Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Giữ vững đạo tâm

11/01/201115:40(Xem: 5168)
20. Giữ vững đạo tâm

THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

GIỮ VỮNG ĐẠO TÂM

Phật tử chúng ta xưa cũng như nay, thế lực không cần có mà uy quyềnlại càng không màng tới. Trước đây, trong chế độ Ngô Đình Diệm, vì danh dự củatập thể, của tôn giáo mình, các đạo hữu với tư cách là công dân đã tận lực vậnđộng bầu người đại diện để nói lên nguyện vọng của tôn giáo mình, nhưng vẫnkhông trúng cử. Vì chính quyền nằm trong tay những người có thế lực. Do đó, cácđạo hữu đã bị theo dõi, bị đàn áp, bị trả thù, thậm chí cho nghỉ việc nếu đanglàm công chức, hoặc bị đày đi dinh điền.

Trong các chế độ sau ông Diệm, các đạo hữu cũng đã thực hiện quyền công dân,cũng chỉ để góp phần vào viêc xây dựng xứ sở, nhưng vẫn không được như ý. Tuyvậy, các đạo hữu cũng tin tưởng vào tinh thần cố hữu của các bậc tiền nhân đểlại: Đạo pháp và dân tộc là một.

Đạo tâm đó của các đạo hữu kiên cố như Kim-cương, không một thế lực nào cóthể làm mai một đi được. Tuy nhiên, có một số đạo hữu đạo tâm trong nhất thờibị lung lay, yếu kém, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng ở ngày mai tươi sáng hơn.Dân tộc chúng ta ngay trong thời Bắc thuộc đã đứng vững, mặc cho thế lực ngoạibang có hùng cường và đang ở bên lưng chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không sợ.Thế thì hôm nay, nhờ tinh thần Phật giáo, chúng ta cũng tin tưởng dân tộc chúngta sẽ đứng vững và mãi mãi đứng vững. Nhờ tinh thần Phật giáo mà hàng Phật tửchúng ta đã và sẽ giữ được đạo tâm trước phong ba bão táp, giữ gìn truyền thốngcủa cha ông đang phụng thờ và bảo trì nó một cách vững chắc hơn bao giờ hết. Đólà do chúng ta nghĩ đến Đạo pháp và Dân tộc là một.

Giữ gìn đạo tâm, chúng ta cố gắng đề phòng, thức tỉnh và tránh tám thứ giómà trong kinh Phật nói là tám thứ gió dữ. Tám thứ gió này khi xâm nhập, nó cóthể làm lay chuyển, làm tiêu tan bao tấm lòng nhân đức, làm nhụt chí khí ngườiđang làm việc. Tám thứ gió đó là gì? Đó là gió lợi, gió suy, gió huỷ, gió dữ,gió sân, gió cơ, gió đắc và gió thất?

1. Thế nào là gió Lợi?Ở đời thường thấy lợi thì ham, mà ham lợi thìquên nghĩa, nên khi gió lợi tới thì làm cho đạo tâm nhiều người xìu xuống.

2. Thế nào là gió Suy? Trong cuộc sống, khi đang thịnh thì vui vẻ,đến khi gặp suy thì lòng dạ bủn rủn, ý chí hoang mang, mất tinh thần. Đạo tâmtrước ngọn gió suy của một số đạo hữu khi nó thổi tới, đạo tâm đang mạnh bỗngxìu xuống.

3. Thế nào là gió Hủy? Gió hủy tức là sự chê bai sau lưng, khi ngheai chê mình, nói xấu mình thì tay chân bủn rủn, nhụt chí. Đạo tâm của người ấytrước ngọn gió hủy khi nó ập tới sẽ bị mất tinh thần, giao động.

4. Thế nào là gió Dữ? Tức là khen mình, chê người, có danh lợi, tiềnbạc thì chạy theo, sẵn sàng đạp đổ người khác để đạt địa vị, tham lam danhhuyễn của thế gian mà quên mất tình nghĩa anh em, bè bạn, mất luôn đạo tâm làmngười.

5. Thế nào là gió Sân?Tức là sự khen ngợi trước mặt. Có khen ngợithì hăng lên, không khen ngợi thì xìu xuống. Hăng lên cũng chỉ vì danh huyễn bềngoài, không khen thì buồn bả, ủ rũ và đạo tâm không vững sẽ bị giảm sút.

6. Thế nào là gió Cơ? Tức là sự chê bai. Các đạo hữu đang tu tập vàPhật sự rất siêng năng, bỗng gặp một người tiểu tâm chê mình một chút, tức thờimình nổi lên tự ái, bỏ chùa không thèm đến nữa, gặp thầy, gặp bè bạn không thèmchào, như vậy đạo tâm đã bị lung lay.

7. Thế nào là gió Đắc? Bình thường thì Phật sự tinh tấn, đến khi gặpmột mối lợi, mối danh thì tức khắc quên Phật quên chùa.

8. Thế nào là gió Thất? Tức là thối thất chí khí. Lại cũng có trườnghợp khi đang sinh sống làm ăn bình thường, đi chùa lễ Phật tụng kinh siêng nănglắm. Nhưng bỗng gặp phải trong nhà con thi rớt, làm ăn thua lỗ, làm ruộng mấtmùa, ốm đau bệnh tật liên miên thì sinh ra nhụt chí, mất inh thần, bỏ đạo bỏchùa; thậm chí bàn thờ Phật không thắp hương, kinh không thèm tụng nữa, đạo tâmsa sút.

Đây là tám ngọn gió nguy hiểm. Tám ngọn gió này khi thổi tới ai, liền làmcho tâm hồn người đó phồng lên, xẹp xuống, tựa như cơn sóng nhấp nhô, tâm hồnbị chao đảo khó đứng yên. Nếu đạo tâm của chúng ta không vững thì khi ngọn gióđó thổi tới, rồi cũng nhấp nhô như thế, thì đó là một thứ đạo tâm mong manh nhưmây nổ, bèo trôi, không bền vững chút nào hết.

Là Phật tử, chúng ta khi đã biết tám ngọn gió nguy hiểm đó, muốn giữ đạo tâmmình cho vững, thì phải cố gắng tránh tám ngọn gió này, đứng cho nó thổi vào.Muốn giữ vững thì dù gặp lợi suy, khen chê... mặc kệ, đạo tâm vẫn giữ vững,không phải vì khen mới có đạo tâm, không phải vì trúng số độc đắc mà đến chùa.Thất cũng thế, không phải vì thi rớt, mất mùa mà bỏ đạo, bỏ Phật, bỏ kinh khôngtụng... Vượt lên các hoàn cảnh đó thì mới gọi là giữ đạo tâm.

Là Phật tử, chúng ta cố gắng đừng để cho tám ngọn gió đó lay động làm chochao đảo, mất đạo tâm. Khi giữ vững đạo tâm, tức nhiên chúng ta mới vững bướctrên đường hành đạo. Đạo có hành, chúng ta mới được lợi lạc, lợi lạc cho bảnthân, cho gia đình, cho xã hội nhân quần, cho xứ sở vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2014(Xem: 11235)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
25/10/2014(Xem: 20635)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan. Vì vậy để gìn giữ một cuộc sống yên bình cho một cộng đồng, con người phải có nhiều phương pháp để hòa giải mọi sự khác biệt. Xuyên suốt trong lịch sử của loài người, đã có rất nhiều lời đề xuất để giải quyết, thậm chí phải sử dụng đến phương sách bạo động, chẳng hạn như chiến tranh, xung đôt nhằm giải quyết sự khác biệt.
20/10/2014(Xem: 33034)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
23/09/2014(Xem: 5921)
Đa số người nghe, trong kinh Phật nói "xem thân như huyễn hóa", cho là tâm trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấy thân như huyễn hóa là sức mạnh để làm lợi ích chúng sanh. Như nói "Bồ-tát lấy thân như huyễn, độ chúng hữu tình như huyễn", bởi Bồ-tát thấy thân hình không thật, nên sẵn sàng lăn xả vào làm việc lợi ích chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn, có mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình như huyễn, nên độ chúng sanh mà không chấp nhân, ngã. Thấy thân như huyễn, khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn hãi sợ, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tự tại... Ta hãy nghe bài kệ của Thiền sư Vạn Hạnh:
18/08/2014(Xem: 58372)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
17/08/2014(Xem: 19190)
Tuy là những tích xưa, chuyện cổ, nhưng đối với người có óc quan sát sẽ rất là bổ ích, vì trong ấy chứa đựng những tư tưởng cao xa thâm thúy về triết lý đạo đức. Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn. Sau khi xem những chuyện tích được sưu tập trong phần này, hy vọng độc giả sẽ có thể dễ dàng thấy được những ý nghĩa đạo lý đã có tự ngàn xưa, được ghi lại qua những câu chuyện rất thú vị, làm cho chúng ta vui thích.
15/08/2014(Xem: 12993)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
02/08/2014(Xem: 7989)
Vào thời xa xưa các luận sư Phật học quan niệm rằng không gian (hư không) là một pháp vô vi. Quan điểm này còn lưu lại trong tác phẩm ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN (Mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra) do thầy Thế Thân (Vasubandhu) ở vào thế kỷ thứ IV (~316-396) biên soạn. Nhưng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì Không gian không phải là một pháp vô vi bởi vì nó còn bị chi phối bởi thời gian, vật thể và tâm
10/06/2014(Xem: 6144)
(Tờ nguyệt san GEO là một tờ báo lâu đời của Pháp có chủ trương và nội dung rất gần với tờ nguyệt san nổi tiếng National Geographic của Hoa Kỳ; số báo 342, phát hành tháng 8 năm 2007, là một số đặc biệt dành cho Phật giáo với chủ đề “Đà phát triển mới của Phật giáo, trong số báo này có một bài phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ký giả ghi chép: Andreas Hilmer. Hoang Phong lược dịch và ghi chú)
18/03/2014(Xem: 14464)
Phật dạy bậc đại nhân có tám điều giác ngộ. Điều thứ nhất, giác ngộ cuộc đời là vô thường, vũ trụ mênh mông tạm bợ. Gốc của bốn đại vốn không thật, trống rỗng nhưng nếu chúng ta không biết, chấp nó là thật thì sẽ dẫn đến đau khổ. Tập hợp năm ấm là vô ngã, sinh diệt thay đổi không ngừng, không thật và không có chủ thể. Tâm này là cội nguồn phát sinh điều ác, thân này là nơi tích tụ tội lỗi. Người hay quán chiếu được như thế dần dần sẽ thoát khỏi sanh tử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]