Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo

01/01/201108:48(Xem: 6314)
11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo

SỰ BÓP MÉO TÔN GIÁO

Bất chấp giá trị của tôn giáo trong tinh thần nâng cao bản chất đạo lý, nói rằng tôn giáo là một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển mê tín dị đoan và sự nhiệt tâm mang bản chất đạo đức giả, bị bao phủ bởi cái vỏ tôn giáo bên ngoài là một điều không sai. Nhiều người sử dụng tôn giáo nhắm đến mục đích trốn thoát những sự thật của cuộc đời và mang trong mình một lớp đồ tôn giáo và những biểu tượng tôn giáo. Có thể những người này thậm chí rất thường xuyên cầu nguyện, cúng bái, song họ không mấy thành tâm và không hiểu mục đích của tôn giáo là gì. Khi mà một tôn giáo chịu sự quyết định của vô minh, tham danh vọng, quyền lực và ích kỷ, thì con người nhanh chóng chĩa vào tố cáo tôn giáo và nói rằng tôn giáo mang tính phi lý. Nhưng ‘Tôn giáo’ (việc thực hành nhiều hình thức lễ nghi bên ngoài) nên được phân biệt với bản thân giáo lý. Trước khi phê bình, chỉ trích, chúng ta nên nghiên cứu kỹ và chính xác những giáo lý nguyên thuỷ của bậc sáng lập và tìm xem có điều gì sai trái về bản chất.

Tôn giáo khuyên răn con người làm điều thiện và sống tốt với mọi người chứ họ quan không tâm đến việc hành động như thư vậy. Thay vì đó họ lại thích chấp vào những hình thức khác không mang giá trị chân thật của tôn giáo. Nếu mà họ biết cố tinh tấn tu tập trau dồi bản tâm của mình bằng cách chấm dứt thái độ ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạo, đố kỵ và ích kỷ, thì tối thiểu họ cũng sẽ tìm thấy được con đường chân chánh để thực hành một tôn giáo nào đó. Bất hạnh thay, họ lại phát huy tính ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạo và ích kỷ thay vì đoạn trừ chúng. Nhiều người có khuynh hướng gỉa vờ theo đạo, nhưng lại làm những hành động tàn bạo vô cùng dựa trên danh nghĩa tôn giáo. Họ gây chiến tranh, phân biệt và tạo ra sự lo âu vì mục đích riêng cho tôn giáo, đánh mất đi cái nhìn với mục đích cao quý của nó. Từ sự gia tăng việc thực thi những hành động được gọi là mang tính chất tôn giáo, chúng ta dường như có ấn tượng rằng tôn giáo đang trên đà tiến bộ, nhưng mặt trái của nó thì thực sự là một vấn đề bởi vì dường như sự thanh tịnh về mặt tâm linh và sự hiểu biết của con người trên thực tế không được tu tập.

Tu tập theo một tôn giáo không gì hơn chỉ là sự phát triển ý thức nội tâm của con người, phát triển thiện chí và sự hiểu biết của họ. Lúc đó những vấn đề mà con người đối diện sẽ được giải quyết trực tiếp bằng cách nương tựa vào sức mạnh tâm linh. Chạy trốn những khổ đau của cuộc sống chính mình trên danh nghĩa tâm linh là một hành động không can đảm và được xem là hèn nhác, lại càng không được xem như là tâm linh. Trong những điều kiện hỗn loạn như hiện nay, con người đang trên đà suy đồi, xuống dốc và tự huỷ diệt chính mình. Sự tró trêu của họ là họ tưởng tượng rằng họ đang trên đà phát triển hướng đến một nền văn minh huy hoàng mà chưa được nhận diện.

Trong tình trạng hỗn loạn này, những quan niệm mang tính ảo tưởng và tạo hình của tôn giáo được truyền bá rộng rãi nhằm tạo ra sự cám dỗ và hỗn loạn hơn trong tâm trí của con người. Tôn giáo bị lợi dụng và được sử dụng cho những nu cầu lợi dưỡng và quyền lực cá nhân. Một số hoạt động phi luân lý đạo đức như quan hệ giới tính một cách tự do v.v.... đã được một số nhóm tôn giáo khích lệ nhằm mục đích truyền bá tôn giáo của họ cho giới trẻ. Bằng cách khơi dậy những cảm giác tham dục, những nhóm này hy vọng chinh phục những thanh niên trai trẻ đi theo tôn giáo của họ. Ngày nay tôn giáo đã bị thoái hoá và biến thành một món hàng hoá rẻ tiền được trưng bày trong thị trường tôn giáo ít được coi trọng đến những giá trị luân lý và những gì mà tôn giáo biểu trưng cho. Một số đoàn truyền giáo cho rằng những hành động mang tính luân lý đạo đức và những giới điều không quan trọng miễn là con người có niềm tin và cầu nguyện Thượng đế, được tin là đủ để đảm bảo được sự cứu rỗi của vị ấy. Ðã chứng kiến cách mà một số nhà cầm quyền tôn giáo đã dấn thân vào con đường sai lầm và che mắt những tín đồ của họ đã diễn ra tại Châu Âu, Karl Marx đã đưa ra một nhận xét châm chọc: “Tôn giáo là tiếng thở dài của những loài sinh vật bị đè nén, những cảm xúc của một thế giới không có trái tim, cũng như linh hồn của những con người không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Con người cần đến tôn giáo không phải vì lý do tôn giáo tạo dựng cho anh ta một thiên đàng ước mơ cho một kiếp sống trong tương lai hoặc là tôn giáo đó cung cấp cho anh ta những quan điểm, ý tưởng giáo điều để theo và nếu như vậy anh ta sẽ phủ nhận khả năng lý trí của con người và trở thành kẻ mối phiền lòng đối với đồng loại của anh ta. Tôn giáo phải là một biện pháp có thể tin cậy và mang bản chất lý trí để cho con người sống ngay trong cuộc sống hiện tại, trở thành những con người có văn hoá và sự hiểu biết, đồng thời thiết lập một đời sống gương mẫu cho những người khác noi theo. Nhiều tôn giáo không chấp nhận những suy nghĩ của chính bản thân con người và cho đó là suy nghĩ của một đấng tối thượng, nhưng Phật giáo, ngược lại, hướng con người trực tiếp trong quá trình tìm cầu sự an lạc nội tâm thông qua những tiềm năng ẩn chứa bên trong con người. Pháp không có nghĩa là những gì con người tìm kiếm từ bên ngoài bản thân anh ta bởi vì phân tích cho đến cùng, con người là Pháp và Pháp là con người. Do vậy, tôn giáo chân thật, có nghĩa là Pháp, không phải là những gì bên ngoài chúng ta mà chúng ta đạt được, nhưng đó là sự tu tập và sự giác ngộ trí tuệ, từ bi và sự thanh tịnh mà chúng ta phát huy chính từ bên trong nội tâm mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/05/2012(Xem: 11181)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
17/04/2012(Xem: 5205)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
15/04/2012(Xem: 12949)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
19/03/2012(Xem: 6496)
Nỗi khổ đau suốt trăm năm trong cõi người ta vẫn hoài đè nặng lên kiếp người như một người mang đôi gánh nặng trĩu trên vai và đi mãi trên con đường dài vô tận, không khi nào đặt xuống được. Nhưng ngàn xưa vẫn chưa có bậc xuất thế nào tìm ra con đường thoát khỏi khổ đau của sanh, lão, bệnh, tử nên trong tiền kiếp Đức Phật cũng đã từng xông pha lăn lộn trong cuộc đời đầy cát bụi và đã trải qua biết bao khổ đau, thương tâm cũng như nghịch cảnh để tìm ra người thợ xây ngôi nhà ngũ uẩn và dựng lên những tấm bi kịch thường diễn ra trên sân khấu cuộc đời.
04/03/2012(Xem: 46037)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
18/02/2012(Xem: 16654)
Những cuộc chiến tranh khốc liệt, nhân loại tàn sát lẫn nhau, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, phải chăng là do sân hận gây nên? Sân hận là một trong ba nguyên nhân căn bản làm con người khổ đau. Trong kinh, Phật mệnh danh là ba độc: Tham, Sân, Si.
14/02/2012(Xem: 3091)
Chúng tôi cho rằng, một người khi quyết định thực hành Đạo Phật thì trước hết là nghĩ đến viễn ly. Có phát tâm viễn ly mới thật sự là một hành giả Phật Giáo. Nếu không phát tâm viễn ly thì chúng ta thực hành Đạo Phật để làm gì? Dĩ nhiên ngày nay, người ta đã áp dụng những phương pháp thực hành của Đạo Phật trong tâm lý trị liệu, thiền quán để nâng cao sức khỏe, nhưng ngay cả việc thực tập Phật Pháp để được tái sinh trong cõi người lẫn cõi trời đều không phải là cứu kính của Phật Giáo, đó chỉ là những phương tiện nhất thời, hay đó không phải là Phật Pháp chân thật, không phải là mục tiêu tối hậu của Đạo Phật
08/02/2012(Xem: 3526)
Đạo Phật là đạo khế lý và khế cơ, cho nên khi du nhập vào quốc độ nào cũng có thể vừa giữ được nội dung cốt lỗi căn nguyên của mình vừa khế hợp với tâm tình và sắc thái đặc dị của quốc độ ấy. Đây có thể nói là đặc tính ưu việt của đạo Phật mà quá trình hiện hữu sinh động trên hai mươi lăm thế kỷ qua là niềm xác tín kiên định.
17/01/2012(Xem: 7471)
Vô tận trong lòng bàn tay, Sự dị biệt giữa tôn giáo và khoa học được đánh dấu khởi đầu từ luận đề của Galilée và từ đó đã khiến nhiều người cho là hai thế giới này không thể nào gặp nhau được. Einstein khi đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác đã cho là: nếu có một tôn giáo có thể đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của khoa học, thì chính đó là Phật giáo. Einstein muốn nói tới tính cách thuần lý và thực tiển của Phật Giáo, khi ông so sánh thấy các tôn giáo khác chỉ dựa trên kinh điển và giáo điều. Đúng như điều Einstein cảm nhận, Ph
15/01/2012(Xem: 8756)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567