Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

48. Khiêm Cung

04/01/201910:38(Xem: 11520)
48. Khiêm Cung

Khiêm Cung

(giọng đọc Tăn Bảo Quyên)

 

Ta chỉ có thể học tập được đức khiêm cung, nếu ta may mắn ý thức được những gì ta có hôm nay phải nhờ vào công lao của rất nhiều người đã nâng đỡ.

 

 

 

Gieo mình ra bão

 

Người xưa hay nói: "Hữu xạ tự nhiên hương" là để nhắc nhở người có tài năng thật sự thì cũng như hoa có mùi thơm, tự động sẽ được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ mà không cần phải tìm cách chứng tỏ hay khẳng định mình.

 

Các bậc hiền đức luôn làm việc trong âm thầm lặng lẽ. Khi xong việc, họ liền rút về nơi vắng vẻ để bảo tồn năng lượng và giữ gìn phong độ lâu dài cho đại cuộc - "chân nhân bất lộ tướng". Khi ta đón nhận năng lượng yêu mến của công chúng, tức là ta đã vay một món nợ cảm xúc khổng lồ. Nếu ta thật sự có tài có đức, những cống hiến của ta thật sự tạo nên những giá trị lợi ích hay ít nhất là niềm vui cho công chúng thì ta có thể tạo được thế cân đối. Bằng không, vũ trụ sẽ rút mòn năng lượng của ta để đền trả lại món nợ khổng lồ mà ta đã vô tình vay mượn. Trong Truyện Kiều có hai câu thơ rất lạ: "Anh hoa phát tiết ra ngoài/ Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa". Theo cụ Nguyễn Du, nếu bao nhiêu cái hay cái đẹp của ta đều tuôn hết ra ngoài thì ta sẽ không có số mệnh lâu dài, hoặc sẽ gặp lắm nẻo gian truân. Tại sao vậy? Tại vì ta không còn gì để nuôi dưỡng bản thân, lại không muốn trau dồi thêm những kỹ năng khác. Và vì ta nghĩ mình tài giỏi nên luôn coi thường những kẻ khác, hoặc ta dễ trở thành đối tượng tấn công của bao kẻ ganh tỵ xung quanh.

 

Thế nhưng, bây giờ người ta lại muốn mọi người phải mau chóng biết đến mình. Họ dùng đủ loại chiêu thức tinh xảo để giới thiệu về mình qua các phương tiện truyền thông như báo chí, ti-vi, internet. Họ gọi đó là công nghệ quảng cáo. Quảng cáo tức là giới thiệu một cách thật hay về mình cho mọi người đều biết. Dù không tô vẽ thêm, nhưng ta biết khai thác những điểm mạnh của mình để thu hút sự quan tâm của mọi người. Những mẫu quảng cáo khi đã đánh trúng cảm xúc yêu thích của công chúng, nhờ nhiều lần lặp lại mà họ chấp nhận và tin tưởng một cách vô thức. Vì thế, khi phát hiện ra thực tế không hoàn hảo như những gì đã quảng cáo thì ta cũng không thể cho rằng họ đã dối gạt ta. Họ chỉ không nói ra những khuyết điểm của họ, chứ không phải là họ đã xác nhận họ vốn không có khuyết điểm. Đó là sự thiếu thành thật một cách khôn ngoan của công nghệ quảng cáo.

 

Giới trẻ hiện nay dễ dàng trở thành nổi tiếng còn nhờ vào các kiểu gây "sốc". Tức là họ làm cho mọi người phải giật mình thảng thốt vì sự lạ lùng của họ. Một phần cũng do tâm lý công chúng vốn hay hứng thú tò mò những điều mới lạ. Dù đó là những hành động lố bịch, những phát biểu ngông cuồng, những hình ảnh thô tục, nhưng chỉ trong tích tắc là đã có hàng nghìn đến hàng chục nghìn người biết đến và tham gia bàn tán. Với họ, thu hút được sự chú ý của số đông người đã là tài giỏi rồi. Hành động thiếu hiểu biết như thế chẳng khác nào tự gieo mình ra bão. Chẳng cống hiến được điều gì bổ ích mà dám sử dụng năng lượng quan tâm của công chúng, lại còn tạo ra năng lượng xấu từ việc quấy nhiễu tâm thức mọi người, thì đừng hỏi tại sao cuộc đời họ có quá nhiều tai bay họa gửi.

 

 

 

Nhân vô thập toàn

 

Đúng là người có tài năng chẳng khác nào hoa có nhiều mật, thế nào cũng sẽ bị ong bướm đeo bám và hủy hoại. Cho nên, để hàm dưỡng và sử dụng tài năng được lâu bền, người xưa khuyên ta phải luôn mài giũa tâm tính, đặc biệt là đức khiêm cung. Năng lượng đức hạnh sẽ giúp ta biết tự giới hạn sự tỏa chiếu tài năng của mình một cách an toàn, hợp lý.

 

Chữ "khiêm cung" được ghép bởi hai chữ "khiêm nhường" và "cung kính". "Khiêm nhường" là không tự đề cao bản thân để nhường nhịn kẻ khác. Còn "khiêm cung" là có thêm thái độ cung kính, dù đối tượng ấy thấp kém hơn mình. Khiêm nhường đã khó mà khiêm cung lại càng khó hơn, vì "mạnh được yếu thua" đang là xu hướng chung của xã hội ngày nay. Ta chỉ có thể học tập được đức khiêm cung, nếu ta may mắn ý thức được những gì ta có hôm nay phải nhờ vào công lao của rất nhiều người đã nâng đỡ. Ta còn may mắn được người lớn dìu dắt, nên không quá thỏa mãn về tài năng bộc lộ khá sớm của mình. Ta lại được thân cận và học hỏi với những bậc tài đức vẹn toàn.


Ta còn biết luôn nhìn lại mình và thấy rõ những cố tật mà mình vẫn chưa thay đổi được. Hoặc nhờ một biến cố lớn lao nào đó mà ta thấy rõ sự liên hệ sâu xa giữa ta với những kẻ kém may mắn khác.

 

Đã nhiều lần tôi không muốn nhìn nhận đứa em của mình. Tôi thấy mình vừa tài giỏi, vừa siêng năng cần mẫn, chưa từng gây ra bất cứ phiền phức nào cho gia đình, trái lại còn đem tiếng thơm về cho gia đình và cả dòng họ. Vì vậy, khi chứng kiến những chuyện tày trời do em tôi gây ra, tôi đã tuyên bố: "Từ nay về sau, ta không có đứa em nào như mi nữa". Lúc ấy, nó bàng hoàng nhìn tôi thật lâu. Nhưng rồi nó cũng hiểu, nên chỉ biết câm lặng chấp nhận sự trừng phạt ấy. Khoảng cách giữa anh em tôi ngày càng lớn dần. Tôi luôn cảm thấy xấu hổ khi có ai hỏi về em mình, trong khi nó thì lại rất hãnh diện về tôi.

 

Nhiều năm sau, tôi cũng cố gắng tìm hiểu tại sao cùng là anh em ruột thịt mà lại có quá nhiều sự chênh lệch như thế. Cho đến một hôm, tình cờ nghe được chị tôi nói với một người bạn rằng những cái hay cái đẹp của cha mẹ đã truyền qua tôi gần hết rồi. Câu nói ấy như một tiếng sét làm vỡ tan bao nhiêu nghi lầm về thân phận của tôi và em tôi. Thì ra, hầu hết những ưu điểm của tôi là có phần của em tôi, và hầu hết những khuyết điểm của em tôi cũng có phần của tôi. Tôi và em tôi chỉ là sự tiếp nối nhau trong một dòng huyết thống. Kể từ đó, tôi đã nhìn em tôi bằng con mắt khác. Nhờ vậy mà em tôi cũng cố gắng thay đổi bản thân rất nhiều. Rồi tôi lại phát hiện ra một sự thật khác nữa: em tôi có những điểm rất tuyệt vời mà tôi không có được, hay có những việc nó làm rất hay mà tôi không làm được. Tôi rất hối hận và bắt đầu nhìn lại thái độ tự mãn xưa nay của mình. Bây giờ hai anh em tôi đã có thể trò chuyện với nhau như hai người bạn. Tôi luôn nhủ lòng sẽ bù đắp xứng đáng cho đứa em ấy trong tôi, và tôi biết em tôi cũng đang sống cho tôi.

 

"Nhân vô thập toàn", quả thật trên đời này không ai là hoàn hảo cả. Ta hay dùng từ "hoàn hảo" để nói về một người được hội tụ quá nhiều điểm sáng. Nhưng xét tận cùng thì họ vẫn có những góc tối. Tiếc thay, cuộc sống luôn có những lăng kính hạn hẹp. Không ai đi so sánh một nhà bác học thiên tài với một anh nông phu. Hoặc không ai lại cho rằng một chị lao công cũng quan trọng như một nhà lãnh đạo tài ba. Nhưng sự thật là nhà bác học không thể làm ra lúa gạo như anh nông phu, và nếu không có lúa gạo thì cũng không có ai có thể trở thành thiên tài cả. Chẳng lẽ thiên tài thì không ăn sao? Cũng như sự thật là nhà lãnh đạo không thể cầm chổi quét đường mỗi sáng, vì ông ta quá bận rộn với vô số công việc quan trọng. Nhưng nếu không ai dọn dẹp đường phố thì môi sinh sẽ bị ô nhiễm, dịch bệnh sẽ lan tràn, thì thử hỏi nhà lãnh đạo có thể yên ổn được không? Chẳng lẽ lãnh đạo thì hít thở không khí khác sao? Cho nên nhà bác học, anh nông phu, nhà lãnh đạo, chị lao công đều quan trọng và đáng kính như nhau. Dù nhà bác học và nhà lãnh đạo có tạo nên bao điều lợi ích lớn lao cho đời, chẳng qua đó là sự ưu ái của vũ trụ dành cho họ. Người này tầm thường là để dồn năng lượng cho người kia trở thành phi thường. Suy cho cùng thì thật ra không có gì là tầm thường hay phi thường cả. Tất cả đều chứa trong nhau.

 

Khó ai có thể chấp nhận điều này. Nhưng đó là sự thật rất sâu sắc và bí ẩn của tự nhiên. Trong bản chất tự nhiên, mọi cá thể đều được hình thành từ tổng thể vũ trụ và luôn có sự tương tác với mọi cá thể khác. Không có bất cứ cá thể nào là ngoại lệ cả. Trái lại, người nào càng có nhiều tài năng đặc biệt thì họ mắc nợ càng nhiều với vũ trụ. Vì để trở thành người đặc biệt thì họ phải có cấu trúc di truyền đặc biệt và phải nhờ môi trường lớn lên đặc biệt. Họ phải nhờ hoàn cảnh thuận lợi đặc biệt và cả nhu cầu đặc biệt của cộng đồng thích ứng với tài năng của họ. Tất cả những cái "đặc biệt" đó đều do vũ trụ tin tưởng gửi tới. Có thể nói, người có tài năng xuất chúng là người được vũ trụ giao phó sứ mệnh phục vụ mọi người. Nếu họ không ý thức được sứ mệnh của mình, dùng tài năng đặc biệt để tự hào, kiêu ngạo, hay chỉ lo xây dựng quyền lợi ích kỷ thì chắc chắn vũ trụ sẽ lấy lại.

 

 

 

Văn minh tâm hồn

 

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, khi ngồi ăn cơm với gia đình, ta phải xác định chỗ ngồi cho đúng để cho thấy người nào lớn hơn mình. Dù ta có bằng cấp cao, làm ra nhiều tiền, được nhiều người kính trọng, nhưng khi về lại gia đình thì ta vẫn nhỏ hơn người ấy. Mỗi khi có khách của ba mẹ ghé thăm, ta phải dừng công việc đang làm, bước tới vòng tay và cúi đầu chào hỏi một cách lễ phép. Đây không chỉ là một thứ nghi lễ trong giao tế, mà còn là phép thực tập thể hiện lòng cung kính. Vì người lớn ấy có thể đã tích tụ rất nhiều tài năng và đức hạnh; họ đã từng lăn xả và có rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc đời; hay họ đã từng quên mình để bảo vệ non sông, góp phần xây dựng đất nước. Trong truyền thống Phật giáo,


cũng có phép thực tập chào nhau bằng cách chắp tay như búp sen. Dù đối tượng kia là người lớn hay nhỏ hơn ta, nhưng ta vẫn chắp tay và cúi đầu một cách trang trọng. Ngoài ý nghĩa thể hiện sự trân quý giây phút gặp gỡ nhau, còn nhắc nhở ta rằng người kia có thể trở thành một vị Phật trong tương lai, dù họ đang là ai và đã làm gì.

 

Cách đây không lâu, trong trường học nào cũng nêu cao phương châm: "Tiên học lễ, hậu học văn" - học sinh phải được ưu tiên trau dồi lễ nghi nhiều hơn đón nhận kiến thức. Tức là ngành giáo dục hứa sẽ đào tạo nhân đức hơn là nhân tài. Trau dồi lễ nghi chính là thực tập đức khiêm cung. Mỗi ngày ta phải thực tập lối hành xử khiêm nhường và cung kính với cha mẹ, thầy cô, xóm giềng và tất cả bạn bè. Ta phải ý thức rằng tất cả mọi người đều có nhu cầu hiểu biết và thương yêu, ai cũng có thể là những bậc tài năng và đức hạnh. Đừng để sự dị biệt về hình thức bên ngoài hay kiến thức đầu đời trở thành bức tường ngăn cách, khiến ta tự hào về mình và thiếu tôn trọng lẫn nhau. Nếu lúc nào cũng biết yêu quý nhau như "nhiễu điều phủ lấy giá gương" thì ta chính là tương lai của đất nước và cả nhân loại.

 

Nhưng tiếc thay, cùng với xu thế hướng ngoại của xã hội, trường học bây giờ chỉ lo nhồi nhét kiến thức để mong có nhiều học sinh đạt loại giỏi. Hạnh kiểm chỉ còn là thứ răn đe để đừng vi phạm luật lệ nhà trường, chứ không phải là phép rèn luyện tâm tính để học sinh có hành trang vững chãi vào đời. Tệ hại hơn nữa, lễ nghi trong chốn học đường, cũng như những nơi "văn minh" của xã hội, chỉ còn là thứ trang sức cho "cái tôi trí thức". Giả vờ tôn trọng nhau qua hình thức lịch sự chính là sự "phá sản êm ái" nhất của đạo đức.

 

Ý  thức được tình trạng đạo đức suy thoái trầm trọng ở khắp nơi, khiến bao thảm cảnh đau lòng xảy ra, làm con người ngày càng mất niềm tin vào tình thương và hạnh phúc chân thật, ta hãy cùng nhau quay về xây dựng lại đời sống tinh thần. Ta đã nhận ra rằng chỉ có một tâm hồn bình yên, trong sáng và hiểu biết mới có thể tạo dựng một đời sống ý nghĩa thật sự. Còn gì ý nghĩa hơn khi chúng ta đến với nhau trong tình huynh đệ; sẽ không ai nhìn ai bằng ánh mắt nghi ngờ hay thù oán; sẽ không còn ai muốn được tôn vinh hay lấn lướt; sẽ không có bóng dáng của dối trá hay toan tính nhỏ nhen; sẽ không còn sự kỳ thị giữa các nền văn hóa hay sự hiểu biết; sẽ không có kẻ thiếu trách nhiệm hay vô tâm. Đây có phải là nếp sống "văn minh tâm hồn" đã có từ xa xưa của tổ tiên ta không? Đây có phải là ước mơ sâu sắc nhất hiện nay của chúng ta không? Chúng ta không muốn tiếp tục làm "tín đồ" sùng bái hào quang vật chất mà vô tình phá sản đạo đức của giống nòi. Chúng ta không muốn chứng kiến con cháu ta cũng loay hoay hơn nửa kiếp người như ta rồi mới nhận ra giá trị chân thật của cuộc sống. Chúng ta chỉ muốn được thảnh thơi trong đời sống. Chúng ta chỉ muốn mọi người đều bình đẳng, chan hòa và yêu thương nhau.

 

Không thể chần chờ thêm nữa, tổ tiên đang trông đợi sự tỉnh ngộ và quay về của chúng ta. Đức khiêm cung - kính trên nhường dưới - là mẫu hình lý tưởng nhất cho sự bắt đầu.

 

 

Như hoa nở trên đồng

Xấu đẹp cũng về không

Nhìn nhau chung bản thể

Nét văn minh tâm hồn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3867)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 10299)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 3919)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 5813)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 8688)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 6087)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5230)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4178)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 5016)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 6076)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567