Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Dựa Dẫm

04/01/201909:27(Xem: 14739)
35. Dựa Dẫm

Dựa Dẫm

(giọng đọc Phương Thanh)

 

Ta không bao giờ tách ly tuyệt đối với sự yểm trợ và nuôi dưỡng của những điều kiện bên ngoài, nhưng ta vẫn không xem đó là cơ hội để thiếu đi trách nhiệm lèo lái con thuyền đời mình.

 

 

 

Ngọn đèn sẽ tắt

 

Đời sống là phải có sự nương tựa qua lại, vì bản chất của mọi sự vật trên thế gian này vốn không thể tồn tại riêng biệt. Trong những bước đầu bỡ ngỡ, hoặc khi gặp những nghịch cảnh lớn lao mà bản thân ta không đủ sức chống chọi, thì sự hỗ trợ hết lòng và hợp lý của những đối tượng xung quanh luôn là nhu cầu rất thiết yếu. Nó sẽ tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho ta ổn định và đi tới. Nhưng nếu cảm xúc tốt từ sự nương tựa ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ hình thành trong ta thói quen khiến ta không thể nào buông bỏ được hoặc ta cũng không hề có ý thức buông bỏ. Ta đã rơi vào tình trạng "nghiện cảm xúc". Thiếu cảm xúc ấy ta luôn thấy chới với và bất an. Tình trạng này chính là sự dựa dẫm.

 

Có một cậu bé mù đến nhà người bạn chơi. Do mải mê trò chuyện nên cậu bé không hay trời đã tối, người bạn liền thúc giục cậu bé hãy mau ra về và đưa cho cậu bé một cây đèn. Cậu bé tức cười hỏi: "Anh đưa cây đèn cho một kẻ mù như tôi để làm gì?". Người bạn liền giải thích: "Anh cầm cây đèn này người ta thấy anh thì họ sẽ tránh". Nghe có lý, cậu bé vui vẻ cầm cây đèn ra về. Cậu bé mạnh dạn lao thẳng về phía trước vì tin chắc rằng hôm nay ai cũng sẽ tránh mình. Nhưng chẳng bao lâu, có một người đâm sầm vào cậu và cả hai đều ngã nhào. Vừa đau vừa tức, cậu bé hét lên: "Bộ mù sao không thấy cây đèn của tôi vậy?". Người kia ôm bụng cười ngất: "Cây đèn của anh đã tắt từ lâu rồi anh mù ơi!".

 

Tự thân cậu bé mù có thể đi đường vào ban đêm cũng như ban ngày bằng kỹ năng đặc biệt mà cậu từng luyện tập. Nhưng từ khi được trao cây đèn, thay vì phối hợp cả hai thì cậu bé lại dựa hẳn vào cây đèn mà bỏ qua tài năng dò đường khéo léo của mình. Không thấy được chân tướng của cây đèn, không hề biết nó còn dầu nhiều hay ít hoặc có thể sẽ bị gió thổi tắt bất cứ lúc nào, vậy mà cậu bé cứ tin tưởng vào nó một cách tuyệt đối. Đến khi ngã một cú đau điếng rồi mà cậu bé vẫn chưa hay cây đèn đã tắt, lại còn đổ thừa kẻ khác. Thật tội nghiệp!

 

Bản thân ta cũng có thể tìm thấy giá trị hạnh phúc bằng chính những kỹ năng đã được rèn luyện của mình, vì hạnh phúc chân thật vốn là sự bình yên và vững chãi trong tâm hồn. Nhưng từ khi cuộc đời tạo ra quá nhiều "cây đèn" tiện nghi vật chất và tinh thần, ta đã mê mẩn và bám chặt vào chúng. Ta dành hết thời gian, năng lực để sắm sửa và nâng niu chúng. Ta tức giận hay thù nghịch nhau cũng vì chúng. Ta loanh quanh hết cả kiếp người cũng vì chúng. Ta để cho những thứ phương tiện tạm thời ấy biến thành mục đích cao cả của cuộc sống, mà quên mất bản chất của những "cây đèn" ấy luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh. Như ta vẫn thường thấy tiền bạc rồi cũng có lúc đầy lúc vơi, danh dự thì cũng có khi vinh khi nhục, sắc dục thì cũng có lúc hấp dẫn lúc chán chường. Khi đánh mất hay không còn yêu thích những cảm xúc ấy nữa, ta mới thấy nương tựa nơi chính mình là an ổn nhất. Tiếc thay, những phẩm chất quý giá trong tâm hồn ta khi ấy có thể đã bị chai cứng trong quá trình ta nạp vào những cảm xúc hưng phấn từ bên ngoài. Tuy chúng có thể hồi sinh, nhưng ta phải tìm đúng cách và quá trình khơi dậy rất gian nan. Đó là cái giá mà khó ai có thể ngờ được.

 

Cũng như khi ta vấp phải cục đá thì não bộ sẽ tiết ra chất endorphin để hóa giải bớt cảm giác đau đớn; hoặc khi ta suy nghĩ đến mức quá căng thẳng thì não bộ sẽ tiết ra chất sérotonin để làm êm dịu thần kinh. Bản thân ta có khả năng tự chữa trị rất cao. Dựa vào cấu trúc này, ngành y dược đã chế ra những loại thuốc chống trầm cảm như Prozac, Paxil để giúp ta hóa giải bớt những cảm xúc xấu mà bản thân ta ngay lúc ấy không thể chữa trị. Nhưng điều nguy hại là các loại thuốc kích thích đó sẽ làm rối loạn các chu kỳ sinh học của cơ thể, tiêu diệt các tế bào thần kinh và có thể làm hỏng luôn cả bộ nhớ. Tai hại hơn nữa là sau một thời gian dùng thuốc, cơ chế thích nghi của não sẽ ra lệnh cơ thể giảm hoặc ngưng hẳn tiến trình sản xuất endorphin và sérotonin tự nhiên. Khi hàm lượng kích thích bất ngờ giảm xuống, nó sẽ tạo ra một cảm giác cực kỳ khó chịu và bức ép ta phải nạp thêm một lượng cần thiết. Tình trạng nghiện ngập đã bắt đầu xảy ra.

 

Chính vì lẽ đó, các cơ quan quản lý dược phẩm như FDA của Mỹ đã ra lệnh cấm sử dụng những loại thuốc này, hoặc chỉ được dùng trong những trường hợp đặc biệt dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Những kẻ lợi dụng các loại thuốc heroin, morphine hay cocaine có cấu trúc tương tự như hai nội tiết tố trên có thể thăng hoa cảm xúc lên tới tuyệt đỉnh. Nhưng chỉ sau vài lần dùng thuốc, họ đã trở thành những con ma nghiện thuốc đến điên cuồng và mất hết nhân tính. Thật khó tin linh dược cũng có thể biến thành độc dược.

 

 

 

Làm chủ đời mình

 

Những người có cấu trúc tâm lý yếu đuối thường bộc lộ khuynh hướng dựa dẫm ngay từ nhỏ. Được ai làm giúp cho là ta rất thích thú. Ta nghĩ như thế mình sẽ đỡ mất thời gian, công sức và cả việc động não. Nhiều bậc cha mẹ vì quá yêu con nên không dám để con mình làm việc vất vả, dù đó chỉ là những công việc rất căn bản mà mỗi đứa trẻ phải tự trải nghiệm. Nên khi lớn lên ta luôn gặp rắc rối trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn. Khi làm việc, ta luôn tìm mọi cách để được cấp trên chú ý và nâng đỡ. Khi tiếp xúc với mọi người, ta luôn mong được công nhận và khen thưởng. Khi yêu, ta luôn bị cuốn hút và đồng hóa vào đối tượng. Thói quen tin tưởng vào sự thuận lợi từ điều kiện bên ngoài dần ngấm vào con người ta, rồi nghiễm nhiên trở thành một loại tính nết hay một phong cách sống. Chỉ đến khi đối tượng dựa dẫm không còn nữa, ta bị hụt hẫng hoàn toàn thì ta mới sực tỉnh.

 

Khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng có nhiều cơ hội để dựa dẫm vào máy móc. Ai mà chẳng thích sự tiện lợi? Ở những nước kinh tế phát triển cao thì những việc cỏn con người ta cũng dùng đến máy móc. Máy móc gần như trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Nhưng càng dựa vào máy móc bao nhiêu thì ta càng đánh mất khả năng vốn có của mình bấy nhiêu. Nhiều cuộc khảo nghiệm cho thấy hầu hết những người "nghiện máy móc" thường rất lười biếng vận động tay chân, lười biếng ghi nhớ và tư duy sâu. Do đó, số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng và số người đãng trí cũng gia tăng. Ta cũng rất tin vào bảo hiểm. Tưởng đã có công ty bảo hiểm lo thì mọi lĩnh vực sinh hoạt của ta sẽ đều rất an toàn, chỉ cần kiếm tiền đưa cho công ty bảo hiểm là được. Nhưng sự thật là công ty bảo hiểm chỉ chi trả những khoản phí tổn khi ta gặp những tai nạn rủi ro mà thôi, họ không thể giúp ta lành lặn hay chia sẻ những vấn đề sâu sắc.


Thế nên, khi cần phải kiên nhẫn lắng nghe người khác hay làm chủ cảm xúc nóng giận của mình thì ta hoàn toàn không có một kỹ năng nào để ứng phó. Ta đành chịu thất bại.

 

Nhiều người tìm tới môi trường tâm linh nương tựa sau những thất bại nặng nề do những tranh chấp trong cuộc sống. Họ tin rằng đối tượng lần này là những bậc thánh, nên chắc sẽ không làm cho họ thất vọng như con người. Nhưng thái độ nương tựa đã biến thành dựa dẫm khi họ chỉ có niềm tin mãnh liệt mà bản thân không hề có sự luyện tập và chuyển hóa nào. Tu tập mà ngày càng đánh mất niềm tin vào chính mình, phó thác hạnh phúc và tương lai đời mình cho kẻ khác thì đó chắc chắn không phải là thái độ tu tập đúng đắn. Có những người siêng năng nghiên cứu và thậm chí học thuộc rất nhiều giáo lý thâm sâu, rồi cố tạo cho mình cách nhìn hay cách sống thật khác với mọi người. Nhưng rốt cuộc họ cũng vẫn gặp vô vàn khó khăn với những vấn đề trong chính họ hay với những người thân sống bên cạnh. Bởi thái độ ấy chỉ là sự "ăn mày chân lý" để tạo cho mình một chân dung đẹp đẽ, một kiểu tô vẽ cho cái tôi đầy tự hào và cách biệt với mọi người. Họ vẫn chưa từng có một trải nghiệm nào của riêng mình. Họ tuyệt đối tin tưởng và dựa hẳn vào giáo lý, trong khi giáo lý chỉ có giá trị như tấm bản đồ hướng dẫn con đường đi tới hạnh phúc. Tự bản thân giáo lý không phải là hạnh phúc.

 

Khi ngã quỵ hay không thể đứng vững vì phải tách ly ra khỏi đối tượng, tức là ta đã bị đối tượng ấy thao túng chủ quyền sống của ta rồi. Đối tượng ấy có thể là bậc thánh, là những người rất mực thương yêu ta, hay là những kẻ đang rất tài giỏi. Nhưng rốt cuộc họ cũng không thể nào gánh chịu và giải quyết được những khó khăn bế tắc trong ta. Họ chỉ đóng vai trò tác nhân, chứ không phải là chủ nhân trong khu vườn tâm của ta. Ta chỉ cần đến sự trợ giúp ấy trong những lúc ta đã cố hết sức mà không thể vượt qua nổi tình trạng bức ngặt. Vì nếu đã từng trải nghiệm, ta sẽ thấy rõ mối nguy hại của sự nương tựa là rất dễ khiến ta yếu hèn. Nên ta thà chấp nhận hư hao công việc hay tài sản, chứ nhất định không nhờ vả kẻ khác. Còn nếu lỡ ta là kẻ ham thích sự thành công và nổi bật nhưng lại không muốn dựa vào sức lực của mình thì ta phải chấp nhận cái giá điêu đứng của sự vay mượn. Khi ấy, tuy có quyền lực và tài sản, nhưng ta không thể tận hưởng cuộc sống vì phải luôn tìm mọi cách để làm vui lòng kẻ có quyền lực hơn. Ta vẫn chưa có cái gì là vững chãi của riêng mình.

 

Thôi, chuyến lưu đày như thế cũng quá đủ rồi. Đã đến lúc ta phải can đảm tự giải thoát mình ra khỏi những cảm xúc nghiện ngập để tìm lại giá trị tự do đích thực của kiếp sống con người. Tiến trình ấy quả thật rất gian nan. Mỗi khi phải dứt khỏi một "cây đèn" phương tiện là ta phải đón nhận những cảm xúc rất đau nhức. Nhưng ta sẽ cảm thấy thật bình yên và tự tin ngay sau đó, vì ta đang trên đường trở về khôi phục chủ quyền sống của mình. Khi tỉnh ngộ ra rồi, những hào quang hấp dẫn của tiền bạc, danh dự hay sắc dục sẽ không đủ sức khiến ta phải đánh đổi tiếp phần đời còn lại của mình. Dù mãi mãi ta không bao giờ tách ly tuyệt đối với sự yểm trợ và nuôi dưỡng của những điều kiện bên ngoài, nhất là những người thân yêu, thì ta vẫn không được xem đó là cái cớ để thiếu đi trách nhiệm lèo lái con thuyền đời mình. Lúc nào thấy mình không còn đủ sáng suốt và mạnh mẽ để tiếp tục phối hợp nhuần nhuyễn giữa những "cây đèn" và năng lực của bản thân, thì hãy can đảm buông bỏ "cây đèn" bằng mọi giá để ưu tiên quay về giữ lấy vị trí làm chủ đời mình.

 

 

Rồi mùa thu sẽ tàn
Dòng sông xưa cũng cạn
Về nương tựa đời mình
Mênh mông cùng năm tháng.
Đi như một bầy chim
Vượt vùng trời băng giá

Đừng một mình ra khơi

Biển đời nhiều sóng cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 4836)
1. Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadānahay Sanskrit nói avadānalà một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ"
15/10/2010(Xem: 4188)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 6248)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 7225)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5765)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 14933)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 4603)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 11530)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 4434)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 6364)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]