Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Nâng Đỡ

04/01/201909:39(Xem: 12486)
10. Nâng Đỡ

Nâng Đỡ

(giọng đọc Đỗ Trung Quân)

 

Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp của tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.

 

 

 

Bàn tay từ ái

 

Khi ta rơi vào vũng lầy khổ đau tuyệt vọng hay hoang mang trước những khúc quanh của cuộc đời, thật không có gì quý giá cho bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi đưa tới cho ta tựa vào và truyền thêm cho ta sức mạnh. Bàn tay ấy không phải là phép mầu. Nhưng bàn tay ấy có chứa năng lực của tình thương, nên nó đã có mặt một cách hợp lý và kịp thời để xâu kết những điều kiện có sẵn của một sức sống tiềm tàng trong ta bừng dậy. Đó là bàn tay nâng đỡ mà ai cũng cần ít nhất vài lần trong đời. Bởi có mấy ai luôn mỉm cười thanh thản trước những khó khăn lớn lao hay biến động bất ngờ của cuộc sống.

 

Khi em ngã thì anh nâng, khi anh ngã thì em nâng, nếu em và anh có tình thương và có sẵn khả năng để nâng đỡ. Dù đó chỉ là một hành động lắng nghe chăm chú, một lời động viên an ủi vỗ về, một thái độ cảm thông mà không nỡ trách móc hay buộc tội, thì cũng góp phần chữa trị cho vết thương trong ta rất nhiều. Năng lực của sự nâng đỡ rất mầu nhiệm. Nó vừa giúp ta củng cố lại niềm tin nơi bản thân sau cơn đau thất bại, vừa giúp ta tin tưởng thêm vào tình thương là điều có thật trên cõi đời này. Ta không thể nói ta không cần ai hết, vì xưa nay ta chưa từng đứng riêng một mình mà có thể tồn tại được. Sự thật, là ta chưa từng ngưng tiếp nhận năng lượng tin yêu từ những người thân, cũng như chưa bao giờ thiếu đi sự tương trợ của vạn vật xung quanh, dù có khi ta không nhìn thấy chúng bằng hình tướng. Vậy mà trong những lúc tự ái hay vì muốn khẳng định mình, ta đã dại dột tuyên bố những điều hết sức nông cạn như thế.

 

Cho nên, những khi thấy mình đang rất an ổn và vững chãi thì ta hãy nhìn xung quanh mình và nhìn xuống thật gần để xem có ai đang cần tới bàn tay nâng đỡ của ta không? Đó là thái độ của một người trải nghiệm, đã từng thấm thía nỗi đau tột cùng khi không kịp lấy lại sức vì vấp ngã. Và đó cũng chính là thái độ của một người hiểu biết, nắm vững nguyên tắc điều hợp của vạn sự vạn vật trong trời đất này: có cái này nên mới có cái kia, cái kia tàn hoại thì cái này cũng không còn nguyên vẹn. Nên tuy ta đưa cánh tay tới để nâng đỡ đối tượng kia nhưng kỳ thực là ta cũng đang nâng đỡ chính bản thân mình; tuy ta đang tạo ra những năng lượng an lành để bảo vệ mầm sống xung quanh nhưng đích thực là ta đang bảo vệ đời sống yên ổn cho hiện tại và cả tương lai của mình. Vì vậy, cánh tay nâng đỡ ấy phải là cánh tay của từ ái, của tình thương không điều kiện hoặc rất ít điều kiện.

 

 

 

Khả năng vào vai

 

Một lần nọ, tình cờ tôi trông thấy một thiếu nữ loay hoay bên bờ hồ để tìm cách cứu một con cò đang mắc nạn. Có lẽ đêm qua trong lúc cặm cụi săn mồi, con cò đã vô ý vướng đầu vào túi nylon chứa đầy nước. Chắc nó đã vùng vẫy rất nhiều nên trông nó rất mệt mỏi và tuyệt vọng. Thiếu nữ ấy vì quá sốt ruột nên không thể chờ tôi nghĩ cách, cô liền nhảy xuống hồ trước. Không ngờ, cô làm cho mặt nước xáo động nên con cò hoảng vía bay đi. Nhưng chỉ được vài sải cánh, nó lại rớt xuống. Cách chỗ con cò đứng khá xa nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự run rẩy vì sợ hãi của nó. Thiếu nữ ấy cũng không chùn bước, cô hăng hái xắn quần lội nhanh tới chỗ con cò với hy vọng sẽ tóm được nó để giải cứu. Lần này nó cũng bấn loạn vỗ cánh bay đi, nhưng mất dạng.

 

Tôi tin con cò chắc không bay đâu xa, vì nó đang rất đuối sức. Quả thật nửa giờ sau, tôi và cô ấy đã tìm thấy nó đứng nép sát dưới một lùm cây to. Lần này, tôi đề nghị cô hãy để tôi thử sức. Tôi đặt từng bước chân của mình xuống mặt hồ một cách bình thản như tôi vẫn thường bước đi một mình trên những con đường tĩnh lặng. Tôi không lo lắng hay nôn nóng gì cả, vì tôi tin rằng nếu con cò cảm nhận được "tín hiệu" tình thương và năng lượng bình an của tôi đang hướng tới nó thì nó sẽ cho tôi cứu giúp. Thật kỳ diệu, con cò vẫn đứng yên đó quan sát và đồng ý cho tôi tới gỡ túi nước nặng trĩu trên đầu của nó ra. Tôi đã gọi thiếu nữ ấy tới sờ lên con cò một chút cho thỏa lòng, rồi để nó bay về tổ ấm. Nhìn dáng cò bay đi, cô ấy mỉm cười tự nhủ: "Cứu một con cò cũng không phải dễ!".


Trong chúng ta chắc ai cũng đã từng cứu giúp người khác trong cơn nguy khốn, nhưng không phải lần nào ta cũng thành công. Nhiều khi nguyên nhân lớn nhất chính là sự thiếu thấu hiểu và cảm thông nhau. Thế nhưng, ta thường nghĩ tại người kia khó chịu và cứng đầu quá, đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ mà lại không tỏ vẻ quy phục thì có chết cũng đáng lắm. Nhưng ta cũng không nỡ bỏ mặc họ, nên đành giúp đỡ trong sự miễn cưỡng. Và rồi kết quả có khi càng tồi tệ hơn. Đâu phải nhân danh tình thương là ta có thể làm gì thì làm mà không để ý đến cảm nhận hay tình trạng hiện tại của đối phương. Cũng như con cò tuy muốn thoát nạn, nhưng chưa chắc nó muốn được giúp đỡ. Nó có lòng kiêu hãnh của nó. Bản thân nó không cần bất cứ sự xót thương nào, nếu nó không phải vướng vào tai nạn khốn đốn như lần này. Nếu sự giúp đỡ ấy không đáng tin cậy, có thể đó là một thái độ khinh miệt hoặc gạt gẫm thì nó thà chết còn hơn. Nó cần sự tôn trọng dù nó đang gặp nạn. Vì vậy, nếu ta không có khả năng "vào vai" của con cò để hiểu thấu hết khó khăn và tâm trạng của nó thì ta sẽ mãi là kẻ đứng bên lề câu chuyện.

 

Nhớ hồi nhỏ, ta chạy nhảy vô ý vấp phải cái ngạch cửa nên té nhào và khóc ré lên. Bà của ta liền chạy tới dỗ dành, bênh vực, và còn la rầy cái ngạch cửa sao dám làm cháu bà té đau như vậy. Khi ta hết đau nhức và sợ hãi, bà sẽ khuyên ta hãy đi đứng cho cẩn thận, chứ không hề trách giận hay đánh đập gì cả. Sở dĩ bà có thể thấu hiểu được tâm trạng của cháu bà lúc đó là vì bà đã từng là bé thơ và lại có rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé thơ. Bà có thể buông bỏ dễ dàng cái vai người bà đầy thẩm quyền, để đặt mình vào tâm trạng đang đau đớn và sợ hãi của cháu. Đó là tài năng đích thực của một người làm công tác cứu hộ. Điều này ta phải học tập và trải nghiệm rất nhiều chứ không thể tưởng tượng mà có thể làm được. Cũng như một diễn viên dù có sẵn năng khiếu, nhưng phải được đào tạo qua trường lớp thì họ mới có thể hóa thân vào nhiều vai diễn được. Đối với những vai lạ và phức tạp, họ còn phải tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm của người diễn trước và cả trong thực tế đời sống thì mới có thể thấu hiểu và lột tả hết tâm trạng nhân vật.

 

Vì vậy muốn vào vai, dù ít nhất là một vai, để có thể thấu hiểu hết nỗi khổ niềm đau của người thương mà biết cách cứu giúp, ta phải nhìn kỹ lại thiện chí và khả năng của mình. Dù thiện chí muốn cứu giúp của ta rất mạnh mẽ, nhưng nếu ta vẫn luôn tỏ vẻ "bề trên" của một kẻ đang rất vững vàng và rất trong sạch thì chứng tỏ ta chưa thoát được vai của mình. Muốn phát triển khả năng vào vai, ta cần hội đủ ba điều kiện. Một là ta đã từng trải qua chính khó khăn ấy. Hai là ta phải biết quan sát và học hỏi kinh nghiệm ở người khác. Ba là ta có khả năng buông bỏ bớt cái tôi tự mãn của mình để sẵn sàng làm người bạn thân luôn biết tôn trọng và lắng nghe. Dù ta có đủ kiến thức hay kinh nghiệm để biết được tình trạng của họ, nhưng nếu tâm ta còn âm ỉ năng lượng giận hờn hay muốn trừng phạt thì hiệu quả cũng không thể xảy ra. Bởi yếu tố khó nhất vẫn là thiếu sự chấp nhận hợp tác của đối phương. Nói chung, phải có thương yêu lẫn hiểu biết thì mới cứu giúp được.

 

 

 

Cần nhau một tấm lòng

 

Trong tình thương không có chỗ cho sự tự ái. Dù người kia có đối xử với ta như thế nào thì ta cũng vẫn cứu giúp, nếu ta thật sự có tình thương với họ. Tại sao ta muốn người kia phải làm cái gì đó cho ta thì ta mới chịu cứu giúp, khi ta đã thấy rõ tình trạng khốn khó của họ và con tim ta đã rung động chân thành? Họ đang đuối sức và đang rất cần ta, chứ họ không thể phục vụ gì thêm cho ta nữa. Ta hãy giữ vững niềm rung cảm chân thành ban đầu ấy, đừng để ý niệm ích kỷ chen vào, đừng để những lời bàn tán vô trách nhiệm làm khuynh đảo. Nếu thấy mình vẫn còn đủ năng lực thì hãy chia sớt cho họ một phần. Phần chia sớt ấy không chỉ khiến họ được hồi sinh, mà còn giúp tâm từ trong ta được thoát thai.

 

Ta cũng đừng vội nản lòng mà bỏ cuộc khi thấy mình đã hết lòng nâng đỡ rồi mà sao người kia vẫn chưa chịu thay đổi. Một sự chuyển hóa bao giờ cũng hội tụ rất nhiều điều kiện, không thể chỉ dựa vào mỗi phần nâng đỡ của riêng ta mà khiến nó xảy ra được. Đó là chưa xét đến phần nâng đỡ ấy có mang lại giá trị thiết thực hay không nữa. Huống chi, những điều kiện để tạo nên sự chuyển hóa trong người kia vẫn đang xảy ra và một số điều kiện khác cũng đang trên đường đi tới. Ta hãy kiên nhẫn chờ đợi và không ngừng gửi cho họ thái độ nâng đỡ. Biết đâu những điều kiện sau cùng để làm nên sự thay đổi lại chính là niềm tin mãnh liệt mà họ đã dồn hết về phía ta. Ta đã thương và muốn cứu giúp thì xin đừng rút cánh tay lại. Cuộc đời dù không chỉ toàn là mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp của tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.


 

 

Thắp lên ngọn lửa hồng

Ấm áp cả trời đông

Giữa cõi đời lạnh lẽo

Cần nhau một tấm lòng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2010(Xem: 3871)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 10307)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 3925)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 5814)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 8694)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 6090)
Sinh trưởng tại miền Đông Tây-Tạng vào năm 1936, Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche thuộc giòng Drikung Kagyu là hoá thân của một vị đại thành tựu giả tên Siddha Gar vào thế kỷ 13 -- đệ tử tâm truyền của ngài Kyobpa Jigten Sumgon, vị Tổ lừng danh của giòng phái Drikung Kagyu của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời đại Cổ Ấn, Đại Sư Garchen Rinpoche chính là hoá thân của đại thành tựu giả Thánh Thiên (Aryadeva), vị đệ tử đản sanh từ bông sen của ngài Long Thọ Bồ Tát. Vào thế kỷ thứ 7, Đại Sư Garchen Rinopche là Lonpo Gar tức vị khâm sai đại thần của Pháp vương Songsten Gampo, vị vua lừng danh trong lịch sử Tây-Tạng
28/09/2010(Xem: 5230)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
27/09/2010(Xem: 4182)
“Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với chúng ta. Chúng có thể đến bất cứ lúc nào mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát-na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta thay đổi rất nhanh trong từng sát-na. Thời gian rất ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát-na (kṣaṇa), giống như hơi thở. Nếu chúng ta thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết”. Đấy là bài học học đầu tiên mà tôi học được từ thầy của mình cách đây 39 năm, vào cái ngày đầu tiên sau khi tôi trở thành một chú tiểu.
23/09/2010(Xem: 5019)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định. Với lời tuyên thuyết của Bồ tát Long Thọ: “Các pháp do duyên khởi nên ta nói là Không” (Trung luận, XXIV.18), đa số học giả sử dụng Không và Duyên khởi như đồng nghĩa.
22/09/2010(Xem: 6079)
Giáo Pháp Tứ Y trong đạo Phật là giáo lý nói về 4 phương phápthực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ, giải thoát. Bốn phươngpháp thực tập sự nương tựa này không phải là một hành vi gì cao siêu,hoặc phải “tu luyện” lâu xa, mà chỉ là những hành vi rất thường nhật như đói ăn, khát uống… nhưng nó cũng là một trong những thiện pháp nuôi lớn phúc đức và trí tuệ cho mỗi con người, đem đến sự an lạc thântâm, cũng từ đó cảm hoá được quần chúng ở mọi lúc, mọi nơi... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567