Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

55. Như Nước Với Sữa

15/03/201411:06(Xem: 35018)
55. Như Nước Với Sữa
mot_cuoc_doi_bia_3



Như Nước Với Sữa






Trời bắt đầu xuất hiện những đám mây đen xám, âm u báo triệu những cơn mưa đầu mùa nhưng tiết trời lại khá oi bức, đức Phật vẫn sống đời ta-bà vô trú, chưa có dự định dừng chân lại ở nơi đâu. Ngài cứ đi, cứ lang thang vô định xứ.

Hôm nọ, thấy một khu vườn rừng cây cao bóng cả, trong lành và xanh mát, đức Phật hướng chân bước vào.

Một người làm vườn chợt chận lại:

- Thưa ngài sa-môn! Cảm phiền ngài hãy dừng chân lại cho!

Đức Phật biết rõ lý do, nhưng ngài mỉm cười, cất tiếng hỏi:

- Tại sao?

- Thưa, vì trong ngôi vườn tĩnh lặng này có ba vị sa-môn ẩn sĩ mày thanh mắt sáng, trước đây đều là con cái của những gia đình quý tộc danh giá nay họ xuất gia rồi, đang ở nơi đây với đời sống tĩnh cư, giới hạnh trắng bạch như vỏ ốc! Như là những bậc thánh. Vậy xin ngài sa-môn hãy hoan hỷ rời chân đi nơi khác, đừng phiền nhiễu đến họ.

Đức Phật mỉm cười, gật đầu:

- Đúng là vậy!

Đại đức Anuruddha đang tĩnh cư gần đấy, nghe tiếng người làm vườn và giọng phạm âm của đức Thế Tôn, bước ra nói:

- Này bác làm vườn! Vị ấy chính là đức Đạo Sư của chúng tôi đó!

Ông ta kính sợ, vội vàng sụp lạy, nói lắp bắp:

- Hèn gì! Tôi đã ngờ ngợ! Đức Thế Tôn còn sáng rỡ hơn cả mặt trời, mặt trăng nữa. Tôi đã nghe danh đức Thế Tôn lâu rồi.

Lần vào bên trong, tuy lối đi đường đất nhỏ hẹp uốn quanh co nhưng nơi nào cũng xanh sạch, mát mẻ. Vài cành cây khô, những chiếc lá vàng cũng nằm an hưởng sự thanh bình. Những tiếng chim hót êm tai. Mấy chú bướm sặc sỡ chập chờn, bay lượn vui mắt.

Đến một chòi lá, chắc dùng nơi để hội họp hay độ thực thì từ hai phía khác nhau, sau những lùm cây rậm, tỳ-khưu Nandiya và tỳ-khưu Kimbila bước đến nghinh đón đức Tôn Sư. Một vị đón nhận y bát. Một vị sắp đặt chỗ ngồi. Một vị mang nước rửa chân, ghế kê chân và tấm chà chân. Đức Thế Tôn rửa chân rồi ngồi trên chỗ ngồi đã được soạn sẵn. Cả ba vị đại đức đến đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

- Các ông sống ở đây như thế nào? Sức khỏe có tốt không? Trì bình khất thực hằng ngày có dễ dàng không?

- Bạch đức Thế Tôn! Đại đức Anuruddha nói - chúng đệ tử nhờ tâm bình, khí hòa, máu huyết lưu thông nên chẳng có bệnh tật ốm đau gì cả. Còn việc nuôi mạng ở đây thì chẳng có gì đáng phải phàn nàn.

- Thế các vị sống với nhau tâm tánh có xung khắc với nhau không? Có thân thiện, khiêm nhu với nhau không? Có hòa hợp với nhau như nước với sữa không? Có thường nhìn nhau bằng ánh mắt chan hòa từ ái không?

- Bạch đức Thế Tôn! Đại đức Anuruddha nói - Quả thật chúng đệ tử đã sống với nhau cũng được như thế!

- Sự thân thiện ấy là như thế nào, hở Anuruddha?

- Thưa! Chúng đệ tử sống thân thiện với nhau qua thân hành, qua khẩu hành và qua ý hành.

- Cụ thể thân hành là thế nào hở Anuruddha?

- Thưa, khi có công việc gì bằng tay hay bằng sức lực thì cứ làm, hoan hỷ làm không cần thiết phải cho vị khác biết. Còn khi cùng làm chung nhau thì hoặc là ai làm việc nấy, mỗi người một tay, đôi khi có việc phải phụ giúp nhiều tay. Mà ai cũng từ hòa, mát mẻ. Đấy được gọi là thân thiện hành.

- Còn khẩu thiện hành?

- Thưa! Là luôn luôn nói lời từ ái, tao nhã, êm dịu lỗ tai, hoan hỷ lỗ tai; ngoài ra, nội dung của khẩu thiện hành còn chú ý đến việc lợi ích cho giới, lợi ích cho định, lợi ích cho tuệ, lợi ích cho bản thân, lợi ích cho tất thảy chúng sanh nữa!

- Ừ! Vậy là đúng đắn! Thế ý thiện hành là sao hở Anuruddha?

- Thưa, ngoài không hận, không sân, ngoài tứ vô lượng tâm ra, chúng đệ tử, khi cần, ai ai dường như cũng quăng vất cái tâm của mình đi, rồi lắng nghe, quan sát xem thử tâm của bạn mình muốn gì, nghĩ gì, sở thích gì để đáp ứng khuynh hướng ấy, yêu cầu ấy một cách an nhiên, tự nhiên không có cố gắng lắm. Nhờ vậy, ngay chính một vài “tập khí” còn rơi đọng lại của người này, người kia cũng dễ dàng được thông cảm, cứ để cho chúng tự lướt đi, trôi đi như giọt nước trên lá sen, chẳng dính vào đâu cả! Nói hơi cường điệu một chút, nhưng sự thật là vậy, chúng đệ tử ba người mà sống với nhau như chỉ “đồng một tâm”!

- Đồng một tâm?! Quý hóa quá! Như Lai hiểu!

Đức Phật lại mỉm cười, quay sang hai vị kia:

- Anuruddha là vậy! Còn hai ông, Nandiyā và Kimbila thì sao ha?

Nandiyā đáp:

- Chúng đệ tử cũng vậy! Từ khẩu thiện hành, thân thiện hành, ý thiện hành đi đến sống với nhau như đồng một tâm, hòa hợp với nhau như nước với sữa, bạch đức Thế Tôn!

- Như Lai nắm bắt tất thảy những khái niệm ngôn ngữ, cả lời và nghĩa ấy, nhưng cái thể hiện đời sống cụ thể của chư vị trong sinh hoạt hằng ngày là như thế nào, hở Kimbila? Tức là cái biểu hiện ra bên ngoài của “đồng một tâm ấy” cái như “nước với sữa” ấy?

- Thưa, Kimbila đáp - Cụ thể là như thế này. Vị nào trong chúng đệ tử khất thực từ làng trở về trước, vị ấy sắp xếp chỗ ngồi, chuẩn bị nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, rửa sạch chậu đựng đồ thừa, chuẩn bị nước rửa và nước uống. Vị ấy có thể tùy nghi độ thực trước hoặc đợi bạn về cũng không sao.

Vị về thứ hai, thứ ba cũng vậy. Sau khi dùng xong, ai đứng lên sau cùng thì người ấy quăng bỏ những vật thực thừa, dọn dẹp, cất đặt lại toàn bộ rồi quét sạch từ trong ra ngoài.

Ngoài ra, một vị nào đó thấy lu nước uống, lu nước rửa chân, lu nước nhà vệ sinh bị cạn nước thì tự động đi múc nước đổ cho đầy vào. Một vị nào đó thấy một thân cây đổ, một chân ghế bị gãy, một đám đất cáo chồn vương vãi... thì vị ấy tự động biết mình phải làm gì. Dường như chúng đệ tử ai ai cũng thấy được chỗ này chỗ kia phát sanh việc này, phát sanh việc khác như đồng một cái thấy vậy.

Có một số việc nặng, đôi khi không thể tự làm một mình, phải cần hai hoặc ba người thì chỉ cần đưa tay làm dấu hiệu chứ không cần phải nói ra, và ai cũng hiểu là khi ấy cần phải có người phụ lực.

Do vậy, ở đâu cũng yên lặng, ở đâu cũng chẳng có một lời tiếng nào. Như thế, cả lâm viên này đều lây lan, ảnh hưởng năng lực tĩnh lặng của tâm thiền đó, bạch đức Tôn Sư!

Đức Phật nhè nhẹ gật đầu.

Đại đức Nandiyā tiếp lời:

- Cứ mỗi năm ngày một kỳ, một đêm, chúng đệ tử gặp nhau ở đây, tại cái chòi lá này để thảo luận về giáo pháp, cùng nhau ôn tập, ôn tụng hoặc nhắc lại cho nhau nghe những kinh và pháp mà đức Thế Tôn, hai vị trưởng tử, thuyết giảng hoặc khai triển nơi này và nơi khác. Việc này rất lợi ích cho sự tu tập cũng như lợi lạc khi cần phải giảng nói đến cận sự hai hàng.

Cũng trong đêm này, những kinh nghiệm thiền chứng, lộ trình giải thoát tâm... vị này và vị kia cũng đem ra bàn thảo, trao đổi để bổ khuyết cho nhau, san sẻ cho nhau, hướng dẫn cho nhau. Không một bàn tay nào được nắm lại. Không một pháp nào bị che giấu.

- Ngoài ra, đại đức Kimbila nói tiếp - Cứ mỗi tháng hai kỳ, chúng đệ tử gặp nhau ở đây để sám hối; sau khi sám hối chúng đệ tử thay nhau tụng đọc những học giới cho đến thuộc lòng để hy vọng sau này dạy bảo lại cho những vị tỳ-khưu hậu lai!

Đại đức Anuruddha như kết luận:

- Chúng đệ tử không nói đến nỗ lực, tinh tấn. Chúng đệ tử không nói đến chánh niệm, tỉnh giác. Chúng đệ tử không nói đến định hoặc minh sát. Mà khi cùng sống với nhau trong mọi sinh hoạt, giao tiếp với ngoại giới cùng những tương quan duyên khởi, phải nói là chúng đệ tử sống với toàn bộ bát chánh đạo, toàn bộ giáo pháp trong lòng mình, trong từng lúc, từng khi, trong mọi oai nghi đi đứng nằm ngồi, trong từng mỗi hơi thở, trong từng mỗi sát-na! Do vậy, khi nói giới định tuệ thì có ngay giới định tuệ, khi cần đồng một tâm tức khắc có ngay đồng một tâm, khi muốn như nước với sữa thì liền hòa hợp với nhau như nước với sữa, bạch đức Thế Tôn!

- Hay lắm! Đức Phật thốt lên - Buổi pháp thoại hôm nay, các ông cần phải giảng nói rộng rãi cho các nhóm học chúng, hội chúng tu học! Nếu chư tỳ-khưu trong giáo hội của Như Lai, cụ thể là hai nhóm hội chúng kinh và luật tại lâm viên Ghositārāma mà sống được chỉ một phần mười sáu như các ông thì đừng nói chia rẽ, tương khắc, bất hòa, khẩu chiến, khẩu tranh... không thể tồn tại mà một ánh mắt khó chịu, một lời nói không hoan hỷ lỗ tai nhau cũng không thể xảy ra!

Cuối cùng, tuyệt vời, tuyệt hảo nhất là các ông đã ở bờ kia mà không thèm nói tới bờ kia. Các ông thường trực sống trong chân đế mà chỉ sống và nói với tục đế. Các ông đã uống được giọt nước giáo pháp tận đầu nguồn của Như Lai, cho nên khu lâm viên này luôn được tưới tẩm sự trong lành, bình an và mát mẻ. Một vài trạng thái giải thoát có được, các ông cũng không dính mắc, không chấp thủ! Tốt lắm! Quý lắm! Như Lai khen ngợi đó!

- Hết tập 3 -



Mot_Cuoc_Doi_01Mot_Cuoc_Doi_2Mot_Cuoc_Doi_3










Mot_Cuoc_Doi_4Mot_Cuoc_Doi_5Mot_Cuoc_Doi_6


Chân thành cảm ơn Hòa Thượng Giới Đức Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Đạo Hữu Chánh Trí và Đạo Hữu Viên Hướng đã gởi tặng
trang nhà Quảng Đức phiên bản điện tử và CD-MP3 của tập sách này (Thích Nguyên Tạng, 11-2013)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/11/2013(Xem: 18353)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
02/11/2013(Xem: 6413)
Trước đây, tôi bắt đầu cuộc thảo luận này bằng cách nói về phương thức mà các pháp tồn tại chỉ đơn thuần do tâm quy ước và tiếp tục giải thích rõ các pháp chỉ mang tính quy ước là không đủ để chúng tồn tại, bởi vì một vật nào đó chỉ đơn thuần bị quy ước thì không có nghĩa nó tồn tại. Tôi tiếp tục trình bày về ba phạm trù cần thiết đối với một pháp tồn tại: nền tảng hợp lý, không có tổn hại xuất phát từ tâm vững chải của người khác và không có tổn hại xuất phát từ trí tuệ nhận thức tánh không.
31/10/2013(Xem: 18594)
Trên bình diện tổng quát thì tất cả các tôn giáo - kể cả Phật Giáo dưới một vài hình thức biến dạng mang tính cách đại chúng - đều hướng vào chủ đích tạo ra một đối tượng nào đó cho con người bám víu. Ngược lại Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình, nhờ vào sức mạnh mang lại từ lòng quyết tâm tự biến cải chính mình. Sự biến cải đó gọi là thiền định.
30/10/2013(Xem: 39994)
Phật (Buddha) là một từ ngữ để chỉ người giác ngộ viên mãn. Ðức Thích Ca Mâu Ni (Sàkyãmuni) là người đã giác ngộ, nên chúng ta gọi Ngài là Phật. Giác ngộ là thấy biết mọi chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Từ chỗ giác ngộ này, đức Phật chỉ dạy các môn đồ còn ghi chép lại thành Tạng kinh. Trong tạng kinh chứa đầy dẫy những chân lý, dù trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn còn giá trị nguyên vẹn, không do thời gian làm suy giảm. Ngày nay chúng ta nghiên cứu Tạng kinh thật chín chắn, càng phát hiện những chân lý ấy gần gũi và thích hợp với khoa học một cách không ngờ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu tổng quát vài nét cương yếu để đọc giả suy ngẫm.
26/10/2013(Xem: 63796)
Cuộc đời đức Phật là nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều sử gia, triết gia, học giả, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cổ, nhạc sĩ, họa sĩ, những nhà điêu khắc, nhà viết kịch, phim ảnh, sân khấu… Và hàng ngàn năm nay đã có vô số tác phẩm về cuộc đời đức Phật, hoặc mang tính lịch sử, khoa học hoặc phát xuất từ cảm hứng nghệ thuật, hoặc từ sự tôn kính thuần tín ngưỡng tôn giáo, đủ thể loại, nhiều tầm cỡ, đã có ảnh hưởng sâu xa trong tâm khảm biết bao độc giả, khán giả, khách hành hương chiêm bái và những người yêu thích thưởng ngoạn nghệ thuật.
17/10/2013(Xem: 30566)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 41605)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
06/10/2013(Xem: 9371)
Con người chỉ là một loài động vật. Nhưng lại là một loài động vật hơn hẳn tất cả các loài khác trên mặt đất này. Các loài thú thường thì có loài phải sống tập đoàn, có loài chỉ sống riêng lẻ, trừ những lúc cần gặp nhau để giao phối, rồi lại trở về cuộc sống riêng biệt. Loài người, trái lại, có thể sống quây quần bên nhau nhưng lại có những riêng tư --nhiều khi đó lại là những riêng tư không thể chia sẻ với ai được, sống để bụng chết mang theo:
18/09/2013(Xem: 14180)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
26/06/2013(Xem: 12119)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]