Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bố thí, giúp đời là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau

06/05/201316:39(Xem: 10152)
Bố thí, giúp đời là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau

Khi chết không mang theo được gì

Bố thí, giúp đời là cách làm giàu vững chắc cho đời hiện tại và cả đời sau

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Điều quan trọng đáng làm, cần làm là chia sẽ với người qua tình thương yêu, sự an ủi vỗ về, sự giúp đỡ bằng vật chất hay hành động. Đó gọi chung là bố thí. Bố thí như vậy thể hiện qua nhiều hình thức. Do đó, bố thí không phải là chỉ có việc đem tiền bạc phẩm vật cho người khác mà bố thí còn là đem tình thương tới giúp đỡ mọi người, là lời an ủi, vỗ về, khuyến khích, nâng đở, góp ý... Sự giúp đỡ ấy tùy vào phương tiện khả năng, chỉ sợ người có của mà lại sợ tốn kém, người có công sức mà ngại khó khăn thôi.

Trong các Kinh sách của các tôn giáo đều đề cao sự Bố Thí. Bố thí là hành động tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho người cho lẫn người nhận.

Trong cuốn: Luận Về Nhân Quả, tác giả Chơn Quang khi trình bày về vấn đề Bố thí đã viết rằng:

“Mọi sự giàu sang bắt nguồn từ bố thí. Không bố thí, vĩnh viễn không có sự sung mãn tài vật. Người có lòng Nhân ái sẽ không bỏ qua một chúng sanh khốn khổ nào dù đó là kẻ tội lỗi.

Bố thí là biểu hiện chân thật của tình thương: Không thể có tình thương ở đầu lưỡi mà phải có tình thương nơi đôi bàn tay dâng tặng.

Bố thí không những đem lại phước báo cụ thể mà nó còn là một phương pháp để tu tập những đức hạnh khác. Bắt đầu bằng công hạnh bố thí, người này sẽ buông xả những chấp trước dễ hơn, tâm quảng đại thêm lớn lòng tham mỏng nhạt dần.

Hãy tập bố thí từng chút và bạn sẽ cảm nghe tâm hồn mình thay đổi. Đừng tiêu xài hết những gì mình có, hãy san sẻ với mọi người, dù đó chỉ là gói bánh ngọt, đĩa trái cây, hoặc to tát như lợi nhuận thu được bởi mồ hôi nước mắt. Người mới biết tu tức là trích ra 1/10 số tiền kiếm được để san sẻ với kẻ khác. Người đã thuần phục trong công hạnh bố thí sẽ san sẻ nhiều hơn nữa. Tài vật vô thường tạm bợ không chắc ở lại lâu với mình. Một cuộc thay đổi thời thế, một cơn hỏa hoạn, ngập lụt, một lần bị trộm cướp đều có thể lấy đi những gì đã được tích lũy từ lâu. Khi không còn tài sản mà muốn bố thí cúng dường cũng không có cơ hội đễ làm. Chi bằng, trong từng giờ phút hiện tại vừa được lợi nhuận, hãy chia xớt ngay cho người, đừng để cơ hội trôi qua. Người tin hiểu Nhân Quả sẽ khao khát bố thí như người mù khao khát mắt sáng... người sống vị tha thì luôn luôn nghĩ đến nhu cầu của người chung quanh để giải quyết”


Như vậy Bố thí là điều quan trọng. Bố thí giúp ta vui sướng tự tin và được nhiều phước quả. Bố thí quả thật là việc nên làm. Tuy nhiên một khi bố thí, giúp người, giúp đời thì ta không nên tiếc rẽ. Bố thí phải từ lòng nhân ái vị tha, không vì cầu được phước hay vì muốn có phước lành mà bố thí. Vì từ tâm mà bố thí nên không đắn do cân nhấc, so sánh lựa chọn thiệt hơn khi bố thí.

Bố thí mà lòng tiếc rẽ tức là không muốn người mình cho được hưởng tiền hay vật mà mình cho. Cho mà còn tiếc rẽ Thì chẳng khác nào đau khổ không vui khi cho. Tiếc rẽ là chứng tỏ mình còn phân vân, so sánh cân nhắc khi cho, chứng tỏ cho vì áy náy, bị ép buộc hay không thích cho mà phải cho.

Trên đời chúng ta đã từng biết bao người hà tiện keo kiệt, bủn xẻn với bạn bè, người thân. Có người keo kiệt với cả cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em và ân nhân mình. Khi người ấy sa cơ lỡ vận nếu may mắn được người giúp thì khi đó mới nhớ lại rằng trước đây mình quá sai lầm. Tuy nhiên vẫn có khối người bỏn xẻn keo kiệt mà không biết mình như thế. Đôi khi họ còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác.

Phần đông những người càng giàu có họ lại càng có cái Tâm Tiếc Rẽ. Lý do là vì lòng tham con người quá lớn, có rồi muốn có thêm nữa. Vì thế nếu đem cho, giúp đỡ, bố thí thì tiền của sẽ hao hụt, làm sao lợi nhuận tăng thêm?

Nhiều người lại nghĩ sai khi cho rằng bố thí là việc làm của kẻ giàu có: Họ bảo “tôi đâu phải là người giàu, tiền bạc ít ỏi làm sao tôi có đủ để bố thí giúp đở ai”... Nghĩ như vậy là sai. Bố thí không phải bắt buộc phải nhiều. “Của ít lòng nhiều” là câu nói của cổ nhân ta từ lâu nhắc nhở cho thấy của cho quan trọng ở tấm lòng. Bạn có ít thì cho ít, giúp ít, bố thí ít . Bạn có nhiều thì cho nhiều. Chính cái tấm lòng thương người cảm thông nổi khổ về người mình cho mới là cao cả và đáng giá. Do đó đừng cho rằng bố thí là việc của người giàu. Không có người giàu nào lại nghĩ rằng họ giàu có, họ đầy đủ, vì tâm họ luôn luôn cho rằng họ còn nghèo hơn kẻ khác.

Những người ấn Độ giàu có từ ngàn xưa đã biết rõ vấn đề bố thí quan trọng như thế nào nên hết lòng bố thí khi sản nghiệp họ ngày càng tăng. Ngoài ra họ còn cố tập tành thế nào để khi bố thí dứt hết lòng tiếc nuối về tiền của phải mất ấy. Lý do là trong Kinh có đoạn nói về hậu quả của kẻ bố thí mà lòng còn tiếc của. “Kẻ nào khi bố thí mà còn đau xót, tiếc nuối thì đời sau nếu kẻ đó giàu có vạn ức thì cũng ngồi trên của cải mà không dám ăn tiêu suốt đời vất vả vì đã trở thành kẻ nô lệ của tiền bạc, của cải cho tới chết”. Điều quan trọng khác nữa trong sự Bố thí là thái độ và tư tưởng của người cho. Nếu ta bố thí, giúp đỡ người khác với tấm lòng kiêu ngạo, khinh bỉ, kẻ cả thì cái Cho ấy mất hết ý nghĩa của sự Bố thí. Bởi lý do hai chữ Bố thí bao hàm sự cho với lòng thông cảm, thiện tâm, an ủi cầu mong cho người mình cho được đầy đủ hạnh phúc.

Nếu ta cho kèm theo lời trách móc, chỉ trích hất hủi, chỉ dạy kẻ cả, miệt thị cùng với cách cho bất lịch sự thì sự giúp đỡ cứu giúp đó trở thành sự khổ đau tủ nhục mà người nhận phải lấy. Chúng ta đã từng thấy lại quê nhà nhiều người trước khi ban phát cho người ăn xin vài nắm gạo hay vài đồng bạc đã xỉ vả chửi rủa, mạt sát họ thậm tệ khiến kẻ đã khổ đau càng thêm khổ đau.

“...Những bậc Thánh giải thoát thường dấu mình trong một hình thức tầm thường giản dị. Trong những người tầm thưởng giản đi mà chúng ta đã gặp gỡ bố thí, biết đâu cũng có người phi phàm vượt thế. Chỉ một lần dâng tặng đến người như thế, phúc lạc chờ đợi chúng ta là vô hạn ở mai sau ...” (Luận về Nhân Quả - Chơn Quang,)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 19795)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 13893)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10513)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8156)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11020)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6035)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3922)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 18824)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 25960)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14048)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]