn muốn sự thỏa mãn tiếp tục hay gia tăng, thế là có ý định để được thỏa mãn. Chắc chắn ý định trong tất cả những hình thức khác nhau của nó mở cánh cửa vào thất vọng, và thất vọng là đau khổ.

Vì vậy chẳng có bao nhiêu rạng rỡ trong cặp mắt của chúng ta và trên đôi môi của chúng ta; chẳng có bao nhiêu an bình trong sống của chúng ta. Chúng ta dường như không thể nhìn ngắm những sự việc bằng thanh thản và tự tìm ra cho chính mình liệu có một cách kết thúc đau khổ. Hành động của chúng ta là kết quả của mâu thuẫn, với sự căng thẳng liên tục của nó, mà chỉ củng cố cái tôi và gia tăng những đau khổ của chúng ta. Bạn thấy điều này, phải không?

Rốt cuộc, bạn đang bị xáo trộn. Tôi đang xáo trộn bạn về những biểu tượng của bạn, những hoang đường của bạn, những lý tưởng của bạn, những vui thú của bạn, và bạn không thích sự xáo trộn đó. Điều gì bạn muốn là tẩu thoát, vì vậy bạn nói, “Hãy nói cho tôi làm thế nào loại bỏ đau khổ.” Nhưng sự kết thúc của đau khổ không là sự loại bỏ của đau khổ. Bạn không thể “loại bỏ” đau khổ, giống như bạn không thể thâu lượm tình yêu. Tình yêu không là cái gì đó để được vun quén qua thiền định, qua kỷ luật, qua rèn luyện đạo đức. Vun quén tình yêu là hủy diệt tình yêu. Trong cùng cách như vậy, đau khổ không thể được kết thúc bởi hành động của ý định. Làm ơn hãy hiểu rõ điều này. Bạn không thể loại bỏ nó. Đau khổ là cái gì đó phải được ấp ủ, được sống cùng, được hiểu rõ; người ta phải trở nên mật thiết cùng đau khổ. Nhưng bạn không mật thiết cùng đau khổ, phải không? Bạn có lẽ nói, “Tôi biết đau khổ,” nhưng thật sao? Bạn đã sống cùng nó chưa? Hay, bởi vì cảm thấy đau khổ, bạn chạy trốn nó? Thật ra, bạn không biết đau khổ. Chạy trốn là điều gì bạn biết. Bạn chỉ biết tẩu thoát khỏi đau khổ.

Giống như tình yêu không là một sự việc để được vun quén, để được thâu lượm qua kỷ luật, vì vậy đau khổ sẽ không được kết thúc qua bất kỳ hình thức nào của tẩu thoát, qua những nghi thức hay những biểu tượng, qua công việc xã hội của “những người làm điều lành,” qua chủ nghĩa quốc gia, hay qua bất kỳ những công việc xấu xa nào mà con người đã sáng chế. Hiểu rõ hiện diện khi có một nổ tung, một cách mạng, một bất mãn lạ thường trong mọi thứ. Nhưng bạn biết, chúng ta sục sọi để tìm ra một cách dễ dàng trong công việc xã hội; chúng ta bị mất hút trong một công việc, một nghề nghiệp; chúng ta đi đến đền chùa, tôn thờ một hình ảnh; chúng ta bám vào một hệ thống đặc biệt của niềm tin. Chắc chắn tất cả những việc này là một lẩn tránh, một phương cách ngăn cản cái trí không đối diện sự kiện. Hồn nhiên nhìn ngắm cái gì là không bao giờ là đau khổ. Đau khổ không bao giờ nảy sinh từ động thái trực nhận tức khắc rằng người ta là ảo tưởng. Nhưng khoảnh khắc bạn muốn thay đổi ảo tưởng của bạn thành cái gì đó, vậy thì đấu tranh, lo âu, ranh mãnh bắt đầu – mà cuối cùng đều dẫn đến đau khổ.

Khi bạn thương yêu cái gì đó, bạn thực sự nhìn ngắm nó, phải không? Nếu bạn thương yêu người con của bạn, bạn nhìn ngắm cậu ấy; bạn quan sát bộ mặt thanh tú, cặp mắt to, ý thức lạ thường của hồn nhiên. Khi bạn thương yêu một cái cây, bạn nhìn ngắm nó bằng toàn thân tâm của bạn. Nhưng chúng ta chưa bao giờ nhìn ngắm những sự việc sự vật trong cách đó. Muốn trực nhận ý nghĩa của chết cần đến một loại bùng nổ mà thổi tung tức khắc tất cả những biểu tượng, những hoang đường, những lý tưởng, những niềm tin an ủi, để cho bạn có thể nhìn ngắm chết trọn vẹn, tổng thể. Nhưng rất bất hạnh và bi thảm, có thể bạn chưa bao giờ nhìn ngắm bất kỳ cái gì tổng thể. Phải không? Bạn có khi nào nhìn ngắm người con của bạn tổng thể, bằng toàn thân tâm của bạn – đó là, không thành kiến, không khen ngợi hay chỉ trích, không nói hay cảm giác, “Cậu ấy là con của tôi”? Nếu bạn có thể làm việc này, bạn sẽ phát giác rằng nó bộc lộ một ý nghĩa và vẻ đẹp lạ thường. Vậy là không có bạn và người con – mà không có nghĩa một đồng nhất giả tạo cùng người con. Khi bạn nhìn ngắm bất kỳ cái gì đó, không có đồng nhất bởi vì không có tách rời.

Trong cùng cách như vậy, liệu bạn có thể nhìn ngắm chết một cách tổng thể? – mà là không sợ hãi. Chính bởi sợ hãi cùng ý định để tẩu thoát sợ hãi đã tạo ra tất cả những hoang đường, những biểu tượng, những niềm tin này. Nếu bạn có thể nhìn ngắm nó tổng thể, bằng toàn thân tâm của bạn, lúc đó bạn sẽ thấy rằng chết có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn bởi vì lúc đó không có sợ hãi. Chính bởi sợ hãi mới thúc đẩy chúng ta phải đòi hỏi biết được liệu có sự tiếp tục sau chết và sợ hãi tìm được đáp lại riêng của nó trong niềm tin rằng có hay không có. Nhưng khi bạn có thể nhìn ngắm bằng sự trọn vẹn vào cái sự việc được gọi là chết này, không còn buồn bã. Rốt cuộc, khi người con trai của tôi chết, tôi cảm thấy cái gì? Tôi bị hụt hẫng. Cậu ấy đã đi mất không bao giờ quay lại, và tôi cảm thấy một ý thức của trống rỗng, cô độc. Cậu ấy là con trai của tôi, trong cậu ấy tôi đã đầu tư tất cả hy vọng của tôi về bất tử, về tiếp tục cái “tôi” và cái “của tôi”; bởi vì hy vọng sự tiếp tục riêng của tôi này đã bị mất đi, tôi cảm thấy hoàn toàn bơ vơ. Vì vậy tôi thực sự căm ghét chết; nó là một kinh tởm, một thứ phải bị xua đuổi, qua niềm tin, qua vô vàn hình thức của tẩu thoát. Thế là sợ hãi tiếp tục, sinh ra ý định và nuôi dưỡng đau khổ.

Vì vậy sự kết thúc của đau khổ không xảy đến qua bất kỳ hành động nào của ý định. Đau khổ có thể đến một kết thúc chỉ khi nào có một phá vỡ khỏi mọi thứ mà cái trí đã sáng chế cho nó để tẩu thoát. Bạn buông bỏ hoàn toàn tất cả những biểu tượng, những hoang đường, những hình thành ý tưởng, những niềm tin bởi vì bạn thực sự muốn thấy chết là gì, bạn thực sự muốn hiểu rõ đau khổ; nó là một thôi thúc hừng hực. Sau đó việc gì xảy ra? Bạn ở trong một trạng thái của mãnh liệt; bạn không chấp nhận hay phủ nhận, bởi vì bạn không đang cố gắng tẩu thoát. Bạn đang đối diện sự kiện. Và y như thế khi bạn đối diện sự kiện của chết, của đau khổ, y như thế khi bạn đối diện tất cả nhũng sự kiện bạn bị đương đầu, lúc đó bạn sẽ phát giác rằng kia kìa có một nổ tung mà không bị sinh ra qua sự dần dần, qua chuyển động chậm chậm của thời gian. Lúc đó chết có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn.

Chết là cái không biết được, giống như đau khổ. Thực sự bạn không biết đau khổ; bạn không biết chiều sâu của nó, sức sống lạ thường của nó. Bạn biết phản ứng đến đau khổ nhưng không phải hành động của đau khổ, nó hàm ý cái gì; bạn không hiểu liệu nó xấu xa hay đẹp đẽ. Nhưng biết bản chất, chiều sâu, vẻ đẹp và sự dễ thương của chết và đau khổ là sự kết thúc của chết và đau khổ.

Bạn thấy, những cái trí của chúng ta vận hành một cách máy móc trong cái đã được biết, và với cái đã được biết chúng ta tiếp cận cái không biết được: chết, đau khổ. Liệu có thể có một nổ tung, để cho cái đã được biết không vấy bẩn cái trí? Bạn không thể loại bỏ cái đã được biết. Điều đó sẽ vô lý, xuẩn ngốc; nó sẽ chẳng dẫn bạn đến nơi nào cả. Điều gì quan trọng là không cho phép cái trí bị vấy bẩn bởi cái đã được biết. Nhưng không-vấy bẩn của cái trí bởi cái đã được biết này không xảy ra qua quyết tâm, qua bất kỳ hành động nào của ý định. Nó xảy ra khi bạn thấy sự kiện như nó là, và bạn có thể thấy sự kiện như nó là – sự kiện của chết, của đau khổ – chỉ khi nào bạn trao chú ý tổng thể của bạn đến nó. Chú ý tổng thể không là tập trung; nó là một trạng thái của ý thức trọn vẹn mà trong đó không có loại trừ.

Vậy là sự kết thúc của đau khổ nằm trong đối diện tổng thể của đau khổ, mà là trực nhận đau khổ là gì. Thực ra, điều đó có nghĩa, buông bỏ tất cả những hoang đường của bạn, những huyền thoại của bạn, những truyền thống của bạn, và những niềm tin của bạn – việc đó bạn không thể thực hiện từ từ. Chúng phải buông bỏ tức khắc, ngay lúc này. Không có phương pháp để nhờ vào đó buông bỏ chúng. Nó xảy ra khi bạn trao chú ý tổng thể của bạn đến cái gì đó mà bạn muốn hiểu rõ, mà không có bất kỳ ham muốn tẩu thoát nào.

Chúng ta chỉ biết từng mảnh sự việc lạ thường được gọi là sống này; chúng ta không bao giờ nhìn ngắm đau khổ, ngoại trừ qua bức màn của những tẩu thoát; chúng ta chưa bao giờ thấy vẻ đẹp, sự bao la của chết, và chúng ta biết nó chỉ qua sợ hãi và buồn bã. Có thể có hiểu rõ của sống, và của ý nghĩa và vẻ đẹp của chết, chỉ khi nào cái trí ngay tức khắc trực nhận cái gì là.

Bạn biết không, mặc dù chúng ta phân biệt chúng, tình yêu, chết, và đau khổ, tất cả đều giống nhau; bởi vì, chắc chắn, tình yêu, chết, và đau khổ là cái không thể biết được. Khoảnh khắc bạn biết tình yêu, bạn đã không còn thương yêu. Tình yêu vượt khỏi thời gian; nó không có khởi đầu và không có kết thúc, trái lại hiểu biết có. Và khi bạn nói, “Tôi biết tình yêu là gì,” bạn không biết. Bạn chỉ biết một cảm giác, một kích thích. Bạn biết phản ứng đến tình yêu, nhưng phản ứng đó không là tình yêu. Trong cùng cách đó, bạn không biết chết là gì. Bạn chỉ biết những phản ứng đến chết, và bạn sẽ khám phá chiều sâu và ý nghĩa trọn vẹn của chết chỉ khi nào những phản ứng đã kết thúc.

Làm ơn hãy lắng nghe điều này như cái gì đó liên quan sống còn đến mỗi con người, dù người ấy ở nấc thang cao nhất hay thấp nhất trong xã hội. Đây là một vấn đề cho mỗi người chúng ta, và chúng ta phải biết nó như chúng ta biết đói khát, như chúng ta biết ái ân, như thỉnh thoảng chúng ta có lẽ biết một ân lành trong nhìn ngắm những ngọn cây hay bầu trời khoáng đãng. Bạn biết, ân lành chỉ đến khi cái trí trong một trạng thái không-phản ứng. Biết chết là một ân lành, bởi vì chết là cái không biết được. Nếu không hiểu rõ chết, bạn có lẽ dành ra hết cuộc đời của bạn tìm kiếm cái không biết được, và bạn sẽ không bao giờ tìm được nó. Nó giống như tình yêu mà bạn không biết. Bạn không biết tình yêu là gì; bạn không biết sự thật là gì. Nhưng tình yêu không thể được tìm kiếm; sự thật không thể được tìm kiếm. Khi bạn tìm kiếm sự thật, nó là một phản ứng, một tẩu thoát khỏi sự kiện. Sự thật trong cái gì là, không phải trong phản ứng đến cái gì là.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2024(Xem: 469)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
22/08/2024(Xem: 1228)
Khi thấy Đức A Di Đà Phật xuất hiện, Cụ Ông 80 tuổi, vào hai đêm trước ngày ra đi, mặc dù bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối, vẫn mỉm cười niệm Nam Mô A Di Đà Phật; ngay trước giờ xả bỏ báo thân, Cụ Ông, lại một lần nữa, thấy Đức A Di Đà Phật hiện ra; và sau đó tỉnh táo, sáng suốt ra đi an lành. Tâm Tịnh và Hoa Chí cùng con cháu của Cụ có duyên lành hỗ trợ Cụ Niệm Phật suốt tám ngày và tám đêm, khai thị, khuyến khích, làm cho Cụ phấn chấn, đặc biệt, Tâm Tịnh đã tận mắt chứng kiến sự ra đi nhẹ nhàng của Cụ vào lúc 9.40 sáng ngày 11 tháng 07 Quý Mão (2023). Để kỷ niệm một năm giỗ đầu của Cụ, và như một lời hứa khả với quý đạo hữu Tịnh Độ, Tâm Tịnh xin hân hoan tường thuật lại những gì mắt thấy, tai nghe trong suốt thời gian trợ duyên Niệm Phật cùng với Cụ cho đến thời khắc ra đi, kể cả thời gian ban đầu khi nhập viện và thời gian hộ niệm sau khi tắt thở. Từ những gì diễn ra trong những ngày cùng Cụ Niệm Phật, có thể đúc kết thành 14 chỉ dấu sau đây, làm cơ sở cho niềm tin rằng Th
21/01/2024(Xem: 1897)
Tỉnh Thức Đối Diện với Bệnh tật và Cái Chết_Tỳ Kheo Analayo_Bình Anson dịch
06/06/2023(Xem: 7150)
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
21/05/2023(Xem: 2048)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất. Việc giữ gìn, duy trì sự sống là một điều cơ bản mà bất cứ ai sống trên đời này cũng phải làm để mong mình sống lâu, sống thọ chứ không ai mong mình chết sớm, hay nói đúng hơn là ai cũng sợ cái chết bởi không có một loài động vật có máu huyết nào lại không sợ chết, nhưng sợ chết, không muốn chết thì con người vẫn không thể thoát được cái chết, cho nên thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy tập đối diện với quy luật sinh tử như thế nào để vừa giữ được tinh thần lạc quan, vừa duy trì được sự sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
22/03/2022(Xem: 3692)
Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa. May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).
02/12/2021(Xem: 20187)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/08/2021(Xem: 12885)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
26/06/2021(Xem: 15756)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
01/11/2020(Xem: 20111)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]