Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Đức Kinh

14/03/201608:37(Xem: 20371)
Đạo Đức Kinh
Lao Tu
Đạo Đức Kinh
Tác giả: Lão Tử
Việt dịch: Thích Chúc Thông



Lời của dịch giả: Đạo đức kinh được coi là do Lão Tử viết vào thế kỉ 4-6 Tr Tây lịch, thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, cách  đây khoảng 2400 năm. Theo người dịch, Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện từ thời Chiến Quốc, một thời kỳ ly loạn, đến nay đã trải qua hơn 2000 năm e rằng nội dung đã bị nghiêm trọng biến dạng. Theo nhận  xét của cá nhân tôi, Bản chữ Hán đang lưu hành hiện nay, nội dung của từng chương rất là khập khểnh, thiếu sự chặc chẻ không mạch lạc. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được tinh thần của Đạo đức kinh là “vô vi”, “vô dục”, “vô tranh”và “hợp đạo” vì các từ này thường được lập đi lập lại trong suốt 81 chương kinh. Dựa trên tinh thần này, người dịch đã chọn ra 48 chương trong 81 chương để phỏng dịch và phóng tác. Tất nhiên đã là phỏng dịch thì không theo sát văn; phóng tác thì có sự tư duy sáng tạo của cá nhân.

Chùa Hội Phước, Nha Trang 14/6/2012
Thích Chúc Thông




  1. 第一章                “道”

道可道,非常道,名可名,非常名。無名,天地之始,有名,萬物之 母。故常無欲以觀其妙,常有欲以觀其徼,此兩者同出而異名,同謂之玄,玄之又玄,眾妙之門。

Vô (vô cực) là khởi thủy của vạn vật, hữu (thái cực) là mẹ của vạn vật. Vô và hữu đều từ Đạo mà sanh ra. Vô thì huyền, hữu thì diệu. Vô hữu là hai mặt của Đạo. Nếu luôn giữ tâm vô vi vô dục để quan sát vũ trụ nhân sinh thì ta sẽ phần nào cảm nhận được sự huyền diệu vô cùng của Đạo. Huyền diệu cực huyền diệu! Đúng là sự huyền diệu của tất cả mọi sự huyền diệu.

  1. 第二章                聖人處無為之事,行不言之教

天下皆知美之為美,斯惡已。皆知善之為善,斯不善已。故有無相生,難易相成,長短相形,高下相傾, 音聲相和,前後相隨;是以聖人處無為之事,行不言之教,萬物作焉而不 辭;生而不有,為而不恃,功成而弗 居;夫唯弗居,是以不去。

Mọi người biết được cái đẹp là nhờ so sánh với cái xấu, biết được cái khéo là nhờ so sánh với cái vụng. Đẹp xấu khéo vụng là do so sánh với nhau mà được biết đến. Khiến dân chạy theo cái đẹp cái khéo bên ngoài mà quên đi cái đạo cái đức bên trong thì nhân tâm sẽ rớt vào danh lợi tài sắc mà hư hỏng. Đạo trị nước của thánh nhân là lấy đức vô vi vô dục giáo hóa dân. Ngôn giáo phải đi đôi với thân giáo, thì thiên hạ mới thái bình, nhân dân mới an lạc.

  1. 第三章                無為而治

不尚賢,使民不爭;不貴難得之貨,使民不為盜;不見可欲,使民心 不亂;是以聖人之治,虛其心、實其 腹、弱其志、強其骨。常使民無知無欲,使夫智者不敢為也。為無為,則 無不治。

Đạo trị nước của thánh nhân là cốt giữ sao cho dân tâm đơn giản, bụng no nê, lòng vô tư, thân khỏe mạnh. Không khích thích cái tham cái dục của dân.

  1. 第五章                聖人不仁,以百姓為芻狗

天地不仁,以萬物為芻狗;聖人不仁,以百姓為芻狗。天地之間,其 猶橐籥乎!虛而不屈、動而愈出,多言數窮,不如守中。

Đức nhân của trời đất đối với vạn vật, là đức vô vi để vạn vật tự hành; đức nhân của thánh nhân đối với trăm họ, là đức vô dục để trăm họ tự hóa; trời đất thánh nhân vô vi mà chẳng phải không làm (điều cần làm, khi cần làm), vô tâm mà không phải vô tình, vô tranh mà chẳng phải bị động.

  1. 第七章                後其身而身先,外其身而身存

天長地久,天地所以長且久者, 以其不自生,故能長生。是以聖人後其身而身先,外其身而身存。非以其無私耶!故能成其私。

Thánh nhân luôn đặt mình đàng sau trăm họ (lo cho dân trước lo cho mình sau) nên trăm họ quí, đặt mình ra khỏi sự cạnh tranh quyền lực lợi danh mà tánh mạng được bảo toàn. Chính nhờ vô tư vô dục như vậy mà thánh nhân hoàn thành được lý tưởng của mình.

  1. 第八章                夫唯不爭,故無尤

上善弱水,水善利萬物而不爭, 處眾人之所惡,故幾於道。居善地, 心善淵、與善仁、言善信、正善治、 事善能、動善時。夫唯不爭,故無尤。

Người lấy đức lớn trị thiên hạ thì khéo tu, khéo nhân, khéo trị, khéo làm, tiến thoái hợp thời mà vô tranh. Giống như nước nuôi dưỡng vạn vật mà luôn về ở chổ thấp nhất vì không tranh với vạn vật. Thuận với đạo như vậy thì không có gì đáng lo cả.

  1. 第九章                功成身退,天之道也

持而盈之,不如其已;揣而銳之,不可長保;金玉滿堂,莫之能守; 富貴而驕,自遺其咎。功成身退,天之道也。

Rót đầy quá ly sẽ tràn, mài dũa hoài kim sẽ gãy. Vàng bạc đầy nhà khó có thể gìn giữ được lâu. Phú quí mà kiêu ngạo sẽ tự chuốc lấy tai họa. Nếu vì dân vì nước mà phục vụ tiến thoái nên biết thời, không nên vì bả lợi danh mà bị họa diệt thân. Công thành rồi nên lui về tu dưỡng. Như vậy mới là hợp đạo trời.

  1. 第十章                長而不宰,是謂玄德

載營魄抱一,能無離乎?專氣致柔,能嬰兒乎?滌除玄覽,能無疵乎?愛國治民,能無為乎?天門開闔, 能為雌乎?明白四達,能無知乎?生之蓄之,生而不有,為而不恃,長而不宰,是謂玄德。

Yêu nước trị dân có thể chí công vô tư hay không? Lúc sử dụng quyền lực có thể ôn hòa hay không? Học rộng biết nhiều có thể khiêm tốn như người ít học hay không? Sanh thì phải dưởng, sanh mà không chiếm hữu, làm mà không khoe công, lớn mà không hiếp nhỏ. Có như vậy mới gọi là Đức lớn!

  1. 第十一章           有之以為利,無之以為用                  

三十輻,共一轂,當其無,有車 之用。埏埴以為器,當其無,有器之 用。鑿互牖以為室,當其無,有室之 用。故有之以為利,無之以為用。

Giống như 30 tăm xe chung một bánh xe, nhờ cái không giữa các tăm xe mà có cái dụng của bánh xe. Giống như nhào đất làm gốm, nhờ cái không trong các đồ vật mà có cái dụng của các đồ vật. Giống như khoét hang làm phòng, nhờ cái không trong hang mà có cái dụng của phòng ở. Nhờ hữu mà có cái lợi, nhờ vô mà có cái dụng của lợi.

  1. 第十二章           為腹不為目

五色令人目盲,五音令人耳聾, 五味令人口爽,馳騁田獵,令人心發 狂;難得之貨,令人行妨;是以聖人 為腹不為目;故去彼取此。

Sắc đẹp (năm màu) khiến người tối mắt (mê đắm sắc đẹp nên gọi là tối mắt). Tiếng hay (năm âm) khiến người điếc tai (đam mê tiếng hay nên gọi là điếc tai). Vị ngon (ngũ vị) khiến người tê miệng. Hiếu sát (săn bắn) khiến người phát cuồng. Vật quí khiến người muốn cướp. Vì vậy thánh nhân lo cho dân no không dạy dân thụ hưởng (lo bụng không lo mắt). Cho nên mới đắn đo cân nhắc cái nên và cái không nên.)

  1. 第十三章           以身為天下,可寄託天下

寵辱若驚,貴大患若身。何謂寵辱若驚?寵為上、辱為下,得之若驚,失之若驚,是謂寵辱若驚。何謂貴大患若身?吾所以有大患者,為吾有身。及吾無身,吾有何患?故貴以身為天下,若可寄天下;愛以身為天下,若可託天下。

Vinh nhục đều đáng sợ. Vì đã có vinh thì phải có nhục, có được thì sẽ có mất. Cho nên vinh nhục đều đáng sợ. Con người gặp đại họa vì chỉ biết nghĩ đến thân mình. Muốn cầu vinh để rồi chuốc lấy cái nhục. Nếu ta sống vô vi vô dục không cầu vinh thì làm sao có nhục! Người sống vô vi vô dục, quí thiên hạ như chính mình thì có thể gởi thiên hạ, yêu thiên hạ như bản thân thì có thể giao thiên hạ.  

  1. 第十四章           執古之道,以禦今之有

視之不見名曰夷,聽之不聞名曰希,搏之不得名曰微,此三者不可致 詰,故混而為一。其上不皦,其下不 昧,繩繩不可名,復歸於無物。是謂 無狀之狀,無物之象,是謂惚恍。迎之不見其首,隨之不見其後。執古之道,以御今之有。能知古始,是謂道紀。

Ngắm nhìn không thấy thì nói là di vật, lắng tai không nghe thì cho là hi vật, chộp giữ chẳng được thì gọi là vi vật (di, hi, vi đều có nghĩa là vi tế khó thấy). Ba vật này vì (quá nhỏ) không thể quan sát tường tận nên lẫn làm một. Chúng chẳng phải sáng cũng chẳng phải tối, không gọi tên được nên qui về cái “vô”. Đó gọi là cái hình của cái vô hình,  cái tượng của cái vô tượng. Đón thì không thấy đầu, theo thì chẳng rõ đuôi, cũng gọi là cái “hổn độn”. Thánh nhân nhờ hiểu cái “vô”, nên nắm được giềng mối của “đạo”, và học theo cái “vô” xưa để trị cái “hữu (xã hội)” ngày nay..

  1. 第十五章           夫唯不盈,故能蔽而新成

古之善為道者,微妙玄通,深不可識。夫唯不可識,故強為之容。豫兮若冬涉川,猶兮若畏四鄰,儼兮其若客,渙兮若冰之將釋,敦兮其若樸,曠兮其若谷,渾兮其若濁。孰能濁以靜之徐清,孰能安以動之徐生。保此道者不欲盈,夫唯不盈,故能蔽而新成。

Thời xưa người khéo tu đạo, vi diệu thông huyền, thâm sâu khó hiểu. Vì khó hiểu được nên đành miễn cưỡng hình dung: Họ có khi rụt rè như sông mùa đông, có lúc do dự giống lũy tre làng, có khi nghiêm trang như người khách lạ, có lúc Khoan thai như băng sắp tan, có khi mộc mạc chẳng khác cây cối, có lúc khoáng đảng giống như sơn cốc, cũng có khi hổn độn như dòng nước đục. Có kẻ lầm đường họ giúp cho hướng thiện, có người lười nhác họ động viên tinh cần. Người khéo tu đạo thường chẳng tự khoa. Nhờ không tự khoa mà tránh nhiều phiền toái và có sự đột phá trong tu đạo và hành đạo.

  1. 第十六章           道乃久,沒身不殆

致虛極,守靜篤。萬物並作,吾以觀復。夫物芸芸,各復歸其根,歸根曰靜,是謂復命。復命曰常,不知常,妄作凶。知常容、容乃公,公乃全,全乃天,天乃道,道乃久,沒身不殆。

Trong trạng thái trống không, tỉnh lặng cùng cực,  hòa nhịp cùng vạn vật, ta quan sát thấy: Vạn vật chủng loại đa dạng, chung quy đều tìm về nguồn cội của mình. Về nguồn tức là tịnh hóa, cũng gọi là thuận mệnh trời. Thuận mệnh trời thì an ổn. Trong an ổn nhưng không biết trân trọng, làm điều sai trái thì dễ chuốc tai họa. Người sống thuận mệnh trời trước phải nuôi dưỡng lòng bao dung; Có lòng bao dung rồi nên khởi tâm giúp người; Giúp người rồi thì phát tâm giúp mọi người; Giúp mọi người rồi lại quan tâm đến thiên nhiên môi trường; Quan tâm đến thiên nhiên rồi trở về với đạo. Đạo tu thành thục rồi thì chết không có gì đáng sợ.

  1. 第十七章           功成事遂,百姓皆謂“我自然”

太上,不知有之;其次,親而譽之;其次,畏之;其次,侮之;信不足焉,有不信焉。悠兮其貴言。功成、事遂,百姓皆謂:我自然。

Thuật trị nước tối cao là để dân không biết mình bị trị, kế đến là được dân gần và ca ngợi, thấp hơn là làm dân sợ hải, thấp hơn nữa là khiến dân chê cười. Nên thường tự hỏi mình có đủ thành tín hay không? Có làm điều gì tổn hại đến thành tín hay không? Hãy cẩn trọng trong lời nói của mình. Có như vậy khi việc xong công thành (xã hội tự hóa), trăm họ đều nghĩ: Chúng ta sống rất tự nhiên! (không cảm giác mình bị cai trị)

  1. 第十八章           大道廢,有仁義

大道廢,有仁義;智慧出,有大偽;六親不和有孝慈,國家昏亂有忠臣。

Khi đạo lớn (thiên đạo) mất rồi thì nhân nghĩa (nhân đạo) thường được nhắc đến. Khi sự khôn ngoan được cường điệu thì kẻ ngụy quân tử xuất hiện. Khi lục thân bất hòa thì mới biết ai là người hiếu tử. Khi đất nước loạn lạc thì mới hay ai là kẻ trung thần.

  1. 第十九章           少私寡欲

絕聖棄智,民利百倍;絕仁棄義,民復孝慈;絕巧棄利,盜賊無有。 此三者以為文不足,故令有所屬。見素抱樸,少私寡欲。

Tuyệt thánh bỏ trí dân lợi trăm lần. Tuyệt nhân bỏ nghĩa dân lại hiếu từ. Tuyệt xão bỏ lợi không còn đạo tặc. Ba câu này ngôn từ ngắn gọn ý ở ngoài văn: Nên (giúp dân) trọng sự giản dị, giữ tâm chất phác, bớt dạ riêng tư, giảm lòng ham muốn. (hơn là sùng bái cái học từ chương. Sĩ phu ngày đêm viết văn thơ ca ngợi thánh hiền, còn vua quan không ngừng phát triển cái trí xão mị dân. Nếu xã hội trên dưới ai cũng miệng luôn nói điều nhân nghĩa mà lòng chỉ nghĩ quyền lợi cá nhân thì làm sao đạo tặc không sanh, nhân nghĩa hiếu từ không mất.)

  1. 第二十章           我獨異於人,而貴食母

絕學無憂,唯之與阿,相去幾何?善之與惡,相去若何?人之所畏, 不可不畏。荒兮其未央哉!眾人熙熙,如享太牢,如春登臺。我獨泊兮其未兆,如嬰兒之未孩。儡儡兮若無所歸!眾人皆有餘,而我獨若遺。我愚人之心也哉,沌沌兮!俗人昭昭,我獨昏昏。俗人察察,我獨悶悶。澹兮其若海,飂兮若無止。眾人皆有以, 而我獨頑且鄙。我獨異於人,而貴食母。

Cái tuyệt học là làm sao “vô lo” ư! (Con người) Khi dạ thưa lúc mắng chửi nào cách bao xa! lúc khen hay khi chê dỡ nào cách bao xa! Đói kém chưa phải tai họa hay sao? Đó là điều nên lo không thể không lo. Thế mà mọi người lại vui vẽ như đang ăn cỗ, như mùa xuân đến. Chỉ có ta (bị xem) như trẻ con chưa lớn một mình lẫn thẩn nơi bờ ao.  Mọi người (có nhà mà) tai tai ngoài đường như kẻ không nhà để về, bỏ mặc ta một mình ở lại (trông nhà).  Mọi người cho là ta ngu. (Nó) Đần đần! Người ta trông sáng sủa còn nó xem lờ đờ, người ta thì nói cười còn nó thì im thin thít. Ai cũng (tương lai) rạng rỡ thênh thanh còn nó thì vừa hèn mọn vừa cứng đầu. Ta khác người ở chổ (chỉ có ta chịu khó) nuôi cơm cho mẹ.)

  1. 第三十三章      知人者智,自知者明

知人者智,自知者明;勝人者有力,自勝者強;知足者富,強行者有志;不失其所者久,死而不亡者壽。

Biết người là kẻ trí, biết mình là kẻ khôn; thắng người là kẻ khỏe, thắng mình là kẻ mạnh; biết đủ là người giàu, kiên trì là người chí; bền lòng là lâu, chết mà ai cũng tiếc là thọ.

  1. 第三十七章      道常無為而無不為

道常無為而無不為,侯王若能守之,萬物將自化;化而欲作,吾將鎮之以無名之樸。夫亦將無欲,無欲以靜,天下將自定。

Đạo thường vô vi (vô hình vô tư vô dục) mà không phải không vận hành. Vương hầu nếu thường giữ đạo, vạn vật sẽ tự sanh trưởng. Sanh trưởng quá trình tham dục sẽ sanh dần. Ta phải lấy sự chất phác mà giáo dục chuyển hóa dân. Sự chất phác phải hướng về vô dục. Vô dục thì thanh tịnh. Thanh tịnh vô dục thì thiên hạ sẽ an định.

  1. 第三十八章      大丈夫處其厚,不居其薄,處其實,不居其華

上德不德,是以有德。下德不失德,是以無德。上德,無為而無以為
;下德,為之而有以為;上仁為之而無以為。上義為之而有以為。上禮為之而莫之應,則攘臂而扔之。故失道而後德,失德而後仁,失仁而後義, 失義而後禮;夫禮者,忠信之薄,而亂之首。前識者,道之華,而愚之始。是以大丈夫處其厚,不居其薄,處其實,不居其華,故去彼取此。

Đạo lớn (vô vi) mất rồi thiên đức mới lưu hành. Thiên đức mất rồi nhân đức mới lưu hành. Nhân đức mất rồi nghĩa khí mới lưu hành. Nghĩa khí mất rồi thì pháp luật thịnh hành. Pháp luật cũng mất rồi thì nền móng đạo đức xã hội sụp đổ, loạn lạc sanh. Cứ như vậy mà xã hội dần dần xuống cấp. Cái trước so với cái sau thực gần hơn với đạo. Cái sau so với cái trước hư xa đạo hơn. Càng về sau cái thực càng mất đi, cái hoa mỹ hình thức vật dục càng được ưa chuộng. Vì vậy người trí thức muốn tu đạo giúp nước cần phải cân nhắc chọn cái nên chọn cái không nên chọn.

  1. 第四十一章      明道若昧,進道若退

上士聞道,勤而行之;中士聞道,若存若亡;下士聞道,大笑之,不笑不足以為道。故建言有之,明道若昧,進道若退,夷道若纇,上德若谷,大白若辱,廣德若不足,建德若偷,質真若窬,大方無隅,大器晚成, 大音希聲,大象無形,道隱無名,夫唯道善貸且成。

Bậc thượng căn nghe đạo thì tinh tấn tu theo, bậc trung căn nghe đạo thì ca ngợi mà không hành theo, bậc hạ căn nghe đạo thì cười nhạo vì đạo đi ngược với con đường danh lợi của người đời. Vì vậy trong mắt người đời người hiểu đạo hành xử giống kẻ ngu, chỉ thụt lùi mà không tiến bộ.

  1. 第四十六章      禍莫大於不知足

天下有道,卻走馬以糞;天下無 道,戎馬生於郊;禍莫大於不知足, 咎莫大於欲得;故知足之足,常足矣!

Không có họa nào lớn hơn sự không bao giờ biết đủ, không có sai lầm nào to hơn lòng tham không đáy. Thiên hạ loạn lạc chiến tranh cũng vì lòng tham mà ra cả. Vì vậy chỉ có tự mình biết đủ, giúp dân biết đủ thì mới dứt được chiến tranh loạn lạc.

  1. 第四十七章      聖人不行而知,不見而明,不為而成?

不出戶,知天下;不窺牖,見天道;其出彌遠,其知彌少;是以聖人不行而知,不見而名,不為而成。

Người đời cho rằng thánh nhân không đi mà  biết, không nhìn mà thấu rõ, không làm mà việc thành tựu. Điều đó không phải do thánh nhân không đi, không nhìn, không làm mà vì thánh nhân thường làm với tâm vô ngã vị tha, không khoe khoang, không vì danh lợi, nên ít ai hay ít ai biết.

  1. 第四十八章      為學日益,為道日損

為學日益,為道日損,損之又損,以至於無為;無為而無不為。取天下常以無事,及其有事,不足以取天下。

Học tập thì hiểu biết mỗi ngày mỗi tăng, tu đạo thì tham dục mỗi ngày một giảm. Giảm rồi lại giảm cho đến cảnh giới vô vi, vô dục. Vô vi là sống và hành động luôn hợp với đạo chớ không phải vô vi là không làm gì. Trị nước theo “đạo” thì không khích thích tham dục của dân nên gọi là “vô sự”. Khích thích tham dục của dân thì gọi là “hữu sự”, không phải phép trị nước của thánh hiền. )

  1. 第四十九章      聖人常無心,以百姓心為心

聖人常無心,以百姓心為心。善者吾善之,不善者吾亦善之,德善。 信者吾信之,不信者吾亦信之,德信。聖人在天下,歙歙為天下渾其心。 百姓皆注其耳目,聖人皆孩之。

Thánh nhân (trị nước) thường vô tâm (vô tư tâm, vô dục tâm), lấy tâm trăm họ làm tâm của mình (quan tâm đến điều trăm họ thường quan tâm để giúp đở họ. ) Người tốt ta đối xử tốt với họ, người không tốt ta tìm cách giáo hóa họ. Như vậy gọi là “đức tốt”. Người đáng tin ta tin cậy họ, người không đáng tin ta hiểu không nên tin cậy họ. Như vậy gọi là “đức tin”. Thánh nhân thường nhiệt tình vì thiên hạ lo toan, chăm sóc trăm họ như con cái mình. Vì vậy thánh nhân được trăm họ yêu kính.)

  1. 第五十一章      生而弗有,為而弗恃,長而弗宰,是謂玄德

道生之,德蓄之,物形之,勢成之。是以萬物莫不遵道而貴德。道之生,德之貴,夫莫之命而常自然。故 道生之,德蓄之,長之育之,亭之毒 之,養之覆之。生而弗有,為而弗恃,長而弗宰,是謂玄德。

Đạo sanh vạn vật, Đức dưỡng vạn vật. Nhờ Đạo mà vật có hình, sông có thế. Vạn vật sanh từ Đạo, dưỡng từ Đức thì sống thuận mệnh tự nhiên. Đạo sanh mà không chiếm hữu, làm mà không kể công, lớn mà không bắt nạt, nên gọi là Đức lớn. Cho nên vạn vật tự nhiên tôn Đạo quý Đức.

  1. 第五十三章      行於大道,唯施是畏

使我介然有知,行於大道,唯施是畏。大道甚夷,而民好徑。朝甚除,田甚蕪,倉甚虛,服文采,帶利劍,厭飲食,貨財有餘,是謂盜夸,非道也哉!

Để ta nói cho nghe, theo đạo lớn thì phải biết chẩn bần bố thí cho dân nghèo. Đạo lớn mất rồi còn đâu! Dân làng thì bỏ trốn, triều chính thì bê tha, ruộng đồng thì hoang vu, kho lương thì trống không, mà quần hoa áo gấm, đeo gươm báu, mở tiệc tùng, của cải dư thừa. Đúng là lũ trộm cướp vô đạo!

  1. 第五十四章      修之於天下,其德乃普

善建者不拔,善抱者不脫,子孫以祭祀不輟。修之於身,其德乃真; 修之於家,其德乃餘;修之於鄉,其德乃長;修之於邦,其德乃豐;修之於天下,其德乃普。故以身觀身,以家觀家,以國觀國,以天下觀天下, 吾何以知天下之然哉,以此!

Dựng chặt thì khó nhổ, ôm chặc thì khó thoát. Khéo tu nhân tích đức thì con cháu thịnh vượng, tế tự không dứt.  Kẻ tu cho mình thì đức phải chân thật; kẻ tu cho gia đình thì đức phải có dư; kẻ tu vì xóm làng thì đức phải trưởng thành; kẻ tu vì đất nước thì đức phải rộng lớn; kẻ tu cho thiên hạ thì đức phải bao la. Vì vậy ta cần phải tự hỏi “đức” của mình có chân thật hay không? dư hay là thiếu? lớn hay là nhỏ? để có thể khéo tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Ta làm sao biết được thiên hạ như thế nào? Người người mà quan sát, nhà nhà mà quan sát, nước nước mà quan sát, khắp nơi mà quan sát. Như thế đấy!

  1. 第五十六章      和其光, 同其塵。是謂玄同

知者不言,言者不知,塞其兌, 閉其門,挫其銳,解其紛,和其光, 同其塵。是謂玄同。故不可得而親, 不可得而疏,不可得而利,不可得而害,不可得而貴,不可得而賤,故為 天下貴!

Người biết (có trí) thì không nói (khi không hợp thời). Có ai hỏi thì đáp rằng không biết. Không ai biết rõ được cái sâu sắc, sự uyên bác của họ. Họ cùng sống cùng làm với những người bình thường khác. Như vậy gọi là “đức hòa đồng”. Họ đối xử với mọi người không thân mà cũng không sơ, không tốt mà chẳng phải xấu, không tự cao mà chẳng tự ti. Đó là bậc đáng kính trong thiên hạ.

  1. 第五十七章      我無事而民自富,我無欲而民自樸

以正治國,以奇用兵,以無事取天下;吾何以知其然哉,以此!天下多忌諱,而民彌貧;人多利器,國家滋昏;人多伎巧,奇物滋起;法令溢彰,盜賊多有;故聖人云:我無為民自化,我好靜而民自正,我無事而民自富,我無欲而民自樸!

Lấy chánh trị nước, lấy mưu dùng binh, lấy đức vô vi vô sự bình thiên hạ. Ta làm sao biết được như vậy? Như thế này: Thiên hạ càng nhiều hôn quân tham quan thì dân sẽ càng nghèo đói. Trong nước vũ khí lưu hành càng nhiều, chứng tỏ xã hội bất an loạn lạc. Dân càng pháp triển kỹ thuật công nghệ, chứng tỏ xã hội càng vật chất hóa. Pháp lệnh không ngừng cập nhật chứng tỏ đạo tặc ngày càng nhiều. Vì vậy thánh nhân nói: Ta vô vi mà dân sống tự nhiên, ta tu đạo mà dân tự giáo hóa, ta đơn giản mà dân tự biết đủ, ta vô dục mà dân sống chất phác.

  1. 第五十八章      聖人方而不割,廉而不劌,直而不肆,光而不耀

其政悶悶,其民淳淳;其政察察,其民缺缺;禍兮福之所倚,福兮禍 之所伏;孰知其極,其無正。正復為奇,善復為妖。人之迷,其日固久, 是以聖人方而不割,廉而不劌,直而不肆,光而不耀。

Triều chính bình bình nhưng dân yên vui, triều chính bận rộn mà dân vất vả. May rủi đúng sai tốt xấu đều tương đối. Trong rủi có may trong may có rủi. Có việc xem ra đúng mà kết quả là sai, có người xem ra tốt mà hóa ra là xấu. Vì vậy, ứng nhân xử thế nên giữ đức trung dung tránh sự cực đoan. Lúc được thời không nên tự phụ, lúc sa cơ không nên thất chí. Sở dĩ thánh nhân nghiêm mà khoan, liêm mà đủ, thẳng nhưng không cứng, hữu danh mà khiêm tốn cũng vì giữ đức trung dung tránh sự cực đoan.

  1. 第六十二章      善人之寶,不善人之所保

道者,萬物之奧。善人之寶,不善人之所保。美言可以市尊,美行可以加人。人之不善,何棄之有。故立 天子,置三公,雖有拱璧,以先駟馬,不如坐進此道。古之所以貴此道者,何也。不曰:求以得,有罪以免耶,故為天下貴。

Điều đáng quí của bậc tu đạo là ở chổ chịu  khó cảm hóa người bất thiện. Lời nói tốt làm cho người vui, việc làm tốt làm cho người kính. Người không tốt cũng là người cần được giáo hóa. Lập vua, chế tước, quyền quí cao sang, ngựa xe đưa rước sao bằng tu đạo. Người xưa quí “đạo” không phải để giúp cho người có tội được có cơ hội hối lỗi hướng thiện đó sao!

  1. 第六十三章      天下大事,必作於細

為無為,事無事,味無味。大小多少,報怨以德。圖難於其易,圖大 於其細。天下難事,必作於易。天下大事,必作於細。是以聖人終不為大,故能成其大。夫輕諾必寡信,多易 必多難;是以聖人猶難之,故終無難 矣!

Làm mà không tự khoe, phục vụ mà không kể công, có địa vị mà không kiêu ngạo. Việc lớn việc nhỏ đều chân thành giải quyết. Giải quyết việc khó phải bắt đầu từ việc dễ, toan tính việc lớn phải bắt đầu từ việc nhỏ. Muốn giải quyết vấn đề trọng đại trong thiên hạ phải bắt đầu từ việc xử lý các việc bình thường. Thánh nhân cẩn trọng trong từng việc nhỏ nên dần mới hoàn thành được việc lớn. Nếu tùy tiện hứa hẹn mà không giữ lời sẽ mất uy tín. Tránh khó tìm dễ không chịu đối diện, vấn đề sẽ càng ngày càng khó. Thánh nhân luôn chịu khó đối diện khó khăn nên chung cuộc khó khăn được giải quyết.

  1. 第六十四章      為之於未有,治之於未亂

其安易持,其未兆易謀。其脆易泮,其微易散。為之於未有,治之於未亂。合抱之木,生於毫末。九層之臺,起於累土。千里之行,始於足下。為者敗之,執者失之。是以聖人無 為故無敗,無執故無失。民之從事, 常於幾成而敗之。慎終如始,則無敗事。是以聖人欲不欲,不貴難得之貨;學不學,復眾人之所過,以輔萬物 之自然而不敢為。 

Đạo trị nước nên phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Lúc bình thường nên chăm sóc thể đức trí dục cho dân. Lúc phát sanh vấn đề nên xử lý ngay từ lúc ban đầu, đừng để trở nên nghiêm trọng rồi khó xử lý. Nếu vấn đề đã trở nên nghiêm trọng thì cũng phải can đảm đối diện, nếu không sẽ dẫn đến sự hủy diệt.

  1. 第六十五章      民之難治,以其智多

古之善為道者,非以明民,將以愚之。民之難治,以其智多,故以智治國,國之賊!不以智治國,國之福。知此兩者,亦稽式;常知稽式,是謂玄德。玄德深矣遠矣!與物反矣, 然後乃至大順。

Người xưa khéo trị nước theo “đạo” thì không kích thích trí xão của dân mà giữ gìn tính thuần lương chất phác của dân. Dân trở nên khó trị thường do vua quan không làm gương tốt cho dân noi. Vua quan thường lấy quyền uy bóc lột dân, lấy trí xão để mị dân. Cho nên dân nếu không phát triển cái trí xão để mưu sinh thì cũng trở thành đạo tặc để sanh tồn.

  1. 第六十六章      江海所以能為百谷王

江海所以能為百谷王者,以其善下之,故能為百谷王。是以欲上民必以言下之,欲先民必以身後之。是以聖人處上而民不重,處前而民不害。 是以天下樂推而不厭,以其不爭,故天下莫能與之爭。

Biển lớn sở dĩ là vua của trăm sông, vì có thể hạ mình mà dung nạp tất cả. Làm vua sở dĩ trăm họ đều kính mến và tôn thờ vì yêu dân như con và biết chăm lo đời sống của dân. Nếu không như thế mà chỉ biết ngồi trên cao mà hưởng thụ và bóc lột dân, thì chẳng khác nào cánh đồng cằn cổi trên gò cao mà đòi làm biển cả. Làm sao cuối cùng không dẫn đến họa diệt tộc?

  1. 第六十七章      三寶

天下皆謂我道大似不肖。夫唯大 故不肖,若肖久矣,其細也夫。我有 三寶,持而保之,一曰慈、二曰儉、 三曰不敢為天下先。慈故能勇,儉故 能廣,不敢為天下先,故能成器長。 今舍慈且勇,舍儉且廣,舍後且先, 死矣!夫慈以戰則勝,以守則固,天 將救之,以慈衛之。

Ta trị nước chỉ nhờ biết tuân thủ ba qui luật vàng là từ, kiệm, và cần. Nhờ yêu dân (từ) giúp ta nổ lực can đảm vượt qua gian khổ; Nhờ tiếc kiệm giúp ta làm được nhiều việc công ích; Nhờ siêng năng triều chính, học tập sửa sai mà ta trưởng thành và giải quyết được các khó khăn. Nếu chỉ hiếu chiến (dũng) mà không nhân từ; Nếu chỉ hưởng thụ xa hoa mà không tiết kiệm; Nếu bê tha triều chính mà không lo việc dân việc nước, e rằng sẽ dẫn đến họa diệc tộc hay mất nước.

  1. 第六十八章      善為士者不武

善為士者不武,善戰者不怒,善 勝敵者不與,善用人者為之下,是謂不爭之德,是謂用人之力,是謂配天,古之極也。

Người khéo giải quyết vấn đề không cần dùng đến vũ lưc. Khi phải dùng vũ lực phải luôn giữ tâm bình tĩnh. Khi chiến thắng kẻ địch vẫn không tự mãn. Dùng người thì chân thành không cậy quyền ỷ thế. Như thế gọi là đức vô tranh.

  1. 第七十一章      知不知,上;不知知,病

知不知,上;不知知,病。夫唯 病病,是以不病;聖人不病,以其病 病,是以不病。

Biết mình dốt (cần học) là điều tốt; dốt mà làm ra vẻ hiểu biết là bệnh. Chỉ khi biết mình có bệnh cần trị bệnh mới có cơ hội lành bệnh. Thánh nhân vô bệnh nhờ biết mình bệnh gì và lo chửa bệnh. )

 

  1. 第七十二章      民不畏威,則大威至

民不畏威,則大威至。無狹其所 居,無厭其所生。夫唯不厭,是以不厭,是以聖人自知不自見,自愛不自 貴,故去彼取此。

Dân kính phục vua vì đức vì trí mà không phải vì uy, mới gọi uy đức  lớn. Uy đức lớn là làm sao cho dân ai nấy đều có ăn, có mặc, có nhà ở. Thánh nhân trị nước tự trọng mà không tự cho mình là cao quý; Khéo ở lãnh đạo, dùng nhân tài mà không phải tự mình làm việc nhỏ nhặc (gọi là tự biết không cần tự thấy). Vì vậy trị nước cần phải đắn đo cân nhắc cái nên chọn cái không nên chọn.

  1. 第七十三章      繟然而善謀

勇於敢則殺,勇於不敢則活。此兩者或利或害。天之所惡,孰知其故?是以聖人猶難之。天之道不爭而善勝,不言而善應,不召而自來,繟然而善謀,天網恢恢,疏而不失。

Kẻ trung dũng cương trực thì chịu chết; kẻ hèn nhác nịnh bợ thì sống. Sống như thế, chết như thế cái nào hay cái nào dỡ? Khi trời hại, quả báo đến ai hay nhân quả ở đâu? Đạo trời là không tranh mà thắng, không mệnh lệnh mà kẻ dưới phục tùng, không chiêu mộ mà người tự tìm đến. Đó là do lấy đạo lấy đức lấy trí mà lo việc thiên hạ. Nên nhớ rằng lưới trời lồng lộng thưa mà khó lọt.

  1. 第七十四章      民不畏死,奈何以死懼之

民不畏死,奈何以死懼之。若使民常畏死,而為奇者。吾得執而殺之,孰敢!常有司殺者殺。夫代司殺者殺,是謂代大匠斲。夫代大匠斲者, 希有不傷其手矣!

Dân vì đói khổ mà liều mạng nổi loạn thì đâu còn sợ chết! Nếu dân an cư lạc nghiệp có của để dành thì ai chẳng sợ chết. Tham quan ô lại có  bằng chứng thì bắt chém đi ai mà dám phạm pháp. Cứ chiếu theo luật pháp, ai tham ô hà khắc dân lành thì chém, đồng lõa cũng chém. Có thế mới dứt được sự nổi loạn của dân.

  1. 第七十五章      以其上之有為,是以難治

民之飢,以其上食稅之多,是以飢。民之難治,以其上之有為,是以難治。民之輕死,以其求生之厚,是以輕死。夫唯無以生為者,是賢於貴生。

Dân đói là vì sưu cao thuế nặng, quan lại tham ô, triều đình xa xỉ. Dân nổi loạn không dẹp được là vì chính sách sai lầm của triều đình, khiến dân bị dồn vào đường cùng, vì cầu sanh tồn mà liều chết nổi loạn. Không vất vả mưu sinh là bọn công hầu khanh tướng vua quan nơi triều đình nào biết được cái khổ của dân!

  1. 第七十六章      柔弱者生之徒

人之生也柔弱,其死也堅強。萬物草木之生也柔脆,其死也枯槁。故堅強者死之徒,柔弱者生之徒。是以兵強則不勝,木強則兵,強大處下, 柔弱處上。

Bình: Có thể chương 76 muốn nói “linh hoạt là sống, cứng nhắc là chết”, không thể chỉ ỷ vào quân đông tướng mạnh để chiến thắng. Nếu binh cường mà không biết người biết ta thì vẫn thua kẻ ít quân mà linh hoạt, biết cái mạnh cái yếu của mình của người.

  1. 第七十八章      受國之垢,是謂社稷主

天下莫柔弱於水,而攻堅強者莫之能勝,其無以易之。弱之勝強,柔之勝剛,天下莫不知、莫能行。是以 聖人云:受國之垢,是謂社稷主;受國不祥,是為天下王。正言若反。

Bình: “nhu thắng cương” ý nói đàn tính linh động thắng cứng nhắc. Nhưng câu “nhược thắng cường” là không hợp lý vì yếu đuối không thể thắng hùng mạnh. Chương 78 mục đích đề cao tính linh hoạt nhưng nhẫn nhục kiên trì của nước, như hình ảnh của nước trong các dòng suối thác trên thượng nguồn uyển chuyển vượt qua mọi chướng ngại để có thể vào sông rồi ra biển hòa nhập vào đại dương. Vì vậy thánh nhân nói trị nước nên linh hoạt và nhẫn nhục kiên trì như nước, đồng chịu cái khó cái khổ của dân của nước để dẫn dắt nhân dân đất nước vượt qua khó khăn đến chỗ thái bình.

  1. 第八十章           鄰國相望,雞犬之聲相聞,民至老死不相往來

小國寡民,使有什伯之器而不用,使民重死而不遠徙,雖有舟輿,無所乘之;雖有甲兵,無所陳之;使人 復結繩而用之,甘其食、美其服、安其居、樂其俗,鄰國相望,雞犬之聲相聞,民至老死不相往來。

Bình: Có thể có những quan binh chán cảnh xã hội thường xuyên chiến tranh loạn lạc, đem cả gia đình vào ẩn trong núi sâu, sống đời sống của người dân tộc thiểu số. Ở đó an cư không trở về nữa.

  1. 第八十一章      天之道,利而不害;聖人 之道,為而不爭

信言不美,美言不信;善者不辯,辯者不善;知者不博,博者不知; 聖人不積,既以為人己愈有,既以與人己愈多。天之道,利而不害;聖人 之道,為而不爭。

Lời thật thì khó nghe, Lời dễ nghe thì không thật. Người đàng hoàng không ưa nói nhiều, ưa nói nhiều không phải người đàng hoàng. Người học chuyên thì không thể rộng, người học rộng thì không thể chuyên. Người theo đạo thánh hiền càng giúp người càng học hỏi được nhiều, càng cho người càng vui vẻ hạnh phúc. Đức của trời là nuôi dưỡng muôn vật tránh sự tùy tiện giết hại. Đức của thánh nhân là vô vi vô dục vô tranh.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2012(Xem: 5180)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
15/04/2012(Xem: 12793)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
19/03/2012(Xem: 6409)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 45738)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 16601)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
14/02/2012(Xem: 3075)
Chúng tôi cho rằng, một người khi quyết định thực hành Đạo Phật thì trước hết là nghĩ đến viễn ly. Có phát tâm viễn ly mới thật sự là một hành giả Phật Giáo. Nếu không phát tâm viễn ly thì chúng ta thực hành Đạo Phật để làm gì? Dĩ nhiên ngày nay, người ta đã áp dụng những phương pháp thực hành của Đạo Phật trong tâm lý trị liệu, thiền quán để nâng cao sức khỏe, nhưng ngay cả việc thực tập Phật Pháp để được tái sinh trong cõi người lẫn cõi trời đều không phải là cứu kính của Phật Giáo, đó chỉ là những phương tiện nhất thời, hay đó không phải là Phật Pháp chân thật, không phải là mục tiêu tối hậu của Đạo Phật
08/02/2012(Xem: 3513)
Đạo Phật là đạo khế lý và khế cơ, cho nên khi du nhập vào quốc độ nào cũng có thể vừa giữ được nội dung cốt lỗi căn nguyên của mình vừa khế hợp với tâm tình và sắc thái đặc dị của quốc độ ấy. Đây có thể nói là đặc tính ưu việt của đạo Phật mà quá trình hiện hữu sinh động trên hai mươi lăm thế kỷ qua là niềm xác tín kiên định.
17/01/2012(Xem: 7411)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 8734)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
15/01/2012(Xem: 6692)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567