Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Niệm thí chủ ân

01/08/201112:23(Xem: 8524)
4. Niệm thí chủ ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

IV. NIỆM THÍ CHỦ ÂN

Nguyên văn:

云 何念施主恩?謂我等今者日用所資,並非己有。二時粥飯,四季衣裳,疾病所需,身口所費,此皆出自他力,將為我用。彼則竭力躬耕,尚難糊口;我則安坐受食, 猶不稱心。彼則紡織不已,猶自艱難;我則安服有餘,寧知愛惜。彼則蓽門蓬戶,擾攘終身;我則廣宇閑庭,優悠卒歲。以彼勞而供我逸,於心安乎?將他利而潤己 身,於理順乎?自非悲智雙運,福慧二嚴,檀信沾恩,眾生受賜,則粒米寸絲,酬償有分,惡報難逃。是為發菩提心第四因緣也。

Âm Hán Việt:

Vân hà niệm thí chủ ân? Vị ngã đẳng kim giả nhật dụng sở tư, tịnh phi kỷ hữu. Nhị thời chúc phạn, tứ quý y thường, tật bệnh sở nhu, thân khẩu sở phí, thử giai xuất tự tha lực, tương vi ngã dụng. Bỉ tắc kiệt lực cung canh, thượng nan hồ khẩu, ngã tắc an tọa thọ thực, do bất xứng tâm. Bỉ tắc phưởng chức bất dĩ, do tự gian nan, ngã ư an phục hữu dư, ninh tri ái tích. Bỉ tắc tất môn bồng hộ, nhiễu nhương chung thân, ngã tắc quảng vũ nhàn đình, ưu du tuất tuế. Dĩ bỉ lao nhi cung ngã dật, ư tâm an hồ? Tương tha lợi nhi nhuận kỷ thân, ư lý thuận hồ? Tự phi bi trí song vận, phước huệ nhị nghiêm, đàn tín triêm ân, chúng sanh thọ tứ, tắc lạp mễ thốn ti, thù thường hữu phận, ác báo nan đào. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tứ nhân duyên dã.

Dịch:

Nhớ ơn thí chủ là thế nào? Chúng ta ngày nay, mọi thứ cần dùng hàng ngày đâu phải của mình. Cơm cháo hai buổi, quần áo bốn mùa, tật bịnh cần dùng, thân miệng tiêu xài, đều xuất từ sức lực của kẻ khác mà đem đến cho ta sử dụng. Người nhọc sức cày cấy, còn khó nuôi miệng, ta ngồi không mà ăn, vẫn chưa vừa ý. Kẻ dệt đan mãi hoài mà vẫn gian nan cực khổ, còn ta an nhàn y phục thừa thãi, há không thương tiếc? Họ nhà tranh cửa lá, cực nhọc suốt đời, còn ta phòng lớn sân rộng, thong thả cả năm. Đem cái cực nhọc của họ cung phụng cái an nhàn cho ta, làm sao an lòng. Đem cái lợi ích của người để cung cấp sự no ấm cho thân xác mình, có hợp lý chăng? Do đó, phải vận dụng cả hai thứ bi trí, trang nghiêm cả hai mặt phước huệ, để thí chủ nhờ ơn, chúng sanh được phước, nếu không thì dù chỉ là một hạt gạo, một tấc vải, vẫn phải có phần trả nợ. Đó là nhân duyên thứ tư của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Vân hà niệm thí chủ ân?Niệm ở đây không phải là báo đáp mà là không nên quên. Tâm niệm phải luôn nhớ ân thí chủ đối với chúng ta. Nói như thế nào đây ?

Vị ngã đẳng kim giả: Kim giả, là hiện nay, tức là nói chúng ta hiện nay, nhật dụng sở tư, tịnh phi kỷ hữu: sở tư, là những thứ vật phẩm cần dùng hằng ngày, không phải của mình, đều do người khác cúng dường. Nhị thời chúc phạn, tứ quý y thường, tật bệnh sở nhu: Sáng ăn cháo, trưa ăn cơm, quần áo bốn mùa, cùng với những thuốc men khi bệnh tật cần dùng. Thân khẩu sở phí, thử giai xuất tự tha lực, tương vi ngã dụng: những gì mà thân miệng chi dùng, thân phải mặc y phục, miệng cần ăn cơm, đều do người khác cúng dường để ta sử dụng tu hành học đạo.

Bỉ tắc kiệt lực cung canh, thượng nan hồ khẩu: Người nông phu suốt ngày đổ giọt mồ hôi vô cùng cực khổ, có lúc còn không đủ cơm ăn. Ngã tắc an tọa thọ thực, do bất xứng tâm: ta thì không làm gì hết, ngồi không thọ nhận những món ẩm thực, cơm canh đã được dọn sẵn, còn chọn lựa đồ ăn thức uống, nói món này dở, món kia không ngon.

Bỉ tắc phưởng chức bất dĩ, do tự gian nan: Vải mà ta mặc, do người dệt vải suốt ngày đan dệt không thôi, công việc làm hoài không hết, họ thì gian nan cực khổ mới dệt ra tấm vải. Ngã ư an phục hữu dư, ninh tri ái tích: còn ta ? thì an nhàn hưởng dụng, ăn mặc thừa thãi, lại không biết thương tiếc sự vất vả gian nan của vật chất.

Bỉ tắc tất môn bồng hộ, nhiễu nhương chung thân: nhà cửa họ ở thì rách nát, vườn cửa đều cũ nát, trong một đời của họ cũng không được sự an lạc gì. Ngã tắc quảng vũ nhàn đình, ưu du tuất tuế: còn chỗ ta ở thì rất rộng rãi, sân vườn cũng rất lớn, vườn hoa hồ nước, cái gì cũng chuẩn bị sẵn, cho nên rất thong thả tự tại, năm này qua năm khác, không cần phải cực khổ, lao nhọc.

Dĩ bỉ lao nhi cung ngã dật, ư tâm an hồ? Lấy sự cực khổ của người để cung phụng sự an nhàn hưởng thọ cho ta, vì thế thử hỏi lại mình có được an lòng chăng ? Tương tha lợi nhi nhuận kỷ thân, ư lý thuận hồ?Đem sự lợi ích của người để làm no ấm thân ta, có hợp lý chăng ? Thì không hợp lý vậy !

Tự phi bi trí song vận, phước huệ nhị nghiêm: Vậy thì phải làm như thế nào ? cần phải tu từ bi quán, tu trí huệ quán. Không những tu phước, mà còn cần phải tu huệ ; tu phước tu huệ trang nghiêm cả hai thứ, mới có thể trồng phước cho người thế gian. Đàn tín triêm ân, chúng sanh thọ tứ: Trang nghiêm tu cả hai mặt trí huệ, hồi hướng cho thí chủ thì thí chủ mới có thể nhờ được ân huệ, chúng sanh cũng nhận được phước của mình. Tắc lạp mễ thốn ti, thù thường hữu phận, ác báo nan đào: Nếu không thì nhận sự cúng dường một hột gạo hoặc một tấc vải của người, sau này cũng phải trả nợ. Cho nên nói :

Thiện thí nhất lạp mễ, trọng như Tu Di sơn.

Ngật liễu bất tu đạo, phi mao đái giác hoàn.

Dịch :

Thiện thí một hạt gạo, nặng như núi Tu Di

Ăn rồi không tu đạo, đội lông mang sừng trả.

Người xưa nói : "Một bữa cháo một bữa cơm, thường suy nghĩ chỗ đến không dễ ; nửa sợi tơ sợi chỉ, thường nhớ công người làm ra vật chất khó khăn". Đó là điều chúng ta cần phải biết, cho nên nếu quý vị không tu hành thì "tam tâm bất liễu thủy nan tiêu", dù uống một ngụm nước của người cúng dường thì sau này cũng hoàn trả, cho nên nói quả báo ác khó tránh.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tứ nhân duyên dã: Đây là nhân duyên thứ tư của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 21028)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
22/01/2014(Xem: 9050)
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín có từ “phát thú đạo tướng” , phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật. Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất
19/01/2014(Xem: 8725)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào? Vv.v… Tiếng Pãli : bodhi. Dịch là Tri, Đạo, Giác, Trí. Nói theo nghĩa rộng Bồ Đề là Trí Tuệ đoạn tuyệt phiền não thế gian mà thành tựu Niết Bàn. Tức là Trí Giác Ngộ mà Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn đã đạt được ở qủa vị của các Ngài. Trong các loại Bồ Đề nầy, Bồ Đề của Phật là rốt ráo tột bậc, nên gọi là A nậu đa la tam miệu tam Bồ Đề dịch là Vô thượng chánh đẳng chánh giác, Vô thượng chánh biến trí, Vô thượng chính chân đạo, Vô thượng Bồ Đề. Sau khi thành Phật, Đức Thích Ca có giải rằng ngài có đủ ba thể Bồ Đề: 1- Ứng Hóa Phật Bồ Đề: tức là thể Bồ Đề hiện lại trong đời Ngài làm Thái Tử Tất Đạt Đa mà tu hành.
12/01/2014(Xem: 11785)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
25/12/2013(Xem: 6952)
Toàn tri toàn giác không thể được phát sinh mà không có nguyên nhân, bởi vì đâu phải mọi thứ luôn luôn là tòan tri toàn giác đâu. Nếu mọi thứ được sinh ra mà không liên hệ đến điều gì khác, chúng có thể tồn tại mà không có sự câu thúc - sẽ không có lý do tại sao mọi thứ không thể là toàn tri toàn giác.
24/12/2013(Xem: 7917)
Phần khảo sát trong Phật Học Từ Điển (đã trích dẫn) viết về Chân Như như sau: “Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt. Cái Chân Như thì đầy đủ nơi Phật. Nó cũng vẫn có nơi chúng sinh. Những chử dưới đều đồng nghĩa, đồng thể với Chân Như: Tự tánh thanh tịnh, Phật tánh, Pháp Thân, Như Lai Tạng, thật tướng, pháp giới, pháp tánh, viên thành thật tánh, Pháp vị.” Trong Duy Thức Luận có viết về ba Chân Như như sau: 1/ Vô tướng Chân Như: Chân Như không tướng; là cái thể của các pháp khắp cả, không có tướng hư chấp. 2/ Vô sanh Chân Như: Chân Như không sanh; các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra chứ hẳn là không thật có sanh .
24/12/2013(Xem: 10156)
Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì : “Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác). Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.”
20/12/2013(Xem: 37374)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 18129)
Thành thật luận 成實論 (Satyasiddhi-śāstra) cũng gọi Tattvasiddhi Śāstra 16 quyển, hoặc 20 quyển, do Ha-lê-bạt-ma (Harivarman) tạo luận, Cưu-ma-la-thập (Kumārạiva) dịch, Đàm Quỹ ghi chép, Đàm Ảnh chỉnh lý, trong khoảng đời Dao Tần, niên hiệu Hoằng Thùy thứ 13 đến 14 (411 ~ 412), thâu lục trong Đại Chính, Đại Tạng Kinh, Tập số 32, kinh số 1647.
17/12/2013(Xem: 8935)
Có sự phân giới của chúng sinh và không phải chúng sinh, và việc quan tâm đến các chúng sinh cùng hành vi tinh thần trong đời sống hằng ngày của chúng ta, cũng có những trình độ khác nhau. Khi chúng ta thức giấc, khi chúng ta mơ ngủ và khi chúng ta ở trong giấc ngủ sâu và rồi thì khi chúng ta bất tỉnh - ở tại mỗi giai tầng, có một trình độ sâu hơn của tâm thức. Rồi thì cũng ngay tại thời điểm lâm chung khi tiến trình của tan biến của tâm thức tiếp tục sau khi hơi thở chấm dứt - tại thời điểm ấy, lại có một trình độ thậm chí sâu hơn của tâm thức. Chúng ta không có kinh nghiệm của những gì xảy ra tại thời điểm lâm chung, nhưng chúng ta thật sự biết những gì là kinh nghiệm thức giấc và mơ ngủ và vào lúc ngủ sâu như thế nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]