Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gà gỗ gáy vào buổi tối

15/01/201214:42(Xem: 7487)
Gà gỗ gáy vào buổi tối
GÀ GỖ gáy vào buổi tối
Chân Hiền Tâm

Phật đã bỏ loài người…(1)

Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”…

Ta bà đau khổ si mê, rên rỉ, đổ thừa là chuyện thường tình. Thiền ca sángngần, nguồn tâm soi tỏ đường đi lối về. Phật đó muôn đời, có lên thiên đường hayxuống địa ngục thì Phật vẫn đó, có lìa đi đâu mà nói Phật bỏ. Chỉ tại chúngsinh vô minh, bất giác nhất thời, tham ái theo đó mà quên, quên đó rồi xa… nàophải Phật bỏ loài người. Vậy mà sở tri nổi lên: “Trong thế nhị nguyên, chưabiết Phật bỏ loài người hay loài người bỏ Phật. Chỉ có tham thiền mới hiểu đượchết cái gọi Phật bỏ loài người mà Trịnh đã nói”. Mô Phật! Trịnh là nhạc sĩ,khuynh hướng Phật giáo tuy có, nhưng phải Thiền sư mô mà lấy làm mô phạm.Mê!

Tham thiền soi tột nguồn tâm, mới hay “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứdiệt” không chút dấu vết, lấy gì để nói bỏ hay không bỏ. Trong thế nhị nguyên,duyên khởi là lý. Nói trái nói phải, đều theo duyên khởi mà biện. Duyên trâuthì nói con trâu, nói đó con bò người nói mình mê. Thánh nhân, cái “tưởng chấptrước” không còn, vẫn còn “thế lưu bố tưởng” là đó(2). Ngôn ngữngười đời nói như thế nào, Thánh nhân cứ theo thế ấy mà biện. Thuận hợp nhânquả đưa đến quả lành, không trái với lý pháp tánh thì nêu. Chỉ khác tập khíkhông còn, không gì ràng buộc, tâm liền vô trụ, trí tuệ soi tỏ ngọn nguồn. Đâuphải thấu tột nguồn tâm rồi trâu thành bò, bò lại thành nai, mọi thứ loạn xạ,chưa biết thứ nào là phải.

Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đốiduyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hyvọng ngay đó người nhận ra “chân”, để rồi cái “thật” hiển bày. Còn không thì thànhcông án cho người dồn tâm, phá đi cái dòng suy tưởng cứ theo thói thườngchấp trước mà sinh liên miên. Nào phải ngộ rồi, tôn ti trật tự mất hết mà thànhtrong thế nhị nguyên, chưa biết ai đã bỏ ai. Nghĩ loạn, đời sống buông lung,giới luật bỏ phế, nhân quả thế gian coi thường, khổ càng thêm khổ. Pháp Hoathường nói: “Pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thường trụ”. Thiền ca không khácca thiền, đều cùng một thể mà ra, nhưng thiền ca là thiền ca mà ca thiền là cathiền. Ngộ!

Chang, là một trong các học trò của Ma-tsu(3). Ông là một cưsĩ thuần thành, ngày ngày hai lần lễ Phật tụng kinh, và thường xuyên viếng thămMa-tsu. Khi nào đến thăm thiền sư, ông cũng dẫn theo cô con gái nhỏ bên mình,Sul.

Sul còn mộ đạo hơn cả cha mình. Cô tham gia các buổi tụng kinh của cha,và thật hạnh phúc khi được đến thăm Ma-tsu. Cô luôn mong đợi điều đó.

Một lần, Ma-tsu nói vầy với Sul:

- Con là một cô gái tốt. Ta sẽ cho con một món quà. Đó là danh hiệu “KwanShi Yin Pusal” (Quán Thế Âm Bồ tát).Con hãy niệm liên tục danh hiệu ấy khinào con có thể. Con sẽ tìm thấy hạnh phúc lớn lao cho mình.

Về nhà, Chang tặng thêm con gái nhỏ bức hình Kwan Shi Yin Pusal.Sul ngồi nhiều giờ trước bức hình và bắt đầu niệm danh hiệu Bồ tát. Niệm bất cứkhi nào cô có thể. Rồi dần dần, cô niệm được suốt ngày, khi ăn cơm, tắm rửa,giặt đồ, nấu ăn, chơi đùa và ngay cả khi ngủ. Cha mẹ Sul rất tự hào về cô.Nhưng từ lâu, bạn bè đã xem Sul như một nhỏ điên. Sul thì chẳng quan tâm, vẫntiếp tục công việc tụng niệm của mình.

Nhiều năm trôi qua…

Một ngày,khi đang dùng thanh củi nhỏ để giặt đồdưới sông, thình lình tiếng trống từ đền Ma-tsu vọng về. Và rồi…tiếng đập và tiếng trống quyện vào nhau. Sul cảm thấy dường như toàn bộ vũ trụđang nhảy múa cùng với Kwan Shi Yin Pusal. Kwan Shi Yin Pusal là đất, làmây, là tiếng trống vọng về từ đền của Ma-tsu, là đống áo quần đang giặt dướisông...(4)Sul trở về trong sự an lạc vô bờ và không bao giờ cònniệm danh hiệu Kwan Shi Yin Pusalnữa.

Suốt những ngày kế đó, sự thay đổi của Sul khiến cha mẹ phải chú ý. Thayvì ngoan ngoãn và yên lặng như thường lệ, Sul thường bật cười không có lý do.Cô trò chuyện rất lâu với những đám mây và cây cỏ. Cô chạy xuống dốc làng vớitốc độ chóng mặt. Cha Sul cảm thấy lo lắng và quyết định theo dõi con gái qualỗ khóa cửa, để xem cô làm gì khi ở một mình trong phòng.

Ông thấy bức tranh của Kwan Shi Yin Pusalvẫn ở trên tường. Dướinữa là bàn thờ, nơi mà kinh Pháp Hoavẫn được đặt đó cùng với hương hoa.Nhưng hôm nay, kinh Pháp Hoakhông có. Phía góc nhà, Sul đang quay mặtvào tường và kinh Pháp Hoathì đặt dưới… mông. Chang không thể tin vàomắt mình. Sau phút bàng hoàng, ông xông vào phòng và hét lớn:

- Con làm sao vậy hả Sul? Con điên rồi hả? Có biết kinh là vật thiêngliêng, sao lại ngồi lên trên đó?

Như không có gì xảy ra, Sul hỏi:

- Cha! Trong đó có gì thiêng liêng?

- Đó là lời của Phật. Nó chứa đựng chân lý vĩ đại nhất của Phật giáo.

Sul hỏi lại:

- Chân lý có thể nằm trong ngôn từ sao?

Câu trả lời khiến Chang chưng hửng. Hình như những gì đang xảy ra với Sulđã vượt ngoài tầm hiểu biết của ông. Tức giận chuyển sang bối rối, ông hỏi lại congái:

- Vậy con nghĩ sao về chân lý?

- Nếu con cố giải thích về nó, cha sẽ không hiểu. Hãy đến gặp Ma-tsu vàxem Đại sư nói gì.

Chang đến gặp Ma-tsu và kể lại toàn bộ câu chuyện. Kể xong, ông thỉnhcầu:

- Thưa thầy, xin cho con biết Sul có điên không?

Ma-tsu trả lời:

- Sul không điên, là ông điên.

- Vậy con phải làm gì bây giờ?

Ma-tsu mỉm cười, đưa cho Chang một bức thư pháp viết trên giấy gạo vàdặn:

- Hãy đặt nó ở phòng Sul và coi xem việc gì xảy ra.

Chang trở nên bối rối hơn bao giờ hết. Ông đi bộ về nhà như kẻ mất hồn,không hiểu việc gì đang xảy ra, chỉ biết làm theo những gì Ma-tsu đã dạy.

Khi bạn nghe
Gà gỗ gáy vào buổi tối
Bạn sẽ biết được quê hương
Nơi sinh ra tâm trí bạn
Bên ngoài nhà của tôi
Trong vườn
Liễu màu đỏ và hoa màu xanh.

Khi Sul đọc được bức thư pháp, cô gật đầu và nói với chính mình: “Oh, mộtthiền sư là vậy”. Sau đó cô đặt kinh Pháp Hoa trở lại bàn thờ,chung quanh là hương và hoa.

Gà gỗ gáy vào buổi tối, chuyện thế nhân không nghe được. Liễu đỏ hoaxanh, người đời cũng không thấy vậy(5). Nhưng bạn đã nghe được gà gỗgáy vào buổi tối. Điều đó không khác việc trong vườn tôi, liễu màu đỏ và hoamàu xanh. Đó là chỗ chúng ta gặp nhau, là bàn đạp để bạn nhận ra cội nguồn chânthật không biên tế của vạn pháp. Bạn sẽ biết được quê hương thật của mình, từđó phát sinh sơn hà đại địa cùng với thế giới chúng sinh. Ở đó, không nói bỏhay không bỏ, không có tốt cũng không có xấu, không một cũng không khác, khôngđến cũng không đi, không thánh cũng không phàm, không tôn quý cũng không hạtiện. Kinh Pháp Hoađặt trên bàn thờ không khác đặt dưới mông của Sul bébỏng.

Ma-tsu đã ấn chứng. Sul không điên, chỉ là Sul đã vượt khỏi cái thế nhịnguyên thường tình mà người đời đang vin vào đó cho là chân lý, rồi sinh lầmlẫn. Ma-tsu đã ấn chứng. Không cần để kinh Pháp Hoadưới mông nữa. Trongthế nhị nguyên, duyên khởi xoay vần, nhân quả rành rành, pháp thân vốn khôngsinh diệt, ứng duyên ở cõi Ta bà cũng sinh cũng diệt. Phật cũng sinh lão bệnhtử, trả quả như ai. Chỉ là người khổ mà Phật không khổ. Người theo nghiệp lựcmà đi, Phật theo nguyện lực mà ứng. Chánh hay tà, bỏ hay không bỏ, nên haykhông nên… trong thế nhị nguyên cần phải tỏ tường mà không chấp trước. Tùyduyên mà bất biến, sao cho thuận hợp với lý pháp thân vốn sẵn đầy đủ trong mìnhđể còn thể nhập. Cho nên, kinh luận vài ngàn, giới luật mấy trăm, bởi tùy duyênmà đặt, cũng tùy duyên mà giữ, đâu thể loạn xà ngầu. Không phải “vô phân biệt”là sao cũng được, rồi rượu chè túy lúy, thuốc hút ngợp trời, tham dục không từ.Thiền sư, rượu có hủ chìm thì cuối đời vẫn kiết già phu tọa mà đi. Bởi uốngkhông phải là tập. Rượu cùng nước bình đẳng. Cuối đời tự tại đương nhiên. Mìnhmột đời chập chững, mọi thứ vẫn còn trong chữ nghĩa chưa thông, sao dám khôngnghiêm trì giới luật? Khuôn phép cần có để mà nương theo, mình an mà người cũngvui, cho đời dứt khổ.

Hoàng Bá, người đã chứng đến chỗ tột cùng, vẫn bền lòng tôn kính ĐứcPhật, hỏi Ngài cầu gì nơi Phật và tìm gì nơi đạo? Ngài trả lời “Không có Phậtđể cầu, không có đạo để tìm. Chỉ kính lễ thế thôi”(6). Pháp Hoa,thể đã thấu rồi, Pháp Hoavẫn là Pháp Hoa. Cần sự tôn kính. Dingôn của Phật, không có tâm tôn kính thì việc tụng đọc tu tập không thể hếtlòng, đường về ngút ngàn càng thêm thăm thẳm. Cho nên, Sul đã đặt kinh trở lạibàn thờ với hương và hoa như vẫn thường làm. Thể không, ứng duyên mà thành sự.Sự thành rồi, sự lý phải tương dung, sự sự mới viên dung.

Sul không còn niệm danh Bồ tát, nhưng vẫn tiếp tục công phu thiền địnhchăm chỉ. Việc lớn chưa sáng như đưa ma mẹ, việc lớn đã sáng như đưa ma mẹ(7).

Một ngày, Sul đến gặp Ma-tsu tại chùa của Ngài. Đúng vào lúc Thiền sư HoAm cũng đến viếng thăm. Sul được mời cùng uống trà. Khi Sul rót trà vào táchmình, Thiền sư Ho Am hỏi Ma-tsu:

- Nghe nói cô gái nhỏ này công phu rất chăm chi.

Ma-tsu cười và trả lời:

- Ah, không có gì!

Ho Am quay sang Sul và nói:

- Ta sẽ kiểm nghiệm con.

Sul đồng ý và ông hỏi:

- Kinh nói “Núi Tu Di chứa trong hạt cải”, một người nào đó đã đến và phátan núi đá thành những mảnh vụn. Điều đó có nghĩa là gì?

Sul nhấc tách trà và ném thẳng vào tường.

Ma-tsu vỗ tay cười lớn:

- Rất tốt! Rất tốt! Giờ đến ta kiểm tra con.

Sul gật đầu đồng ý.

- Trong Phật giáo, từ nghiệp được dùng rất nhiều. Con có nghiệp Phật giáorất tốt. Ta hỏi con nghiệp là gì?

- Thứ lỗi cho con Đại sư! Ngài có thể giải thích lại câu hỏi một lần nữakhông?

- Trong Tam thừa của Phật giáo, khái niệm nghiệp có thể được hiểu theocách này hay cách khác. Ta muốn hỏi con, với con, nghĩa đích thực của nghiệp làgì?

Sul nói cám ơn rồi im lặng.

Ma-tsu cười lớn:

- Một cú lừa rất tuyệt! Con đã hiểu về nghiệp.

Ta nói nhiều về nghiệp. Giải thích rất hay về nghiệp. Đó là một chi trongTứ thánh đế khiến đưa đến quả khổ cho con người. Nghiệp là thói quen. Nghiệp làsự tích tụ… Chỉ một chữ nghiệp, ứng duyên mà thấy có sai khác, nhưng không saikhác về nghĩa. Tùy duyên mà bất biến. Vô vàn hiện tướng để nói về nghiệp, nhưngbản chất thật của nghiệp thì ít ai biết. Nếu có biết, cũng nhờ thông qua kinhluận, ít do trải nghiệm.

Ma-tsu muốn biết, với cái tâm của Sul, Sul đã chứng nghiệm thế nào về bảnchất của nghiệp. Nghiệp là Bồ tát, là mây, là gió… như những gì Sul từng chứngnghiệm trước đây? Nếu Sul lặp lại như thế, Ma-tsu đã chẳng cười mà nói với Sul“con đã hiểu về nghiệp”.

Bản chất của nghiệp, bạn nói gì về nó? Tôi nói gì về nó? Những gì chúngta nói được chỉ là những tướng theo duyên. Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng.Kinh Kim Cangnói: “Những gì có tướng đều là hưvọng”. Kinh nói hư vọng, mình lặp lại hư vọng để biết mà tu không lầm. Khi mìnhkhổ quá, mình quán hư vọng để khổ vơi đi. Cái gọi chiêm nghiệm thật sự hư vọng,chỉ khi sống được với chân, hư vọng mới thật hiển bày. Điều đó tương tự, nóichân nói vọng không phải mình đã thật sống như chân, như vọng. Ngôn từ lýthuyết chưa hẳn đã là kinh nghiệm, mặc dù kinh nghiệm đưa đến ngôn từ lýthuyết. Cần những trải nghiệm thật sự trong mình. Người xưa vẫn nói “nóng lạnhtự biết”.

Bạn muốn biết nghĩa đích thực của nghiệp? Cần phải tự mình thắp đuốc màđi. Không ai có thể giải thích thay bạn, ngoại trừ chính bạn. Thứ tôi có thểgiải thích cho bạn, chỉ là hình tướng hư vọng của nghiệp, chưa phải là bản chấtthật của nghiệp.

Sul đã chứng nghiệm được bản chất thật của nghiệp. Sul không còn bịnghiệp lừa như chúng sinh. Cô có thể bước vào thế giới hình tướng mà không bịhuyễn tướng chinh phục hay làm lầm.

Khi Sul trưởng thành, cô luôn giữ tâm mình ở trạng thái rỗng lặng. Bênngoài, Sul sống như người bình thường. Bên trong, tâm của Sul là tâm của một vịBồ tát.

Cô lấy chồng và có một đại gia đình hạnh phúc. Tất cả đều là những Phậttử mộ đạo. Nhiều người đã đến với Sul để được giúp đỡ và nhận sự chỉ dạy. Côđược biết đến như một thiền sư.

Khi tuổi về chiều, đứa cháu gọi Sul bằng bà qua đời. Sul đã khóc như mưasuốt buổi tang lễ và trên đường về. Khách đến chia buồn, cảm thấy rất sốc về cửchỉ đó. Mọi người bắt đầu xì xào. Một người đã đến và hỏi:

- Bà đã đạt được sự giác ngộ không phải nhỏ để thừa hiểu “không có sốngcũng không có chết”, vì sao còn khóc? Sao đứa cháu nhỏ lại làm chướng ngại sựrỗng rang của bà như thế?

Sul lập tức ngừng khóc và nói:

- Ông có hiểu được nước mắt của tôi quan trọng thế nào không? Nó hơn hẳntất cả kinh điển, tất cả lời của chư Tổ cũng như tất cả nghi lễ.(8)Khi cháu nghe tôi khóc, nó sẽ vào Niết bàn.

Nói rồi, Sul quay lại hỏi đám đông:

- Các vị có hiểu được điều đó?

Đương nhiên, không ai có thể hiểu được những gì Sul đã làm và đã nói,ngoại trừ Ma-tsu và những người có cùng tâm thức với bà. Nó trở thành công áncho kẻ hậu sinh.

Còn bạn, bạn có hiểu không?
Ta bắt đầu
Niệm Phật và tham thiền
Ngay từ mùa xuân này
Thật miên mật và miên mật
Để nghe được
Tiếng gà gỗ gáy vào buổi tối
Như tiếng vỗ một bàn tay
Sẽ hiểu được những gì Sul làm
Và hơn hết
Được hạnh phúc lớn lao mà Ma-tsu đã dạy
Hãy bắt đầu từ mùa xuân này, bạn nhé!

(1)Trong bài: Này em có nhớ - nhạc TrịnhCông Sơn

(2)Kinh Niết Bàn.

(3)Mã Tổ. Có người cho là Hakuin (Bạch Ẩn). Giaithoại này được dịch từ bản tiếng Anh “The story of Sul” trong Zen WomenBlog, mà nguồn chính là từ sách “Dropping Ashes on the Buddha"củaSeung Sahn.

(4)Tạm dùng ngôn từ để diễn tả tâm vô phân biệthiển bày.

(5)Thực tế, nhìn chung thì thấy cây liễu màu xanh,còn hoa màu đỏ.

(6)Bạch Ẩn Thiền Định Ca - Thiền sư Sessan chúgiải.

(7)Thiền sư Đạo Minh.

(8)Không phải Sul chê bai lời của Phật Tổ. Chỉ là muốn nói: Ứng vào cáiduyên của đứa cháu nhỏ, nước mắt của bà có giá trị hơn tất cả. Đó là mặt “khếcơ” mang tính tùy duyên của vạn pháp, mà “khế lý” chính là tâm vô phân biệt củabà.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2012(Xem: 9077)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 16545)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 11661)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6898)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 6266)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 35231)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
31/05/2012(Xem: 7374)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
26/05/2012(Xem: 4311)
Giáo dục Phật giáo là lý tưởng hoàn thiện xã hội và con người. Lý tưởng này vẫn được truyền thừa qua nhiều thế hệ nhằm đem lại hài hoà, thịnh vượng và hạnh phúc cho con người, xã hội. Đức Phật chẳng những là một triết gia lỗi lạc, một đạo sư chuẩn mực mà còn là một nhà giáo dục vĩ đại. Giáo dục làm thăng tiến tâm thức và phát triển xã hội. Vai trò của Phật giáo rất quan trọng trong giáo dục, vì Phật giáo chủ trương hoàn thiện tâm thức, và xã hội. Con người có khả năng nhận thức và lý luận. Tâm con người là phương tiện cơ bản để sinh tồn, và phương tiện để đạt được tri thức. Con người không thể sống chỉ cần những nhu cầu vật chất đơn giản mà còn cần sự tiến triển tinh thần. Sự tiến triển tinh thần này gọi là tiếp thu tri thức hay giáo dục. Nếu không có khả năng giáo dục và được giáo dục nhân loại không có được những thành tựu như ngày nay. Giáo dục đem lại 4 điều lợi ích cho con người: 1) Có được tri thức cần thiết cho sự sinh tồn. 2) Phát triển khả năng của con người.
11/05/2012(Xem: 12474)
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
17/04/2012(Xem: 5905)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]