Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Đóng Góp Tích Cực của Long Thọ

14/01/201110:36(Xem: 11172)
8. Đóng Góp Tích Cực của Long Thọ

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG II
8. ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA LONG THỌ


Khi đọc “Trung Quán Tụng” (Madhyamaka Kàrias) lần đầu, có vẻ như Long Thọ chỉ là một người tiêu cực không thể thỏa hiệp. Nhưng, như Tiến Sĩ K. Venkata Ramanan đã đề ra một giải thích tuyệt diệu: Trong “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnàpàramità Sàstrà) Long Thọ trình bày những quan điểm tích cực của ngài về vấn đề Thực Tại – một vấn đề gây nhiều tranh luận.

1/ Cả “Trung Quán Tụng” (Madhyamaka Kàrias) và “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnàpàramita Sàstra) đều coi vô tự tánh (naihsvàbhàvya), hay hạn định tánh, tương đối tánh như là sự xâm nhập căn bản của “Không Tánh” (Sùnyata) xét theo bản chất thế tục của sự vật, nhưng Đại Trí Độ Luận vạch ra rõ ràng hơn Trung Quán Tụng về ngụ ý của vô thực thể tánh của sự vật thế tục. Nó cho rằng khuynh hướng của con người muốn coi tương đối như tuyệt đối bắt rễ từ khát vọng thầm kín ban sơ trong thâm tâm con người muốn đạt được sự tuyệt đối (dharmaisanà). Do Vô Minh thâm căn, khát vọng này bị áp dụng sai lầm. Loài người bám víu vào tương đối và coi nó như là tuyệt đối cho nên không thể tránh khỏi bị thất vọng. Nhưng nếu họ bám vào sự khác biệt của tuyệt đối và coi chúng như là “tuyệt đối riêng rẽ” thì họ lại vướng vào lỗi lầm “bám víu” – theo một hình thức khác.

Long Thọ đã cố gắng vạch ra cho người ta thấy cái chân lý sâu xa rằng điều kiện vô hạn định và sự thể tuyệt đối không những chỉ là căn cơ của điều kiện hạn định hay tương đối mà thật ra nó là bản chất của chính tương đối, chứ không phải là một thực thể khác biệt với tương đối.

2/ Tuyệt đối, vô hạn định không những là bản chất tối hậu của những thực thể mà còn là bản chất tối hậu của con người.

Chính vì như thế, sự khao khát thực tại của con người càng có ý nghĩa thâm sâu hơn. Với tư cách là một cá thể, con người đương nhiên có liên hệ với toàn thể thế giới, với các hiện tượng, với các “uẩn” (skandhas) của y, tới hoàn cảnh ngẫu nhiên và hạn định, nhưng y không bị tách ra khỏi cái vô hạn định – mà thật ra vô hạn định chính là bản chất tối hậu của bản thể y, và y không bị trói buộc vĩnh viễn vào sự phân hóa của mình. Hoàn toàn mải mê với sự trình diễn thoáng qua của những thực thể hạn định, và không biết đến ý nghĩa nội tại của bản thể mình, y nắm lấy tương đối và coi nó như là tuyệt đối và do đó y không thể tránh khỏi bị vướng mắc vào sự đau khổ. Một khi y tỉnh ngộ đối với tính cách hạn định (sùnyata) của sự vật hạn định, lúc đó ý thức về giá trị của y sẽ thay đổi. Y trở thành một người đã biến đổi và lúc đó sự khao khát tuyệt đối (dharmaisana) của y, lòng khao khát mong mỏi Thực Tại của y sẽ tìm thấy ý nghĩa và nó được mãn nguyện.

Trung Quán tụng nhấn mạnh sự không đầy đủ, sự không toàn vẹn, sự thiếu thực chất của các dharmas (pháp, thực thể) và pudgala (tự ngã). Đại Trí Độ Luận thì nhấn mạnh ý nghĩa của ý thức về sự bất toàn vẹn này, và cho rằng chính sự ý thức sắc bén về sự không đầy đủ này thổi cho tia lửa nhỏ bé của sự khao khát Thực Tại và tuyệt đối trong con người bùng cháy thành ngọn lửa sống động của chân lý.

3/ Thật ra, mọi căn bản khái niệm chủ yếu của triết học Long Thọ đều nằm trong Trung Quán Tụng (Kàrikà), nhưng chúng bị làm lu mờ bởi tính cách tiêu cực của đường lối diễn đạt.

Tất nhiên phải là như thế, không thể nào có thể khác hơn, bởi vì trong Trung Quán Tụng Long Thọ thủy chung vẫn sử dụng kỹ thuật “thành phản chất nan luận chứng” (prasangavàkya), cách lý luận theo qui mậu luận chứng. Sự quan tâm chính yếu của ngài là vạch trần những sai lầm xem tương đối tánh (nihsvabhàva) như là tuyệt đối tánh (sasvabhàva). Ngay cả trong Trung Quán tụng Long Thọ đã xác định một cách minh bạch rằng vật bị hạn định đã hiển thị thành vật vô hạn định như là cơ sở tối hậu của nó.

“Cái có bản chất đi và đến, sanh và diệt trên phương
diện hữu hạn, thì cũng chính là Niết Bàn trên phương
diện vô hạn định.”
(XXV, 9)

 





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2012(Xem: 9204)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16819)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 11859)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6937)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 6350)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 36276)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 7427)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
26/05/2012(Xem: 4358)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
11/05/2012(Xem: 12596)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
17/04/2012(Xem: 5935)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]