Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cộng Nghiệp - Biệt Nghiệp

28/12/201017:29(Xem: 9191)
Cộng Nghiệp - Biệt Nghiệp

Đức Đạt Lai LạtMa thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG
Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

CỘNGNGHIỆP - BIỆT NGHIỆP


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có cộng nghiệp và biệt nghiệp.

MIKE AUSTIN: Vâng.


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cộng nghiệp của thế giới này không chỉ là nghiệp của loàingười, mà là của vạn loại chúng sinh, chẳng hạn như côn trùng và mọi sinh vậtkhác trên thế giới. Nếu có bốn người đặt tay lên cái bàn này, thì cái bàn trởthành một vật được dùng chung bởi bốn người. Như vậy, hành vi này khiến họ tạora một nghiệp chung, và trong tương lai họ sẽ cùng nhận lấy kết quả của việcấy. Còn với những sự việc mà người ta sử dụng một cách riêng rẽ, chúng được dựatrên - cũng như tạo ra - biệt nghiệp của từng cá nhân.


MIKE AUSTIN: Nói cách khác, ngài cho rằng DNA chính là sản phẩm của cộng nghiệplẫn biệt nghiệp của tất cả chúng sinh trong thế giới này, thông qua đó mà chúngsinh xuất hiện?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi không có cơ hội để quan sát chi tiết hoặc nghiên cứu vềDNA. Nó là vật thể, là đối tượng nhận biết được bởi nhãn thức. Bạn có thể nhìnthấy được nó qua kính hiển vi không?


MIKE AUSTIN: Tất nhiên là được. Có 64 nhiễm sắc thể được cấu thành trong mộtcon người. Trong mỗi nhiễm sắc thể, nó được dàn trải thành hàng ngàn hợp thểgọi là các gen.


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đó là vật chất. Một khi nó là vật chất thì nó có thể phânchia và chiếm chỗ trong không gian. Nó không thể là không phân chia được. Nếunó không phân chia được, nếu có bất cứ vật thể nào không phân chia được, thì sẽkhông có bất cứ dạng thức nào cả. Dạng thức không thể nào hiện hữu. DNA chắchẳn là không có sự nhận thức, nhưng đóng vai trò như nền tảng của sự nhận thức.

MIKE AUSTIN: Nếu tự nó không có sự nhận thức thì cái gì là nguyên nhân tạothành nó theo cách thích hợp để xuất hiện sự nhận thức? Nếu ngài đã nói rằngkhởi nguyên tâm thức vốn không tạo thành vật thể, vậy thì chính xác là điều gìđã tạo ra chất DNA vô tri giác này, để rồi đến lượt nó lại tạo thành tâm thức?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này cũng tương tự như thị lực của một con mắt. Đó là vậtchất, không phải là sự nhận thức, nhưng nó đóng vai trò nền tảng của sự nhậnthức, và qua vai trò đó, nó là tác nhân sinh khởi của sự nhận thức. Chẳng hạnnhư bộ não, nó không phải là sự nhận thức, nhưng nó đóng vai trò nền tảng củasự nhận thức. Một khi có cái gì đó là sự nhận thức, thì nhất thiết nó phảikhông có hình dáng và màu sắc. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập trước đây, nhờ nănglực thiền định, hay tam-muội, mà bạn có thể đạt tới hoặc tạo ra được một trậttự cao hơn trong một tầm mức sắc thể. Có hai dạng thuộc loại này: một dạng cóthể quan sát bằng các giác quan, và một dạng chỉ có thể nhận biết bằng tâmthức. Có những sắc thể vi tế chỉ có thể được biết bởi tâm thức. Vì thế mà cólửa và nước được tạo ra do năng lực thiền định, nhưng đó thực ra không phải làlửa và nước, vì chúng chỉ được tạo ra tùy thuộc vào định lực. Nhưng chúng cóthể có tác dụng đốt cháy hay làm ướt vật chất.


MIKE AUSTIN: Lửa mà ngài đang nói đến ở đâu?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nó phát xuất từ người có khả năng tu tập về các thứ như lửa,nước, gió, v.v... Điều này tương tự như bức ảnh mà người ta chụp được bằng ấntượng tinh thần mà hôm nay chúng ta đã được thấy. Giống như vậy đó.


MIKE AUSTIN: Như vậy là ở một mức độ đào luyện tâm linh nào đó, thì vật chất cóthể được biểu hiện ra?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đúng vậy.


MIKE AUSTIN: Nhằm mục đích gì?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó tùy theo động cơ của mỗi người.


MIKE AUSTIN: Tôi hiểu rồi. Tôi muốn hỏi ngài vài vấn đề có liên quan đến chuyệnnày. Từ khi ngài còn nhỏ, ngài đã rất thích khoa học. Vì sao vậy?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì sao ư? Đó là mơ ước của tôi. Đúng vậy. Để xem nào, tôi đãquan sát nhiều tranh ảnh, và từ đó tôi đâm ra thích thú. Từ khi còn nhỏ tôi đãrất tò mò. Và khi bạn phát triển dần những câu hỏi “vì sao”, đó là lý do bạnquan tâm đến khoa học.


MIKE AUSTIN: Kể cả khi tìm kiếm một nguyên nhân khởi đầu hay một điều gì đótương tự như thế?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Nếu bạn tìm kiếm một nguyên nhân khởi đầu thì đó không phải làkhoa học. Khoa học đến sau nguyên nhân khởi đầu.


MIKE AUSTIN: Cho đến nửa đời ngài mới rời khỏi một thế giới không có khoahọc kỹ thuật để bước vào giữa thế kỷ 20 này. Những sự phát triển, những khámphá nào khiến ngài có ấn tượng hay quan tâm nhiều nhất?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Hôm nay tôi đã có nói đến, đó là cái máy quét này. Thật là đặcbiệt. Khi thân thể được quét qua, nó ghi nhận từng cen-ti-mét của cơ thể bạntheo lớp cắt ngang. Thật là kì diệu.


MIKE AUSTIN: Tại sao điều ấy khiến ngài quan tâm?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: À, vì nó rất có ích.


MIKE AUSTIN: Vì lí do gì phát minh này lại đáng quan tâm nhất?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì không cần phải giải phẫu thân người để có được ảnh chụp.


MIKE AUSTIN: Một số máy móc này đã gây nhiều rắc rối cũng như giúp ích cho conngười. Ngài nghĩ cách tốt nhất để vận dụng khoa học kĩ thuật là gì?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều đó còn tùy thuộc vào động cơ thúc đẩy. Cần có sự vừa phảivà lòng tốt. Như thế mọi thứ sẽ tiến triển tốt đẹp. Thế thôi.


MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy thế nào về năng lượng hạt nhân?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tốt. Tôi nghĩ đó là điều tốt.


MIKE AUSTIN: Tại sao?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vì nó có ích. Nếu bạn sử dụng nó một cách thích hợp, tôi cho làvậy.


MIKE AUSTIN: Ngài cảm thấy rằng tiềm năng lợi ích của nó vượt hơn sự nguy hiểm?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Mọi thứ đều là duyên khởi. Bạn thấy đó, năng lượng hạt nhân cóphải là hoàn toàn có lợi không? Tất nhiên là không. Nhưng chúng ta đang đề cậpmột vấn đề nan giải. Chỉ xét riêng bản thân nó, bạn không thể quả quyết rằngnăng lượng hạt nhân là xấu, bởi vì nếu bạn quả quyết như vậy thì chính bạn sẽlà người cực đoan. Nếu bạn đi đến bất cứ sự cực đoan nào, điều ấy cũng tai hại.


MIKE AUSTIN: Ngài nghĩ gì về những ảnh hưởng tinh thần rộng hơn của năng lượnghạt nhân? Chúng ta đã sử dụng được năng lượng từ nguyên tử, và với nguồn lực tựnhiên mạnh nhất này - quả thật như thế - chúng ta rất có thể sẽ huỷ diệt cả thếgiới. Ngài có thấy gì là nghịch lý trong việc này chăng?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Một lần nữa, điều này hoàn toàn tùy thuộc vào kĩ năng của bạntrong việc sử dụng năng lượng hạt nhân như thế nào. Chẳng hạn như việc ănkiêng, nếu bạn không biết cách ăn như thế nào cho thích hợp, bạn cũng có thể tựgiết mình.


MIKE AUSTIN: Trở lại vấn đề chúng ta đang thảo luận từ trước; sự tồn tại vàtiến hóa của vũ trụ. Khoa học phương Tây đã chỉ ra rằng đời sống trên hành tinhnày được phát triển từ những dạng thể đơn giản đến những dạng thể tinh vi phứctạp cao hơn. Ngài có thể nào cho rằng dòng tiến hóa này là tương tự với quanniệm của đạo Phật về luân hồi, trong đó các loài hữu tình chuyển sinh trong mộtvòng luân chuyển đã xác định trước với những hình thức đời sống căn bản?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Theo những kinh điển mà tôi đã đề cập trước đây, chúng tôi tinvào cả dạng đời sống bậc cao dần dần thoái hóa và dạng đời sống nguyên thủy đượctiến hóa. Ngoài ra, tôi không biết. Điều này thật khó nói. Chúng ta phải khảosát thêm nữa vấn đề này. Tôi cho rằng những điều khác biệt vẫn có thể đồng thờitồn tại. Những gì khoa học đã tìm ra về bản chất hiện nay của sự tiến hóa cóthể là đúng; nhưng đồng thời một kiểu tiến hóa khác cũng có thể đang tồn tại.Điều ấy thật khó nói.


MIKE AUSTIN: Trong kinh điển có nói đến hay chăng một thời điểm cụ thể, một mốccố định hoặc thời kỳ mà trong vòng luân hồi, không gian và thời gian sẽ trốngrỗng không còn chúng sinh nào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này được giải thích như sau trong một quyển kinh củađạo Phật. Nếu bạn đào sâu xuống lòng đất 1000 thước, rồi đào rộng ra chungquanh vuông vức 1000 thước, sau đó lấp đầy hố trống này bằng tóc, mỗi sợi dàinửa thước. Rồi nếu như cứ 100 năm lại lấy đi một sợi tóc, cho đến khi lấy hếtsố tóc ấy sẽ là khoảng thời gian của một trung kiếp, và (một đại kiếp) có 80trung kiếp. Đại thể là như thế.

MIKE AUSTIN: Trong kinh có nói là sẽ có bao nhiêu đại kiếp không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Ồ, vô số. Không có giới hạn đối với đại kiếp. Sự tồn tại theokiểu như trái đất này tan rã, rồi bắt đầu hình thành, rồi lại tan rã, diễn ra ởkhắp nơi trong vũ trụ.


MIKE AUSTIN: Vậy không có một thời điểm xác định khi vòng luân hồi sẽ dừng lạihay sao? Chẳng phải ngài đã nói rằng vòng luân hồi sinh tử không có điểm khởiđầu, nhưng có điểm chấm dứt đó sao?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Đối với từng cá nhân thì nó có thể chấm dứt. Với toàn thể thìnó chẳng có khởi đầu và chẳng có kết thúc. Nếu bạn khảo sát riêng về một conngười, có hiện hữu một khả tính có thể đem lại sự chấm dứt nguyên nhân khiếncho người ấy chịu luân hồi sinh tử. Do vậy, nó có điểm kết thúc. Nhưng bây giờ,khi chúng ta đề cập về luân hồi nói chung, thì rất khó nói vì nó không có giớihạn. Đối với cái gì không có giới hạn, làm sao bạn có thể đặt một thời điểm xácđịnh vào đó? Vấn đề là ở điểm này.


MIKE AUSTIN: Một câu hỏi cuối - các dạng sinh vật ở quanh ta chủ yếu được phânlàm hai loại. Một là thực vật, hai là động vật. Thực vật tự sinh tồn bằng chínhcơ thể của chúng và những gì lấy được từ ánh nắng, đất và không khí. Nhưng độngvật phải ăn thức ăn từ bên ngoài và thường là bằng cách giết hại những loàikhác. Ngài thấy có ý nghĩa gì, hay ý nghĩa về mặt tâm linh nào đối với thực tếsự sống đang tồn tại theo hai cách như thế?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: (cười lớn). Điều ấy thật khó. Theo đạo Phật, còn có sự khácnhau dựa trên nền tảng đó có phải là một loài hữu tình hay không.


MIKE AUSTIN: Thực vật có phải là loài hữu tình hay không? Chúng có tìnhthức hay không?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Thực vật nói chung thì không phải. Nhưng nay lại có một điềuphức tạp hơn. Loài nào là thực vật thực sự và loài nào là động vật? Điều ấy rấtkhó. Những cây cối quanh ta có lẽ là thực vật thực sự. Trong trường hợp đó,chúng ta sẽ xem chúng như là loài không có tình thức. Tuy nhiên còn có nhữngloài thực vật khác mà rất khó nói là chúng có tình thức hay không. Ngay cả vớicơ thể con người, khi phân tích những tế bào ra thì tôi không biết chắc là tếbào nào có tình thức và tế bào nào không. Theo kinh điển đạo Phật, có 80.000 tếbào có tình thức, tức 80.000 chúng sinh hữu tình trong cơ thể con người, baogồm cả giun lãi. Tôi nghĩ là thân thể con người khó có thể chứa đựng được đến80.000 con lãi nhìn thấy được bằng mắt thường! Nhưng như tôi đã đề cập, Khôngnhất thiết là mọi vật có sự chuyển động đều phải có tình thức!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2012(Xem: 9947)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4949)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9775)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
29/06/2012(Xem: 4331)
Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng.
07/06/2012(Xem: 6166)
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
02/05/2012(Xem: 6032)
Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương. Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.
02/05/2012(Xem: 5029)
Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng. Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
07/04/2012(Xem: 4410)
1. Bản thân của người vãng sanh phải hội đủ Tam Tư Lương (ba điều kiện) Tín Hạnh Nguyện, lúc bình thường phải dặn dò gia quyết chú ý những điều cần biết khi vãng sanh, Đại Sư Ngẫu Ích dạy: Có được vãng sanh toàn do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do trì danh sâu hay cạn. 2. Con cái quyến thuộc phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm, tuân theo lời Phật dạy như pháp hộ trì cha mẹ thân nhân vãng sanh tây phương, thì gọi là: Tự thoát khỏi trần lao, mới có thể thành tựu. 3. Các liên hữu chân thành hết lòng hộ niệm, thành tựu cho người khác vãng sanh, sẽ được quả báo người khác thành tựu cho mình vãng sanh. Tổ Ấn Quang nói: Khuyên bảo mọi người nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó là bổn nguyện của Phật. 4. Nếu có thể y theo ba yếu tố như pháp hộ trì trợ niệm, thì nhất định vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh tây phương, viên thành Phật đạo, công đức không thể nghĩ bàn. Nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải chân thành cầu Phật gia t
03/03/2012(Xem: 3643)
Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập. Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.
01/03/2012(Xem: 4007)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]