Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Niệm chúng sanh ân

01/08/201112:23(Xem: 8511)
5. Niệm chúng sanh ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

V. NIỆM CHÚNG SINH ÂN

Nguyên văn:

云 何念眾生恩?謂我與眾生,從曠劫來,世世生生,互為父母,彼此有恩。今雖隔世昏迷,互不相識。以理推之,豈無報效。今之披毛戴角,安知非昔為其子乎?今之 蝡動蜎飛,安知不曾為我父乎?每見幼離父母,長而容貌都忘;何況宿世親緣,今則張王難記。彼其號呼於地獄之下,宛轉於餓鬼之中,苦痛誰知,饑虛安訴。我雖 不見不聞,彼必求拯求濟。非經不能陳此事,非佛不能道此言。彼邪見人,何足以知此。是故菩薩觀於螻蟻,皆是過去父母,未來諸佛。常思利益,念報其恩。是為 發菩提心第五因緣也。

Âm Hán Việt:

Vân hà niệm chúng sanh ân? Vị ngã dữ chúng sanh, tùng khoáng kiếp lai, thế thế sanh sanh, hỗ vi phụ mẫu, bỉ thử hữu ân. Kim tuy cách thế hôn mê, hỗ bất tương thức. Dĩ lý thôi chi, khởi vô báo hiệu! Kim chi phi mao đái giác, an tri phi tích vi kỳ tử hồ? Kim chi nhuyễn động quyên phi, an tri bất tằng vi ngã phụ hồ! Mỗi kiến ấu ly phụ mẫu, trưởng nhi dung mạo đô vong, hà huống túc thế thân duyên, kim tắc Trương Vương nan ký. Bỉ kỳ hào hô ư địa ngục chi hạ, uyển chuyển ư ngạ quỷ chi trung, khổ thống thùy tri, cơ hư an tố. Ngã tuy bất kiến bất văn, bỉ tất cầu chửng cầu tế. Phi kinh bất năng trần thử sự, phi Phật bất năng đạo thử ngôn. Bỉ tà kiến nhân, hà túc dĩ tri thử. Thị cố Bồ Tát quán ư lâu nghị, giai thị quá khứ phụ mẫu, vị lai chư Phật. Thường tư lợi ích, niệm báo kỳ ân. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ ngũ nhân duyên dã.

Dịch:

Thế nào là nhớ ơn chúng sanh? Ta cùng với chúng sanh, từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp thay đổi làm cha mẹ, kia đây đều có ơn với nhau. Nay tuy cách đời hôn mê, không nhớ biết nhau, nhưng lấy lý mà suy ra thì làm sao không đem sức báo đáp! Ngày nay đội lông mang sừng, nhưng biết đâu kiếp trước ta không phải là con cái của chúng. Hiện tại là các loài bò bay máy chạy, nhưng biết đâu quá khứ chúng đã không phải là cha của ta. Thường thường nhìn thấy thơ ấu mà lìa xa cha mẹ thì lớn lên đã quên hết hình dáng song thân, huống chi cha mẹ con cái đời trước, kiếp trước là họ Trương hay là họ Vương, ngày nay khó mà nhớ rõ. Họ gào thét trong địa ngục, ngất ngư trong ngạ quỉ, thống khổ ai biết, đói khát kêu ai. Tuy ta không thấy không nghe, nhưng họ tất cầu cứu độ. Ngoài Kinh ra nơi đâu bày tỏ được việc này, không Phật chẳng ai chỉ rõ cảnh ấy. Còn kẻ tà kiến làm sao có đủ sức mà biết được. Cho nên Bồ tát quán sát sâu kiến thấy toàn là cha mẹ quá khứ và chư Phật vị lai, thường nghĩ cách lợi ích cho chúng và thường nhớ trả ơn cho chúng. Đó là nhân duyên thứ năm của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Vân hà niệm chúng sanh ân?: Sao gọi là không quên ân chúng sanh ? chúng sanh thì bao gồm 12 loại chúng sanh : bay, lặn, động, trực, thai, noãn, thấp, hóa, hữu tưởng, vô tưởng, hữu sắc, vô sắc, phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Thậm chí ngay cả các loài muỗi mòng, sâu kiến cũng đều ở trong.

Vị ngã dữ chúng sanh, tùng khoáng kiếp lai: Ta cùng với 12 loại chúng sanh này, từ vô lượng kiếp cho đến nay, thế thế sanh sanh, hỗ vi phụ mẫu, bỉ thử hữu ân: vì đời đời kiếp kiếp luân hồi chìm nổi, cho nên thay đổi làm cha mẹ, thay đổi làm con cái, kia đây đều có ân với nhau.

Kim tuy cách thế hôn mê, hỗ bất tương thức: Nay tuy cách đời hôn mê mờ mịt, rất hồ đồ, nên không hiểu rõ, kia đây đều không nhớ biết nhau. Dĩ lý thôi chi, khởi vô báo hiệu!Nhưng lấy ý nghĩa này để suy ra, để truy cầu, thì kia đây nên ra sức đền đáp lẫn nhau. Báo là báo đáp, hiệu là hiệu lực.

Kim chi phi mao đái giác, an tri phi tích vi kỳ tử hồ?: Nay những loài chúng sanh đội lông mang sừng, nhưng làm sao biết được ta không phải là con cái kiếp trước của chúng.

Kim chi nhuyễn động quyên phi, an tri bất tằng vi ngã phụ hồ! : Nay những loài hàm linh bò bay máy chạy, những loài động vật rất nhỏ bé, ví dụ muỗi mòng, ruồi, là những loài động vật rất nhỏ có thể bay, những sanh linh nhỏ bé như thế, làm sao biết được chúng nó đời quá khứ không phải là cha của ta ?

Mỗi kiến ấu ly phụ mẫu, trưởng nhi dung mạo đô vong: thường nhìn thấy những người tuổi còn thơ ấu mà lìa xa cha mẹ, thì lớn lên đã quên hết dung mạo của song thân. Hà huống túc thế thân duyên, kim tắc Trương Vương nan ký : huống chi là cha mẹ con cái đời trước ? đời trước là họ Trương hay là họ Vương, ngay nay đã không còn nhớ rõ nữa.

Bỉ kỳ hào hô ư địa ngục chi hạ, uyển chuyển ư ngạ quỷ chi trung: Họ gào thét ở trong địa ngục, xoay vòng trong ngạ quỷ, không thoát ra được. Khổ thống thùy tri, cơ hư an tố: Sự thống khổ của họ ai biết ? Hoặc là được no lòng, hoặc là vẫn còn nơi đó đói khát tột cùng, thì bảo cho ai biết đây ? Ngã tuy bất kiến bất văn, bỉ tất cầu chửng cầu tế: Tuy ta không thấy không nghe, nhưng họ đang ở đó nhất định đang tìm người cứu giúp tế độ. Phi kinh bất năng trần thử sự, phi Phật bất năng đạo thử ngôn: nếu không phải là kinh điển, thì không thể nói rõ những vấn đề này ; nếu không phải Đức Phật là đấng có trí huệ sáng suốt, thì cũng không thể nói ra tiền nhân hậu quả, nói ra những ý nghĩa rõ ràng đó.

Bỉ tà kiến nhân, hà túc dĩ tri thử: Những người tà tri tà kiến kia, không tin có nhân có quả, đương nhiên không biết được điều này ! Thị cố Bồ Tát quán ư lâu nghị, giai thị quá khứ phụ mẫu, vị lai chư Phật: Lâu nghị tức là loài sâu kiến. Cho nên Bồ tát ngay cả nhìn sâu kiến, cũng cho chúng là cha mẹ quá khứ của mình, là chư Phật vị lai. Thường tư lợi ích, niệm báo kỳ ân: Thường nghĩ đến những việc lợi ích cho các loài sâu kiến, đó là muốn báo ân cha mẹ báo ân chư Phật.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ ngũ nhân duyên dã: Đó là nhân duyên thứ năm của phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2014(Xem: 11235)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
25/10/2014(Xem: 20634)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
20/10/2014(Xem: 33034)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
23/09/2014(Xem: 5921)
Đa số người nghe, trong kinh Phật nói "xem thân như huyễn hóa", cho là tâm trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấy thân như huyễn hóa là sức mạnh để làm lợi ích chúng sanh. Như nói "Bồ-tát lấy thân như huyễn, độ chúng hữu tình như huyễn", bởi Bồ-tát thấy thân hình không thật, nên sẵn sàng lăn xả vào làm việc lợi ích chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn, có mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình như huyễn, nên độ chúng sanh mà không chấp nhân, ngã. Thấy thân như huyễn, khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn hãi sợ, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tự tại... Ta hãy nghe bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:
18/08/2014(Xem: 58372)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
17/08/2014(Xem: 19190)
Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức. Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.
15/08/2014(Xem: 12993)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
02/08/2014(Xem: 7989)
Vào thời xa xưa các luận sư Phật học quan niệm rằng không gian (hư không) là một pháp vô vi. Quan điểm này còn lưu lại trong tác phẩm ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN (Mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra) do thầy Thế Thân (Vasubandhu) ở vào thế kỷ thứ IV (~316-396) biên soạn. Nhưng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì Không gian không phải là một pháp vô vi bởi vì nó còn bị chi phối bởi thời gian, vật thể và tâm
10/06/2014(Xem: 6144)
(Tờ nguyệt san GEO là một tờ báo lâu đời của Pháp có chủ trương và nội dung rất gần với tờ nguyệt san nổi tiếng National Geographic của Hoa Kỳ; số báo 342, phát hành tháng 8 năm 2007, là một số đặc biệt dành cho Phật giáo với chủ đề “Đà phát triển mới của Phật giáo, trong số báo này có một bài phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ký giả ghi chép: Andreas Hilmer. Hoang Phong lược dịch và ghi chú)
18/03/2014(Xem: 14464)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]