Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay

06/05/201316:57(Xem: 10720)
Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay

Khi chết không mang theo được gì

Vấn đề gây thắc mắc cho nhiều người hiện nay

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Nếu thật sự có Kiếp trước, như vậy thì tại sao từ xưa tới nay, không ai nhớ tới Kiếp trước của mình, cũng như chẳng có ai thương nhớ nuối tiếc người thân yêu của mình lúc ấy cả?

Đây là câu hỏi thường được nhiều người nêu ra nhất, vì nó thực tế và rõ ràng nhất đối với vấn đề tái sinh luân hồi. Nếu chúng ta không hấp tấp vội vàng, cứ một mực cho rằng tái sinh luân hồi là điều không thể có ngay trong ý nghĩ mình thì khó mà giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề. Bằng sự vô tư và khách quan, ta bình tỉnh tìm các chứng liệu thu thập được qua các nhà nghiên cứu đáng tin cậy về vấn đế nhớ lại tiền kiếp như thế nào?

Thật ra từ cổ đại tới nay đã có vô số tài liệu ghi lại những sự kiện vừa kể. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu vấn đề không phải là những nhà tôn giáo mà phần lớn là những nhà khoa học những nhà sử học, những Y Bác sĩ, những nhà khảo cổ nổi tiếng vân vân.

Các nghiên cứu tìm hiểu ấy được thực hiện qua các phương pháp có tính khoa học như ghi chép lại từng chi tiết của sự việc, quây phim, chụp hình, thu âm điều tra, phỏng vấn những nhân vật liên quan tới sư kiện cũng như thăm dò quan sát, đối chiếu và kiểm chứng cẩn thận những gì đã xảy ra. Qua những tư liệu thu nhặt được từ những khám phá mới đây với những tài liệu cổ xưa về vấn đề Tái sanh, nhớ lại Tiền kiếp ta mới thấy rằng quả thật xưa nay đã có những người đã nhớ lại kiếp trước của họ chớ không phải là chẳng có ai nhớ lại kiếp trước của họ cả.

Trong thời đại khoa học hiện nay thế giới lại ngạc nhiên lần nữa về sự nghiên cứu và khám phá của một Bác sĩ người Mỹ đó là Giáo sư Bác sĩ lan Stevenson, ông chuyên tìm hiểu về các hiện tượng liên quan tới Tiền kiếp hay Kiếp trước. Ông đã thiết lập một số lớn hồ sơ dày ghi lại chi tiết những trường hợp của một số người nhớ lại kiếp trướccủa họ. Để được kết quả trung thực, chính bác sĩ Stevenson đã đích thân tới tận nơi gặp gở, tiếp xúc, phỏng vấn những người đã nhớ lại tiền kiếp của chính họ chớ không nghe qua lời kể lại của người khác.

Trước bác sĩ Stevenson tại Hoa Kỳ cũng đã một thời dân chúng xôn xao về sự kiện cũng một người Mỹ tên là Edgar Cayce, ông này không có khái niệm gì về tái sinh luân hồi cả nhưng lại có khả năng tìm nguồn gốc xa xăm của căn bệnh nan y một người nào đó qua giấc ngủ thôi miên.

Chính bản thân ông Cayce lúc thực hiện phương pháp chữa bệnh đi vào tiền kiếp của người bệnh qua giấc ngủ thôi miên cũng cảm thấy nghi ngờ vì ông xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo chính thống. Ông không hiểu là thật sự có kiếp trước hay không? Nhưng điều làm ông phân vân thắc mắc là tại sao trong giấc ngủ thôi miên khi chữa cho bệnh nhân thì ông lại thường hay thốt ra câu: “Thửa xa xưa, ông ta, hay bà ta là...” Nhất là có lần ông định bệnh cho một người đàn ông trong khi đang chìm vào giấc ngủ thôi miên, ông lại thốt ra câu: “Thuở xưa ông ta lả một nhà giáo” Vậy chữ thuở xa xưa ấy là lúc nào? Chắc chẩn không phải là trong đời hiện tại của ông ấy vì hiện tại ông ta không phải là nhà giáo mà là một thương gia. Như thế thì phải chăng chữ thuở xa xưa chính là cái đời trước hay kiếp trước.

Càng ngày ông Edgar Cayce càng chiêm nghiệm thấy rằng ông đang khám phá ra một chân trời mới mà từ lâu nhiều người không biết tới. Trong thời gian chữa bệnh, nhiều bệnh nhân được ông tìm ra nguồn gốc bệnh và được lành, nhưng một số người cũng không vì thế mà tin hoàn toàn vào những gì gọi là kiếp trước, kiếp sau hay luân hồi. Họ cũng thắc mắc hỏi ônglà tại sao bản thân họ có kiếp trước như thế mà chính họ lại không biết mà ông lại biết? Ông Cayce đã trả lời rằng:”mỗi con người đều trải qua một thời gian dài đăng đẳng qua sự tiến hóa, do đó trong trí óc mỗi người đều tích chứa biết bao ký ức từ buổi xa xăm. Ta có thể thấy rõ điều đó qua phần khám phá của thuyết tiến hóa Charles Darwin mà một thời bị nhiều người phê bình phản bác. Đơn giản hơn cả là ta thấy con người sống trong thời đại văn minh ngày nay vẫn còn có người thỉnh thoảng bộc lộ bản năng thú tính man dã của thời đại tiền sử xa xưa. Về thắc mắc tại sao phần lớn con người không nhớ lại được kiếp trước của mình, ông Caye cho rằng: Đừng nói tới chụyện kiếp trước, ngay trong đời hiện tại của chúng ta đây mà đôi khi cũng có nhiều việc ta không nhớ. Có khi vừa mới nghĩ ra một việc thì rồi lại quên ngay. Như thế trí nhớ của con người rất hạn chế. Điều quan trọng là khi ta không nhớ những gì ta đã làm, những gì đã xảy ra trong giai đoạn thời gian nào đó của đời ta thì không có nghĩa là không có bất cứ điều gì xảy ra vào thời gian đó. Như vậy là vì do ta quên mà thôi chớ chính ta đã trãi qua nhiều việc trong đời, đời hiện tại không nhớ hết thì đời trước hay kiếp trước nếu có thì làm sao ta nhớ lại được?

Còn về thắc mắc: Tại sao ông Cayce lại biết được kiếp trước của người ông đang tìm nguồn gốc bệnh thì ông cho rằng: Khi chìm vào trạng thái thôi miên, ông như được làm trống bộ não khiến cho những hình ảnh đời sống hiện tại biến mất chỉ còn chờ tiếp nhận những hình ảnh khác mà thôi. Theo ông Cayce thì lúc ấy ông tiếp nhận được hình ảnh, sự việc từ trạng thái vô thức của người mà ông đang truy tầm căn nguyên bệnh chứng. Chính trạng thái vô thức của người đó đã lưu trữ những kinh nghiệm, những gì đã trải qua trong những kiếp đời người ấy, Theo ông Cayce thì trong trạng thái thôi miên ông bắt gặp được ký ức của người mà ông đang lưu tâm tới một cách dễ dàng nhờ tiềm thức chớ không phải bằng ý thức. Lý do là khi ông tỉnh thức thì sẽ khó khăn về lúc tỉnh ông chỉ dùng ý thức mà thôi. Nhưng ý thức thì khó thăm dò tìm hiểu được tiềm thức của kẻ khác. Ngoài ra ông Cayce còn cho biết một sự kiện mà cho đến ngày nay khoa học chưa khám phá ra. Theo ông thì trong vũ trụ có một chất rất đặc biệt giống như phim ảnh ghi nhận lại tất cả những gì đã xảy ra trong vũ trụ bất luận lớn nhỏ, xấu tốt, rõ ràng hay ẩn dấu... Do đó, mỗi kiếp đời mỗi người với mọi tình huống đều được ghi lại đầy đủ từng chi tiết, giống như trong thư viện muốn tìm đề tài, sự kiện gì thì cứ việc giở ra xem mà thôi. Cũng theo ông Cayce thì mỗi người chúng ta đều có khả năng đọc được những gì đã ẩn tàng trong vũ trụ, tuy nhiên có người thu nhận dễ, nhưng cũng có vô số người không cảm thụ được. Những người bắt được nguồn thụ cảm đọc được các hình ảnh vừa kể thường được gọi là những người có khả năng thấu thi hay thần nhãn hoặc con mắt thứ ba hoặc huệ nhãn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 19795)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 13893)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10513)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8156)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11020)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6035)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3922)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 18823)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 25958)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14046)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]