Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Sám hối nghiệp chướng

01/08/201112:23(Xem: 8904)
8. Sám hối nghiệp chướng

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

VIII. SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

Nguyên văn:

云何懺悔業障?經言:“犯一吉羅,如四天王壽五百歲墮泥犁中。”吉羅小罪,尚獲此報,何況重罪,其 報難言。今我等日用之中,一舉一動,恒違戒律;一餐一水,頻犯尸羅。一日所犯亦應無量,何況終身歷劫?所起之罪,更不可言矣!且以五戒言之,十人九犯,少 露多藏。五戒名為優婆塞戒,尚不具足,何況沙彌、比丘、菩薩等戒,又不必言矣!

Âm Hán Việt:

Vân hà sám hối nghiệp chướng? Kinh ngôn: "Phạm nhất kiết la, như Tứ thiên vương thọ ngũ bách tuế đọa nê lê trung". Kiết la tiểu tội, thượng hoạch thử báo, hà huống trọng tội, kỳ báo nan ngôn. Kim ngã đẳng nhật dụng chi trung, nhất cử nhất động, hằng vi giới luật, nhất xan nhất thủy, tần phạm thi la. Nhất nhật sở phạm diệc ưng vô lượng, hà huống chung thân lịch kiếp? Sở khởi chi tội, cánh bất khả ngôn hỹ! Thả dĩ ngũ giới ngôn chi, thập nhân cửu phạm, thiểu lộ đa tàng. Ngũ giới danh vi Ưu bà tắc giới, thượng bất cụ túc, hà huống Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát đẳng giới, hựu bất tất ngôn hỹ!

Dịch:

Thế nào là sám hối nghiệp chướng? Kinh dạy: "Phạm một tội kiết la cũng phải đọa địa ngục bằng năm trăm tuổi thọ của bốn Thiên vương. Kiết la là tội nhỏ mà còn bị quả báo đến thế, huống chi tội nặng, quả báo thật khó tả. Nay chúng ta, mỗi cử chỉ động tác hằng ngày, hằng trái với giới luật, lúc ăn lúc uống thường phạm vào thi la. Một ngày tội lỗi đã phạm, cũng đã vô lượng, huống chi trọn đời nhiều kiếp, tội lỗi đã phạm khó mà nói hết. Cứ lấy ngũ giới mà xét, thì mười người đã có đến chín người phạm, phát lộ thì ít mà che giấu lại nhiều. Ngũ giới là giới của Ưu bà tắc mà còn không giữ gìn đầy đủ, huống chi các giới Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát, thì không cần nói đến vậy.

Giảng:

Vân hà sám hối nghiệp chướng?Sám là "sám kỳ tiền khiên", ăn năn lỗi đã qua; hối là "hối kỳ hậu quá", chừa bỏ lỗi sau này. Những lỗi đã phạm trước kia và chưa phạm sau này, đều phải sám hối. Sức mạnh của sự sám hối thì bất khả tư nghì.

Kinh ngôn: "Phạm nhất kiết la, như Tứ thiên vương thọ ngũ bách tuế đọa nê lê trung": Kinh nói : Phạm một tội kiết la, tức là đột kiết la, gọi là khinh cấu tội, cũng tức là một pháp ô nhiễm rất nhỏ. Phạm tội này, giống như tuổi thọ của Tứ đại thiên vương vậy, sau năm trăm năm mới có thể trả hết tội này, phải ở trong địa ngục năm trăm năm.

Kiết la tiểu tội, thượng hoạch thử báo: Đột kiết la vốn là khinh cấu tội, là một tội nhẹ, mà còn có quả báo như thế. Hà huống trọng tội, kỳ báo nan ngôn: Huống chi là phạm các tội lớn ? Như phạm bốn trọng tội, tăng tàn v.v… thì càng không biết phải thọ quả báo bao lâu.

Kim ngã đẳng nhật dụng chi trung: Nay chúng ta là người xuất gia trong mỗi ngày, trong sự sử dụng hằng ngày, nhất cử nhất động, hằng vi giới luật: hoặc là mỗi cử chỉ mỗi động tác, hoặc là một lời nói một hành vi, đi đứng nằm ngồi bốn oai nghi thường vi phạm giới luật. Nhất xan nhất thủy, tần phạm thi la: Hoặc là một bữa cơm, hoặc là một hớp nước đều không hợp với giới luật.

Nhất nhật sở phạm diệc ưng vô lượng: Những tội lỗi đã phạm trong mỗi ngày cũng nhiều vô lượng vô biên. Hà huống chung thân lịch kiếp? Sở khởi chi tội, cánh bất khả ngôn hỹ!Hà huống tội lỗi đã phạm trong một đời thì càng nhiều hơn ; mà trong thời gian lâu dài, tội nghiệp đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp thì càng không biết bao nhiêu nữa !

Thả dĩ ngũ giới ngôn chi, thập nhân cửu phạm, thiểu lộ đa tàng: Cứ lấy ngũ giới mà nói, mười người thọ đã có chín người phạm, nhưng rất ít người phát lồ, tức là phạm giới cũng không phát lồ sám hối. Đa tàng tức là giấu giếm trong tâm, cho rằng mọi người không biết thì mình không có phạm giới. Ngũ giới danh vi ưu bà tắc giới, thượng bất cụ túc: Ngũ giới là giới của người tại gia – Ưu bà tắc (Cận sự nam), Ưu bà di (Cận sự nữ), mà còn không thể giữ gìn đầy đủ. Sự phạm giới này cũng bao gồm người xuất gia ; người xuất gia cũng thường phạm các tội trong ngũ giới, không viên mãn. Bất cụ túc chính là không viên mãn. Hà huống Sa di, Tỳ kheo, Bồ Tát đẳng giới, hựu bất tất ngôn hỹ!Huống chi là mười giới của Sa di, 250 giới của Tỳ kheo, 48 giới khinh 10 giới trọng của Bồ tát v.v… ? Càng không cần nói đến, nhất định phạm rất nhiều.

Nguyên văn:

問其名,則曰“我比丘也!”問其實,則尚不足為優婆塞也。豈不可愧哉!當知佛戒不受則已,受則不可毀犯。不犯則已,犯則終必墮落。若非自愍愍他,自傷傷他,身口併切,聲淚俱下。普與眾生求哀懺悔,則千生萬劫惡報難逃。是為發菩提心第八因緣也。

Âm Hán Việt:

Vấn kỳ danh, tắc viết: "Ngã Tỷ kheo dã!" Vấn kỳ thật, tắc thượng bất túc vi Ưu bà tắc dã. Khởi bất khả quý tai! Đương tri Phật giới bất thọ tắc dĩ, thọ tắc bất khả hủy phạm. Bất phạm tắc dĩ, phạm tắc chung tất đọa lạc. Nhược phi tự mẫn mẫn tha, tự thương thương tha, thân khẩu tịnh thiết, thanh lệ câu hạ, phổ dữ chúng sanh cầu ai sám hối, tắc thiên sanh vạn kiếp ác báo nan đào. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ bát nhân duyên dã.

Dịch:

Hỏi cái tên thì nói "Tôi là Tỳ kheo", hỏi cái thật thì hãy còn chưa đủ làm Ưu bà tắc, như thế mà không xấu hổ sao! Phải biết, giới luật của Phật không thọ thì thôi, thọ thì không được hủy phạm, vì không phạm thì thôi, phạm thì cuối cùng nhất định bị đọa lạc. Trừ phi cảm thương thân mình, thân người, lại xót xa cho mình và kẻ khác, thân và khẩu cùng tha thiết, lệ rơi theo tiếng, khắp cùng với chúng sanh khẩn cầu sám hối, nếu chẳng thế thì quả báo ác ngàn đời muôn kiếp cũng khó tránh khỏi. Đó là nhân duyên thứ tám của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Vấn kỳ danh, tắc viết: "Ngã tỷ kheo dã!": Nếu hỏi người xuất gia : "Gọi là gì ?", người đó bèn trả lời "Tôi là Tỳ kheo". Tỳ kheo có ba nghĩa là khất sĩ, bố ma, phá ác.

1. Khất sĩ : Trên xin pháp của chư Phật, dưới khất thực chúng sanh.

2. Bố ma : Người xuất gia sau khi thọ giới Tỳ kheo, Hòa thượng Giáo thọ, Yết ma sẽ hỏi : "Ông có phải là trượng phu chăng ?"

Trả lời :

- Là trượng phu.

Lúc đó cung điện của thiên ma trên cõi trời chấn động, ma vương lo lắng sợ sệt. Ma vương nghĩ rằng :

- Ai da! Nay quyến thuộc của Thích Ca lai tăng thêm mà quyến thuộc của ta lại giảm đi.

Do ma vương lo sợ, nên gọi là Bố ma.

3. Phá ác : Tức là phá phiền não ác, phá ác tham sân si.

Vấn kỳ thật, tắc thượng bất túc vi ưu bà tắc dã: Nếu chân thật mà hỏi, thì thậm chí cũng không bằng Ưu bà tắc, Ưu bà di là những người tại gia. Chính là có hạng người xuất gia như thế; nhưng người xuất gia cũng có vị giới hạnh thanh cao, đáng làm thầy trời người. Cho nên ở đây cũng không thể quơ đũa cả nắm, không thể gộp chung lại mà xét được, ông không thể nói :

- Ô, tất cả người xuất gia đều không bằng người tại gia.

Không thể nói như thế.

Khởi bất khả quý tai!Thân là người xuất gia mà không bằng kẻ tại gia thì nên sanh lòng tàm quý xấu hổ.

Đương tri Phật giới bất thọ tắc dĩ, thọ tắc bất khả hủy phạm: Kinh Bồ Tát Giới nói: "Chúng sanh thọ Phật giới, tức nhập chư Phật vị, vị đồng đại giác dĩ, chân thị chư Phật tử", chúng sanh thọ giới của Phật, có thể tinh tấn tu hành, đến khi giác ngộ rồi, thì có tư cách thành Phật; cũng khai ngộ như nhau, đó chính là con của Phật. (Lời giảng của HT trong Kinh Lăng Nghiêm) Đã thọ giới luật của Phật thì phải giữ gìn giới luật, cho nên nói không thể phạm giới. Bất phạm tắc dĩ, phạm tắc chung tất đọa lạc: Tại sao không thể phạm giới ? Ông không phạm giới đương nhiên không có vấn đề gì ; nếu phạm thì tương lai nhất định sẽ bị đọa lạc.

Nhược phi tự mẫn mẫn tha, tự thương thương tha: Trừ phi cảm thương thân mình, cũng cảm thương kẻ khác, xót xa cho mình và cũng xót xa cho kẻ khác. Vì thế lúc này, cần phải thân khẩu tịnh thiết, thanh lệ câu hạ, phổ dữ chúng sanh cầu ai sám hối: thân khẩu ý đều phải chuyên nhất tha thiết, lệ rơi theo tiếng, nguyện cùng với tất cả chúng sanh, đối trước Phật khẩn cầu sám hối. Tắc thiên sanh vạn kiếp ác báo nan đào: Nếu không thì quả báo ác từ vô lượng kiếp đến nay sẽ khó tránh. Nếu ông không sám hối thì sẽ phải thọ quả báo ác, quả báo ác này không dễ dàng trốn tránh, nhất định phải thọ lấy ; trừ phi ông chân chánh sám hối, ác báo này mới có thể miễn trừ.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ bát nhân duyên dã: Đây là nhân duyên thứ tám của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2023(Xem: 9617)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5740)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8651)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9880)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8176)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22382)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 3069)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 22932)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19702)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15917)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]