Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những vấn nạn của Phật tử Tây phương về nghiệp và tái sinh

02/05/201214:22(Xem: 6044)
Những vấn nạn của Phật tử Tây phương về nghiệp và tái sinh

hoasen1NHỮNG VẤN NẠN
CỦA PHẬT TỬ TÂY PHƯƠNG
VỀ NGHIỆP VÀ TÁI SINH

Quán Như Phạm Văn Minh

Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương.

Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.

Trong khi về Vật lý, định luật do Newton khám phá ra được khoa học chấp nhận như định luật khách quantất địnhcủa vũ trụ. Tuy nhiên cho đến nay khoa học vẫn ‘chưa khám phá’ ra những đạo luật ‘luân lý’ khách quan và tất địnhban thưởng hay trừng phạt những hành vi thiện ác. Có một cơ chế ‘khách quan’ nào ban thưởng những người làm lành và trừng phạt những người ác? Trong khi các tôn giáo độc thần đưa ra hình ảnh một ‘thượng đế’ cầm sổ ‘ghi chép’ những hành vi thiện ác và ban thưởng người này lên Thiên đàng hay trừng phạt người khác xuống hỏa ngục, giáo lý duyên khởi của Phật giáo phủ nhậntoàn triệt một nhân vật như thế. Ai là ‘phán quan’ giữ sổ “đậu đen đậu trắng’ để thưởng phạt? Triết lý khai sáng và khoa học đã khai tử nhân vật gọi là ‘Thượng đế’ từ thế kỷ 18. Nietsche đã khai tử thượng đế và kết tội Thượng đế là một ý niệm ‘lừa bịp vĩ đại nhất từ 2000 năm qua’. Các thành phần tôn giáo quá khích chỉ còn một cách nói ‘đó là lòng tin của tôi’ và dĩ nhiên ‘lòng tin’là vấn đề cá nhân không ai có thể ‘truyền thông’ cho người khác được, trừ khi có ‘diễm phúc’ được ‘Chúa’ chọn lựa!

Một số người Tây phương cuồng tín (fundamentists) do đó hoặc là ‘bám víu’ vào ‘lòng tin’ phản khoa học này, hoặc chấp nhận thái độ ‘bất khả tri’ (agnostics), như Khổng Tử ngày xưa né tránh trả lời những câu hỏi về siêu hình ‘yên sự sinh, năng sự tử’, ‘quỷ thần kính nhi viễn chi’, hay quyết liệt hơn chấp nhận thái độ vô thần (atheists). Thành phần ‘bất khả tri’ và ‘vô thần’ hiện nay trong xã hội Tây phương nếu không bằng thì cũng nhiều hơn những người ‘tin’ mù quáng vào Chúa hiện hữu bằng xương bằng thịt, nghĩa là xã hội Tây phương càng ngày càng bị thế tục hóa.

Những giải thích về Nghiệp

Giải thích thông thường về Nghiệp là nếu ‘đời này’ chúng ta hạnh phúc hay đau khổ là do kết quả của những hành động của chúng ta trong quá khứ (đời trước), biệt nghiệp - hay định nghiệp của mỗi người. Kinh điển Pali giải thích điểm này không giống nhau. Các kinh điển Pali đầu tiên phần lớn nghiêng về cách giải thích theo tính cách tất định của nghiệp. Một trong những hậu quả do lối giải thích này là hố ngăn cách giữa Tăng già và cư sĩ trong các nước Phật giáo Á Châu. Tăng già ‘kiếp trước’ tích lũy đầy đủ nghiệp ‘tốt’ để kiếp này được sinh làm tỳ kheo, theo bước chân Phật; còn cư sĩ ‘kiếp trước’ tạo nhiều nghiệp ‘chướng’ nên kiếp này còn bận bịu thê nhi và bổn phận của cư sĩ là hỗ trợTăng già trên con đường hành trì và sẽ được tích tụ ‘công đức’, may ra ‘kiếp sau’ được ‘tái sinh’ vào một giai cấp khá hơn hay có đủ thiện nghiệp và công đức để thành ‘trưởng tử như lai’ trong kiếp sau. Kinh điển Pali chỉ ghi lại bằng chữ viết 5 thế kỷ sau khi Đức Phật nhập diệt, cách giải thích này thuận lợi cho giáo đoàn tăng già ‘nguyên thủy’ nên có lẽ họ không bận tâm đưa ra những giải thích khác. Trong giai đoạn suy thoái của Phật giáo Thái, nhiệm vụ chính của các nhà sư là ‘bán công đức’ cho các gia đình giàu có, dù không ai chắc rằng các vị sư này thật sự có công đức để ‘cho’ hay ‘bán’ hay không và hậu quả là Phật giáo bị kết tội là ‘chủ nghĩa tâm linh vật chất’, nghĩa là các tăng già loại này đem giáo pháp của Đức Phật ra buôn bán lấy tiền. Công đức giống như ‘tiền’ gởi nhà băng, khi nào cần thì đem ra xài hay mua thêm công đức! Phật giáo Đại thừa rộng rãi hơn, khi làm công đức thì không cần tích lũy hay đem ‘bán’ hay cho người khác, mà hồi hướng cho tất cả chúng sinh để tất cả đều thành ‘Phật Đạo’.

Tình trạng lẩn quẩn là các tăng sĩ buôn bán công đức kiểu này ở Thái đi các xe mắc tiền và càng đi xe mắc tiền chừng nào, chứng tỏ họ ‘ăn khách’ vì ‘có nhiều công đức’ để cho hay bán và thay vì dùng thì giờ để ‘pháp’ thí, các nhà sư ‘thời hội nhập’ này tìm mọi thủ đoạn ‘tiếp thị’ để bán công đức cho các đệ tử ‘giàu có’, đổ xô cúng dường để mua công đức! Tình trạng mà cư sĩ Sulak Sivaraksa gọi là từ ‘hoa sen’ sang ‘bàn tay quỷ’ của kinh tế thị trường.

Định nghĩa nghiệp theo kiểu này có thể dùng để biện chính cho chế độ đẳng cấp khắc nghiệt ở Ấn (như Gandhi đã dùng trong cuộc tranh luận với Ambedkar), bất công kinh tế, giàu nghèo, xấu đẹp, đều đem nghiệp ra để biện chính, Nghiệp thành một nguyên tắc ‘đạo đức tất định’ và định nghĩa nghiệp theo kiểu này đúng với tinh thần của Ba La Môn giáo hơn là Phật giáo. Có gì bất hạnh xảy ra chỉ cần chép miệng hay xoa tay: ‘Nghiệp mà!’. Vì chuyện xảy ra ở kiếp khác nên không ai kiểm chứng được, cũng giống như lòng tin được Chúa rước lên Thiên đàng hay đẩy xuống Địa ngục, chỉ có người trong cuộc mới biết mà thôi!

Cộng nghiệp thì càng dễ ‘đổ thừa’ hơn nữa vì có lịch sử ghi lại! Tôi đã từng nghe một tỳ kheo phê bình trong một vụ bão lụt miền Tây Việt Nam trong thập kỷ trước là ‘tại vì dân mình nhiều ác nghiệp quá’. Thay vì lấy lòng từ bi để quyên góp tiền bạc giúp đỡ nạn nhân bão lụt, hạ thủ một câu như thế chẳng khác nào đổ lỗi hết cho nạn nhân. Vụ sóng thần gần đây xảy ra ở Nhật cũng có vài vị tăng già lập luận tương tự! Giáo sư David Roy có nhắc đến một nhà sư Phật giáo phê bình biến cố diệt chủng do Đức Quốc Xã gây ra cho dân Do Thái trong thế chiến II là: “Người Do Thái có quá nhiều nghiệp chướng” Thay vì lên án Đức Quốc Xã thì dùng ý niệm ‘nghiệp’ đổ tội cho nạn nhân. Nếu một tỳ kheo tu hành mấy chục năm mà còn hiểu nghiệp như thế thì huống gì Phật tử sơ cơ!

Kinh Kalama, thường được xem như là hiến chương tự do tư tưởng của Phật giáo, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tuệ giác trong việc nghiên cứu. Đức Phật dạy chúng ta đừng vội tin theo truyền thuyết, hay truyền thống, chỉ chấp nhận cho đến khi nào chúng ta tìm ra kết luận đúng theo tuệ giác. Điều này không có nghĩa là phủ nhận định nghĩa ‘truyền thống’ về nghiệp, nhưng chú trọng đến nhu cầu trí thức của Phật giáo và Phật tử hiện đại, nhất là các Phật tử Tây phương, với tinh thần khai sáng, khi tìm hiểu giáo pháp. Nếu quan niệm truyền thống tương phản với tuệ giác của đạo Phật, chúng ta phải có can đảm đặt vấn đề. Đó là tinh thần lời xác nhận của Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài nói: “Nếu khoa học chứng minh những điểm nào trong giáo lý phản khoa học, người Phật tử phải có can đảm từ bỏ”.

Kinh điển Pali giải thích nghiệp như thế nào?

Trong Trung Bộ Kinh (135)CulakammaviblangaSutra dùng nghiệp để giải thích khác biệt kể cả thể hình xấu đẹp, bất bình đẳng về kinh tế. Tuy nhiên trong các Kinh khác Đức Phật phủ nhận tánh cách tất định về đạo đức của nghiệp, như trong kinhTinhaSutra (Tăng Chi Bộ Kinh 3.61) Đức Phật cho rằng quan điểm tất định về nghiệp phủ nhận khả năng tu tập tâm linh:

Có những giáo sĩ quan niệm rằng ‘Tất cả những gì một người trải nghiệm hiện nay - lạc thọ, khổ thọ hoặc xả thọ là do những việc làm trong quá khứ.. ”Nếu một kẻ sát nhân…, trộm cắp, bất lương, nói dối, tham lam… là do những việc làm trong quá khứ chính yếu gây ra, người này sẽ không mong muốn tu tập tâm linh “nên làm việc này, không nên làm việc này” Nếu không biết đâu là việc thiện nên làm, việc ác không nên làm, người đó sẽ hoang mang và không được bảo vệ. Những người chủ trương như thế không thể được xem như người giáo sĩ.”

Trong một kinh ngắn khác (Nipata36.21) có một nhà tu khổ hạnh Shivaka đến chất vấn trực tiếp Đức Phật: “nếu có người chủ trương là một người trải nghiệm lạc thọ, hay khổ thọ hay xả thọ là do những việc làm của họ ở quá khứ. Đức Cồ Đàm nghĩ như thế nào về giáo thuyết này?;

Đức Phật trả lời như sau:Nếu những người tu khổ hạnh hay giáo sĩ Bà La Môn chủ trương rằng bất cứ một người nào trải nghiệm lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ là do những hành vi trong quá khứ gây ra, những người này đã đi quá mức mà trí tuệ của họ cho phép và không đúng với sự thực. Cho nên ta nói là quan điểm này của những tu sĩ khổ hạnh hay giáo sĩ Bà La Môn đã sai lầm.*(dẫn theo David Loy, Notes for a Buddhist Revolution, tr 59)

Câu trả lời này rất gần với thái độ ‘bất khả tri’ của Khổng tử và tuy không đủ yếu tố cho chúng ta so sánh với các kinh Pali đầu tiên để có một giải thích chính xác về nghiệp.

Nghiệp trong Sanskrit hay Pali có nghĩa là hành động. Định nghĩa nghiệp có ba phần: Ý nghiệp (Động lực) khẩu nghiệp (biểu lộ động lực bằng lời nói) và thân nghiệp (biểu lộ ý định bằng hành động). Một hành động đưa ra thế nào cũng gây ra hậu quả. Thiền sư Jack Kornfield nói đùa là “ nghiệp có thể hiểu một cách giản dị là không ai có thể ăn quỵt được!” Hay nói như một ngạn ngữ Việt Nam là “có vay có trả”.

Nhà Tâm phân học Erich From có một nhận xét về Freud là, dù Freud là một nhà tư tưởng sáng tạo vĩ đại, nhưng Freud không thể tự mình đứng lên vai mình. Các nhà tư tưởng này muốn truyền đạt cho người đồng thời họ cũng phải suy nghĩ bằng ngôn ngữ, lô gích, những nề nếp tư duy, những cách diễn đạt trong văn hóa của mình. Kết quả là tư tưởng do nhà tư tưởng phối hợp những nét ‘truyền thống’ với những nét sáng tạo của chính mình, Khổng tử cũng chỉ dám nói tư tưởng mình là ‘tập đại thành’, một thứ ‘bình cũ rượu mới’. Nguyên tắc duyên khởi cũng không nói gì khác hơn: nếu không có tư tưởng truyền thống Ấn độ cũng không có giáo pháp Phật. Giáo pháp của Đức Phật là phản ứng lại triết học Ấn độ đương thời, không thể tự trên trời rơi xuống. Kính trọng Đức Phật không có nghĩa là dùng ý niệm trong các tôn giáo độc thần khoác lên vai Phật, như Chân, Thiện, Mỹ, toàn trí, toàn năng.

Ý niệm nghiệp và luân hồi có sẵn trong triết lý Bà La Môn và các tôn giáo Ấn khác lúc bây giờ, nếu hiểu theo ý hướng ‘tất định’, giáo pháp không còn là tư tưởng sáng tạo (hay có thể nói là ‘cách mạng’ so với Ấn giáo). Những câu như tự mình thắp đuốc lên mà đi còn có ý nghĩa gì nếu con người trôi giạt trong cái vòng nghiệp bất tận, không có cơ hội giải thoát và chỉ còn trong những giai điệu yếm thế trong Cung Oán Ngâm Khúc. Chưa kể nghiệp còn gắn liền với tái sinh, một ý niệm mà người Phật tử Tây phương, sau thời kỳ khai hóa, đã tỏ ra rất dè dặt và thường chọn thái độ bất khả tri, nếu không chế diễu là ‘lòng tin’ tương tự như tin vào thiên đàng hay hỏa ngục. Các nhà khoa học thân cận với Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng bày tỏ sự nghi ngờ này dù là đã hợp tác với Ngài trong chương trình nghiên cứu khoa học về mối liên hệ Thân Tâm hiện nay ở MIT. Phật giáo Tây tạng cũng ít nhắc đến các câu chuyện huyền bí của các vụ ‘đầu thai’ của các Đức Đạt Lai Lạt Ma như lúc giáo đoàn của Ngài vừa thoát khỏi Tây tạng (sau năm 1949 và vào thập kỷ 50s hay 60s). Trong vài cuộc phỏng vấn, Ngài còn đưa ra một viễn tượng là Ngài có lẽ là Lạt Ma cuối cùng. Đây có phải là dấu hiệu là Ngài đã bị các nhà khoa học thuyết phục?

Một đề nghị giải thích Nghiệp đúng theo tinh thần tuệ giác của Đạo Phật

Kinh Pháp Cú là một bộ kinh được dịch ra tiếng Trung Quốc sớm nhất, có nhấn mạng đến vai trò của tâm:

Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tất cả.
Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp, nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo con vật kéo xe.
Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tất cả.
Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp, nói năng hoặc hành động, sư vui vẻ sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng với hình (bản dịch của Trí Đức, trang 9)

Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp). Hành động nào cũng gây ra một (hay nhiều) hậu quả (vikapa). Các hiểu nghiệp tất định nhấn mạnh đến ảnh hưởng của hậu quả chúng ta nhận được trong tương lai (tái sinh) do những hành động chúng ta làm trong quá khứ (mà chúng ta không biết). Thay vì nói chuyện kiếp trước hay kiếp sau, chúng ta có thể nói chuyện ở đây hay bây giờ, nghiệp nhắc nhở chúng ta không có một hành động nào mà không gây ra hậu quả, và chúng ta không những quan tâm đến hành động mà còn đến ý nghiệp- thủ phạm chính đưa đến mọi hành động(như kinh Pháp cú xác nhận- như ‘bóng với hình’). Chỉ có giáo lý đạo Phật mới đưa ra những thí dụ về động lực hành động. Luật pháp Tây phương dựa trên triết lý khai sáng của Kant để xác nhận tình trạng nặng hay nhẹ của một hành động phạm pháp (thí dụ như giữa ngộ sát và cố sát). Cách định nghĩa về nghiệp cũng phù hợp với các triết lý đạo đức: Triết lý thực dụng(utilitarian) nhấn mạnh đến hậu quả, nguyên tắc đạo đứcnhấn mạnh đến nguyên tắc tổng quát (deontology) và động lựcđến xác định giá trị một hành động và lý do hành động (virtue theories). Phần lớn tôn giáo như đoàn thể Tăng già chú trọng đến nghi lễ (Ritualistic procedures- như Giới trong đạo Phật).

Triết lý vô ngã của đạo Phật được các nhà tâm lý hiện đại tiếp nhận niềm nở vì tương hợp với ký thuyết cơ cấu hậu hiện đại: ngã thực ra chỉ là một tâm hành tái cấu trúc từ thói quen, tập quán và tùy theo hoàn cảnh có một “I” và nhiều cái tôi nho nhỏ khác (me, me, mes). Quá trình cấu trúc ngã được tóm gọn trong một bài kệ nhỏ như sau:

Gieo một ý nghiệp thì gặt một thân nghiệp
Gieo một thân nghiệp thì gặt một thói quen
Gieo một thói quen thì gặt một bản chất
Gieo một bản chất thì gặt được một số phận.
Những gì tôi do ý nghĩ của tôi thúc đẩy (ý nghiệp)
Phản ứng, hành động lập lại nhiều lần trở thành một thói quen
Thói quen suy nghĩ, hành động, cảm thọ sẽ được xem như là ‘bản tính’
‘Bản tính’ sẽ được tôi xem là ‘ngã’ (loại người của tôi) (hiền, dữ, hay giận, hiền hòa, hướng nội, hướng ngoại…)

Những gì tôi làm không hoàn toàn quyết định những gì sẽ xảy ra cho tôi, những gì xảy ra trong cuộc đời tôi tùy cách phản ứng của tôi trong hoàn cảnh khác nhau. Đó là ý nghĩa câu nói của Sartre: Tôi là tổng hợp những gì tôi làm. Không có cái gọi là bản tính bẩm sinh (ngã) mà ngã chỉ là kết hợp bởi những hành động của tôi. Nếu kết luận :”Tính tôi như thế” là một thái độ ù lì và sẽ không có chuyện ‘tu tâm dưỡng tánh’. Sự hiểu biết về nghiệp không nhất thiết liên hệ đến một kiếp khác sau khi thân thể bị hủy hoại. Tu tâm sửa tánh để thành một loại người khác chúng ta sẽ trãi nghiệm thế giới một cách khác. Khi tâm tính thay đổi thế giới bên ngoài sẽ phản ứng với chúng ta một cách khác.

Giáo pháp của Đức Phật phần lớn nhấn mạnh đến động lực (motivations- ý nghiệp). Tinh yếu đạo đức của người theo đạo Phật chỉ gồm có có Bađiều: làm điều thiện, tránh làm điều ác,thanh lọc tâm ý.

Gần đây có một nhan đề trên Giác Ngộ mà tôi rất vừa ý: Đem nhân gian vào Đạo Phật. Biến đạo Phật thành một tôn giáo của người sống. Tạm thời quên chuyện kiếp trước hay kiếp sau như thái độ của những người agnostic ở Tây phương. Trong kiếp này chúng ta chỉ cần thực hiện 3 điều căn yếu: làm điều thiện, tránh làm điều ác và nhất là thanh lọc tâm ý.

Quán Như Phạm Văn Minh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2024(Xem: 465)
Quý Phật tử (bất bộ phái: theo Nam Tông, Phật Giáo Nguyên Thủy, theo Bắc Tông, hay Tịnh Độ Tông, Mật Tông vv) với lòng tin chân thành, nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai, không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai và Pháp của Như Lai, thời sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm vì Chân Pháp của Thế Tôn là Pháp Quang, vượt xa ánh sáng mặt trời, mặt trăng, tỏa rạng khắp nơi, làm cho khai ngộ, mang lại niềm hỷ lạc cho bất kể hữu tình nào với tâm hân hoan tín thọ, và pháp thọ. Trong kho tàng Pháp Bảo đồ sộ của bậc Thiện Thệ, Bát Trai Giới thanh tịnh dù chỉ trong một ngày một đêm, sẽ mang lại công đức không thể luận bàn cho bất kể Quý Pháp hữu nào hân hoan tín thọ, vì với công đức chân thật này, sẽ tái sanh lên cõi trời, một trong sáu tầng trời dục giới, hoặc sẽ tái sanh về Tây Phương Cực Lạc tùy theo tâm nguyện của họ.
22/08/2024(Xem: 1225)
Khi thấy Đức A Di Đà Phật xuất hiện, Cụ Ông 80 tuổi, vào hai đêm trước ngày ra đi, mặc dù bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối, vẫn mỉm cười niệm Nam Mô A Di Đà Phật; ngay trước giờ xả bỏ báo thân, Cụ Ông, lại một lần nữa, thấy Đức A Di Đà Phật hiện ra; và sau đó tỉnh táo, sáng suốt ra đi an lành. Tâm Tịnh và Hoa Chí cùng con cháu của Cụ có duyên lành hỗ trợ Cụ Niệm Phật suốt tám ngày và tám đêm, khai thị, khuyến khích, làm cho Cụ phấn chấn, đặc biệt, Tâm Tịnh đã tận mắt chứng kiến sự ra đi nhẹ nhàng của Cụ vào lúc 9.40 sáng ngày 11 tháng 07 Quý Mão (2023). Để kỷ niệm một năm giỗ đầu của Cụ, và như một lời hứa khả với quý đạo hữu Tịnh Độ, Tâm Tịnh xin hân hoan tường thuật lại những gì mắt thấy, tai nghe trong suốt thời gian trợ duyên Niệm Phật cùng với Cụ cho đến thời khắc ra đi, kể cả thời gian ban đầu khi nhập viện và thời gian hộ niệm sau khi tắt thở. Từ những gì diễn ra trong những ngày cùng Cụ Niệm Phật, có thể đúc kết thành 14 chỉ dấu sau đây, làm cơ sở cho niềm tin rằng Th
21/01/2024(Xem: 1894)
Tỉnh Thức Đối Diện với Bệnh tật và Cái Chết_Tỳ Kheo Analayo_Bình Anson dịch
06/06/2023(Xem: 7145)
Bất cứ trong một tôn giáo, một triết học nào, phần nhân sinh quan vẫn là quan trọng. Chúng ta theo một tôn giáo mà không biết quan niệm nhân sinh trong tôn giáo ấy như thế nào, thực là một khuyết điểm lớn lao. Ở đây, chúng ta chỉ riêng bàn về phần nhân sinh quan Phật giáo để tìm hiểu Phật giáo quan niệm về đời sống con người như thế nào ?
21/05/2023(Xem: 2042)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất. Việc giữ gìn, duy trì sự sống là một điều cơ bản mà bất cứ ai sống trên đời này cũng phải làm để mong mình sống lâu, sống thọ chứ không ai mong mình chết sớm, hay nói đúng hơn là ai cũng sợ cái chết bởi không có một loài động vật có máu huyết nào lại không sợ chết, nhưng sợ chết, không muốn chết thì con người vẫn không thể thoát được cái chết, cho nên thay vì sợ hãi thì chúng ta hãy tập đối diện với quy luật sinh tử như thế nào để vừa giữ được tinh thần lạc quan, vừa duy trì được sự sống của mình một cách trọn vẹn nhất.
22/03/2022(Xem: 3687)
Tôi không ngạc nhiên lắm khi biết dù tác phẩm Chết và Tái sinh ( Death & Rebirth ) đó TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch ấn bản lần đầu tiên vào năm 2001 và được tái bản đến 9 lần rồi mà vẫn không đủ cung cấp, cho nên sắp tới Tu Viện Quảng Đức cho tái bản lần thứ 10 để cống hiến bạn đọc gần xa. May mắn thay trong thư viện tí hon của tôi có tác phẩm này được tái bản lần thứ bảy vào mùa Vu Lan báo Hiếu 2007 mà lời ngỏ của tác giả đã đánh động đến con tim của người đọc …qua câu chuyện Luật Sư Brendan Keilar sinh sống tại Melbourne / Australia đã bị bắn chết thật kinh hoàng khi tuổi mới 43 để trả giá cho hành động rất ngưỡng phục ( vì đã can thiệp cứu người).
02/12/2021(Xem: 20166)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
01/08/2021(Xem: 12844)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
26/06/2021(Xem: 15702)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
01/11/2020(Xem: 20103)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]