Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961

01/07/201100:59(Xem: 4237)
15. Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Bombay, ngày 8 tháng 3 năm 1961

Tôi không thể thấy bất kỳ điều gì, tôi không thể quan sát rõ ràng, chính xác, khi tôi gọi chính tôi là một người Ấn độ giáo, một người Thiên chúa giáo, một người Phật giáo – mà là toàn truyền thống, gánh nặng của hiểu biết, gánh nặng của tình trạng bị quy định. Với cái trí đó tôi chỉ có thể quan sát cuộc sống, quan sát một điều gì đó như một người Thiên chúa giáo, như một người Phật giáo, như một người Ấn độ giáo, như một người theo chủ nghĩa quốc gia, như một người theo chủ nghĩa cộng sản, như một người này hay người kia; và trạng thái đó ngăn cản tôi quan sát. Điều đó rất đơn giản.

Khi cái trí quan sát chính nó như một thực thể bị quy định, đó là một trạng thái. Nhưng khi cái trí nói, “Tôi bị quy định”, đó là một trạng thái khác. Khi cái trí nói, “Tôi bị quy định”, trong trạng thái của cái trí đó có cái “tôi” như người quan sát đang quan sát trạng thái bị quy định. Khi tôi nói, “Tôi thấy bông hoa”, có người quan sát và vật được quan sát; người quan sát khác biệt với vật được quan sát; vì vậy có khoảng cách, có một khoảng thời gian, có phân hai, có những đối nghịch; và rồi thì có sự khuất phục của những đối nghịch, đang củng cố của phân hai. Đó là một trạng thái. Rồi thì có một trạng thái khác – khi cái trí quan sát chính nó như đang bị quy định – trong đó không có người quan sát và vật được quan sát. Bạn thấy sự khác biệt chưa?


Liệu cái trí của bạn có thể tỉnh thức rằng nó bị quy định không phải như người quan sát đang quan sát chính nó đang bị quy định – đang trải nghiệm ngay lúc này, không phải ngày mai, không phải phút kế tiếp, trạng thái trong đó không có người quan sát – giống hệt như trạng thái bạn trải nghiệm khi bạn tức giận? Điều này đòi hỏi chú ý vô hạn. Không phải tập trung; khi bạn tập trung, có phân hai. Khi bạn tập trung vào một cái gì đó, cái trí bị tập trung, đang nhìn ngắm vật được tập trung; vì vậy có phân hai. Trong chú ý không có phân hai bởi vì trong trạng thái đó chỉ có trạng thái của đang trải nghiệm.

Khi bạn nói, “Tôi phải được tự do khỏi mọi quy định, tôi phải trải nghiệm”, vẫn còn có cái “tôi” là trung tâm từ đó bạn đang quan sát; vì vậy, trong đó không có giải thoát gì cả bởi vì luôn luôn có cái trung tâm, kết luận, ký ức, một vật đang nhìn ngắm, đang nói rằng “Tôi phải, tôi không được”. Khi bạn đang nhìn, khi bạn đang trải nghiệm, có trạng thái của không người quan sát, một trạng thái không có trung tâm mà từ đó bạn nhìn. Ngay khoảnh khắc của đau đớn thực sự, không có cái “tôi”. Ngay khoảnh khắc của hân hoan tột cùng, không có người quan sát; bầu trời đầy tràn, bạn là thành phần của nó, toàn sự việc này là hạnh phúc tột cùng. Trạng thái này của cái trí xảy ra khi cái trí thấy được sự giả dối của trạng thái cái trí mà gắng sức để trở thành, để thành tựu, mà nói về trạng thái không thời gian. Có một trạng thái không thời gian chỉ khi nào không có người quan sát.

Người hỏi: Cái trí đã quan sát những quy định riêng của nó, liệu nó có thể vượt khỏi tư tưởng và phân hai hay không?

K: Bạn thấy cách bạn chối từ quan sát một cái gì đó rất đơn giản hay không? Thưa bạn, khi bạn tức giận, liệu có một ý tưởng trong trạng thái đó, liệu có một ý tưởng, liệu có một người quan sát hay không? Khi bạn đầy đam mê, liệu có bất kỳ sự kiện nào khác ngoại trừ đam mê đó? Khi bạn bị tràn ngập bởi hận thù, liệu có người quan sát, cái ý tưởng, và mọi chuyện còn lại của nó? Nó đến sau đó, một phần giây sau đó, nhưng trong ngay trạng thái đó không có những việc này.

Người hỏi:: Có mục tiêu mà tình yêu hướng đến. Liệu có phân hai trong tình yêu không?

K: Thưa bạn, tình yêu không được hướng đến cái gì cả. Ánh mặt trời không được hướng đến bạn và tôi; nó ở đó.

Người quan sát và vật được quan sát, ý tưởng và hành động, “cái gì là” và “cái gì nên là” – trong việc này có phân hai, những đối nghịch của phân hai, sự thôi thúc để liên kết hai cái; xung đột của phân hai trong lãnh vực đó. Đó là toàn lãnh vực của thời gian. Bằng cái trí đó, bạn không thể tiếp cận hay khám phá liệu có thời gian hay liệu không có thời gian. Làm thế nào có thể xóa sạch được việc đó? Không phải “làm thế nào”, không phải một hệ thống, không phải một phương pháp, bởi vì khoảnh khắc bạn áp dụng một phương pháp bạn lại ở trong lãnh vực của thời gian. Vậy thì vấn đề là: liệu có thể vượt khỏi việc đó? Bạn không thể thực hiện nó bằng thay đổi từ từ, bởi vì việc đó lại bao hàm thời gian. Liệu cái trí có thể lau sạch tình trạng bị quy định, không phải qua thời gian, nhưng bằng trực nhận ngay thẳng. Điều này có nghĩa rằng cái trí phải thấy được sự giả dối và thấy được cái gì là sự thật. Khi cái trí nói, “Tôi phải tìm ra cái gì là không thời gian”, một câu hỏi như thế của một cái trí bị liên quan trong thời gian không có đáp án. Nhưng liệu cái trí mà là sản phẩm của thời gian có thể tự lau sạch nó – không qua nỗ lực, không qua kỷ luật? Liệu cái trí có thể lau sạch sự việc đó mà không có bất kỳ nguyên nhân nào hay không? Nếu nó có một nguyên nhân vậy thì bạn quay trở lại trong thời gian.

Vì vậy bạn bắt đầu tìm hiểu tình yêu là gì, một cách tiêu cực, như tôi đã giải thích trước kia. Rõ ràng tình yêu có một động cơ không là tình yêu. Khi tôi trao một vòng hoa cho một người quan trọng bởi vì tôi muốn một việc làm, bởi vì tôi muốn một việc gì đó từ anh ấy, đó là kính trọng, hay đó thực sự là bất kính. Con người không có sự bất kính tự nhiên được kính trọng. Chính một cái trí ở trong một trạng thái của tiêu cực – mà không là đối nghịch của tích cực, nhưng tiêu cực của thấy cái gì là giả dối, và buông bỏ cái giả dối như một sự việc giả dối – cái trí đó có thể tìm hiểu.

Khi cái trí hoàn toàn thấy được sự thật rằng qua thời gian, dù nó làm gì chăng nữa, nó không bao giờ có thể tìm được cái khác lạ, lúc đó có cái khác lạ. Nó là cái gì đó bao la hơn, không giới hạn, không thể đo lường; nó là năng lượng không khởi đầu và không kết thúc. Bạn không thể đến được cái khác lạ, nó chỉ có “là”. Chúng ta chỉ quan tâm đến việc lau sạch sẽ – liệu có thể lau sạch sẽ cái trí – không phải từ từ. Đó là hồn nhiên. Chính một cái trí hồn nhiên có thể thấy sự việc này, cái sự việc lạ thường này, mà giống như một con sông. Bạn biết một con sông là gì chứ? Bạn đã thấy nó khi tới lui trong một con thuyền, bơi ngang qua một con sông? Một điều tuyệt vời! Nó có lẽ có một khởi đầu và nó có lẽ có một kết thúc. Khởi đầu không là con sông và kết thúc không là con sông. Con sông là cái vật trong khoảng giữa; nó chảy qua làng mạc; mọi thứ trút vào nó; nó băng qua những thị trấn, toàn thân bị ô nhiễm bởi những hóa chất độc hại; những vật dơ bẩn và nước thải được quẳng vào nó; và trôi đi một vài dặm xa hơn, nó tự lọc sạch chính nó; nó là con sông trong đó mọi thứ sống – con cá ở dưới sông, và con người ở trên uống nước của nó. Đó là con sông; nhưng đằng sau đó, có áp lực khổng lồ của nước, và chính qui trình tự lọc sạch này là con sông.

Cái trí hồn nhiên giống như năng lượng đó. Nó không khởi đầu và không kết thúc. Nó là Thượng đế. Không phải cái đền thờ Thượng đế. Không khởi đầu và không kết thúc, vì vậy không có thời gian và không bị ảnh hưởng bởi thời gian và liên tục tồn tại mãi mãi. Và cái trí không thể đến được nó. Cái trí mà đo lường trong thời gian phải tự lau sạch sẽ chính nó và thâm nhập vào cái khác lạ mà không biết cái khác lạ; bởi vì bạn không thể biết nó, bạn không thể thưởng thức nó, nó không màu sắc, không không gian, không hình thể. Điều đó dành cho người nói, không dành cho bạn, bởi vì bạn đã không rời bỏ cái khác lạ. Đừng nói rằng có trạng thái đó – nó là một trạng thái giả dối khi câu phát biểu được nói ra bởi một người đang bị ảnh hưởng. Tất cả mọi việc bạn có thể làm là vượt khỏi nó, và lúc đó bạn sẽ biết. Thậm chí lúc đó bạn sẽ không biết: Bạn là bộ phận của trạng thái tuyệt vời này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2015(Xem: 11174)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ? I . Triết học là gì? Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.
19/07/2015(Xem: 10503)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 15215)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 23852)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 11052)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 30619)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 9615)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
15/06/2015(Xem: 23385)
Yếu chỉ tu tập & hành đạo. Tác giả Thích Thái Hòa
15/06/2015(Xem: 6433)
Các thuật ngữ Shanshin, Daishin, Kishin, Roshin, Tenzo... trên đây là tiếng Nhật gốc Hán ngữ và đã được giữ nguyên trong bản gốc tiếng Pháp. Chữ Tenzo (nơi tựa bài giảng của Đạo Nguyên) là danh hiệu dùng để gọi người đầu bếp trong một ngôi chùa. Nói chung chữ "Tâm" (Shin) là một thuật ngữ chủ yếu và vô cùng quan trọng đối với Thiền Học nói riêng và Phật Giáo Đại Thừa nói chung, đặc biệt là ở các nước Á Châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thế nhưng lại là một thuật ngữ khá "mơ hồ" vì rất khó xác định.
11/06/2015(Xem: 11772)
Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm và Phát Khởi Bồ Đề Tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 giảng. Thích Hạnh Tấn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]